Theo nguyên tắc vật lí, do thân thể nặng hơn tứ chi, nên lẽ ra mèo nhảy xuống phải bị lật úp. Các khoa học gia không hiểu hiện tượng này cho đến một ngày nọ, họ quay video cảnh một con mèo nhảy từ trên tường xuống. Khi quay chậm lại họ thấy rằng khi con mèo nhảy, đuôi nó bắt đầu quay nhanh giống như cánh quạt máy bay. Điều này tạo sức nặng và sự cân bằng của thân thể nặng nề của nó để đáp thẳng xuống đất bằng chân mà không bị lật úp. Có phải con mèo thiết kế khả năng riêng của nó không? Chắc chắn rằng sự khôn ngoan mà chúng ta thấy trong động vật phản ánh sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa là Đấng ban cho chúng khả năng để sinh sản, nhân rộng và thoát khỏi tuyệt giống.
-
Hãy xem xét con cá hồi
Sau khi ở trong đại dương một thời gian dài, nó vẫn có thể tìm đường để trở về với con sông mà trước đây nó đã ở. Bất chấp dòng chảy và bơi ngược thủy triều, chú cá hồi vẫn tìm ra đường để đến dòng suối nhỏ cho đến khi dẫn tới nơi nó được sinh sản. Nó làm điều đó như thế nào? Nếu bỏ nó trong một dòng suối khác, nó sẽ biết nó đang đi sai đường và sẽ tìm cách quay trở lại dòng chảy cho đến khi tìm được nơi đến cách chính xác, không hề lầm lẫn.
-
Con lươn biển thì hoàn toàn ngược lại
Lươn biển được sinh ra trong biển sâu nhưng lại sống ở trong sông và hồ. Đến tuổi trường thành, chúng có thể vượt hàng ngàn dặm từ Châu Âu đến vùng biển sâu Bermuda, Trung Mỹ châu để ở chung với những con khác. Ở đó chúng đẻ trứng và chết lúc tuổi già. Những con lươn mới đẻ không có công cụ hải hành, nhưng thật kinh ngạc vì chúng lại tìm ra đường đi từ đại dương mênh mông, vượt qua nhiều bờ biển để trở về sông, hồ mà cha mẹ chúng đã ở trước kia. Do đó, trong mọi con sông đều có lươn. Chúng không bao giờ đi lạc đường. Lươn Mỹ trở về Mỹ; lươn Châu Âu trở về Châu Âu! Đây là lí do vì sao người ta không bao giờ bắt được lươn Mỹ ở Châu Âu, hay lươn Châu Âu ở Mỹ! Hơn nữa, Đấng Tạo Hóa đã thêm hai năm cho cuộc sống của lươn biển Châu Âu, bù lại cuộc hành trình dài để chúng không bao giờ trở về quá trễ và sẽ không bao giờ đẻ trứng dọc đường! Nếu không có Đức Chúa Trời, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những sự sắp xếp như vậy?
-
Đom đóm phát sáng như thế nào?
Tại sao đom đóm cái không phát ra ánh sáng? Đom đóm đực phát ra ánh sáng như dấu hiệu giao phối để hấp dẫn con cái. Ai đã làm điều này?
Kiến tìm đường đi như thế nào?
Khi kiến đi ra tìm thức ăn, chúng đi theo hai con đường: một đường đi đến đích, và một đường trở về. Làm sao chúng biết đi đường nào? Làm sao chúng biết đi đường nào? Làm sao chúng phân biệt được đường đi và đường nào về? Tiến sĩ Sansi một nhà động vật học, khám phá ra rằng, khi đi, kiến đã thải ra các chất hóa học dọc đường. Chúng tiết ra hai loại chất khác nhau cho mỗi lối đi để phân biệt lối về và lối đi. Điều này có tuyệt diệu không?
