"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6939977
Đang truy cập:73

KINH ĐIỂN TÂN ƯỚC -



Quyển Kinh thánh Tân ước không phải từ trên trời rơi xuống! Những sách đó được các tác giả viết ra trong những thời điểm khác nhau, tại những quốc gia khác nhau, cho những cộng đồng khác nhau, với những trọng tâm khác nhau. Về sau , các sách nầy được đem đọc rộng rãi trong các hội thánh các nơi, và cuối cùng được tập họp lại thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là Kinh thánh Tân Ước.
-Quá Trình Phát Triển Kinh Điển Tân Ước:
Các Cơ Đốc nhân chính thống tiên phong không phát minh ra ý tưởng thu thập các tác phẩm có thẩm quyền lại với nhau để hình thành một quyển Kinh thánh Kinh điển. Về điều nầy thì có người đã đi trước họ. Hầu hết những tôn giáo trong đế quốc La Mã không dùng những tài liệu chép tay như là thẩm quyền cho các niềm tin tôn giáo của mình, nhưng người Do Thái thì có.
Chính Chúa Jesus và các môn đồ Ngài đã rất quen thuộc với những tác phẩm cổ xưa nầy, mà về sau được kinh điển hóa thành Kinh thánh tiếng Hê bơ rơ. Lu ca 4: chép khi vào nhà hội ở Na xa rét, Chúa Jesus được chủ nhà hội trao cho cuộn sách tiên tri Ê sai, còn Phao lô cũng sở hữu nhiều cuộn sách cổ đó ( 2Tim 4:12).
Nhiều người Israel cũng công nhận thẩm quyền của các sách tiên tri. Những tác phẩm nầy bao gồm các sách từ Giô suê đến II Các Vua trong bản Kinh thánh của chúng ta. Cùng với các sách tiên tri quen thuộc khác, như là Ê sai, Giê rê mi, Ê xê chi ên, và 12 sách tiểu tiên tri. Chính Chúa Jesus cũng đã trích dẫn nhiều chỗ trong số sách nầy, nên chúng ta có thể suy luận—rằng Ngài công nhận thẩm quyền của các sách đó.
Như thế, Cơ Đốc giáo đã khởi đầu trong lời tuyên bố của một vị Thầy Do thái, người đã quy thẩm quyền cho các tài liệu viết. Hơn nữa, chúng ta biết rằng các môn đồ Chúa Jesus kể những lời dạy của Ngài là có thẩm quyền. Nên gần cuối thế kỷ thứ nhất, các môn đồ gọi những lời dạy dỗ của Chúa Jesus là “Kinh thánh” (2 Tim 3:16). Các hội thánh địa phương sao chép các sách phúc âm hay các thư tín Phao lô để làm sở hữu riêng, và khi nhóm lại họ đọc các các tác phẩm nầy chung với các sách kinh văn Cựu ước của người Hê bơ rơ. Đến đầu thế kỷ thứ hai, một số cơ đốc nhân quy thẩm quyền cho những lời dạy dỗ của Chúa Jesus và các tác phẩm của các sứ đồ Ngài. Tuy nhiên có những cuộc tranh luận nóng bỏng về việc các sứ đồ nào là trung thành với những lời dạy dỗ của Chúa Jesus.
Thời đó có Marcion là người duy nhất khăng khăng bám giữ những sách thánh của ông chọn (gồm phần lớn sách Lu ca và 10 thư tín của Phao lô đã bị rút ngắn, nói rằng đó chính mới là Kinh thánh Cơ đốc. Điều nầy khiến các Cơ Đốc nhân khác công bố một bộ kinh điển rộng lớn hơn, bao gồm cả các phúc âm khác, các thư tín “mục vụ”—1, 2 Timothe, Tít và 8 thơ tín chung cùng với sách Công vụ và Khải huyền.
Quyển Kinh thánh Tân ước của chúng ta ra đời trong bối cảnh xung đột giữa các nhóm Cơ Đốc, và nhóm chiếm ưu thế là nhóm chính thống tiên phong, đã dẫn đến việc hình thành Kinh điển Cơ đốc như chúng ta có ngày nay. Cũng không phải là tình cờ khi những sách Phúc âm bị kể là dị giáo—ví dụ như phúc âm của Phi- e- rơ hay phúc âm của Phi líp—đã không được đưa vào trong Thánh kinh Tân ước. Điều nầy không có ý nói rằng kinh điển Tân ước đã được hoàn thành trọn vẹn vào cuối thế kỷ thứ hai. Phải rất lâu về sau, 27 sách trong Tân ước mới được thông qua lần cuối cùng.
Trong suốt thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư, các Cơ Đốc nhân chính thống tiên phong vẫn tiếp tục tranh luận về việc có nên đưa một số sách khác vào kinh điển hay không. Những cuộc tranh luận nầy chủ yếu xoay quanh các vấn đề: (1) các sách được đem ra bàn luận có phải là sách cổ hay không, tức là được viết trong hay sau thời các sứ đồ; (2) có phải các sách do chính các sứ đồ viết ra hay không; (3) các sách đó có được tiếp nhận rộng rãi trong các hội chúng chính thống tiên phong hay không, tức là các sách có chứa nội dung Cơ Đốc đúng đắn hay nói về những vấn đề khác với niềm tin chính thống.
Giáo hội nghị tại Carthage (năm 394 S.C.) đã phê chuẩn 27 sách trong kinh điển Tân ước như chúng ta có ngày nay. Sách Khải thị của sứ đồ Giăng là một trong 7 sách được phê chuẩn lần nầy.Giáo hội nghị nầy không thiết lập 27 sách đó là kinh điển, mà chỉ bày tỏ rằng sự phán quyết chung của các hội thánh là chính xác, và nhìn nhận quyển tân ước nầy được Đức Chúa Trời chỉ định làm GIA TÀI QUÍ BÁU NHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI..
Vậy kinh thánh Tân ước gồm 27 sách đã được các giáo phụ đầu tiên, các hội thánh đầu tiên nhìn nhận, và cuối cùng được giáo hội nghị Carthage phê chuẩn. Như vậy không còn tranh luận, nghi ngờ chi nữa, kinh điển Tân Ước được giới tín đồ Đấng Christ thừa nhận và vui hưởng suốt 1600 năm qua , Cám ơn Chúa!
MK. Tham khảo .
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2