"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6941252
Đang truy cập:123

BỔ DỤNG CÁC CHỨC NHIỆM

 Phục-truyền 1:9-18-

Câu chuyện Israel lưu lạc 40 năm trong đồng vắng là một thảm kịch, mà  câu chuyện nầy cũng rất khó tìm ra manh mối để ráp nối lại thành một câu chuyện trọn vẹn cho con dân Chúa dễ hiểu những sự việc xảy ra theo thứ tự trước sau như thế nào.

Sau khi dân Israel ra khỏi Ai cập, họ đi bộ dưới sự hướng dẫn của trụ mây và trụ lửa trong 3 tháng thì đến núi Si-nai (Hô-rếp). Chúa để cho họ tạm trú ở chân núi đó khoảng hơn 10 tháng để tổ chức họ thành cơ ngũ như một quân đội chính quy và họ cũng phải xây dựng đền tạm theo sự chỉ dẫn của Chúa.

Từ núi Si-nai vào ngày 20 tháng 2 năm thứ hai, dân Israel ra đi lần thứ nhất theo đội ngũ. Họ đi 11 ngày đường thì đến Ca-đe. Sau khi do thám Đất hứa, dân Israel chống đối Chúa và không muốn vào chiếm xứ. Chúa hình phạt họ, và bắt buộc họ từ Ca-đe trở lại Si-nai lần nữa và kéo lê bước chân đi cách nặng nề ở phíavùng đất nam gần nước Ê-đôm và Ê-lát thuộc vịnh Aqaba mãi đến khi trở lại Ca-đe lần thứ hai là đúng năm thứ 40. Sau Khi an táng Mi-ri-am và A-rôn vào đầu năm đó, dân Israel đi ngang rạch Xê rết, biên thùy của nước Mô-áp. Môi se ghi, “Thời gian từ lúc chúng ta rời Ka-đe Ba-nê-a (lần thứ nhất) cho đến lúc chúng ta đi băng qua khe Xê-rết là ba mươi tám năm” (Phục 2: 14).

 Sau đó họ đánh chiếm hai nước Si-hôn và Ba-san ở bờ đông sông Giô đanh. Sau khi chiếm xong hai nước đó và phân chia cơ nghiệp đó cho hai chi phái Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se, dân Israel tụ họp đóng trại tại đồng bằng Mô-áp, rồi “vào ngày mồng một, tháng mười một, năm bốn mươi, Môi-se truyền lại cho dân Israel tất cả mọi điều Đức Jehovah đã truyền dạy liên hệ đến họ.  Việc này xảy ra sau khi ông đánh bại Si-hôn, vua dân A-mô-rít, đóng đô ở Hết-bôn và tại Ết-rê-i, ông đánh bại Óc,vua xứ Ba-san, đóng đô ở Ách-ta-rốt” (Phục 1: 3-4). Như vậy Môi se có 2 tháng để giảng dạy lại toàn bộ luật pháp xen lẫn những kinh nghiệm lịch sử đi đường của thế hệ trước cho thế hệ thứ hai thấu hiểu hầu chuẩn bị họ vào chinh phục đất hứa. Hội đồng bồi linh nầy kéo dài khoảng hai tháng. Khán thính giả trong cuộc hội đồng nầy, ngoại  trừ Giô-suê và Ca-lép cao tuổi, trên 80, tất cả dân chúng có độ tuổi từ 20 đến 59 tuổi.

So sánh Phục truyền 1:9-18 với sách Xuất Hành 18 thì những lời Môi se nói với thế hệ thứ hai hôm nay là lời tiêu hóa của ông đối với những lời khuyên khôn ngoan đầy sự xức dầu của Linh Chúa từ nhạc phụ Giê-trô của ông.

Sau đây là lời giảng khởi đầu cuộc hội đồng thánh khiết của Môi se về sự “Bổ Dụng Các Chức Nhiệm”. Những lời nầy ông đã nói chuyện sơ qua cho thế hệ thứ nhất, gần 40 năm trước, nay ông giảng lại với sức nặng của kinh nghiệm tuổi già cho thế hệ thứ hai nghe cho rõ:

--Câu 9: “Trong lúc đó ta có nói cùng các ngươi rằng: Một mình ta không sức đủ cai trị các ngươi”.

