where can i buy low dose naltrexone
buy naltrexone
3mg where can i buy sertraline
buy sertraline
online
CHƯƠNG TÁM
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỘI DUNG GIAO ƯỚC MỚI
III. SỰ HIỂU BIẾT BỀ TRONG
Chúng tôi đã đề cập đến hai khía cạnh chính liên quan đến những đặc điểm của nội dung giao ước mới. Đúng là Đức Chúa Trời đã khoan thứ cho những sự không công chính của chúng ta và không còn nhớ đến những tội lỗi của chúng ta nữa. Đó là ân điển của Đức Chúa Trời được ban cho chúng ta trong giao ước mới. Nhưng điều ấy chỉ là một phương thức bởi đó Đức Chúa Trời đạt được mục đích đời đời của Ngài. Cũng đúng là Đức Chúa Trời trở nên Đức Chúa Trời của chúng ta và chúng ta trở nên dân Ngài trong luật của sự sống. Tuy nhiên, giao ước mới không dừng lại tại đó, mà nói tiếp rằng: “Họ sẽ chẳng cần mỗi người dạy kẻ lân cận mình. Và anh em mình, rằng: Hãy nhận biết Chúa, vì họ hết thảy, từ kẻ nhỏ cho đến kẻ lớn, đều sẽ biết Ta” (Hê. 8:11). Đó là sự hiểu biết sâu xa hơn về Đức Chúa Trời, và là biết chính Đức Chúa Trời. Qua Linh, Đức Chúa Trời đem những người đã được Ngài cứu chuộc đến đỉnh điểm là biết chính Ngài. Đức Chúa Trời truyền các luật của Ngài vào trong tâm trí chúng ta và ghi tạc các luật ấy vào lòng chúng ta. Điều ấy chỉ là phương thức qua đó Đức Chúa Trời đạt được mục đích sâu xa hơn của Ngài là biết chính Đức Chúa Trời. Chỉ nội có mối tương giao với Đức Chúa Trời cũng là quan trọng rồi, nhưng đó chỉ là phương thức của Ngài để đạt được một mục đích sâu xa hơn là biết chính Đức Chúa Trời. Chúng ta biết rằng mục đích của Đức Chúa Trời là cấu tạo chúng ta bằng chính Ngài để Ngài có thể được hoàn toàn hòa lẫn với chúng ta. Vậy, đặc điểm của giao ước mới là con người có thể biết chính Đức Chúa Trời trong luật của sự sống, và nhờ đó hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.
Ô-sê 4:6 chép: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết”. Thiếu sự thông biết trong câu này là thiếu sự hiểu biết về chính Đức Chúa Trời. Con dân Israel không vâng phục đến nỗi họ bị hủy diệt. Bị hủy diệt như vậy chính yếu là do họ không biết Đức Chúa Trời. Nhưng, ngợi khen Đức Chúa Trời, giao ước mới có đặc điểm là người nào có sự sống đời đời cũng đều biết Đức Chúa Trời (Gi. 17:3). Ngày nay, sự sống đời đời có chức năng là biết Đức Chúa Trời. Đặc điểm của giao ước mới là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta khải thị và sự hướng dẫn trong luật của sự sống. Ngài cho chúng ta khả năng thờ phượng Ngài, phục vụ Ngài và tương giao với Ngài, để chúng ta có thể tiến lên từng bước một và càng ngày càng biết Ngài rõ hơn. Bây giờ, chúng ta cần nhìn thấy làm thế nào trong luật của sự sống chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời mà hoàn toàn không cần ai dạy dỗ.
SỰ DẠY DỖ CỦA SỰ XỨC DẦU
Hê-bơ-rơ 8:11 chép: “Họ sẽ chẳng cần mỗi người dạy kẻ lân cận mình và anh em mình rằng: Hãy nhận biết Chúa, Vì họ hết thảy, từ kẻ nhỏ cho đến kẻ lớn, đều sẽ biết Ta”. Nhóm chữ “chẳng cần” là một lời diễn đạt rất mạnh trong nguyên ngữ. Điều được nêu lên ở đây tương hợp với 1 Giăng 2:27: “Ơn xức dầu mà các con đã nhận được nơi Ngài vẫn cứ ở trong các con, chẳng cần ai dạy các con; song ơn xức dầu của Ngài dạy các con mọi sự, mà ơn ấy là thật, không phải dối, và theo như ơn ấy đã dạy các con thể nào, thì hãy cứ ở trong Ngài thể ấy”.
Lý do mà người có sự sống của Đức Chúa Trời hoàn toàn không cần những người khác dạy dỗ mình là vì người ấy có sự xức dầu của Chúa cứ ở trong mình và sự xức dầu đó dạy dỗ người ấy về mọi sự. Đây là một vấn đề rất thực tiễn. Khi Lời Đức Chúa Trời nói “chẳng cần”, thì đơn giản có nghĩa là “chẳng cần”. Sự xức dầu của Chúa luôn luôn ở trong chúng ta. Dường như ân điển càng lớn thì chúng ta càng khó tin; vì vậy, Lời Đức Chúa Trời nói rằng sự xức dầu ấy “là thật” rồi theo sau với nhóm chữ “không phải dối”. Chúng ta không nên nghi ngờ Lời Đức Chúa Trời chỉ vì tình trạng thuộc linh của mình không bình thường. Những gì Đức Chúa Trời phán thì phù hợp với những gì Ngài hoàn thành. Chúng ta cần tin Lời Đức Chúa Trời, và cũng cần cảm tạ và ngợi khen Ngài.
Để hiểu cách đúng đắn sự dạy dỗ của sự xức dầu, chúng ta cần xem xét ba chức năng của nhân linh. Trước đây chúng tôi đã nêu lên rằng linh của con người gồm có ba phần hay ba chức năng là trực giác, sự tương giao và lương tâm. Chúng ta hãy xem xét từng chức năng một.
Linh Có Chức Năng Là Tương Giao
Sự kiện hiển nhiên là khi chúng ta được tái sinh, linh chúng ta trở nên sống động. Linh chúng ta được làm sống động là bước thứ nhất trong mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người. Chúng ta được biết thêm rằng khi chúng ta được tái sinh, Thánh Linh đến cư ngụ trong chúng ta. Chúng ta cũng biết rằng Đức Chúa Trời là Linh, nên người nào thờ phượng Ngài cũng phải thờ phượng trong linh và thực tại. Thánh Linh hướng dẫn con người trong nhân linh để thờ phượng Đức Chúa Trời và tương giao với Ngài. Điều này cho thấy chức năng tương giao của nhân linh chúng ta.
Linh Có Chức Năng Là Lương Tâm
Khi chúng ta được tái sinh, lương tâm chúng ta được làm sống động. Huyết của Chúa Jesus thanh tẩy, làm sạch và khiến lương tâm trở nên nhạy bén. Thánh Linh làm chứng trong lương tâm chúng ta về cách cư xử và bước đi của mình. La Mã 8:16 chép: “Chính Thánh Linh cùng tâm linh chúng ta đồng chứng”. La Mã 9:1 chép: “Lương tâm tôi cảm Thánh Linh làm chứng cho tôi”. 1 Cô-rin-tô 5:3 bày tỏ rằng linh phán xét, và 2 Cô-rin-tô 1:12 chép rằng lương tâm chúng ta làm chứng. Tất cả các câu ấy đều cho thấy linh có chức năng là lương tâm.
Nếu chúng ta sai trật, Thánh Linh sẽ kết án chúng ta trong lương tâm mình. Chúng ta phải lưu ý đến sự kiện là những gì lương tâm kết án thì Đức Chúa Trời cũng sẽ kết án. Không thể nào có trường hợp lương tâm kết án điều gì đó, mà Đức Chúa Trời lại thanh minh cho điều ấy. Nếu lương tâm nói chúng ta sai trật thì chúng ta chắc hẳn là sai trật. Nếu sai trật, thì chúng ta phải ăn năn, xưng tội, và được tẩy sạch bằng huyết báu của Chúa (1 Gi. 1:9). Nếu lương tâm chúng ta thuần khiết và không cáo trách (2 Ti. 1:3; Công. 24:16), thì chúng ta có thể dạn dĩ phục vụ Đức Chúa Trời mà không sợ hãi gì.
Linh Có Chức Năng Là Trực Giác
Thân thể con người có giác quan thể nào, thì linh con người cũng có giác quan thể ấy. Giác quan của nhân linh ở trong phần sâu kín nhất của bản thể con người. Ma-thi-ơ 26:41 chép: “Tâm linh thật sẵn sàng”. Mác 2:8 chép: “Trong tâm linh Jesus biết rõ”. Mác 8:12 chép: “Ngài than dài trong linh”. Giăng 11:33 chép: “Tâm linh [Ngài] bèn bực tức và bối rối”. Công vụ các Sứ đồ 17:16 chép: “Linh ông tức bực” (RcV); trong Công vụ các Sứ đồ 18:25, “sốt sắng trong linh” (RcV); trong Công vụ các Sứ đồ 19:21, “dự định trong linh” (RcV); và trong Công vụ các Sứ đồ 20:22, “tâm linh tôi bị ràng buộc”. Sau đó, 1 Cô-rin-tô 16:18 chép: “Họ làm tươi mới linh tôi” (RcV), và 2 Cô-rin-tô 7:13 chép: “Linh người đã được làm tươi mới”. Đó là tất cả những chức năng của trực giác của linh. (Nói rằng các giác quan của linh gần như nhiều bằng các giác quan của hồn là đúng. Do đó, chúng ta cần học tập để biện biệt điều nào ra từ linh và điều nào ra từ hồn. Mãi đến khi đã trải qua công tác sâu xa hơn của thập tự giá và của Thánh Linh, chúng ta mới có thể biết điều nào ra từ linh và điều nào ra từ hồn).
Chúng tôi gọi giác quan của linh là “trực giác” vì điều ấy trực tiếp đến từ linh. Thông thường, cảm xúc của một người được khơi dậy bởi những nhân tố bề ngoài như con người, sự vật hay sự việc. Nếu đó là điều làm vui mừng, thì chúng ta vui mừng; nếu đó là điều gây ra đau buồn, thì chúng ta cảm thấy đau buồn. Những cảm xúc như vậy có nguyên nhân của chúng; vì vậy, chúng tôi không gọi đó là trực giác. Trực giác chúng tôi đang đề cập là cảm nhận đến trực tiếp từ bên trong con người mà không có nguyên nhân rõ ràng nào. Chẳng hạn, chúng ta có thể cảm thấy thích làm điều gì đó vì có một lý do chính đáng. Chúng ta thích làm điều ấy, cho nên quyết định tiến hành. Tuy nhiên, vì lý do gì đó không biết, bên trong chúng ta có một cảm giác không thể giải thích được dường như rất nặng nề và phiền muộn. Dường như có điều gì đó bên trong chống đối điều chúng ta đang suy nghĩ trong tâm trí, đang cảm nhận trong tình cảm hay đang quyết định trong ý chí của mình. Dường như có điều gì bên trong bảo chúng ta không nên làm điều ấy. Đó là sự ngăn cấm của trực giác.
Đây là một sự minh họa khác. Có lẽ [chúng ta] cảm thấy phải làm một điều gì đó mà không có lý do gì cả. Ngoài chuyện không có lý do rõ ràng, việc làm ấy còn trái với điều chúng ta mong mỏi, và chúng ta không muốn làm điều ấy. Nhưng đồng thời, vì một lý do chúng ta không nhận biết được, có một điều gì thôi thúc, hành động và khích lệ chúng ta, muốn chúng ta làm việc đó. Nếu xúc tiến làm việc đó thì chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu. Ấy là sự thôi thúc của trực giác.
Sự Xức Dầu Ở Trong Trực Giác Của Linh
Trực giác là nơi sự xức dầu dạy dỗ chúng ta. Sứ đồ Giăng nói: “Ơn xức dầu mà các con đã nhận được nơi Ngài vẫn cứ ở trong các con, chẳng cần ai dạy các con; song ơn xức dầu của Ngài dạy các con mọi sự, mà ơn ấy là thật, không phải dối, và theo như ơn ấy đã dạy các con thể nào, thì hãy cứ ở trong Ngài thể ấy” (1 Gi. 2:27). Câu này cho thấy rõ sự xức dầu của Thánh Linh dạy dỗ chúng ta như thế nào. Thánh Linh ở trong linh chúng ta, và sự xức dầu ở trong trực giác của linh.
