Thần học (Theology) là môn học về Đức Chúa Trời. Theos là Đức Chúa Trời, chữ logy hay logos là lời, là môn học
Thi thiên 19 nói đến ba loại thần học như sau:
- Thiên nhiên thần học; câu 1-6
-Thánh kinh thần học: Câu 7-11
- Thực nghiệm thần học: câu 12- 14.
Dù Rô ma 1:20 nói: “Thật vậy từ khi dựng nên trời đất, qua những gì đã được dựng nên, con người đã thấy rõ và nhận biết những gì không thấy được về Ngài, như quyền năng đời đời và thần tính của Ngài, vì thế họ không còn lý do để bào chữa”-- Chúa dùng vạn vật bày tỏ bổn tánh Ngài, như vũ trụ thì bao la nói lên Chúa thì vô hạn, vũ trụ sạch sẽ, sáng sủa, đẹp đẽ biểu lộ Chúa thánh khiết, sáng láng, và đẹp đẽ. Nhưng thiên nhiên thần học không đủ sức diễn tả Chúa cách đầy đủ.
Dù Giăng 5:39 chép lời chính miệng Chúa nói, “Các ngươi nghiên cứu Kinh Thánh vì các ngươi nghĩ rằng trong đó các ngươi có sự sống đời đời; hãy biết rằng Kinh Thánh làm chứng về Ta”, nhưng KInh thánh cũng không khải thị Chúa cách trọn vẹn.
Kinh thánh là Lời, là Logos thành văn của Đức Chúa Trời, đọc Lời ấy chúng ta sẽ biết thần học, là biết Chúa. Giăng 1:1, 14 nói thân vị Chúa Giê su là Lời nhục hóa (nhập thể) của Đức Chúa Trời. Đọc 4 phúc âm chúng ta sẽ nghe Lời của Chúa Giê su, sẽ thấy những việc Ngài làm. Lời nói và việc làm của Chúa Giê su là thần học thực nghiệm qua thân vị của Ngài. vì Hebrew 1:3 chép, “Ðức Chúa Con là phản ánh của vinh quang Ðức Chúa Trời và là hình ảnh trung thực của bản thể Ðức Chúa Trời”
Vì cớ đó vua David viết về những kinh nghiệm của mình, mà ông mong điều đó làm lời dạy dỗ cho dân thánh. Thi thiên 19:12-14 chép, “Nào ai có thể tự mình biết hết mọi lầm lỗi của mình? Xin giữ kẻ tôi tớ Ngài khỏi cố ý phạm tội; Xin đừng để tội lỗi cầm quyền trên con”.
David có những kinh nghiệm, những tiếp xúc riêng tư với Chúa để biết bản thân mình ra sao và con người mình là gì. Đó là Thực nghiệm thần học qua Đức Linh Linh dạy dỗ trong đời sống một mình ông.
Nhưng kinh nghiệm của nhân tánh Chúa Giê su về Đức Chúa Trời thì chính xác 100%, vì Ngài là Đức Chúa Trời mặc hình người, và nhân tánh của Ngài là vô tội. Nhưng nhân tánh của David là người sinh ra trong tội lỗi, nên những kinh nghiệm của ông về Đức Chúa Trời chỉ chính xác một cách tương đối.
Ê-li pha, Binh- đát và Sô-pha, ba bạn tri kỷ của Gióp đã giảng thần học thực nghiệm cho Gióp, mỗi người luân phiên giảng 3 bài cho Gióp, với dụng ý sửa trị Gióp trong cơn đại biến của gia đình. Ê-li-pha là giảng viên thần bí, khi ông tự làm chứng về nguồn sức mạnh giảng dạy của minh: “Bây giờ có một lời đã lặng lẽ đến với tôi, Tai tôi đã nghe tiếng của nó thì thầm. Giữa các tư tưởng xuất hiện qua các khải tượng trong đêm, Khi giấc ngủ say chụp xuống trên những người phàm. Một cơn sợ hãi đã đến với tôi, tôi run lên cầm cập; Tất cả các xương tôi đều lẩy bẩy rụng rời. Một thần linh bay lướt qua mặt tôi, Mình tôi nổi gai ốc, và lông tóc tôi dựng đứng. Vị thần ấy đứng yên ở đó, Nhưng tôi không thể nhận ra hình dáng của vị thần. Có một hình dạng ở trước mắt tôi; Hình dạng ấy cứ đứng yên ở đó, rồi tôi nghe tiếng nói…”
Có một số giảng sư ngày nay có chức vụ lời rao giảng từ một nguồn thần cảm giả mạo mà chúng ta khó biêt được. Hai ông kia, Binh đát giảng dạy thần học dựa vào hai nguồn cảm thúc khác là lời truyền khẩu, vì ông nói: ““Xin hãy hỏi dòng dõi đời xưa, Khá chăm chỉ theo sự tìm tòi của các tổ tiên.” (Gióp 8:8). Còn Sô pha rao giảng thần học từ nguồn gốc mà ông nói như sau: “Nếu ông dò xét, há có thể hiểu biết được sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, Và thấu rõ Đấng Toàn năng sao? Sự ấy vốn cao bằng các từng trời: Vậy ông sẽ làm gì? Sâu hơn âm phủ: ông hiểu biết sao đặng?” (Gióp 11:7-8) Sô-pha là diễn giả theo giáo điều chủ nghĩa, vì ông bảo rằng lời của Gióp không đúng với giáo điều của Đức Chúa Trời mà chính ông đã lãnh hội. Đó là giáo lý khô khan, chết chọc trong giáo hội.