Diễn giả hôm nay đã được 120 tuổi, tuy mắt chưa làng và sức lực chưa giảm, nhưng ông có thái độ khác hẳn với bộ dạng của ông vào năm 40 tuổi khi ông muốn dân Israel lúc đó hiểu và nhìn nhận ông là người Chúa sẽ dùng tay mình giải cứu họ khỏi kíp tù đày khổ  sai tại Ai-cập. Hôm  nay lão nhân nầy nói, “Ta không có khả năng gánh vác các ngươi một mình”. Sự khiêm tốn thần thượng trong ông đã trở nên sự thật. Khoảng 20 năm trước khi còn Mi-ri-am, chị ông, khinh dể tư cách của ông, thật rất khó cho chính bàn tay Môi se đặt bút viết: “Môi-se là một người rất khiêm tốn, khiêm tốn nhất trái đất” (Dân số kí 12:3). Nhưng hôm nay con người khiêm nhu, nhu mì đang đứng trước hội dồng nầy để rao giảng, và lời nói ông trong thái độ và tâm linh khiêm nhường là một sự thật, nếu không Chúa đã lật đổ kẻ kiêu ngạo, kẻ từng tự tôn làm “thũ lĩnh và quan án” trên dân của Chúa (Công 7:27) từ lâu rồi.

--Câu 10- “Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã gia thêm các ngươi, kìa ngày nay, các ngươi đông như sao trên trời”.

Về một phương diện, tiên tri Ba-la-am nói thay cho Chúa rằng: “Ai đếm được búi cát của Gia- cốp” (Dân. 23:10). Cát bụi là nói theo phương diện  phàm trần của Israel, nhưng “đông như sao trên trời” là nói đến tính cách thuộc trời của họ.

 Dân thế giới coi dân Chúa như cát bụi, nhưng Môi se coi họ như những vì sao sáng trên bầu trời. Rất đúng khi ví sánh các thiên sứ là sao trời, nhưng những ai được sự khải thị của Chúa  đều  nhận thấy dân Ngài cũng như sao sáng trên trời, như Giô-sép từng nói “Tôi thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao” (Sáng. 37: 9) hoặc Phao lô nhấn mạnh: “Anh chị em hãy chiếu sáng trong thế hệ đó như những vì sao trong thế giới” ( Phi líp 2:15).

Các bạn có thấy dân Chúa trong cộng đồng hôm nay là sao sáng thuộc trời không, hay bạn khinh miệt họ như cát bụi thấp hèn, cùng khố , đang bị thế nhân giày đạp dưới chân?

Hơn nữa Phao lô so sánh tín đồ với nhau thì như “vinh quang của ngôi sao này với vinh quang của ngôi sao kia cũng khác nhau”, như vậy bạn có biết, có nhận ra hết vinh quang trong bất cứ đời sống người tín đồ nào chăng? Chúng ta không thể đánh giá hết vẻ đẹp và vình quang của Chúa trong mỗi thánh đồ đâu, nên đừng khinh dể họ.

--Câu 11- “Nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi khiến các ngươi thêm lên gấp ngàn lần và ban phước cho, y như Ngài đã phán cùng các ngươi”

Tôi thấy Môi -se vào ngày hôm ấy như một tổng quản nhiệm, hay một mục tử sắp giao quyền của mình cho người thay thế chức nhiệm của mình, là Giô-suê. Môi-se cầu chúc và hết lòng mong có sự gia tăng của thế hệ hậu tấn, ông không giống như một số mục tử thường tỏ ra thái độ khó chịu khi dân Chúa được phát triển dưới chức vụ của những người thay thế chức vụ mình. Bạn ơi, bạn có tấm lòng vì vinh quang của Chúa mà cầu mong cho bầy của Ngài phát triển vượt bậc dưới tay chăn dắt của người khác chăng? Tôi từng thấy nhiều mục tử, nhiều nhà lãnh đạo đã gài bẫy, đã đặt sẵn âm mưu nhằm hãm hại người đến thay thế mình trong chức vụ khi mình phải ra đi khỏi bầy của Chúa. Vì họ không muốn dân Chúa gia tăng số lượng trong chức vụ kẻ đến sau.

--Câu 12- “Một mình ta làm thế nào mang lấy trách nhiệm và gánh nặng về điều tranh tụng của các ngươi?”. Bản Darby dịch rõ hơn; “How can I myself alone sustain your wear, and your burden, and your strife”, nên bản TKTC cũng làm rõ: “Làm sao một mình ta có thể mang trách-nhiệm nặng-nề và gánh nặng các ngươi và sự cãi cọ của các ngươi?”.

 Tôi từng thấy một số mục tử thích ngồi ghế thẩm phán, rất dễ dàng ra phán quyết về mọi nan giải, mọi gánh năng và những tranh chấp thường xảy ra giữa cộng đồng dân Chúa. Lúc nào họ cũng muốn làm “thầy” (Gia cơ 3:1), bao giờ cũng mặc định ngồi trên “toà Môi-se” (Mathio 23:2), dễ dàng giải quyết, nhanh nhẩu ra phán quyết về mọi sự vụ trong cộng đồng—xét xử và phán quyết mọi sự vụ lớn bé, thậm chí đến hôn nhân, chỗ ở, sinh kế của hầu hết mọi thánh đồ mình chăn dắt. Họ là lãnh chúa đó, và thay mặt Chúa cầm quyền tuyệt đối. Lâu lâu thì thẩm phán đó mở tiệc rồi mời mấy thánh đồ có nan đề đến dùng bữa, và ngay trong bữa ăn, ông đem mấy anh em tín đồ đó ra “mổ xẻ” giữa bàn tiệc. Còn Môi-se lúc nầy thì thối thoát “Ta không thể”. Những thẩm phán tự thị, ngạo mạn, độc đoán, đang hành quyền giữa cộng đồng nhà Chúa hôm nay rất đông!