Sự xức dầu của Chúa dạy dỗ chúng ta mọi sự. Điều ấy có nghĩa là Thánh Linh dạy dỗ chúng ta trong trực giác của linh, khiến chúng ta có cảm nhận gì đó trong linh mình, cũng như khi dầu xức được thoa trên cơ thể con người, thì khiến con người có cảm giác nào đó. Khi linh chúng ta có một cảm nhận như vậy, thì chúng ta biết Thánh Linh đang nói gì. Chúng ta cần phân biệt giữa sự biết với sự hiểu. Chúng ta biết trong linh mình, nhưng chúng ta hiểu trong tâm trí mình. Chúng ta biết một điều gì đó qua trực giác của linh; sau đó tâm trí được soi sáng để hiểu những gì trực giác biết. Ấy là ở trong trực giác của linh mà chúng ta biết ý định của Thánh Linh, và chính ở trong tâm trí của hồn mà chúng ta hiểu sự hướng dẫn của Thánh Linh.
Công tác của sự xức dầu thì độc lập và không cần sự giúp đỡ nào của con người. Sự xức dầu bày tỏ ý định của mình cách độc lập, hành động một mình ở trong linh, và khiến con người có thể biết ý định của sự xức dầu trong trực giác. Kinh Thánh gọi sự biết ấy trong trực giác của linh là khải thị. Khải thị có nghĩa là Thánh Linh cho thấy hình ảnh thật của một điều trong linh chúng ta để chúng ta biết rõ. Loại biết như vậy thì sâu xa hơn sự hiểu của tâm trí. Sự xức dầu của Chúa cứ ở trong chúng ta và dạy dỗ chúng ta mọi sự. Do đó, chúng ta hoàn toàn không cần sự dạy dỗ của những người khác. Sự xức dầu ấy dạy dỗ chúng ta trong mọi sự qua chức năng của trực giác.
Thánh Linh bày tỏ chính Ngài qua trực giác của linh. Trực giác là khả năng bẩm sinh để biết được sự chuyển động của Thánh Linh mang ý nghĩa gì. Do đó, nếu muốn thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không cần hỏi người khác, cũng không cần hỏi chính mình. Chúng ta chỉ cần đi theo sự hướng dẫn của trực giác. Sự xức dầu của Chúa dạy dỗ chúng ta trong mọi sự. Không có trường hợp nào hay điều gì mà sự xức dầu không dạy dỗ chúng ta. Vì vậy, trách nhiệm duy nhất của chúng ta là tiếp nhận sự dạy dỗ của sự xức dầu.
Một Vài Ví Dụ
Lần kia, một anh em kể lại câu chuyện sau đây. Trước khi được cứu, một Cơ Đốc nhân nọ uống rượu rất nhiều. Anh ấy có một người bạn cũng hay uống rượu. Về sau, cả hai đều được cứu. Một hôm, người trẻ tuổi hơn mời người kia đến ăn cơm chiều. Trên bàn có bày rượu. Người lớn tuổi nói: “Vì chúng ta đã được cứu, có lẽ chúng ta không nên uống rượu”. Người trẻ tuổi đáp: “Nếu chúng ta chỉ nhấm nháp một chút thì không sao, vì rượu chúng ta uống là rượu của Ti-mô-thê. Đây là điều Kinh Thánh cho phép”. Về sau, họ hỏi một người cung ứng Lời Chúa rằng: “Sau khi được cứu thì một người có nên uống rượu của Ti-mô-thê không?” Người cung ứng Lời Chúa đáp rằng anh đã công tác trên mười năm mà chưa từng nghe nói đến cái gọi là rượu của Ti-mô-thê. Vài ngày sau, họ đến nói với người cung ứng Lời Chúa rằng họ không còn uống rượu của Ti-mô-thê nữa. Khi được hỏi là phải chăng có ai đã dạy họ phải làm như vậy, thì họ đáp là không ai hết. Người ấy cũng hỏi họ là có phải chính Kinh Thánh đã dạy họ không, thì họ lại đáp là không phải. Họ nói: “Thật ra, Kinh Thánh nói Ti-mô-thê nên dùng chút rượu. Nhưng chúng tôi không uống rượu vì có một sự ngăn cấm ở bên trong”. Anh chị em ơi, sự ngăn cấm bên trong ấy là sự ngăn cấm của luật của sự sống. Luật của sự sống thì sống động và mạnh mẽ, và luật ấy không cho phép họ uống rượu. Vì luật của sự sống có thể phán, hành động và ban cho chúng ta những cảm nhận, nên chúng ta cần phải tôn trọng luật ấy”.
Lần kia, một đầy tớ của Đức Chúa Trời kể rằng một anh em nọ đến gặp anh hỏi xem mình có nên làm một việc kia không. Người đầy tớ của Đức Chúa Trời bèn hỏi: “Bên trong anh, anh có biết không?” Anh liền trả lời: “Tôi biết”. Vài ngày sau, anh đến hỏi về một điều khác. Anh lại được hỏi: “Bên trong anh, anh có biết không?” Anh trả lời câu hỏi ấy rằng: “Ồ, tôi biết, tôi biết”. Anh đến lần thứ ba, và lần đó anh lại được hỏi như hai lần trước. Anh liền đáp là mình biết. Mặc dầu khi ấy người đầy tớ của Đức Chúa Trời không nói ra miệng, nhưng thầm nói trong lòng mình rằng: “Tại sao anh phải đi đường vòng như vậy? Bên trong anh có điều gì đó dạy dỗ anh trong mọi sự, mà điều ấy là thật, không phải dối”. Điều ấy là luật của sự sống. Luật ấy sẽ dạy dỗ chúng ta nên làm gì và không nên làm gì.
Vì vậy, nan đề nằm ở chỗ chúng ta có sẵn lòng tuân theo luật ấy bên trong mình hay không. Vấn đề là lòng chúng ta có chịu hoàn toàn xoay về Đức Chúa Trời hay không. Nếu lòng chúng ta hoàn toàn xoay về Đức Chúa Trời, thì chúng ta không cần những người khác dạy dỗ mình, vì khi ấy bên trong chúng ta có điều gì đó sống động và chân thật sẽ dạy dỗ chúng ta. Mọi con cái của Đức Chúa Trời đều có kinh nghiệm như vậy. Mỗi người kinh nghiệm nhiều ít khác nhau, nhưng ít nhất tất cả chúng ta đều kinh nghiệm phần nào luật của sự sống ở bên trong mình. Luật ấy chắc chắn đang chuyển động và lên tiếng, và không cần sự dạy dỗ của con người.
Chúng ta hãy nêu lên thêm một ví dụ nữa. Một Cơ Đốc nhân kia thích tiếp đãi các tín đồ và đặc biệt là những người cung ứng Lời Chúa. Nếu tình cờ gặp ai, thì anh sẽ mời đến nhà dùng bữa hay tặng quà cáp cho người ấy. Lần kia, anh nghe một người giảng dạy tại một nơi nọ. Những gì người ấy giảng không phù hợp với Kinh Thánh, vì người ấy không thừa nhận Jesus Christ đã đến trong xác thịt. Trong khi nghe [giảng], một mặt anh em ấy cảm thấy khó chịu, nhưng mặt khác, theo thói quen anh muốn đến bắt tay người ấy và nói chuyện đôi ba câu. Khi sắp bắt tay, anh cảm thấy điều gì đó ở bên trong ngăn cấm mình. Anh do dự một phút. Rốt cuộc, anh rút lui và về nhà. Cơ Đốc nhân ấy không nhận biết rằng 2 Giăng 7-10 chép rằng có người tự xưng là người cung ứng [lời] của Đấng Christ mà không thừa nhận Jesus Christ đến trong xác thịt. Dầu anh em ấy không biết rằng mình không nên chào hỏi một người như vậy, và cũng không nên đón tiếp người ấy vào nhà, thế nhưng sự sống bên trong anh em ấy đã phán chính lời như vậy. Điều ấy có nghĩa là dầu chúng ta hoàn toàn không cần những người khác dạy dỗ, nhưng chúng ta vẫn có thể biết. Đó là đặc điểm của giao ước mới.
Thế Thì Tại Sao Kinh Thánh Nói Về Sự Dạy Dỗ?
Chắc chắn có người sẽ nêu lên câu hỏi là vậy tại sao có nhiều chỗ trong Kinh Thánh nói về sự dạy dỗ? Chẳng hạn, Phao-lô nói: “Vì cớ đó tôi đã sai Ti-mô-thê đến cùng anh em, người ở trong Chúa là con yêu dấu của tôi, có lòng trung tín, người sẽ nhắc nhở cho anh em đường lối tôi trong Christ, cũng như tôi dạy trong các hội thánh khắp mọi nơi vậy” (1 Cô. 4:17). Ông cũng nói: “Nhưng trong hội thánh thà tôi nói năm lời bằng tâm trí, để dạy dỗ kẻ khác nữa” (1 Cô. 14:19). Nhiều chỗ khác cũng nói về sự dạy dỗ như Cô-lô-se 1:28; 2:22; 3:16; 1 Ti. 2:7; 3:2; 4:11, 13; 5:17; 2 Ti. 2:2, 24; 3:16. Phải giải thích các phân đoạn Kinh Thánh ấy như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu với kinh nghiệm của mình và sau đó xem Kinh Thánh nói gì.
Sự Dạy Dỗ Trước Hết Được Diễn Ra Bên Trong
Sự xức dầu của Chúa thật sự đang dạy dỗ chúng ta ở bên trong. Điều trở ngại là chúng ta không thể nghe. Anh chị em ơi, chúng ta phải nhận thức là mình yếu đuối biết bao. Chúng ta quá yếu đuối đến nỗi cho dầu Đức Chúa Trời đã phán một lần, hai lần, năm lần, mười lần hay thậm chí hai mươi lần, chúng ta vẫn không nghe được. Đôi khi chúng ta nghe nhưng giả vờ không nghe. Chúng ta hiểu nhưng giả vờ không hiểu.
Nhược điểm lớn nhất của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời nằm nơi vấn đề nghe. Chúa nói: “Ai có tai, hãy nghe” (Khải. 2:7a). Mỗi bức thư trong bảy bức thư chép trong Khải-thị đều lặp lại: “Ai có tai, hãy nghe”. Kinh Thánh xem việc nghe là một vấn đề rất quan trọng.
Khi các môn đồ hỏi Chúa Jesus tại sao lúc nói với dân chúng, Ngài lại dùng ẩn dụ, thì Ngài đáp: “Vậy nên Ta nói cùng chúng bằng thí dụ, vì họ xem mà không thấy, lắng mà không nghe, cũng không hiểu chi” (Mat. 13:13). Chúa Jesus cũng trưng dẫn Ê-sai 6:9-10 mà rằng: “Các ngươi lắng thì nghe, nhưng hẳn chẳng hiểu chi, xem thì thấy, nhưng hẳn chẳng nhận biết chi. Vì lòng dân nầy đã đặc, tai họ đã nặng, mắt họ đã nhắm, e mắt họ thấy được, tai họ nghe được, lòng họ hiểu được, mà họ trở lại, và Ta chữa họ lành chăng” (Mat. 13:14-15). Các câu này cho chúng ta thấy rằng nan đề không phải là không có sự dạy dỗ hay lời phán ở bên trong, mà là con người cố ý không chịu nghe.
Vì vậy, nhiều lúc nan đề không phải là Đức Chúa Trời không phán hay con người không có lời phát ngôn ở bên trong, mà là con người không chịu nghe. Đức Chúa Trời đã phán một lần, hai lần, năm lần hay thậm chí mười lần, nhưng chúng ta vẫn không chịu nghe. Vì không chịu nghe, nên chúng ta không thể nghe. Vì không nghe, nên chúng ta thôi không cố gắng nghe nữa. Gióp 33:14 chép: “Vì Đức Chúa Trời phán một lần, hoặc hai lần; nhưng người ta không để ý đến”. Đó chính là tình trạng của một số con cái Đức Chúa Trời.
Những người có nan đề trong tâm trí, có tính chủ quan, cố chấp trong đường lối của mình và bảo thủ là những người không nghe được cách dễ dàng. Vì vậy, mỗi khi không nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời và không có sự dạy dỗ của sự xức dầu, thì chúng ta cần nhận thức rằng nơi chính mình phải có điều gì đó sai trật. Chắc hẳn chúng ta đang có nan đề gì đó. Trở ngại không bao giờ ở nơi Đức Chúa Trời, mà luôn luôn ở nơi chúng ta. Nhưng ngợi khen Ngài, Ngài vốn kiên nhẫn và liên tục phán với con người. Gióp 33:15-16 chép: “Ngài phán trong chiêm bao, trong dị tượng ban đêm, lúc người ta ngủ mê, nằm ngủ trên giường mình; bấy giờ Ngài mở lỗ tai loài người, niêm phong lời giáo huấn mà Ngài dạy cho họ”. Nếu chúng ta không nghe Ngài, thì Ngài vẫn dùng các khải tượng và giấc mơ để dạy dỗ chúng ta. Vì vậy, vấn đề không phải là Đức Chúa Trời không phán gì; Đức Chúa Trời phán rất nhiều. Điều trở ngại là con người thiếu [khả năng] nghe.
