Trong lời Kinh thánh có hai chữ "quỷ" mà chúng ta cần phân biệt: Ma quỷ (Devil), là sa tan, và các quỷ nhỏ (demon). Trong Kinh thánh Cựu ước có hai chữ là sair và shed để mô tả ma quỷ chung chung, kinh văn tân ước có hai chữ là diabolos (Ma quỷ) và daimon (quỷ nhỏ).
-
Tiếng Hebrew:
--Sair: שָׂעִר שָׂעִיר dịch âm là sair, đọc là saw-eer', saw-eer', có nghĩa theo tiếng Anh là satyr, thần rừng mình nửa người nửa dê. Chữ sair xuất hiện ở Lê vi ký 17:7 và 2 Sử ký 11:15.
-Shed : שֵׁד phiên âm là shêd, đọc là shade. Chữ nầy có nghĩa malignant, người thích làm điều ác, người có ác tính. Chữ nầy xuất hiện ở Phục truyền 32:17 và Thi 106: 37.
Dường như Kinh cựu ước chỉ chép về quỷ có 4 chỗ đó.
2. Tiếng Hi lạp:
-- Ma quỷ: διάβολος phiên âm là diabolos, đọc là dee-ab'-ol.os,.Tiếng Anh dịch nghĩa là: a traducer (người vu khống), false accuser (người buộc tội sai), devil (ma quỷ), slanderer ( kẻ phỉ báng). Diabolos là sa-tan, chữ nầy xuất hiện khoảng 38 lần trong Kinh Tân ước.
-- Sự ác (kẻ ác)- πονηρός, phiên âm là ponēros, đọc là pon-ay-ros'. Nghĩa đen của πονηρός là sự ác, là tính từ được nhân hóa thành kẻ ác, là chính sa tan, là quỷ nói chung chung. Xem Mathio 5: 37; 6:13. Chữ Poneros xuất hiện chừng 55 lần trong Kinh Tân ước.
--Các Quỷ nhỏ: δαιμόνιον phiên âm là daimonion, đọc là dahee-mon'-ee-on. Chữ δαιμόνιον xuất hiện khoảng 65 lần trong kinh tân ước, thí dụ Mathio 7: 22; Mác 5:9, 12.
Tôi nhấn am5nh các bạn đừng lẫn lộn Ma quỷ, là sa tan, là chúa các quỷ và các quỷ nhỏ, là lính của sa tan.
3. Tiếng Trung Hoa-
Chữ 魔鬼 "ma quỷ", Trong chữ thứ hai, 鬼 được bao gồm hai ký tự - ký tự thứ hai thực sự được chứa bên trong ký tự đầu tiên. Hàm ý được đưa ra khi lặp lại hai lần phần "ma quỷ" của ký tự là để nhấn mạnh bản chất xấu xa của sinh vật này. Xem kỹ các thành phần ký tự bên trong bộ ký tự lý tưởng này sẽ cho thấy mức độ chi tiết đáng kinh ngạc được tìm thấy trong sách Sáng thế ký. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết của Trung Hoa có trước tiếng Hebrew trong Cựu ước 700-1000 năm! Những ký tự này cho chúng ta thêm bằng chứng về tính chính xác của lời tường thuật trong Sáng thế ký, Cựu ước về sự sáng tạo.
--Đầu tiên, chúng ta có một ký tự có nghĩa là "bí mật" hoặc "riêng tư".
--Sau đó, chúng ta có một biến thể khác về ký tự cho "người đàn ông" hoặc "con trai".
--Trong nhân vật này, bạn thấy một khu vườn khép kín được chia thành bốn phần.
4- Kẻ Cám dỗ; Tempter: 魔- Mathio 4: 3
Trong chữ 魔 có chữ 鬼 (quỷ) , nằm ẩn núp dưới hai cây trong vườn Ê-đen, trên có mái che, ngụ ý quỷ ẩn giấu trong bí mật. Đó ý nghĩa của chữ "kẻ cám dỗ" mà các nhà thông thái Trung Hoa đã lấy ý nghĩa của câu chuyện trong Sáng thế ký 1 đến 11 mà sáng chế ra các chữ viết nầy từ thế kỷ 24 TCN.