"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6896955
Đang truy cập:337

CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

 


Rất nhiều thánh đồ hiểu lầm từ ngữ “xây dựng” và cho rằng nó chỉ có ý nghĩa gây dựng, chấn hưng về mặt luân lý. Thực ra, từ liệu này, theo ý nghĩa đầu tiên trong kinh thánh, nó có nghĩa kiến tạo, xây cất. Chúng ta xem Sáng 2: 22 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn, đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam”.

Động từ “làm nên” ở đây là to build, kiến tạo, xây dựng. Tiếng Hê-bơ-rơ là banah, như được dùng ở Sáng 4: 17, xây thành. Chữ này khác với chữ “làm nên” (to make, tiếng Hê-bơ-rơ là asah) ở Sáng 2: 18, cũng như khác với chữ “sáng tạo” (bara = to create) ở Sáng 1: 27.
Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn A-đam ngụ ý dùng Christ để xây dựng thành Ê-va, thành Thân thể của Christ. Đó là lý do Phao-lô nói đến sự xây dựng (kiến tạo) Thân Thể của Đấng Christ (Êph 4: 12).
Danh từ “sự xây dựng” là oikodome, có từ ngữ oikos, là ngôi nhà trong đó. Nên theo I Tê 5: 11 Phao-lô khuyên ta “gây dựng lẫn nhau” cũng ngụ ý bồi đắp xây dựng nhau như xây nhà vậy.
Từ ý nghĩa sâu xa đó Phao-lô đặt bút viết về các công nhân xây dựng như sau: “nhưng ai nấy phải coi chừng thể nào mình xây cất trên nền đó … nhưng nếu có kẻ lấy vàng, bạc, đá quí, cây gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây cất trên nền ấy”. Động từ epoikodomeo có nghĩa kiến tạo trên, xây cất lên trên, dựng lên chứ không thể nào hiểu là xây dựng về mặt luân lý, là gây dựng, điều chỉnh suông được. Công nhân xây dựng cần lấy vàng, bạc, đá quí kiến tạo thành ngôi nhà, xây thành Thân Thể Chúa trên nền đã lập là Jesus Christ.
Hội thánh phổ thông đã hiện hữu, hội thánh địa phương đã có mặt khắp nơi, chúng ta làm gì và lấy gì để xây dựng thành Thân thể của Christ chứ? Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã lấy xương A-đam, ngụ ý sự sống phục sinh của Christ, kiến tạo thành Ê-va. Chúng ta cũng phải lấy Christ phục sinh, sự sống lại và sự sống, vì Linh làm cho sống động, xác thịt chẳng ích chi để xây dựng Thân Thể sống của Ngài.
Đương nhiên, chúng ta không thể lấy gỗ, cỏ khô, rơm rạ là những gì thuộc về sáng tạo cũ như khẩu tài thiên nhiên, tài tổ chức thiên bẩm, nghị lực thiên phú, để xây cất nhà Chúa. Nhưng ít có công nhân dùng vàng, bạc, đá quí để xây dựng Thân Thể Christ.
Về nguyên liệu vàng, Chúa Jesus phán: “ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của Ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có”. Cụ Gióp không kiêu ngạo khi nói: “khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ (bước) ra như vàng!”. Đa-vít trối cùng Sa-lô-môn, “nay ta đã chịu hoạn nạn mà sắm sửa cho đền Đức Giê-hô-va mười vạn ta-lâng vàng, một trăm vạn ta-lâng bạc” (I Sử 22: 14). Cả đời mình, Đa-vít thu góp được nhiều vàng, bạc, đá quí, nhiều kiện tướng, đấng tiên kiến, nhạc công để kiến tạo vương quốc, để xây đền Đức Chúa Trời.
Đền Đức Giê-hô-va cựu ước là Hội Thánh ngày nay. Còn vàng luyện để xây dựng đền thờ Đức Chúa Trời là gì? Đó là lời rhema của Chúa. Chúa nói, “những lời (rhema) Ta phán cùng các ngươi đều là Linh và sự sống”. Linh là thể yếu Đức Chúa Trời. Logos, lời văn tự rất dồi dào, nhưng lời rhema thì lấy làm hiếm hoi. Người công nhân phải trả giá cao để lời logos trở thành lời rhema của sự sống (Sứ 5: 20), rhema của đức tin Rô ma 10: 17 và rhema của lẽ thật (Sứ 26: 25). Rhema là lời tức thì của Chúa, là vàng ròng mà người công nhân phải dùng bồi đắp nhà Chúa, và xây cất thành phố của Đức Chúa Trời.