Sự Lặp Lại Bên Ngoài
Khi đọc các Thư tín trong Tân Ước, chúng ta nhận thấy có nhiều sự dạy dỗ được lặp đi lặp lại. Những sự dạy dỗ ấy được lặp đi lặp lại vì có một số khó khăn xảy ra trong hội thánh. Trong các Thư tín của Tân Ước, chúng ta thường gặp nhóm chữ: “Anh em há chẳng biết... sao?” Nhóm chữ ấy xuất hiện trong La Mã 6:3, 16; 1 Cô-rin-tô 3:16; 5:6; 6:2-3, 9, 15-16, 19; và Gia-cơ 4:4. “Anh em há chẳng biết” có nghĩa là mặc dầu đã nghe và bên trong chúng ta đã biết điều gì đó, nhưng chúng ta vẫn không để ý đến. Chúng ta đơn giản bỏ lơ điều ấy. Vì vậy, qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời phán: “Anh em há chẳng biết... sao?” Kinh Thánh không nói thay cho sự xức dầu bên trong, mà chỉ lặp lại những gì sự xức dầu đã nói rồi. Vì chúng ta bệnh hoạn và không bình thường về mặt thuộc linh, và vì chúng ta không quan tâm đến sự dạy dỗ bên trong, nên Chúa dùng những đầy tớ của Ngài lấy lời Kinh Thánh để lặp lại ở bên ngoài những gì sự xức dầu đã phán bên trong. Sự xức dầu của Chúa đã dạy dỗ chúng ta ở bên trong, nên chúng ta phải bắt đầu lắng nghe từ bên trong. Chúng ta phải thấy rằng sự dạy dỗ bên trong và sự dạy dỗ bên ngoài đem lại ích lợi cách hỗ tương. Tuy nhiên, sự dạy dỗ bên ngoài không được thay thế sự dạy dỗ bên trong. Lời phán bên trong thì sống động và liên quan đến sự sống. Đó là đặc điểm của giao ước mới. Người nào thuộc về Đức Chúa Trời cũng phải lưu ý đến vấn đề này.
Đến đây chúng tôi phải nói đôi lời nhắc nhở các anh chị em. Khi giúp đỡ những người khác, chúng ta đừng bao giờ truyền cho họ “Mười Điều Răn”, cũng đừng dạy dỗ họ cách chủ quan phải làm điều này hay tránh điều kia. Chúng ta không nên nói với những cá nhân về ý muốn của Đức Chúa Trời theo cách các tiên tri thời Cựu Ước từng làm. Đó là vì trong Tân Ước, các tiên tri chỉ dành cho hội thánh chứ không dành cho các cá nhân. Một tiên tri thời Tân Ước chỉ có thể nêu lên nguyên tắc về ý muốn đã được Đức Chúa Trời ấn định. Người ấy không nên nêu rõ ý muốn của Đức Chúa Trời cho một cá nhân. Tất cả chúng ta, những người thuộc về Đức Chúa Trời, đều phải học tập nhận lấy sự dạy dỗ của sự xức dầu bên trong, bằng không thì đó chẳng phải là giao ước mới. Chúng ta chỉ có thể xác nhận những gì Đức Chúa Trời đã phán trong con người rồi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là lặp lại những gì Đức Chúa Trời đã dạy dỗ ở bên trong rồi. Đi xa hơn là vượt quá giao ước mới. Một mặt, chúng ta cần phải khiêm nhường tiếp nhận lời dạy của những người dạy dỗ chúng ta trong Chúa. Tuy nhiên, lời dạy mà chúng ta nhận được cũng phải là sự dạy dỗ của sự xức dầu bên trong mình. Nếu không, đó chẳng phải là giao ước mới. Chúng ta phải ghi nhớ rằng văn tự giết chết, nhưng chỉ Linh mới ban sự sống (2 Cô. 3:6).
Tâm Trí Phải Được Đổi Mới
Sự xức dầu của Chúa ở trong trực giác của linh chúng ta và dạy dỗ chúng ta về mọi sự, nhưng đôi khi tâm trí chúng ta không thể hiểu được cảm nhận trong linh. Do đó, tâm trí chúng ta phải được đổi mới. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể hiểu được những gì sự xức dầu đang dạy dỗ mình. La Mã 12:2 cho chúng ta thấy rằng trước hết tâm trí phải được đổi mới và biến đổi; rồi chúng ta mới có thể thử nghiệm ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là gì. Cô-lô-se 1:9 cho thấy rằng trước hết chúng ta phải có sự hiểu biết thuộc linh; sau đó chúng ta mới được đầy dẫy sự hiểu biết trọn vẹn về ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, sự đổi mới tâm trí thật trọng yếu. Nếu tâm trí mình chưa được đổi mới, thì chúng ta không thể biết cũng như không thể hiểu sự dạy dỗ của sự xức dầu. Mặt khác, nếu tâm trí chưa được đổi mới, chúng ta sẽ xem những ý tưởng bất chợt được bắn vào tâm trí mình như tia sáng là sự hướng dẫn của Chúa bên trong mình. Chúng ta cũng sẽ xem những ý niệm vô căn cứ và lý thuyết hão là ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ xem những khải tượng và giấc mơ vô lý, vô giá trị là những lời Chúa phán với mình và là khải thị đến từ Ngài. Những điều đó có hại chứ không có ích lợi gì.
Chúng tôi thừa nhận và tin rằng đôi khi Chúa mở lỗ tai chúng ta qua những khải tượng và giấc mơ như được đề cập trong Gióp 33:15-16, nhưng chúng tôi không chấp nhận cũng không tin rằng những ý tưởng lộn xộn, hay những khải tượng và giấc mơ vô lý, vô giá trị là ra từ Chúa. Vì vậy, đổi mới tâm trí thật trọng yếu trong việc hiểu biết sự dạy dỗ của sự xức dầu. Đến đây, câu hỏi là: Làm thế nào tâm trí có thể được đổi mới? Tít 3:5 nói về sự đổi mới của Thánh Linh. La Mã 12:1-2 nói rõ rằng trước hết chúng ta phải trình dâng thân thể mình là một sinh tế sống; sau đó chúng ta có thể được biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí. Từ điểm này, chúng ta nhận thấy rằng sự đổi mới tâm trí đặt nền tảng trên sự dâng mình. Ê-phê-sô 4:22-23 cho thấy rằng muốn đổi mới linh của tâm trí thì trước hết trong kinh nghiệm của mình chúng ta phải cởi bỏ người cũ về cách sống trước kia của mình. Điều này cho thấy rằng đổi mới tâm trí là điều gì đó được thực hiện qua thập tự giá. Ê-phê-sô 4:23 chép: “Lại phải đổi mới trong tinh thần (hay: linh) của tâm trí mình”. Vậy nên, rõ ràng là sự đổi mới bắt đầu từ linh rồi lan vào trong tâm trí. Chúng tôi đã nêu lên trước đây rằng công tác của Thánh Linh bắt đầu từ trung tâm và lan ra bên ngoài. Nếu tấm lòng, tức phần sâu thẳm nhất của con người, có nan đề và nan đề ấy không được giải quyết, thì tâm trí không thể nào được đổi mới. Vì vậy, Thánh Linh trước hết đổi mới linh của tâm trí rồi mới đổi mới tâm trí.
Tóm lại, vì Đức Chúa Trời thúc ép, nên chúng ta trình dâng thân thể mình làm một sinh tế sống. Sau đó, trong kinh nghiệm của chúng ta, Thánh Linh dùng thập tự giá khiến chúng ta vận dụng ý chí mà cởi bỏ người cũ về lối sống trước kia của mình, để nhờ sự sống Ngài vào trong chúng ta cách trọn vẹn hơn mà linh và tâm trí của chúng ta có thể được đổi mới. Sự đổi mới ấy là công tác lâu dài và liên tục của Thánh Linh. Khi đến điểm này, chúng ta cần cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời vì mọi sự đều là công tác của ân điển Ngài. Chúng ta không phải làm gì ngoài ra là nhận lấy ân điển Ngài, ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài. Chúng tôi lặp lại rằng sự xức dầu của Chúa ở trong chúng ta, đang dạy dỗ chúng ta trong mọi sự. Đó là một sự kiện có thật và rõ ràng. Luật của sự sống trong chúng ta hoàn toàn không cần sự dạy dỗ nào của con người. Đó không phải là nói quá. Kinh Thánh thật sự đã nói như vậy. Nhưng mặt khác, chúng ta cần đề phòng kẻo bị lừa dối và tránh đi đến chỗ cực đoan. Chúng ta cần kiểm lại những cảm xúc bên trong của mình qua lời Kinh Thánh.
Kiểm Lại Cảm Nhận Bên Trong Của Chúng Ta Qua Kinh Thánh
Thánh Linh là Linh của lẽ thật (Gi. 14:17). Ngài dẫn dắt chúng ta vào trong mọi lẽ thật (Gi. 16:13). Vì vậy, nếu cảm nhận bề trong của chúng ta ra từ Thánh Linh, thì cảm nhận ấy phải tương hợp với những gì Kinh Thánh nói. Nếu những cảm nhận bên trong không phù hợp với lời Kinh Thánh, thì cảm nhận ấy không chính xác. Chúng ta biết cảm nhận ở bên trong thì sống động, và chúng ta cũng biết Kinh Thánh ở bên ngoài thì chính xác. Nếu chỉ có lời Kinh Thánh, chúng ta chỉ có sự chính xác và an toàn, chứ không có sự sống. Mặt khác, chỉ có cảm nhận bề trong thì có thể sống động, nhưng không chính xác, hay có thể sống động, nhưng không an toàn. Kinh nghiệm của chúng ta cần giống như chiếc xe lửa, có năng lực bên trong đầu máy và đường rày bên ngoài. Nếu chỉ có đường rày bên ngoài mà thiếu năng lực bên trong đầu máy, thì xe lửa sẽ không chuyển động được. Mặt khác, nếu chỉ có năng lực bên trong đầu máy mà bên ngoài không có đường rày, thì xe lửa sẽ chạy lung tung và gây ra tai nạn. Kinh Thánh cho thấy rằng khi dân Israel ra khỏi Ai-cập, ban ngày họ có trụ mây còn ban đêm thì có trụ lửa để dẫn dắt họ. Khi tình trạng thuộc linh của chúng ta bình thường, chúng ta bước đi trong ánh sáng của ban ngày. Tuy nhiên, tình trạng thuộc linh của chúng ta không phải luôn luôn được như vậy. Kinh Thánh cũng nói rằng Lời Đức Chúa Trời là ngọn đèn cho chân chúng ta và là ánh sáng cho đường lối chúng ta (Thi. 119:105). Không có ban đêm thì không cần đến đèn và ánh sáng. Khi chúng ta trong sáng ở bên trong, thì cảm nhận bề trong của chúng ta sẽ rõ ràng và chắc chắn. Khi chúng ta tối tăm ở bên trong, thì cảm nhận bề trong của chúng ta sẽ lờ mờ và không chắc chắn. Khi ấy, chúng ta cần phải dùng lời Kinh Thánh để xác minh cảm nhận bề trong của mình.
Sự sống cộng với lẽ thật tương đương với quyền năng thật. Sự sống và lẽ thật đem đến sức mạnh chắc chắn. Chúng ta cần bước đi trên con đường an toàn của sự sống và lẽ thật. Mỗi hành động, tư tưởng và quyết định đều cần được kiểm lại theo lời trong Kinh Thánh, để chúng ta có thể tiến lên mà không bị lệch lạc.
Hai Cách Để Biết Đức Chúa Trời
Xin chúng ta đọc lại Hê-bơ-rơ 8:11: “Họ sẽ chẳng cần mỗi người dạy kẻ lân cận mình và anh em mình, rằng: Hãy nhận biết Chúa, vì họ hết thảy, từ kẻ nhỏ cho đến kẻ lớn, đều sẽ biết Ta”. Câu này cho biết rằng là dân Đức Chúa Trời trong luật của sự sống, chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời mà không cần sự dạy dỗ nào của loài người. Câu này dùng chữ “biết” hai lần. Lần thứ nhất nói về việc loài người dạy dỗ nhau để biết Chúa. Lần thứ hai thì nói rằng từ kẻ nhỏ đến kẻ lớn hết thảy đều biết Chúa. Chữ biết thứ nhất chỉ về sự hiểu biết thông thường; chữ biết thứ hai chỉ về sự hiểu biết trong trực giác. Sự hiểu biết thông thường mang tính cách khách quan, tức sự hiểu biết bề ngoài, trong khi sự hiểu biết thuộc trực giác thì mang tính cách chủ quan, tức sự hiểu biết bề trong.
