"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6822016
Đang truy cập:848

THỜI KỲ IM LẶNG TRONG KINH SỬ

buy albuterol inhaler from mexico

buy albuterol sulfate inhalation solution website-knowledge.com buy albuterol sulfate inhaler

abortion in philippines

abortion in philippines blog.tgworkshop.com pills for abortion

zovirax

zovirax

melatonin pregnancy first trimester

melatonin and pregnancy campsitedirectory.co.uk

cialis 20mg cena

cialis

 

                               (Sáng Thế 425 - 5 B.C. trước Công nguyên)
 
HẬU QUẢ CỦA SỰ LƯU ĐÀY
 
           Rất dễ nghĩ rằng sau cuộc lưu vong, hết thảy những người Jews (Do thái giáo) tại Babylonia, đều muốn quay về Palestine. Sự thật không phải vậy. Nhiều người Jews không muốn trở về, mà vẫn tiếp tục sống tại Babylonia, Egypt, và các khu vực khác. Những người đó từng hấp thụ các nền văn hóa ngoại bang, và bị ảnh hưởng trong một số lối sống, gồm cả tín ngưỡng và hành đạo. Bởi ngôn ngữ Hebrew dễ dàng mở ngỏ cho Aramaic và các ngôn ngữ khác, khiến sự ham thích đọc Kinh Torah (Bộ Ngũ Kinh của Moses) bị xao lãng, khi mà Luật pháp Moses đã được thông dụng. Do đó, chính ảnh hưởng của luật pháp bị suy giảm. Sự kiện nầy kết hiệp với những thói quen ăn uống khiến cho nhiều người Jews thờ ơ với các qui chế nghiêm khắc về kiêng cử mà luật pháp áp đặt lên họ.
           Tất nhiên, các tín ngưỡng địa phương có ảnh hưởng sâu xa, như từng thấy khi người Jews kết hôn với những kẻ thờ hình tượng hay các ngoại đạo khác. Tín ngưỡng của người Persian (Ba-tư) về Chiêm tinh và các huyền đạo khác cũng tác động mạnh mẽ. Kết quả, trong thời hậu lưu vong nầy, khi nhiều người Jews đọc Kinh Thánh, họ thêm những ý nghĩa đặc biệt vào bất cứ đoạn nào liên quan đến ma quỉ và thiên sứ, hay ánh sáng và tăm tối. Kinh Torah lần hồi trở nên huyền thoại trong nhãn quan nhiều người. Một tỉ dụ thấy rõ trong sách huyền sử của Tobit, trong đó đề xướng giáo thuyết “Persian Zoroastrianism” (một tà đạo của Ba-tư) và ma quỉ tà đạo.
             Một trong những ảnh hưởng tai hại nhất là tín ngưỡng từ nguồn gốc Ba-tư, cho rằng Thượng Đế là một vị thần vô tư vô cảm. Không lâu, vấn đề nầy đối với bất cứ người Jew hoặc không phải Jew, những người chấp nhận quan điểm nầy, phải gặp khó khăn bởi lời tiên tri của Isaiah, công bố rằng: “Đấng Messiah (Giải Cứu) sẽ được gọi là Immanuel – nghĩa là, Thượng Đế ở cùng chúng ta.”
             Bởi những đe dọa nầy và ảnh hưởng từ các nguồn văn hóa khác gia tăng rõ rệt, những người Jews chính thống khởi sự chiến đấu chống lại mọi ảnh hưởng ngoại đạo. Tuy nhiên, thật mỉa mai, những bước đi của họ không theo chiều hướng riêng đúng như luật pháp mà họ cố bảo tồn. Chính họ cũng là nạn nhân trong môi trường xa lạ của họ. Dưới luật pháp, đền thờ phải là trung tâm thờ phượng theo hình thức tế lễ hy sinh, và các tế sĩ có trách nhiệm giảng dạy luật pháp cho mỗi thế hệ. Tuy nhiên, suốt thời lưu vong, thậm chí sau thời lưu vong, trong những khu vực ngoài Palestine, không có đền thờ, và thường thường không thể hiện được tế lễ hy sinh vì lý do chính trị. Họ cố tìm cách thay thế, những người trung tín bắt đầu nhấn mạnh về sự cầu nguyện và và tế lễ nội tâm. Đền thờ được thay thế bằng một cơ sở gọi là “Nhà hội” (Synagogue), nơi đó dân chúng nhóm lại để hát tôn vinh, cầu nguyện, và bàn luận về luật pháp của Thượng Đế. Ngôi nhà của Ezekiel tại Tel Abib ở Babylonia có thể là một kiểu mẫu, và buổi nhóm của Ezra để đọc luật pháp có thể là khởi điểm của phong trào nhà hội, dù trong dụng ý tái dựng Đền thờ. Và trong thời kỳ nầy, càng cách xa Jerusalem, càng thấy nhiều nhà hội hơn.