 Nên Môi se nhấn mạnh lần nữa rằng: “cá nhân ta không đủ khả năng mang vác hoạn nạn, và gánh nặng của các ngươi”. Bạn ơi, bạn có thể hiểu thấu và mang nỗi gánh nặng của hội thánh sao? Bạn giỏi hơn Chúa sao?

Chỉ có Đấng đi giữ bảy chân đèn mới có đủ thầm quyền nói, “Ta đã biết”, “Ta đã thấy”…Khải 2;2, 9  nhiều lần.

--Câu 13 “Hãy chọn trong mỗi chi phái các ngươi những người khôn ngoan, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm”.

Trong ba tính cách  cần có cho người lãnh trách nhiệm khi hầu việc Chúa là:  khôn ngoan, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm. Có bản dịch chữ “có kinh nghiệm” là “có danh tiếng”, vì họ có kinh nghiệm nên nhiều người tên tuổi họ..

Về sự khôn ngoan, Ê-phê-sô 1:18 chép, “Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Jêsus Christ, là Cha vinh hiển, ban cho anh em tâm linh của sự khôn ngoan và sự khải thị”.

Sự khôn ngoan thuộc về lãnh vực tâm linh, sự hiểu biết (thông sáng) là có tri thức thông thạo về những thông tin và số liệu các ngành trong thế giới, thuộc lãnh vực của tâm trí, của tâm hồn. Vì khôn ngoan hay trí tuệ thuộc trong tâm linh, do Đức Chúa Trời ban khải thị thì người đó sẽ khôn ngoan, thấy những điều mà người tri thức không thấy. Tri thức của một người có thể là tiến sĩ thần học hay tiến sĩ ngành nào đó, nhưng tâm linh anh có thể không nhận được khải thị, nên Lời Kinh thánh do nói anh nói ra không có sự khôn ngoan.

Để đủ tư cách phụng sự Chúa, ngoài việc  có sự khôn ngoan khải thị, có sự hiểu biết, thông sáng là tri thức, anh còn cần có nhiều kinh nghiệm trên quá trình theo Chúa lâu năm rồi. Ngựa non thì háu đá, người già dặn thuộc linh thường yên lặng như kẻ tập sự.  Bạn nên nhớ bông lúa chin trĩu năng là bông lúa cúi đầu. Những kẻ ăn nói lốp bốp, thì sức nặng lời nói của anh ta nhẹ như bấc, không  bao giờ nặng như chì được.

--Câu 14, “Các ngươi có đáp rằng: Việc người toan làm thật tốt thay”.

Đến bao giờ chúng ta mới được nghe những lời tình nguyện vâng phục Chúa như vậy. Biết bao giờ có những thánh đồ mềm mại nói với những ngươi tiền bối có sự khải thị rằng: “Bấy giờ Linh của Chúa bao phủ A-ma-sai, người đứng đầu ba mươi người kia, nói: “Tâu vua Đa-vít, chúng tôi thuộc về ngài;  Thưa con trai Gie-sê, chúng tôi theo ngài; Nguyện ngài được bình an, thịnh vượng;  Những người hỗ trợ ngài cũng được bình an vì Đức Chúa Trời phù hộ ngài.”(1 Sử kí 12:18).

Thông thường, chúng ta không chấp nhận sự sắp xếp của Chúa trong  Hội thánh. Chúa phải chờ Áp-ra-ham đến 60 năm đến khi ông đầu phục sự dẫn dắt của Chúa. Ngài đã chờ sự vâng lời của tuyển dân Israel đến 28 thế kỉ rồi…Ngài vẫn còn chờ đến hôm nay!

 Trong mỗi thời đại, Chúa đều có những ông Môi-se  đưa ra những đường lối phụng sự do Chúa chỉ dẫn, nhưng dân Chúa từng thời đại đó không chấp nhận, và rất ít có người nói với Môi-se của họ, “Việc người toan làm thật tốt thay!”.

 --Câu 15-“ Vì vậy tôi đem những người khôn ngoan, đáng kính trọng trong các chi tộc và bổ nhiệm họ vào các cấp lãnh đạo, có người chỉ huy một ngàn, người chỉ huy một trăm, người chỉ huy năm mươi và có người chỉ huy mười người”.