Chúng ta có thể minh họa điểm khác biệt giữa sự hiểu biết thông thường và sự hiểu biết thuộc trực giác như sau. Giả sử, đường và muối được đặt trước mặt chúng ta. Đường và muối dường như giống nhau. Cả hai đều trắng và mịn, nhưng khi nếm thì chúng ta biết được cái nào là đường và cái nào là muối. Đường có vị của đường, và muối có vị của muối. Mặc dầu chúng ta có thể dùng mắt để phân biệt đường và muối, nhưng làm như vậy không chính xác bằng nếm.
Sự hiểu biết của chúng ta về Đức Chúa Trời cũng như vậy. Sự hiểu biết bề ngoài chỉ là sự hiểu biết thông thường, nhưng sự hiểu biết bề trong là sự hiểu biết chính xác. Khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nếm biết chính Ngài bên trong mình, thì chúng ta kinh nghiệm sự vui mừng không thể tả được. Thi Thiên 34:8 chép: “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao!” Thật là tuyệt diệu! Chúng ta có thể nếm thử Đức Chúa Trời! Hê-bơ-rơ 6:4-5 chép: “... kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm ân tứ trên trời, đã có phần trong Thánh Linh, đã nếm lời lành của Đức Chúa Trời, và các quyền năng của đời tương lai”. Câu này cho chúng ta thấy rằng những điều thuộc linh cần được nếm thử. Cảm tạ Đức Chúa Trời, đặc tính của giao ước mới không những làm cho chúng ta có khả năng nếm biết những điều thuộc linh, mà còn làm cho chúng ta có khả năng nếm biết chính Đức Chúa Trời. Đây thật là một ơn phước và vinh quang lớn lao!
Ba Bước Để Biết Đức Chúa Trời
Theo Kinh Thánh, [tiến trình] con người biết Đức Chúa Trời có thể được chia thành ba bước. Thi Thiên 103:7 chép: “Ngài bày tỏ cho Môi-se đường lối Ngài. Và cho Israel biết các công việc Ngài”. Chữ “đường lối” trong câu này chính là chữ được dùng trong Ê-sai 55:8. Dân Israel chỉ biết công việc của Đức Chúa Trời, nhưng Môi-se thì biết đường lối của Ngài. Rõ ràng là sự hiểu biết của Môi-se về Đức Chúa Trời tiến bộ hơn sự hiểu biết của con dân Israel. Nhưng sự hiểu biết trong trực giác được đề cập trong Hê-bơ-rơ 8:11 còn tiến bộ hơn sự hiểu biết đường lối Đức Chúa Trời. Biết trong trực giác là biết bản chất của Đức Chúa Trời, là biết chính Đức Chúa Trời. Nếu đọc chung hai câu Kinh Thánh vừa đề cập với nhau, chúng ta có thể nhận thấy rằng [tiến trình] chúng ta biết Đức Chúa Trời có thể được chia thành ba bước. Bước thứ nhất là biết công việc của Đức Chúa Trời; bước thứ hai là biết đường lối của Đức Chúa Trời; và bước thứ ba là biết chính Đức Chúa Trời. Biết công việc và đường lối của Đức Chúa Trời chỉ là sự hiểu biết bề ngoài, nhưng sự hiểu biết bề trong về bản chất của Đức Chúa Trời và biết chính Ngài là sự hiểu biết sâu xa hơn. Đây là điều quí báu nhất. Bây giờ, chúng ta hãy lần lượt xem xét ba bước này.
Biết Công Việc Của Đức Chúa Trời
Biết công việc của Đức Chúa Trời có nghĩa là biết những phép lạ và việc làm kỳ diệu mà Ngài thực hiện. Chẳng hạn, con dân Israel tại xứ Ai-cập đã chứng kiến mười tai vạ Đức Chúa Trời giáng xuống (Xuất. 7—11). Một ví dụ khác là trường hợp Đức Chúa Trời đưa đến một trận gió lớn thổi từ hướng đông, khiến nước của Biển Đỏ rút xuống trong một đêm đến nỗi nước bị rẽ ra và biển trở nên đất khô (Xuất. 14:21). Hai ví dụ khác là con dân Israel nhận được nước sống chảy ra từ vầng đá bị vỡ trong đồng vắng (Xuất 17:6) và hằng ngày nhận được ma-na ban xuống từ trời (Xuất. 16:35). Tất cả những điều ấy đều là công việc của Đức Chúa Trời. Cũng vậy, việc cho năm ngàn người ăn với năm ổ bánh và hai con cá (Gi. 6:9-12), người mù được sáng mắt, người què đi được, người phung được sạch, người điếc nghe được và người chết được sống lại (Mat. 11:5) đều là công việc của Đức Chúa Trời. Ngày nay, một số người đã được Đức Chúa Trời chữa lành bệnh, hay được Đức Chúa Trời bảo vệ mà tránh được hiểm nguy trong lúc đi đường. Tất cả những điều đó đều là công việc của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu chỉ biết công việc của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể được kể là biết Đức Chúa Trời. Loại biết như vậy thật nông cạn và có tính cách bề ngoài.
Biết Đường Lối Đức Chúa Trời
Biết đường lối Đức Chúa Trời là biết nguyên tắc theo đó Đức Chúa Trời thực hiện công việc. Chẳng hạn, khi Áp-ra-ham cầu nguyện cho Sô-đôm, ông cầu nguyện bằng cách đứng về phía sự công chính của Đức Chúa Trời. Ông biết rằng vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời công chính, nên Ngài không thể hành động ngược lại với sự công chính của Ngài. Điều đó có nghĩa là Áp-ra-ham biết đường lối Đức Chúa Trời làm việc. Một ví dụ khác có thể được thấy nơi sự kiện Môi-se nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-hô-va được tỏ ra, và bảo A-rôn: “Hãy cầm lấy lư hương để lửa từ trên bàn thờ vào, bỏ hương lên trên, mau mau đi đến hội chúng và làm lễ chuộc tội cho họ; vì sự thạnh nộ của Đức Giê-hô-va đã nổi lên, và tai vạ đã phát khởi. A-rôn bèn cầm lấy lư hương y như Môi-se đã biểu, chạy đến giữa hội chúng; kìa, tai vạ đã phát khởi giữa dân sự” (Dân. 16:46). Điều này có nghĩa là Môi-se biết đường lối của Đức Chúa Trời. Ông biết nếu con người hành động theo cách nào, thì Đức Chúa Trời sẽ đáp ứng theo cách nào.
Sa-mu-ên nói với Sau-lơ rằng: “Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực” (1 Sa. 15:22). Đây chỉ về việc biết đường lối của Đức Chúa Trời. Một ví dụ nữa là trường hợp Đa-vít không chịu dâng lên của lễ thiêu mà không bị tốn kém gì (2 Sa. 24:24). Đây cũng chỉ về việc biết đường lối của Đức Chúa Trời.
Biết Chính Đức Chúa Trời
Biết bản chất của Đức Chúa Trời có nghĩa là biết chính Đức Chúa Trời. Tôi đã đề cập trước đây là mỗi loại sự sống đều có đặc tính riêng của nó. Cá có các đặc tính cá, và chim có các đặc tính chim. Sự sống của Đức Chúa Trời cũng có đặc tính riêng. Đặc tính ấy là bản chất của Ngài. Bản chất của Ngài là tốt lành, ngay thẳng (Thi. 25:8; 86:5; Mat. 19:17) và thánh khiết (Công. 3:14; 2 Cô. 1:12). Bản chất ấy sẽ bày tỏ chính Đức Chúa Trời qua ánh sáng. Khi được sinh lại, chúng ta nhận được sự sống và bản chất của Đức Chúa Trời. Khi chạm đến bản chất của Ngài trong chúng ta, chúng ta cũng chạm đến chính Đức Chúa Trời trong chúng ta. Đó là biết chính Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, khi phạm tội, lương tâm chúng ta cảm thấy phải xử lý tội lỗi ấy, và chỉ khi nào tội lỗi ấy được xử lý thì mới có thể có sự bình an. Tuy nhiên, ở bên trong chúng ta có một cảm nhận thánh khiết, một cảm nhận thậm chí còn sâu xa hơn lương tâm. Sâu thẳm bên trong [chúng ta] ghê tởm và căm ghét chính tội. Loại căm ghét ấy đến từ bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời. Khi con người chạm đến chính Đức Chúa Trời, sự hiểu biết của con người về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không thể nào mô tả được. Đôi khi cảm nhận của chúng ta cũng giống như của Gióp: “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài: Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, và ăn năn trong tro bụi” (Gióp 42:5-6).
Dưới ánh nắng chói lòa, thậm chí một hạt bụi cũng bị lộ ra. Cũng vậy, trong sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, sự ô uế của chúng ta luôn luôn được lộ ra. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi Phi-e-rơ gặp chính Chúa, ông đã phủ phục nơi đầu gối Chúa và thưa: “Chúa ơi, xin lìa khỏi tôi, vì tôi là người có tội” (Lu. 5:8). Mặc dầu nhiều khi lương tâm không cáo trách chúng ta về lời nói và hành động của mình, nhưng bên trong chúng ta vẫn có cảm nhận khó chịu, một cảm nhận không nói “a-men”. Đó là cảm nhận của bản chất thuộc sự sống Đức Chúa Trời, và vượt quá cảm nhận của lương tâm. Nếu đã học tập và sẵn lòng vâng phục, thì khi ấy chúng ta chạm đến chính Đức Chúa Trời. Vào những lúc như vậy, chúng ta sẽ biết chính Đức Chúa Trời.
Phao-lô nói với các tín đồ Cô-rin-tô rằng: “[Chúng tôi] chịu lao khổ, dùng chính tay mình làm việc. Khi bị mắng nhiếc, thì chúng tôi chúc phước; khi bị bắt bớ, thì chúng tôi nhịn chịu; khi bị hủy báng, thì chúng tôi khuyên lơn; đến nay người ta vẫn coi chúng tôi như rác rến của thế gian, cặn bã của muôn vật” (1 Cô. 4:12-13). Điều này cho thấy không những sự sống của Đức Chúa Trời là như vậy, mà bản chất của sự sống ấy cũng như vậy. Khi Phao-lô chạm đến bản chất ấy của Đức Chúa Trời, ông chạm đến chính Đức Chúa Trời. Đó là lúc ông biết chính Đức Chúa Trời.
Sau đây là một câu chuyện có thật. Có hai anh em kia làm nghề nông và cũng là Cơ Đốc nhân; họ trồng lúa nơi một thửa ruộng nằm ở lưng đồi. Hằng ngày, hai anh em ấy dùng chân bơm nước vào ruộng của mình. Nhưng ngày nào người chủ thửa ruộng ở dưới thấp cũng lấy trộm nước của họ. Suốt bảy tám ngày, họ chịu đựng và không nói lời nào, nhưng bên trong họ không có sự vui mừng. Về sau, họ đến tương giao với một anh em là đầy tớ của Chúa. Anh em ấy khuyên họ: “Các anh nhẫn nhịn như vậy thì vẫn chưa đủ. Các anh cũng nên đi về tưới cho thửa ruộng của người trộm nước. Sau đó, hãy bơm nước vào các thửa ruộng của anh em”. Hai anh em ấy trở về và làm theo lời khuyên. Thật là kỳ lạ — càng làm như vậy thì họ càng cảm thấy sung sướng. Kết quả là người trộm nước cảm động. Người ấy chẳng những không còn trộm nước của họ nữa, mà còn đến xin lỗi họ. Trong trường hợp này, chúng ta nhận thấy họ có thể làm như vậy cách tự phát là vì họ làm điều ấy theo bản chất của Đức Chúa Trời. Giả như họ chỉ làm điều ấy theo cách bề ngoài, thì ở bên trong họ vẫn cảm nhận là mình sai trật. Sau đó, họ vẫn cảm thấy buồn bực ở bên trong. Chỉ những điều được thực hiện theo bản chất của Đức Chúa Trời mới làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu ở bên trong. Càng làm mọi sự theo cách như vậy, chúng ta sẽ càng ngợi khen Đức Chúa Trời, và càng biết chính Đức Chúa Trời.