             Chính các nhà hội khởi phát những thay đổi trong Do thái giáo. Điều trước nhất phải chú ý, là sự suy thoái vai trò tế sĩ, và thay thế bằng các Giáo sĩ (Rabbis). Giáo sĩ là những người có sự hiểu biết cao cấp về luật pháp, được đặt vào các chức vị cao trọng như giảng dạy trong các nhà hội. Sự kiện họ chiếm được sự tôn trọng như thế, khá lạ lùng, dẫn tới mối liên hệ thứ nhì, quan trọng nhất là sự biến thể Do thái giáo. Mối liên quan đó là sự nổi lên khuynh hướng “biệt giáo phái” (Sectarianism). Chính các nhà hội sẵn sàng cho phép cả những nhóm khuynh hướng đặc biệt và các trường phái tư tưởng khác nhau, không còn dưới ảnh hưởng trực tiếp của dòng tế sĩ chuyên chế.
             Một bành trướng khác của phong trào giáo sĩ là sự khai triển nhiều văn tự giải kinh của các giáo sĩ, và những điều kèm theo các văn tự nầy thường quan trọng hơn chính bộ kinh Torah. Bộ sưu tập đầu tiên các văn tự nầy được gọi là Midrash (Giải Kinh) liên hệ mật thiết với Kinh Torah. Dù vậy, các bộ sưu tập sau đó bắt đầu thu nhập những tục lệ truyền khẩu mà không có mối liên hệ trực tiếp nào.
              Một khai triển sau cùng trong thời kỳ nầy là khởi đầu một thuyết gọi là “thần đạo của những người ở lại.” Các chủ thuyết thế tục và ngoại giáo vừa thai nghén một thuyết “thần đạo thỏa hiệp”, thì những người gốc chánh thống bắt đầu suy tư sự kiện khó thể nghĩ đến. Có thể có những người gọi là “Jews lang thang (hay lầm lạc)” – khi điều nầy được giải thích, mới biết họ không là người Jews thật sự! Tất nhiên, tư tưởng cực đoan nầy khó thanh thỏa trước khi câu hỏi hợp lý khác được nêu lên: Vậy những ai là người Jew trung tín còn ở lại? Có thể tiên đoán điều nầy, mỗi biệt giáo phái (sects) tin rằng những điều giảng dạy đặc biệt và chính những kiến thức về luật pháp giúp họ hợp lệ - và có thể chỉ riêng họ thôi. Điều mỉa mai hơn cả, là có những người ở Palestine cũng quan tâm tiếng kêu than của những người Jews trung tín còn ở lại. Chính họ cũng lên án cả đến những người Jews gốc chính thống ở Babylonia không trở lại miền đất hứa, và có thể đoán rằng, những người nầy bỏ qua sự thờ phượng tại đền thờ để tiếp tục trong các nhà hội bất hợp pháp!
              Trong khi tất cả những thay đổi nầy bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ trên Do thái giáo (Judaism), Đế quốc Ba-tư (Persian Empire) lần hồi sụp đổ chung quanh những người Jews tại Palestine cùng những người tản lạc các nơi khác. Kể từ thời Vua Artaxersex băng hà (Ezra 7:7), năm 424 B.C. (trước Công nguyên), ngôi vương đế Persia bị rúng động và đẫm máu. Qua thế kỷ kế tiếp, các mưu đồ, ám sát, và đảo chánh liên tiếp xảy ra tại Susa (Esther 2:5). Cuộc sụp đổ sau cùng của đế quốc nầy xảy ra vào năm 30 B.C. (trước Công nguyên) vào tay Alexander the Great (An-lịch sơn Đại đế) thuộc Macedonia. Dưới thời thống trị của Persia, người Jews được hưởng tương đối bình an, chính thức hợp tác – thậm chí khích lệ. Trong những năm tiếp đến, họ không còn được phuớc như vậy.
 