Môi-se có sự sáng nào, có thẩm quyền gì mà đem, mà nắm họ, mà chọn họ và đem họ vào các chức vụ cai quản khác nhau như vậy?

Nếu Chúa hiện ra lần nữa và như Mác 3: 13-14 chép, “Đức Giê-su lên núi, gọi những người Ngài chọn và họ đến với Ngài. Ngài thiết lập Mười Hai Sứ Đồ,[e] cho họ theo bên cạnh Ngài, để Ngài sai đi truyền giảng…”-- thì chúng ta rất dễ chấp nhận, ngoại trừ kẻ vô tin. Nhưng ở đây một ông già 80 tuổi, từng là kẻ sát nhân, cưới vợ dân Phi châu mà lại muốn lấn lướt trên chúng tôi, làm bậc thẩm quyền trên chúng tôi sao? Ông là ai? Ông có thấy Bụi gai cháy không hay chỉ là chuyện dóc do ông bịa khẩu để thần thánh hóa chức vụ của mình?

 Đó là câu đố cho mỗi một thời đại trong lịch sử dân Chúa để hạn chế số người hầu việc Chúa theo thời cơ, vì Chúa từng sàng sãy và ngăn chặn đến 31.700 người cơ hội chủ nghĩa ào ạt theo Ghê-đê-ôn, mà chỉ chọn lấy vỏn vẹn 300 người.

--Câu 16-“Trong lúc đó, ta ra lịnh cho những quan xét các ngươi rằng: Hãy nghe anh em các ngươi, và lấy công bình mà xét đoán sự tranh tụng của mỗi người với anh em mình, hay là với khách ngoại bang ở cùng người”. Bản TKTC dịch: “Đoạn ta đã trao nhiệm-vụ cho các vị thẩm-phán của các ngươi vào lúc đó, nói: 'Hãy nghe các vụ kiện giữa anh em các ngươi, và hãy phán-xét một cách công-chính giữa một người với anh em của nó, hay người lạ ở với nó”.

 Làm sao Môi se có thể ra lịnh? Ông là ai mà bổ nhiệm các ứng viên đó làm các thẩm phán? Há Cô- rê  và 250 người lãnh dạo Israel đã chẳng từng chất vấn thẩm quyền của Môi-se hay sao? Tại sao Chúa phải “giết” đi hàng loạt người để bênh vực thẩm quyền dẫn dắt toàn dân Israel của Môi-se?. Thật là một điều khó hiểu!

--“ Lấy công bình mà xét đoán sự tranh tụng của mỗi người”.

Thi thiên 97:2 chép,“Công chính và ngay thẳng là nền móng của ngôi Ngài”. Vương quốc ngàn năm của Đấng Christ là nước công nghĩa. Thậm chí  về trời mới đất mới, sứ đồ Phi-e-rơ nói, “Nhưng theo lời Ngài đã hứa, chúng ta chờ đợi một trời mới và đất mới, nơi sự công chính cư ngụ” (2 Phiero 3:13).

 Thế thì, từ trong động cơ cho đến việc xét xử, các chức sự, các thẩm phán được bổ nhiệm đây phải phân xử cách công bình, công nghĩa và công chính. Tôi thấy lắm mục tử bất nhân, bất chính, bất nghĩa đang ngồi chễm chệ trên tòa Môi-se trong cộng đồng dân Chúa ngày nay. Tôi không hiểu tại sao Chúa còn nhẫn nhục, làm thinh để cho họ múa gậy rừng hoang như vây?

--Câu 17-“Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người  sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời”.

--Không vị nể, thiên vị bất luận người sang kẻ hèn.

--Xử lí từ việc lớn đến việc nhỏ cách chu đáo.

-- Đừng có sợ ai, là không sợ mặt con người, vì sợ loài người sẽ sa vào cạm bẫy. Do câu nầy tôi mới hiểu lời Chúa bảo Ê-xê-chi-ên, “Ta sẽ ban cho ngươi trán cứng như kim cương, cứng hơn đá lửa. Đừng sợ chúng nó, chớ kinh hoảng vì bộ mặt chúng nó” (Ezekiel 3: 9).

--“Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho”.

 Ai ban cho Môi se có khả năng đúc kết và thẩm quyền chung quyết mọi cuộc tranh tụng giữa vòng dân Chúa? Có ai như Môi-se  giữa vòng chúng ta hôm nay không?

-Câu 18. “Vậy, trong lúc đó, ta có truyền cho các ngươi mọi điều mình

phải làm”.

Đương nhiên trong mỗi thời đại đều có Môi-se  tương ứng? Bạn tìm thấy và nhìn nhận ai là Môi-se nói riêng cho nước Việt Nam hôm nay chăng?

Xin Chúa thương xót chúng ta.

Thiên Trình Apil 20, 2021.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2