Biết Đức Chúa Trời Trong Trực Giác Của Chúng Ta
Biết chính Đức Chúa Trời là ơn phước và sự vinh hiển lớn lao nhất trong giao ước mới. Chính Đức Chúa Trời không thể được biết bằng xác thịt, mà chỉ bằng trực giác. Chúng ta hãy xem Kinh Thánh nói gì về việc biết Đức Chúa Trời trong trực giác của mình. Giăng 17:3 chép: “Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha, tức là Chân Thần duy nhất, cùng Jesus Christ mà Cha đã sai đến”. Câu này nói với chúng ta rằng ai có sự sống đời đời đều biết Đức Chúa Trời và Chúa Jesus. Nói cách khác, khi nhận lãnh sự sống đời đời, một người nhận được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời trong trực giác, mà trước đó chưa từng nhận được sự hiểu biết ấy. Sự sống đời đời ấy có chức năng là khiến con người biết Đức Chúa Trời. Chúng ta biết Đức Chúa Trời, tức Đấng đã được tỏ ra cho chúng ta, nhờ sự sống ở bên trong. Chúng ta không như người dân của thành A-thên thờ một Thần chưa biết qua lý luận và suy luận (Công. 17:23). Vì vậy, nếu ai nói mình có sự sống đời đời mà chưa từng biết Đức Chúa Trời, thì lời tuyên bố của người ấy thật đáng ngờ; lời tuyên bố ấy chỉ theo văn tự. Nói mạnh hơn nữa thì người ấy không có sự sống đời đời. Nếu muốn biết Đức Chúa Trời thì trước hết chúng ta phải có sự sống đời đời.
1 Cô-rin-tô 2:11-12 chép: “Vì ngoài tâm linh ở trong người ta, thì ai trong vòng loài người biết được sự tình của người ta? Cũng một lẽ ấy, ngoài Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng một ai biết được sự tình của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta đã nhận lãnh, chẳng phải là linh của thế gian, bèn là Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu cho chúng ta có thể biết được những sự Đức Chúa Trời ban nhưng không cho chúng ta”. Câu này cho biết rằng nhờ Thánh Linh ở trong linh mình mà chúng ta có thể biết sự tình của Đức Chúa Trời. Sự tình của Đức Chúa Trời không thể được biết bằng tâm trí con người; con người không thể hiểu nổi những điều ấy bằng tư tưởng của mình, cũng không thể am hiểu những điều ấy bằng sự khôn ngoan riêng của mình. Vì vậy, Kinh Thánh chép: “Vả, người thuộc huyết khí không nhận được những sự thuộc Thánh Linh của Đức Chúa Trời, bởi sự ấy là ngu dại cho người, người cũng chẳng có thể biết được” (1 Cô. 2:14).
Ê-phê-sô 1:17-18 chép: “Xin Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Jesus Christ, là Cha vinh hiển, ban cho anh em tâm linh (nguyên văn: linh) của sự khôn ngoan và sự khải thị để thông biết Ngài, lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho anh em có thể biết được...” Các câu này cho biết rằng vị sứ đồ cầu nguyện để các tín đồ tại Ê-phê-sô là những người đã được tái sinh có thể nhận được linh của sự khôn ngoan và khải thị, và có thể có được sự hiểu biết trọn vẹn về Đức Chúa Trời trong trực giác của mình. Khó mà biết rõ linh của sự khôn ngoan và khải thị là một chức năng ẩn tàng trong linh của người tín đồ và sẽ được Đức Chúa Trời khai mở qua sự cầu nguyện, hay đó là Thánh Linh khiến người tín đồ lại nhận được sự khôn ngoan và khải thị trong linh mình qua sự cầu nguyện; dầu sao đi nữa, linh ấy của sự khôn ngoan và khải thị giúp người tín đồ hiểu biết trọn vẹn về Đức Chúa Trời. Trực giác của chúng ta cần sự khôn ngoan và khải thị. Chúng ta cần sự khôn ngoan để nhận biết những gì ra từ Đức Chúa Trời và những gì ra từ chính mình. Chúng ta cần sự khôn ngoan để biết các sứ đồ giả và thiên sứ giả của sự sáng (2 Cô. 11:13-14). Khi ban cho chúng ta sự khôn ngoan, Đức Chúa Trời không ban sự khôn ngoan cho tâm trí chúng ta, mà ban sự khôn ngoan cho linh chúng ta. Đức Chúa Trời muốn chúng ta có sự khôn ngoan trong trực giác của mình. Ngài muốn dẫn dắt chúng ta đến con đường của sự khôn ngoan qua trực giác. Chúng ta cần khải thị để thực sự biết Ngài. Linh của khải thị có nghĩa là Đức Chúa Trời hành động trong linh chúng ta và khiến trực giác chúng ta biết ý định và sự chuyển động của Đức Chúa Trời. Chỉ nhờ nhận được khải thị trong linh mà chúng ta có thể có sự hiểu biết trọn vẹn về Đức Chúa Trời.
Khi ban cho chúng ta linh của sự khôn ngoan và khải thị, Đức Chúa Trời không những giúp chúng ta có được sự hiểu biết trọn vẹn về Ngài trong trực giác của mình, mà còn soi sáng mắt của lòng chúng ta. Tại đây, mắt của lòng chúng ta chỉ về sự hiểu biết, tức dianoia, được tìm thấy trong Ê-phê-sô 4:18. Đây đơn giản là quan năng nhận thức và hiểu biết. Trong Ê-phê-sô 1:17-18, hai loại biết được đề cập. Loại thứ nhất là sự biết của trực giác, còn loại thứ hai là sự biết hay hiểu biết của tâm trí. Linh của khải thị thì ở trong phần sâu kín nhất của bản thể chúng ta. Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài trong linh chúng ta để chúng ta có thể có được sự hiểu biết trọn vẹn về Ngài qua trực giác. Tuy nhiên, loại biết này chỉ là sự biết trong trực giác — chỉ người bề trong biết được; người bề ngoài vẫn không biết được. Linh chúng ta vẫn cần soi sáng tâm trí chúng ta bằng ánh sáng để tâm trí chúng ta cũng có thể hiểu ý định của Linh, tức đem người bề ngoài đến chỗ hiểu biết. Vì vậy, khải thị bắt đầu nơi linh, và sau đó đến với tâm trí. Khải thị ở trong trực giác của linh, trong khi sự soi sáng thì ở trong tâm trí của hồn. Trong trực giác, chúng ta biết bằng cách cảm nhận, trong khi trong tâm trí, chúng ta hiểu bằng cách nhìn thấy. Vậy nên, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta linh của sự khôn ngoan và khải thị để có thể thực sự biết Ngài và thực sự hiểu Ngài.
Cô-lô-se 1:9-10 chép: “... xin cho anh em được đầy dẫy sự thông biết ý chỉ của Đức Chúa Trời trong mọi sự khôn ngoan, thông sáng (RcV: hiểu biết) thuộc linh, hầu cho anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đẹp lòng Ngài mọi đường, kết quả trong mọi việc lành, càng thêm lên trong sự thông biết (RcV: sự hiểu biết trọn vẹn về) Đức Chúa Trời”. Phân đoạn này cho thấy rằng chúng ta cần có sự khôn ngoan và hiểu biết thuộc linh để biết ý muốn của Đức Chúa Trời, thực hiện những điều làm Ngài đẹp lòng, và có sự hiểu biết trọn vẹn về Ngài. Chúng ta đã thấy rằng chính Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự khôn ngoan thuộc linh trong linh mình, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải có sự hiểu biết thuộc linh để hiểu khải thị Đức Chúa Trời đã ban cho trong trực giác của linh mình. Một mặt, trực giác của linh giúp chúng ta biết sự chuyển động của Đức Chúa Trời, nhưng mặt khác, sự hiểu biết thuộc linh giúp chúng ta biết ý nghĩa của sự chuyển động trong linh mình. Nếu đối với việc gì chúng ta cũng tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời trong linh mình, thì kết quả là chúng ta sẽ biết chính Đức Chúa Trời ngày càng hơn. Chúng ta sẽ lớn lên bởi sự hiểu biết trọn vẹn về Đức Chúa Trời. Điều đó sẽ khiến trực giác của chúng ta tăng trưởng không ngừng. Sự tăng trưởng của trực giác chính là sự lớn lên của sự sống. Sự sống càng lớn lên thì Đức Chúa Trời càng chiếm hữu chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận sự chuyển động của luật sự sống và huấn luyện linh mình để biết Đức Chúa Trời cách sâu xa hơn. Điều chúng ta cần có là sự hiểu biết trọn vẹn về Ngài. Chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mình linh của sự khôn ngoan và khải thị, và ban cho mình sự hiểu biết thuộc linh, để ngày ngày chúng ta có thể lớn lên bởi sự hiểu biết trọn vẹn về Đức Chúa Trời.
Ma-thi-ơ 5:8 chép: “Phước cho kẻ có lòng thuần khiết, vì sẽ thấy được Đức Chúa Trời!” Tại đây, chúng ta lại thấy vấn đề tấm lòng. Nếu lòng chúng ta thuần khiết và không phân tâm như được đề cập trong Gia-cơ 4:8, thì chúng ta sẽ thấy được Đức Chúa Trời. Nếu lòng chúng ta khao khát và ham muốn những gì khác hơn là chính Đức Chúa Trời, thì sẽ có một bức màn ở bên trong. Do đó, nhận thức của chúng ta về Đức Chúa Trời sẽ bị lu mờ. Vậy, mỗi khi chúng ta cảm thấy mờ mịt ở bên trong, điều quan trọng nhất là phải cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta thấy lòng mình có thuần khiết hay không.
Chúa Jesus nói: “Nếu ai thương yêu Ta, thì giữ đạo lời Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người, Chúng Ta đều đến cùng người và lập cư với người” (Gi. 14:23). Câu này bày tỏ rằng nếu chúng ta yêu thương và vâng phục Chúa, thì Đức Chúa Trời sẽ lập cư với chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta cảm nhận về sự hiện diện của Ngài. Điều này tương hợp với 1 Giăng 2:27 là câu bảo chúng ta phải cứ ở trong Chúa theo sự dạy dỗ của sự xức dầu. Điều này có nghĩa là khi bước đi theo sự dạy dỗ của sự xức dầu, thì chúng ta giữ lời Chúa. Khi ấy, chúng ta sẽ cứ ở trong Chúa, và Đức Chúa Trời sẽ lập cư với chúng ta. Loại vâng phục như vậy là do chúng ta yêu thương Đức Chúa Trời chứ không phải do bị người khác ép buộc.
Anh Lawrence từng nói rằng lòng chúng ta có thể biết chút gì về Đức Chúa Trời là nhờ tình yêu thương. Anh cũng nói rằng khoái cảm của lòng người thì khác với cảm xúc của con người. Lối thoát thích hợp của những cảm xúc là tình yêu, và đối tượng của tình yêu là Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta nên hát lên rằng:
Anh yêu quí bất cứ điều gì,
Thì anh chắc hẳn sẽ trở nên điều ấy;
Nếu anh yêu Đức Chúa Trời thì sẽ trở nên Đức Chúa Trời,
Còn nếu yêu bụi đất thì sẽ trở nên bụi đất.
Hãy bước ra thì Đức Chúa Trời sẽ bước vào;
Hãy chết đi, và để Ngài sống;
Hãy chấm dứt hiện hữu thì Ngài sẽ hiện hữu;
Hãy chờ đợi thì Ngài sẽ ban cho tất cả mọi sự.
Ồ, tôi nhận lấy thập tự giá của Christ
Vào trong lòng mình, để tôi có thể chết đối với bản ngã của mình,
Và sống lại đối với sự sống thần thượng của Ngài.
Để đem anh đến Đức Chúa Trời của mình,
Tình yêu là con đường ngắn nhất;
Con đường mà kiến thức dẫn đi
Chỉ là một con đường lòng vòng.
Hãy xua đuổi thế gian khỏi anh,
Thì lòng anh sẽ được đầy dẫy tình yêu của Đức Chúa Trời,
Và trở nên thánh khiết giống như Ngài.
(Thánh Ca, 477)
Tình yêu chắc chắn là lối thoát thích hợp nhất của những cảm xúc. Tình yêu không do dự. Chúng ta yêu thương Đức Chúa Trời vì Ngài đã yêu chúng ta trước (1 Gi. 4:19). Càng yêu Ngài, chúng ta sẽ càng đến gần Ngài. Càng đến gần Ngài, chúng ta sẽ càng biết Ngài. Càng biết Ngài, chúng ta sẽ càng yêu mến Ngài và càng khao khát Ngài.