Người Jews (Do thái giáo) với Chế độ Hi-lạp (Hellenism)
 
            Thậm chí trước khi các lực lượng Ba-tư (Persian) sụp đổ dưới thời Vua Darius III trong Đại chiến Arbela, Đại đế Alexander (An-lịch-sơn) càn quét khắp Syria, Palestine và Egypt. Chính trong thời gian nầy, Ông hủy diệt hoàn toàn thị trấn Tyre, cuối cùng chấm dứt mọi nghi ngờ về lời tiên tri của Ezekiel sẽ được ứng nghiệm (Eze. 26:3-5). Ông cũng thiết lập một thị trấn mới trên sông Nile để chiếm cứ nơi đây. Thị trấn nầy, thật thích nghi mang tên Alexandria, trở thành một trung tâm quan trọng cho ảnh hưởng Hi-lạp (Greek). Và bởi một số lớn người Jews sau cùng trở thành công dân Alexandria, nền văn hóa Hi-lạp (Greek Hellenistic) sẽ có ảnh hưởng sâu xa trên cả người Jews lẫn tôn giáo của họ trong nhiều thế kỷ tiếp đến. Do đó, vào năm 332 B.C. (trước Công nguyên), những người Jews tại Egypt và Palestine lại cảm thấy những ảnh hưởng thống trị của một ngoại bang khác. Nhìn chung bề ngoài, Alexander cho phép người Jews tại Palestine một chế độ tự trị, và đối xử họ bằng ân huệ.
            Trong những thế kỷ sau, các chiến thắng quân sự của Alexander sẽ trở thành huyền sử. Sau khi đánh tan quân Ba-tư, Alexander tiếp tục tiến xa đến Sông Hằng (Ganges) thuộc Ấn độ (India), vậy nên khởi đầu cho sự kết nối các nền văn hóa Đông và Tây phương. Bởi Thượng Đế làm việc qua lịch sử, biến cố nầy rất có thể là một bước tiến thiên định trong kế họach thiên thượng, bởi cặp theo sự thống trị quân sự của Alexander là nền văn hóa Hi-lạp (Hellenistic), và cặp theo nền văn hóa là thổ ngữ Hi-lạp (Koine Greek). Tính phổ quát nầy, qua những năm tương lai, sẽ trở thành một giá trị vô lường trong sự quảng bá cho thế giới biết được phúc âm về sự đến của Đấng Giải Cứu (Messiah).
            Khi Alexander băng hà, năm 323 B.C. (trước Công nguyên),  một cuộc tranh chấp triền miên về quyền lực và đất đai xảy ra giữa các tướng lãnh của Ông. Tóm lại, nhóm Ptolemies cầm quyền trên Egypt, và nhóm Seleucids nắm hết Syria. Không cần chờ lâu để nhận thức ai bị kẹt ở giữa – những người Jews ở Palestine. Ptolemy I chiếm cứ Jerusalem và đưa một số người Jews đến cai trị Alexandria. Ông ban cho họ trọn quyền công dân, và khuyến khích họ bằng những học bổng. Tại đây lần đầu, nhiều nhà trí thức Do thái giáo đến dưới ảnh hưởng triết lý Hi-lạp với những ý niệm lập luận và trừu tượng. Những ảnh hưởng của chúng sẽ sớm được bày tỏ. Ngoài ra, Alexandria trở thành nguồn gốc của nhiều văn phẩm ngụy tác. Có thể, sự phát triển đáng kể nhất trong cộng đồng trí thức nầy đến từ triều đại Ptolemy II, người chủ động phiên dịch bộ Kinh Thánh Cựu Ước ra ngôn ngữ Greek (Hi-lạp) cho đại thư viện Alexandria. Trên 300 năm kế tiếp, bản dịch Hi-lạp nầy, mang tên Septuagint (Thất Thập Trưởng Lão Kinh – Bản bảy Mươi) sẽ thực sự được sử dụng thay thế các bản thủ tự Hebrew.