Ngoài Thánh Kinh thần học, con người ta sắp xếp lời dạy dỗ của Kinh thánh thành một hệ thống, đó là thần học hệ thống. Thần học nầy cũng chính là thần học trong kinh thánh nhưng được con người sắp xếp ra các danh mục như : Đức Chúa Trời, Chúa Giê su, Đức Thánh Linh, Kinh thánh, Sự cưu rỗi, Hội Thánh, Vương quốc, Lai thế học…
Ngày nay dân Chúa vì mắc bệnh ngứa lỗ tai nên ưa chuộng Thực nghiệm thần học hơn hết. Rất nhiều giảng sư, thầy giáo có bối cảnh thực nghiệm thần học đáng nghi ngờ xuất hiện, dân Chúa liền chạy theo rất đông. Một giáo sư Siêu ân điên có sức thu hút cả 100 ngàn thành viên bu đen bu đỏ vào trang mang của ông để học hỏi. Nhiều giảng viên có học thức cao, có bằng tiến sĩ hay cao học, pha loảng phúc âm lạ vói Thánh kinh thần học chân truyên làm mê hoặc rất nhiều tín đồ gìa trẻ bé lớn mù mờ.
Với kinh nghiệm bản thân về thần học thực nghiệm cá nhân, cục bộ, phiến diện, một giảng sư kia giảng rằng ngày nay không còn phép lạ siêu nhiên. Phép lạ siêu nhiên ngày nay đều là việc ma quỷ làm. Một đại giáo sư của giáo hội Về Nguồn, có tri thức Kinh thánh rất cao và chính xác tương đối về Kinh thánh. Trước khi chết , ông dặn bảo các giáo dân của ông: "Anh em khỏi cần nghiên cứu Kinh thánh, chỉ cần nghiên cứu sách vở tôi rồi giảng lại". Vì ông ngầm cho biết rằng sách thần học của ông giảng và viết là sấm truyền của Đức Chúa Trời.
Một thầy giáo khác dạy rằng việc mang vác thập tự giá ở Lu ca 9:23, Mathio 16:24. Ông nói tại chúng ta lạc đường Chúa chỉ định, nên phải mang thập tự. Giáo sư khác giảng thần học thịnh vượng, Ngày nay ai nghèo nàn vật chất là đang bị Chúa rủa sả. Một vị thần học gia lão thành nói Lê vi ký 18:22 chỉ có ý nghĩa thuộc linh, không có ý nghĩa đen hay vật chất-- có nghĩa đồng tính luyến ái không phải là một tội lỗi,
Bạn ơi, chúng ta cần học, cần nghe giảng Lời Kinh thánh, đó là đang học thần học, nhưng bạn phải cảnh giác trước giọng êm, lời xảo của các giáo sư giả, họ lấy lời “dối trá đục khoét anh em” (2 Phi e ro 2:3).
Phao lô nói, “Vậy chúng ta không thể còn như trẻ con nữa, bị dồi dập tới lui và bị cuốn theo mỗi luồng gió của các dị thuyết do những kẻ bịp bợm chuyên dùng những thủ đoạn xảo quyệt lừa gạt người ta” (Eph 4:14). Giê rê mi nói bọn tiên tri giả như gió lốc, sự rao giảng của họ tạo ra nhưng trận cuồng phong lật đổ nhiều đời sống tín nhân. Anh em ơi hãy nhận định ai là tiên tri giả, ai là người đang rao giảng thần học thực nghiệm giả mạo, là thần học chỉ căn cứ vào cuộc đời, vào kinh nghiệm cục bộ, phần nhiều là sai lầm của họ.
Sau khi nhận định, Gióp thẳng thắn đánh giá các bài giảng thần học của ba người bạn tri âm của ông là "châm ngôn tro bụi;
Những biện luận của các ngươi thật là thành lũy bùn đất," (Gióp 13;12).. Bạn ơi, bạn có nhận ra trong số những giảng sư đồng thời của bạn hôm nay có giảng sư nào giảng thần học thực nghiệm như vậy không?
Minh Khải 24-5-2022