Các thánh đồ khi xưa đã viết trong Thi Thiên rằng: “Đức Chúa Trời ôi! Linh hồn tôi mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe nước” (Thi. 42:1). Đó là lòng khao khát của những người đã nếm biết Đức Chúa Trời. Một con cái của Đức Chúa Trời từng nói rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một tấm lòng lớn đến nỗi chỉ có Ngài mới có thể làm cho đầy dẫy. Có lẽ chúng ta tưởng lòng mình nhỏ bé, nhưng những người đã nếm biết Đức Chúa Trời sẽ làm chứng rằng tấm lòng lớn đến nỗi không gì có thể làm cho đầy dẫy ngoại trừ chính Đức Chúa Trời. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể lấp đầy tấm lòng chúng ta. Hỡi anh chị em, lòng anh chị em khao khát Đức Chúa Trời bao nhiêu?
Bày Tỏ Đức Chúa Trời Ra Bên Ngoài
Việc chúng ta bày tỏ Đức Chúa Trời ra bên ngoài không thể nào vượt quá sự hiểu biết bề trong của mình. Mức độ chúng ta hiểu biết Đức Chúa Trời ở bên trong quyết định mức độ chúng ta bày tỏ Ngài ra bên ngoài. Nói cách khác, biểu hiện bên ngoài là kết quả của sự hiểu biết bên trong. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét vài khía cạnh của vấn đề này.
Bày Tỏ Trong Sự Dạn Dĩ Và Biện Biệt
Sứ đồ Phao-lô nói: “Nhưng khi Đức Chúa Trời, là Đấng đã biệt riêng tôi từ trong lòng mẹ và lấy ân điển gọi tôi, vui lòng bày tỏ Con của Ngài trong tôi, hầu cho tôi giảng Con ấy giữa người Ngoại bang, tức thì tôi chẳng bàn với thịt và huyết, cũng chẳng lên Giê-ru-sa-lem đến cùng những người đã làm sứ đồ trước tôi” (Ga. 1:15-17). Phân đoạn này cho thấy rằng lý do Phao-lô có sự dạn dĩ để rao giảng phúc âm cho các dân tộc là vì sự hiểu biết của ông về Con Đức Chúa Trời là bởi khải thị. Loại hiểu biết như vậy không thể có được nhờ xác thịt.
Khi biết Đấng Christ trong chính mình, một người cũng sẽ biết Đấng Christ trong những người khác. Đó là ý của Phao-lô khi ông nói: “Bởi đó cho nên từ nay chúng tôi không nhận biết ai theo xác thịt nữa” (2 Cô. 5:16). Những người biết con người theo xác thịt thì thấy có phần nào khó tiếp nhận sự cung ứng sự sống từ con người. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi những khuyết điểm nơi vẻ bề ngoài của con người. Nếu [thấy] có khuyết điểm gì nơi người khác, thì điều đó trở nên đề tài để họ chỉ trích và xét đoán, và cũng trở nên yếu tố để họ nuôi dưỡng tính kiêu ngạo của mình. Vì vậy, một người có thể biết Đấng Christ trong những người khác hay không tùy thuộc vào việc người ấy có biết Đấng Christ trong chính mình hay không. Phao-lô nói tiếp: “Dầu chúng tôi từng nhận biết Christ theo xác thịt, song hiện nay chẳng còn nhận biết Ngài cách ấy nữa” (2 Cô. 5:16). Sứ đồ Giăng nói: “Còn hễ linh nào không thừa nhận Jesus thì chẳng phải ra từ Đức Chúa Trời. Đó là linh của Anti-christ... Hỡi các con bé mọn, các con thuộc về Đức Chúa Trời, và đã thắng chúng rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (1 Gi. 4:3-4). Những người thực sự biết Đức Chúa Trời có thể biện biệt các sứ đồ giả (2 Cô. 11:13; Khải. 2:2), các tiên tri giả (Math. 24:11), các anh em giả (2 Cô. 11:26; Ga. 2:4), và các linh giả mạo là thiên sứ của sự sáng (2 Cô. 11:13-15). Mỗi khi chúng ta bị lừa dối thì chắc hẳn đó là vì chúng ta không nhận biết con người bởi Đấng Christ ở trong mình. Những người thực sự biết Đức Chúa Trời sẽ dạn dĩ tuyên bố: “Đấng ở trong chúng ta là lớn hơn linh của Anti-christ!”
Bày Tỏ Trong Sự Kính Sợ Đức Chúa Trời
Một người thực sự biết Đức Chúa Trời thì không những có sự dạn dĩ để làm chứng và không sợ linh của Anti-christ, mà còn đặc biệt kính sợ Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, nhiều khi, đường đi nước bước của Phao-lô trong công tác của ông bị Đức Chúa Trời ngăn cấm (Công. 16:6-7). Ông kính sợ Đức Chúa Trời. Một trường hợp khác cho thấy ông kính sợ Đức Chúa Trời là trong Công vụ các Sứ đồ 23:3-5; [bấy giờ] khi người ta nhắc nhở là ông đang khiển trách thầy tế lễ thượng phẩm, thì ông đã dịu lại. Thái độ đó có nghĩa là ông kính sợ Đức Chúa Trời.
Những người thực sự biết Đức Chúa Trời sẽ thắt lưng tâm trí mình (1 Phi. 1:13). Trong lời nói, thái độ và hành động của họ không có chút gì là lơi lỏng. Lý do họ thắt lưng như vậy không phải là vì họ có sức mạnh riêng của mình, mà là vì sự sống trong họ kiềm chế và ngăn cấm. Họ không những như vậy trước mặt người khác, mà ngay cả khi ở một mình họ cũng thắt lưng tâm trí mình. Mỗi khi lời nói và hành động của họ không tương hợp với sự sống bên trong, thì lời nói và hành động ấy bị ngăn cấm. Ngoài ra, mỗi khi chạm đến Đức Chúa Trời, thì họ trở nên mềm mại.
Những người lơi lỏng ở bên ngoài chắc hẳn là đã lơi lỏng ở bên trong trước. Những người lơi lỏng và thiếu kiềm chế, tiếp tục ở trong tình trạng cũ sau khi được cứu, khinh suất trong lời nói và hành động, là những Cơ Đốc nhân không kính sợ Đức Chúa Trời. Những người hành động thế này trước mặt người ta và thế kia sau lưng họ, thế này trên bục giảng và thế kia trong cuộc sống hằng ngày, là những người không kính sợ Đức Chúa Trời.
Kính sợ Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta không dám lơi lỏng ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ thời điểm nào hay trong bất cứ hành động nào. [Đó là] có thái độ kính sợ Đức Chúa Trời ở bên trong. Vì vậy, nếu có người xưng là thuộc về Đức Chúa Trời mà lời nói và hành động của người ấy không cho thấy người ấy kính sợ Đức Chúa Trời chút nào, thì chúng tôi thực sự lo ngại cho người ấy. Chúng tôi lo sợ cho người ấy vì sẽ đến ngày người ấy gặp mặt Đức Chúa Trời, mặc dầu ngày nay người ấy không biết Đức Chúa Trời trong ý thức của mình. Anh chị em ơi, nếu đó là trường hợp của mình, thì anh chị em cần nghe lời Đức Chúa Trời: “Vậy, bây giờ, hỡi các con bé mọn ta, hãy cứ ở trong Ngài, hầu cho nếu Ngài hiển hiện thì chúng ta được dạn dĩ, không đến đỗi hổ thẹn ở trước mặt Ngài lúc Ngài hiện đến” (1 Gi. 2:28).
Mỗi khi nghĩ đến sự kiện là một ngày kia mình sẽ thấy mặt Đức Chúa Trời, chúng ta có cảm thấy tự tin ở bên trong không? Trong tương lai, khi mọi sự đều được phơi bày trước mặt Chúa, có gì khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ không?
Bày Tỏ Trong Sự Thờ Phượng
Không người nào thực sự biết Đức Chúa Trời, mà không thờ phượng Ngài. Anh Lawrence nói: “Thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật là thừa nhận những gì Đức Chúa Trời ‘là’, và nhận ra chính chúng ta thực sự là gì. Thờ phượng Ngài trong lẽ thật là chân thành thừa nhận những gì Đức Chúa Trời ‘là’ trong lẽ thật — đó là nói lên sự hoàn hảo vô cùng, sự xứng đáng được yêu quí vô bờ bến, sự xa cách tội lỗi đến vô tận và những thuộc tính tương tự trong tất cả những thuộc tính Thần Thượng của Đức Chúa Trời. Con người mà chưa tận dụng hết sức lực của mình để dâng lên Đức Chúa Trời vĩ đại này sự thờ phượng Ngài đáng được nhận thì chưa được lý trí hướng dẫn bao nhiêu”.
Điều này cho thấy rằng chỉ người thực sự biết Đức Chúa Trời mới có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong lẽ thật. Chẳng hạn, mặc dầu sự hiểu biết của Gia-cốp về Đức Chúa Trời tại Bê-tên đã khiến ông kính sợ Đức Chúa Trời, nhưng đó chỉ là một loại hiểu biết bề ngoài. Do đó, lời thề của ông có kèm theo điều kiện và liên quan đến quyền lợi của chính mình (Sáng. 28:16-22). Nhưng khi đến Phê-ni-ên (Sáng. 32:24-32), thì sự hiểu biết của Gia-cốp về Đức Chúa Trời khác đi rất nhiều.
Anh chị em ơi, chúng ta thường nói mình cần thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng chính chúng ta biết Đức Chúa Trời sâu xa bao nhiêu? Bản ngã của chúng ta có thực sự sụp đổ chưa?
Bày Tỏ Trong Sự Tin Kính
Những người thực sự biết Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ Đức Chúa Trời. Đó là đời sống tin kính. Chính sự tin kính là một huyền nhiệm lớn. Từ khi Đức Chúa Trời được biểu lộ trong xác thịt (1 Ti. 3:16), huyền nhiệm lớn này đã được bày tỏ. Ồ, Jesus người Na-xa-rét là Đức Chúa Trời được biểu lộ trong xác thịt! Đấng vinh hiển ấy vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người đã biểu lộ sự sống thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngày nay, sự sống ấy ở trong chúng ta và cũng sẽ được biểu lộ qua chúng ta. Mục đích luật sự sống của Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta là để thực hiện đòi hỏi ấy. Chúng ta biết rằng sự tin kính không phải là một loại hành xác nào đó, mà là cảm nhận của sự sống. Sự tin kính là bản chất của sự sống Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi sứ đồ Phao-lô nói rằng những người thuộc về Chúa cần phải theo đuổi sự công chính, sự tin kính, đức tin, tình yêu, sự bền chịu và sự nhu mì, thì ông bao gồm sự tin kính (1 Ti. 6:11).
Khi chúng ta được tái sinh, theo quyền năng thần thượng của Ngài, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi sự liên quan đến sự sống và sự tin kính (2 Phi. 1:3). Ngoài ra, sự tin kính ấy có lời hứa về đời sống hiện tại và đời sống sắp đến (1 Ti. 4:8). Chúng ta biết rằng điều Chúa hứa ban cho chúng ta là sự sống đời đời (1 Gi. 2:25; Tít 1:2). Khi tin nơi Con Đức Chúa Trời, chúng ta nhận được sự sống đời đời ấy (1 Gi. 5:13). Tuy nhiên, ngày nay sống bày tỏ sự sống đời đời, tức bày tỏ sự sống đời đời ấy trong tư tưởng, lời nói, thái độ và hành động của mình, thì tùy thuộc vào quyền năng hành động của sự sống ấy bên trong chúng ta. Vì vậy, sứ đồ Phao-lô nói: “Cũng bởi cớ ấy mà chúng ta lao khổ và chiến đấu, vì đã đặt hi vọng ta nơi Đức Chúa Trời hằng sống, là Cứu Chúa của mọi người, nhứt là của kẻ tin” (1 Ti. 4:10).