            Trong khi phe Ptolemies với chế độ Hi-lạp (Hellenism) của họ chứng minh bằng nhiều đường lối có lợi cho người Jews, phe Seleucids lại có một quan niệm toàn diện khác về phương cách phải áp dụng chế độ Hi-lạp. Và tiếc thay, thỉnh thoảng họ cố sức chiếm lấy Palestine ít ra mấy lần khỏi tay phe Ptolemies. Suốt thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, có một cuộc chiến “kéo co” trên Palestine, giúp cho phe Seleucids thỉnh thoảng nắm quyền trên người Jews. Năm 190 B.C.(trước Công nguyên), Antiochus III vua Seleucid,bị Rome (La-mã), một lực lượng thế giới nổi lên đánh bại. Lực lượng nầy mới bùng dậy từ các trận chiến Lừa đảo 65 năm với Carthage và một chiến thắng vĩ đại hạ Tướng lừng danh Hannibal năm 201 B.C. (trước Công nguyên). Nhằm mục đích tập trung toàn diện trên chính Greek, La-mã lập một hiệp ước với Antiochus IV và cho phép Ông tiếp tục cai trị trên Syria và Palestine. Nhà cầm quyền Seleucid nầy, tên Epiphanes, là một trong những người tàn bạo nhất từng nắm giữ chức vụ công cộng. Ý nghĩ của Ông về sự bành trướng ảnh hưởng Hi-lạp và triều cống nặng nề mà Ông phải nộp cho Hoàng đế La-mã, thật sự không là một hành động thân hữu của một quốc gia bị chiếm. Ông bắt đầu bằng cách đem bán tước vị thượng tế, rồi xây một thao trường cho các lực sĩ khỏa thân, tịch thu tài sản, trộm cướp các đền thờ, và cao ngạo dâng một con lợn làm sinh tế trên một bàn thờ ngoại đạo mà ông dựng lên tại đó.
              Con lợn có thể là tế vật không giá trị cuối cùng đối với một nhóm người Jews gọi là Maccabeans, dưới sự lãnh đạo của Mattathias. Họ khởi sự một cuộc chiến du kích kéo dài từ năm 163 đến 143 B.C. (trước Công nguyên). Epiphanes phản ứng lại bằng cách tàn sát 1000 binh sĩ Jews trong quân đội của ông, vì họ chối từ chiến đấu trong ngày Sabbath. Với sự trợ giúp của nhóm biệt giáo Hasidim mộ đạo, cuối cùng nhóm Maccabeans hoàn thành một triều đại Do thái giáo dưới thời John Hyrcanus năm 135 B.C. (trước Công nguyên). Tất nhiên, họ hành sử một chế độ tự trị khá mong manh dưới mắt canh chừng của La-mã, song ít nhất suốt ¾ thế kỷ kế tiếp, đây là một thời tạm nghỉ để hồi phục sinh lực cho một dân tộc Jews bị chiếm cứ.
 
(Kỳ tới: DO THÁI GIÁO DƯỚI THỜI LA-MÃ THỐNG TRỊ)
 
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2