-
Cảm nhận phương hướng của loài chim nhỏ bé
Khi vượt đại dương, chúng ta cần mọi loại bản đồ hàng hải và dụng cụ hải hành để giúp định hướng; tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng lạc đường. Làm thế nào loài chim nhỏ bé vượt đại dương khi mùa di trú đến mà không bị lạc đường? Vào năm 1939, có một thanh niên tên Beijing, nuôi một con bồ câu ngay trước khi anh được đưa đến một bệnh viện ở xa để phẫu thuật. Một buổi tối nọ, anh thấy một con bồ câu vẫy cánh ngoài cửa sổ. Anh vội vàng bảo y tá mở cửa sổ cho bồ câu vào. Chú bồ câu bay về phía Beijing, và anh kêu lên xúc động: “Hãy nhìn vào chiếc thẻ ở chân nó. Tôi nghĩ nó là bồ câu của tôi, số 167!”. Đúng rồi, số nó là 167. Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời vì Ngài đã ban cho tạo vật nhỏ bé này một khả năng và cảm nhận đặc biệt như thế.
-
Tò vò chinh phục châu chấu
Tò vò chinh phục châu chấu cũng là một lí thú. Sau khi tò vò đẻ trứng, nó chết sớm và không thể nuôi con. Do đó, trước khi chết, nó chuẩn bị cho điều đó. Trước hết, nó dùng đất để xây một cái tổ nhỏ trên tường nhà. Rồi nó bắt một con châu chấu và đặt vào trong tổ. Tò vò cẩn thận chích vào chỗ thích hợp của châu chấu để nạn nhân chỉ bất tỉnh chứ không chết. Nó không giết châu chấu vì thịt chết sẽ thối rửa và gây hại khi về sau con nó ăn vào bụng. Do đó, thịt châu chấu được bảo dưỡng như thịt muối. Sau đó, tò vò đẻ trứng và bay đến chỗ khác để chết, không bao giờ thấy nó trở lại. Tuy nhiên, vì tò vò mẹ đã chuẩn bị trước mọi sự nên khi trứng nở, tò vò con có thức ăn để ăn. Do đó, chu trình này cứ tiếp diễn và tò vò được gìn giữ không bị tuyệt chủng. Một khả năng bí ẩn như vậy không thể được giải thích bởi sự thích nghi với môi trường. Điều đó, chắc chắn là khả năng bẩm sinh.
Một số người cho điều này là “mã di truyền”, và trả lời bằng những câu quen thuộc. Nhưng xin cho tôi hỏi: thế hệ đầu tiên học khả năng này ở đâu? Và khi đã học được điều này thì nó truyền lại cho thế hệ kế tiếp như thế nào? Một con chó nhà có thể được huấn luyện để biết làm nhiều trò khéo léo; nhưng con của nó không có khả năng đó, nếu không được trải qua cùng một sự huấn luyện khắt khe như vậy. Vậy thì “mã di truyền” được giải thích như thế nào?
Người ta quan sát hiện tượng kì diệu đó không chỉ ở chim muông, thú vật, côn trùng và cá, mà còn trong vương quốc thực vật. Hãy quan sát vỏ đậu Hà Lan thay đổi hình dạng. Khi chín, vỏ nứt làm đôi, có hai hay ba hạt đậu dính mỗi bên. Cái vỏ dần dần khô đi dưới sức nóng của mặt trời và nhanh chóng bị cuốn lại, bắn những hạt đậu ra theo những hướng khác nhau trên đất để mỗi hạt có đủ không gian mọc lên.
Cây phong thật là hấp dẫn. Hai hạt giống mọc lên đồng thời ở hai phía của lớp màng mỏng, tạo ra sự cân bằng. Khi những hạt giống ấy bắt đầu rơi xuống đất, chúng xoay tít như cánh quạt, ném hạt giống ra xa cây mẹ, để mỗi hạt giống đều có đủ đất để nhận ánh sáng mặt trời và nước cần thiết để lớn lên.
Trương Úc Lam--