Bên trong mình, chúng ta đã có sự sống tin kính của Đức Chúa Trời rồi, nhưng để biểu lộ bản chất của sự sống ấy, chúng ta cần tự luyện tập về sự tin kính (1 Ti. 4:7). Chúng ta biết rằng kính sợ Đức Chúa Trời là vấn đề thái độ. Đó có nghĩa là chúng ta sợ bản ngã của mình xen vào bất cứ điều gì mình làm. Chúng ta sợ phạm tội đối với Đức Chúa Trời. Mặt khác, tin kính có nghĩa là chúng ta để Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài ra qua mọi việc chúng ta làm. Về mặt tiêu cực, tự luyện tập về sự tin kính có nghĩa là khước từ mọi sự bất kỉnh (Tít 2:12), tức những sự không phù hợp với Đức Chúa Trời. Về mặt tích cực, chúng ta cần để Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài ra qua mọi sự. Tin kính như vậy không phải là một loại hành xác. Đây không phải là vấn đề khóa chặt cửa nẻo và nhắm mắt làm ngơ đối với mọi sự, mà là vấn đề tiếp tục ở trong Chúa theo sự dạy dỗ của sự xức dầu, và học tập để luật của sự sống biểu lộ bản chất của sự sống Đức Chúa Trời trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta (1 Ti. 2:2). Loại luyện tập về sự tin kính như vậy ích lợi hơn luyện tập thân thể.
Mặc dầu ngày nay chúng ta không thể hoàn toàn kinh nghiệm sự sống đời đời này, nhưng nếu ngày ngày kinh nghiệm sự sống ấy thì một ngày kia chúng ta sẽ hoàn toàn giống Ngài; khi ấy thân thể chúng ta được cứu chuộc, và chúng ta sẽ vui hưởng sự sống đời đời cách trọn vẹn. Đây là mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Đây là vinh quang của giao ước mới. Chúng ta cần ngợi khen Chúa với tấm lòng tràn đầy hi vọng.
Chúng ta cũng cần nhận thức rằng có một điều tất cả những người muốn sống cách tin kính trong Christ Jesus không thể tránh được. Phao-lô nói với Ti-mô-thê rằng: “Nhưng con đã noi theo sự dạy dỗ, phẩm hạnh, chí hướng, đức tin, kiên khổ, thương yêu, nhẫn nại, bắt bớ, khốn khổ của ta, là những điều xảy đến cho ta tại An-ti-ốt, Y-cô-ni và Lít-trơ...” (2 Ti. 3:10-11). Một số người có thể nghĩ rằng vì Phao-lô là một sứ đồ nên không thể tránh những sự bắt bớ ấy, nhưng Phao-lô nói tiếp: “Chẳng những thế thôi, song mọi người muốn sống cách tin kính trong Christ Jesus đều sẽ bị bắt bớ” (c. 12).
Không những một vị sứ đồ không thể tránh khỏi bắt bớ, mà bất cứ người nào quyết định sống cách tin kính trong Christ Jesus cũng đều bị bắt bớ. Nếu trong cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta chỉ dễ dãi một chút, tự mãn một chút, tinh ranh và khéo giao thiệp một chút, khôn khéo bảo vệ chính mình, hùa theo những tập tục thế gian, hòa mình với những người khác, nhượng bộ trong vấn đề lẽ thật, thỏa hiệp với những người không chịu trả giá; nếu chúng ta làm vừa lòng người khác với giá phải trả là [hi sinh] các lẽ thật, không tìm kiếm tiếng nói ở bên trong, và không vâng theo cảm nhận bề trong, thì chúng ta có thể làm một Cơ Đốc nhân, nhưng sẽ là một Cơ Đốc nhân thiếu vắng sự bắt bớ. Vì nếu chúng ta giống như mọi người khác thì còn ai bắt bớ chúng ta?
Chúng ta không nên nghĩ rằng các Cơ Đốc nhân chịu nhiều bắt bớ là những người thiếu may mắn nên mới sinh ra không đúng lúc và chịu số phận là phải bị chống đối. Trái lại, thật ra những Cơ Đốc nhân không bị bắt bớ là những người không sống cách tin kính trong Christ Jesus; bằng không, họ đã không thể tránh khỏi bị bắt bớ. Do đó, một người tín đồ từng nói rằng: “Những tín đồ thuộc linh nhất mình đầy những vết sẹo; những người tuận đạo đội mão miện lấp lánh ánh lửa”. Tuy nhiên, chúng ta không cần sợ hãi, vì Chúa hoặc sẽ thêm sức cho chúng ta, giúp chúng ta có khả năng chịu đựng, hoặc sẽ giải cứu chúng ta khỏi tất cả những nỗi khổ (1 Cô. 10:13; 2 Cô. 1:8-10; 2 Ti. 3:11).
Đến đây, chúng ta cũng cần nêu lên rằng luyện tập về sự tin kính, hay sống cách tin kính trong Christ Jesus, là một sự theo đuổi thuộc linh và là một sự tuôn tràn sự sống. Một số biểu hiện của sự luyện tập như vậy là bình thường nên không cần đề cập ở đây. Nhưng chúng tôi sẽ nêu lên những biểu hiện có thể được xem là tình trạng bệnh hoạn và là khuyết điểm.
1. Lười Biếng
Dường như một số Cơ Đốc nhân bẩm sinh là lười biếng. Họ không thích lao khổ, cũng không thích công tác. Họ dùng những lời lẽ thuộc linh và lời cầu nguyện làm chỗ ẩn náu cho tính lười biếng của mình. Một anh em kể với chúng tôi về một chị em nọ không thích làm việc. Chị hoặc viện cớ là không biết cách làm hoặc viện cớ là không có sức để làm. Lần kia, có người sắp đặt chị hái hoa trong vườn và cắm vào lọ hoa. Ít ngày sau chị không làm nữa, viện lẽ là công việc ấy không thuộc linh. Đó là một tình trạng bệnh hoạn, chứ không phải sự tin kính.
2. Cứng Nhắc
Có những Cơ Đốc nhân nghĩ rằng sự tin kính có nghĩa là trở nên cứng nhắc. Cứng nhắc như vậy làm cho họ có cái vẻ thiếu tự nhiên. Một anh em từng gặp người kia cứ cúi đầu xuống hay ngửng đầu lên trời mỗi khi nói ít lời. Người ấy làm ra vẻ tin kính. Người anh em kể câu chuyện ấy nói anh cảm thấy muốn la lên với người đó rằng: “Anh ơi, đừng làm bộ làm tịch như vậy nữa!” Chúng ta đều biết sự sống là gì; sự sống mang tính cách tự nhiên. Linh của một người cứng nhắc khó mà biểu lộ; vì vậy, Đức Chúa Trời cũng không thể biểu lộ. Do đó, mỗi khi tự luyện tập về sự tin kính, chúng ta cần phải sống động và tươi mới. Đức Chúa Trời phải biểu lộ qua lời nói và thái độ của chúng ta.
3. Lạnh Lùng
Chúng tôi đã nêu lên trước đây rằng nếu sống cách tin kính trong Christ Jesus thì chúng ta sẽ bị bắt bớ. Điều này có nghĩa là những người không muốn phạm tội đối với Đức Chúa Trời để làm vui lòng người ta thì sẽ gặp phải những sự bắt bớ. Tuy nhiên, làm như vậy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến tình yêu thương hay phép lịch sự đối với những người khác.
Một chị em kia đi lên núi. Trên đường, một chị em khác chào chị và hỏi chị đi đâu. Chị ngước mắt lên trời và lạnh lùng đáp: “Tôi đi gặp Đức Chúa Trời”. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng một sự tin kính tự tạo như vậy và thái độ lạnh lùng, vô tình ấy sẽ thu hút những người khác khao khát Đức Chúa Trời.
4. Thụ Động
Một số Cơ Đốc nhân ngưỡng mộ bà Guyon và anh Lawrence (là người thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời) tìm cách thực hành sự tin kính như hai người ấy. Đây là điều đáng được tôn trọng, thậm chí đó là điều đáng mong mỏi. Tuy nhiên, đáng tiếc là những người khác bắt chước họ và trở nên thụ động. Tại sao chúng tôi lại nói họ học tập nhưng lại rơi vào tình trạng thụ động? Lý do là vì họ thường không thể nghe những gì người khác nói. Lờ đi những lời nói tầm phào của người khác là đúng, nhưng không để ý đến những điều quan trọng người khác nêu lên là gây tổn thương cho người khác. Những người thực hành sự tin kính và đồng thời trở nên thụ động thì không thể hiểu những gì người khác nói, cũng không tỏ ra quan tâm đến công việc của người khác. Thế nhưng, họ lại nghĩ rằng mình đang vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nếu tình trạng đó là bình thường, thì làm sao anh Lawrence có thể đảm đương công việc giữa tiếng ồn ào loảng xoảng trong khung cảnh bận rộn quanh mình? Nếu có người xin anh cái dĩa mà anh lại đưa cái muỗng, nếu anh không nghe được lời yêu cầu đầu tiên của người ta, cũng không thể hiểu lời yêu cầu mà người ta lặp lại, thì tình trạng đó không gây khó khăn cho những người khác sao? Vì vậy, chúng tôi phải nói rằng thực hành sự tin kính bằng cách trở nên thụ động là không bình thường.
Anh chị em ơi, Chúa chúng ta là Lời đã trở nên xác thịt và đóng trại ở giữa chúng ta, đầy ân điển và thực tại (Gi. 1:14). Đây là một khải thị lớn về sự tin kính. Phao-lô, người đã nói với Ti-mô-thê rằng chỉ sự tin kính là ích lợi cho mọi việc (1 Ti. 4:8), cũng chính là người đã nói: “Nào có ai yếu đuối, mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp phạm, mà tôi chẳng như nung như đốt ư?” (2 Cô. 11:29). Ông cũng làm việc bằng chính đôi tay của mình (1 Cô. 4:12), và đã lao khổ nhiều hơn tất cả các sứ đồ (1 Cô. 15:10). Anh chị em ơi, đó là tấm gương cho chúng ta. Chúng ta cần phải tôn trọng Phao-lô và học hỏi nơi ông.
Một Bài Thánh Ca Cầu Nguyện
Tự luyện tập về sự tin kính là để sự sống tin kính ấy bày tỏ chính nó và trở nên một đời sống tin kính, cho đến một ngày chúng ta hoàn toàn trở nên giống như Đức Chúa Trời. Có một bài thánh ca là lời cầu nguyện bày tỏ thích đáng sự theo đuổi này. Chúng tôi in bài thánh ca ấy ở đây như lời cầu nguyện của chúng ta.
Ô Đấng cứu chuộc đầy ơn phước, được trở nên giống như Ngài,
Đó là lòng mong mỏi và lời cầu nguyện liên tục của con;
Jesus ơi, con vui lòng từ bỏ hết của báu trần thế, Để hoàn toàn trở nên giống như Ngài.
Ô được trở nên giống như Ngài! Ô được trở nên giống như Ngài!
Thưa Đấng cứu chuộc đầy ơn phước, được thuần khiết như Ngài;
Bước vào sự ngọt ngào của Ngài, bước vào sự đầy đủ của Ngài;
Xin in sâu hình ảnh của chính Ngài vào lòng con.
Ô được trở nên giống như Ngài! Đầy lòng trắc ẩn,
Yêu thương, tha thứ, mềm mại và nhân từ,
Giúp đỡ người bơ vơ, khích lệ người rụt rè,
Tìm kiếm những tội nhân lang thang.
Ô được trở nên giống như Ngài! Hạ mình trong linh,
Thánh khiết và vô hại, kiên nhẫn và can đảm;
Nhu mì nhẫn nhịn những lời trách mắng độc ác,
Sẵn lòng chịu khổ, để cứu những người khác.
Ô được trở nên giống như Ngài!
Chúa ơi, bây giờ con đến
Để nhận lấy sự xức dầu thần thượng;
Con đem dâng tất cả những gì mình “là” và “có”;
Chúa ơi, từ nay tất cả đều là của Ngài.
Ô được trở nên giống như Ngài!
Đang khi con khẩn nài,
Xin đổ Linh Ngài ra, làm đầy dẫy con bằng tình yêu Ngài.
Xin làm cho con trở nên một đền thờ thích hợp để Ngài cư ngụ,
Xứng hợp với một sự sống mà Ngài chấp nhận.
(Thánh Ca, 398)
Cần Liên Tục Được Đức Chúa Trời Tha Thứ Và Thanh Tẩy
Quyền năng của sự sống Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời trong chúng ta. Ngày nay, ở trên đất, chúng ta có lời hứa của sự sống Đức Chúa Trời là sự tin kính. Điều này không có nghĩa là chúng ta trọn vẹn đến nỗi không còn cần xưng tội, không còn cần Đức Chúa Trời tha thứ, và không còn cần huyết báu tẩy sạch. Không! Chúng ta phải đọc lại Hê-bơ-rơ 8:12: “Bởi chưng Ta sẽ khoan thứ sự bất nghĩa (hay: sự không công chính) của họ, chẳng nhớ lại tội lỗi của họ nữa”.