Bốm mươi tám tấm ván trong đền tạm ở đồng vắng tượng trưng các thánh trong hội thánh. Nhưng nếu ván không có vàng để bọc, không có năm thanh ngang bằng gỗ bọc vàng làm chúng liên kết với nhau, thì chỉ có đống vật liệu ngổn ngang, rã rời, chứ không thể có đền thánh. Nhiều địa phương mang danh sự khôi phục trên xứ này chỉ mới có nền, có vài cột trụ, chứ chưa có ngôi nhà. Tất cả chỉ vì thiếu vàng của Đức Chúa Trời trong sự xây dựng.
Đa-vít còn nói: “Ta cũng dâng cho đền Đức Chúa Trời ta … bảy ngàn ta-lâng bạc thét” (I Sử 29: 3 – 4). Bạc là gì? Bạc tượng trưng sự cứu rỗi của Chúa, là cứu ân, là các bí quyết, đường lối làm việc, là phương tiện ân điển mà trải các đời, các bậc tiền bối đã khám phá và trải nghiệm.
Nhưng các anh em, mệnh danh là anh em chăm sóc, anh em trách nhiệm không muốn đem, hoặc ít đem bạc thét đến xây nhà Chúa. Đôi lúc họ còn đem bạc bỏ vào nhà Ngài, ngụ ý cho du nhập giờ tỉnh tâm, cách thụ động tâm trí … vào nếp sống hội thánh.
Trải nhiều đời, qua tay nhiều thợ luyện kim, ngày nay chúng ta có nhiều loại bạc thét như cách kêu cầu danh Chúa (La 10: 13), đọc cầu nguyện lời trong linh (Êph 6: 17), quay tâm trí qua linh mình để tiếp xúc Chúa (La 8: 6), cách luyện tập cùng vận dụng linh mình (I Ti 4: 7 – để vui hưởng Chúa … Thế mà anh em công nhân xây dựng lại ném bỏ bạc thật của Đức Chúa Trời, loại trừ phương tiện cứu rỗi của Đức Chúa Trời, để bôn ba mày mò tìm kiếm bạc giả đem về xây nhà Ngài, thì thử hỏi làm sao đền thánh hiện hữu và bền vững được? Chúa ra phán quyết về dân Ngài rằng: “nó sẽ bị gọi là bạc bỏ, vì Đức Giê-hô-va từ bỏ nó” (Giê 6: 30).
Vua Đa-vít có trí tuệ lớn lao về công cuộc kiến thiết. Ông làm chứng: “Ta đã hết sức sắm sửa cho đền của Đức Chúa Trời ta … những ngọc bích, ngọc để khảm, ngọc chiếu sáng, ngọc đủ các màu và các thứ đá quí, cùng đá cẩm thạch trắng rất nhiều” (I Sử 29: 2). Ngọc hoặc đá quí là nguyên liệu thứ ba cần cho công nhân xây dựng đưa vào nhà Chúa.
Đá quí là các chất liệu thô như cát, than, được chôn vùi trong lòng đất, bị đè nén và đốt nóng khốc liệt sau nhiều năm mà hóa thành. Do đó, đá quí ám chỉ kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta có với Chúa. Thí dụ, lịch sử đồng đi với Đức Chúa Trời, các vết thương do Chúa đánh đòn, các vết sẹo vì cớ Christ … Các kinh nghiệm ấy phổ thành nhạc thánh, viết thành thi ca thuộc linh, cô đọng thành bài làm chứng, sản sinh bài giảng từ tấm lòng, có hòa lẫn sự sống mới và kinh văn trong chữ dùng và ý nghĩa. Đó là các viên đá quí đủ màu, đủ dạng, là sở hữu của các thánh đồ đã kinh qua các sự xử lý có hậu quả mạnh của Đức Chúa Trời Linh trên cuộc đời họ.
Hỡi các bạn đồng công và đồng ngũ của tôi, là các kiến trúc sư đền thánh của Đức Chúa Trời! Anh em là người vàng, người bạc hay người đá quí, tất cả đều quí giá và hữu dụng cho Chúa. Nhưng anh em có lấy vàng luyện, bạc thét và ngọc thật để xây dựng Thân Thể Christ chăng, hay anh em dùng các vật liệu giả, cùng rẻ tiền? Đã 30 năm rồi ngôi đền của Chúa ở Việt Nam vẫn chưa dựng xong! Xin Chúa thương xót anh em chúng ta. Amen./
MK
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2