Trong chương sáu của quyển sách này, chúng tôi đã nêu lên rằng chúng ta phải lưu ý đến chữ “bởi chưng” trong câu này. Chữ này rất quan trọng, vì cho thấy sự kiện Đức Chúa Trời khoan thứ đối với những sự không công chính của chúng ta và hoàn toàn không nhớ đến những tội lỗi của chúng ta nữa là nguyên nhân; nhưng việc Đức Chúa Trời truyền các luật của Ngài vào trong tâm trí chúng ta, ghi tạc chúng vào trong lòng chúng ta, trở nên Đức Chúa Trời chúng ta trong luật của sự sống và làm cho chúng ta trở nên dân Ngài trong luật của sự sống là nhằm mục đích để chúng ta có thể hiểu biết sâu xa hơn về Ngài. Vì biết Đức Chúa Trời là mục đích, nên được đề cập trước; còn tha thứ những tội lỗi là phương thức, nên được đề cập sau.
Trường hợp tương tự có thể được thấy trong Ê-phê-sô chương 1. Trước hết, trong câu 5, chúng ta được cho biết là Đức Chúa Trời “đã tiền định chúng ta cho quyền làm con qua Jesus Christ cho chính Ngài” (RcV), vì đó là mục đích. Sau đó câu 7 mới nêu lên rằng “chúng ta được sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha thứ các sự quá phạm của chúng ta”, vì đây là phương thức.
Trước khi Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta sự sống của Ngài, Ngài phải tha thứ cho chúng ta và tẩy sạch những tội lỗi khỏi chúng ta. Điều này cũng cho thấy rằng sau khi chúng ta có sự sống của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta phạm tội và không chịu giải quyết, thì tội đó sẽ cản trở sự sống ấy lớn lên. Vì vậy, muốn sự sống của Đức Chúa Trời tự do hành động bên trong mình thì chúng ta không được dung túng tội lỗi. Tội lỗi phải được xưng nhận với Đức Chúa Trời, và [chúng ta] phải nhận được sự tha thứ. Có thể chúng ta cũng cần xưng nhận tội lỗi với những người khác, và xin họ tha thứ.
Chúng ta không nên nghĩ rằng mình có thể luyện tập về sự tin kính đến mức độ không còn cần Đức Chúa Trời tha thứ hay huyết báu tẩy sạch nữa. Trái lại, càng biết Đức Chúa Trời, thì một người càng cảm thấy tình trạng tồi tệ của mình, càng xưng tội trước mặt Đức Chúa Trời, tìm kiếm sự tha thứ, và càng kinh nghiệm sự tẩy sạch của huyết. Thông thường, những Cơ Đốc nhân mà chúng ta xem là thánh khiết nhất chính là những người đã đổ nhiều nước mắt trước mặt Đức Chúa Trời. Vì nhờ ở trong ánh sáng của Đức Chúa Trời mà chúng ta nhìn thấy sự sáng (Thi. 36:9), và nhờ ở trong ánh sáng của Đức Chúa Trời mà chúng ta nhìn thấy tình trạng thật của mình. Xác thịt và bản ngã ẩn tàng của chúng ta sẽ được phơi bày trong ánh sáng của Đức Chúa Trời. Khi ấy, chúng ta sẽ thực sự thưa với Đức Chúa Trời: “Vì tôi sẽ xưng gian ác tôi ra, tôi buồn rầu vì tội lỗi tôi” (Thi. 38:18). Chúng ta cũng sẽ nói với Đức Chúa Trời rằng: “Xin Chúa tha các lỗi tôi không biết. Xin Chúa giữ kẻ tôi tớ Chúa khỏi cố ý phạm tội..., nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!” (Thi. 19:12-14).
Một đầy tớ của Đức Chúa Trời có lần chia sẻ một bài dựa trên 1 Giăng chương 1 trong đó ông nêu lên rằng sự sống cần có sự tương giao và cũng đem đến sự tương giao; tương giao đem đến ánh sáng; và ánh sáng đòi hỏi phải có huyết. Tại đây, chúng ta lưu ý thấy một loạt những kinh nghiệm. Nếu có sự sống thì một người sẽ tìm kiếm sự tương giao; khi có sự tương giao thì người ấy sẽ nhìn thấy ánh sáng; và khi nhìn thấy ánh sáng, người ấy sẽ tìm kiếm huyết. Bốn điều ấy không những tạo thành một chuỗi [những kinh nghiệm], mà còn liên hệ với nhau theo nguyên lý nhân quả. Sự sống khiến chúng ta có sự tương giao, và sự tương giao truyền sự sống cho chúng ta. Sự tương giao khiến chúng ta nhìn thấy ánh sáng, và ánh sáng đem đến sự tương giao sâu xa hơn. Ánh sáng thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự tẩy sạch của huyết, và sự tẩy sạch của huyết cho phép chúng ta nhìn thấy ánh sáng rõ ràng hơn. Bốn điều ấy không những có quan hệ nhân quả với nhau, mà còn ở trong một chu kỳ; sự sống đem đến cho chúng ta sự tương giao; sự tương giao khiến chúng ta nhìn thấy ánh sáng; ánh sáng khiến chúng ta nhận lấy sự tẩy sạch của huyết; và sau khi được huyết tẩy sạch thì chúng ta có thêm sự sống. Khi nhận được thêm sự sống, chúng ta sẽ có thêm sự tương giao, và khi có thêm sự tương giao, chúng ta sẽ nhìn thấy thêm ánh sáng; sau khi đã nhìn thấy thêm ánh sáng thì chúng ta sẽ được huyết tẩy sạch thêm. Cho nên, bốn điều ấy diễn ra theo một chu kỳ. Kinh nghiệm theo chu kỳ ấy sẽ giúp chúng ta tiến triển về mặt sự sống.
Một chiếc xe di động nhờ các bánh liên tục quay tròn thể nào, thì kinh nghiệm bốn vấn đề ấy cũng giống như sự xoay chuyển của các bánh xe. Mỗi khi hoàn tất một chu kỳ thì chúng ta đi được một đoạn đường trong sự sống. Khi hoàn tất thêm một chu kỳ nữa, thì chúng ta đi xa hơn nữa. Trong khi trải qua hết chu kỳ này đến chu kỳ kia, chúng ta tiếp tục tiến lên trong sự sống của Đức Chúa Trời. Nếu một ngày nào đó chúng ta không còn kinh nghiệm chu kỳ ấy, thì chúng ta cũng sẽ dừng lại trong sự sống của Đức Chúa Trời. Đây là lời của một người thực sự biết Đức Chúa Trời và biết Lời Đức Chúa Trời.
Vì vậy, anh chị em ơi, nhờ ở trong luật của sự sống và ở trong trực giác mà chúng ta biết Đức Chúa Trời. Điều này rất thực tiễn. Sự biết này hoàn toàn không cần những người khác dạy dỗ. Đây là đỉnh điểm của giao ước mới, và cũng là vinh quang của giao ước mới. Ha-lê-lu-gia! Đến đây chúng ta phải ngợi khen và thờ phượng Ngài.
LỜI BẠT
Chúng ta đã bàn rất nhiều về đặc điểm của giao ước mới. Nhưng muốn thực sự biết và hiểu giao ước mới thì chúng ta phải có khải thị và sự soi sáng của Thánh Linh. Chúng ta phải ghi nhớ rằng văn tự giết chết, còn Linh thì ban sự sống (2 Cô. 3:6). Chúa nói: “Ấy là thần linh (nguyên văn: linh) làm cho sống động, xác thịt chẳng ích chi” (Gi. 6:63). Ngoài Thánh Linh ra, không gì có thể làm cho con người sống động.
Giao ước mới là một ân điển lớn lao; giao ước ấy rất phong phú và vô cùng vinh hiển. Vì vậy, chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mình đức tin. Đức tin là gì? Hê-bơ-rơ 11:1 chép: “Vả, đức tin là thực thể của điều mình hi vọng, bằng cớ của điều mình chưa thấy”. Đó là định nghĩa về đức tin trong Kinh Thánh. Thực thể có nghĩa là gì? Trong tiếng Hi Lạp, thực thể có nghĩa là nền tảng, chỗ đứng hay nền nâng đỡ. Chẳng hạn, nếu chúng ta đặt một quyển sách trên kệ sách, thì kệ sách chính là điều nâng đỡ quyển sách. Hay nếu chúng ta ngồi trên ghế, thì chiếc ghế chính là điều nâng đỡ chúng ta.
Chữ “bằng cớ” mang ý nghĩa chứng minh, có tính chất của một động từ. Đức tin nâng đỡ những điều chúng ta hi vọng, cho phép lòng chúng ta yên nghỉ. Đức tin ở bên trong có thể chứng minh những điều không thấy được cho chúng ta, để lòng chúng ta có thể nói “a-men” với những lời Đức Chúa Trời phán. Đức tin là nền tảng hay nền nâng đỡ giữ lấy những điều chúng ta hi vọng; đức tin là bằng chứng của những điều không thấy được. 2 Cô-rin-tô 1:20 chép: “Vì chưng lời hứa của Đức Chúa Trời, vô luận bao nhiêu, trong Christ đều là phải cả, nên cũng nhờ Ngài mà chúng ta nói A-men, để bởi chúng ta mà Đức Chúa Trời được vinh hiển”. Vì vậy, chúng ta không nhìn xem chính mình, mà nhìn xem Ngài là Đấng Christ. Huyết của Ngài là nền tảng của giao ước mới. Ngài đã để lại cho chúng ta toàn bộ cơ nghiệp thuộc linh, và Ngài cũng là Đấng thi hành chúc thư, hay di chúc. Điều gì có thể bảo đảm hơn điều này?
Đức Chúa Trời là thành tín (Hê. 10:23). Sự thành tín của Đức Chúa Trời là sự bảo đảm cho các lời hứa của Ngài, và là sự bảo đảm cho giao ước của Ngài (Phục. 7:9; Thi. 89:33-34). Nếu không tin, thì chúng ta xúc phạm đến sự thành tín của Đức Chúa Trời và xem Ngài là kẻ nói dối. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy khó tin, thì một mặt, chúng ta cần kết án sự vô tín là tội, và cầu xin Chúa cất đi tấm lòng gian ác của sự vô tín (Hê. 3:12); mặt khác, chúng ta cần xoay nhìn Jesus, là Tác giả và Đấng thành toàn đức tin (Hê. 12:2). Vì Chúa đã tạo ra đức tin ban đầu bên trong chúng ta (Êph. 2:8; 1 Ti. 1:14; 2 Phi. 1:1), chúng ta tin Ngài cũng sẽ đem đức tin ấy đến chỗ hoàn hảo. Ồ, thật là một giao ước mới đầy phước hạnh và vinh hiển! Chúng ta đừng quá chậm tin. Nhiều lần chúng ta ăn năn và khóc lóc vì mình quá nghèo nàn. Chúng ta phải thú nhận rằng mình đã giới hạn Đức Chúa Trời quá nhiều và còn ở dưới tiêu chuẩn của giao ước mới quá xa.
Anh chị em ơi, nhiều khi không phải là chúng ta không tìm kiếm, mà là chúng ta tìm kiếm cách sai trật. Đây là một điều đáng xấu hổ. Chúng ta theo văn tự quá nhiều và quá cậy mình. Do đó, chúng ta vật lộn và chiến đấu. Kết quả chỉ là tiếng thở dài đau đớn. Bài thánh ca sau đây sẽ giúp nhắc nhở chúng ta không nên tìm kiếm cách sai trật nữa.
Không phải nhờ chiến đấu,
Nhưng nhờ hoàn toàn đầu hàng,
Mà con có thể yên nghỉ khỏi sự lao khổ,
Toàn bộ gánh nặng của mình rơi xuống.
Không phải nhờ quyết tâm,
Nhưng nhờ chú ý đến chính Ngài,
Mà con được giải cứu khỏi tội,
Và được giải phóng khỏi ách nô lệ.
Không phải nhờ văn tự,
Nhưng nhờ Linh ấy,
Mà con được chấp nhận,
Dự phần trong sự sống đầy hạnh phúc của Ngài.
Không phải sự dạy dỗ của loài người,
Mà sự xức dầu của Ngài
Đã truyền ánh sáng
Và sự tương giao thần thượng của Ngài
Không phải là kiên quyết
Chạy cuộc đua hiện nay,
Nhưng bởi sự thương xót của Ngài
Mà con nhận được ân điển của Ngài.
Không phải là nhờ kiến thức,
Nhưng chỉ bởi ân điển,
Mà con có thể vượt qua đau khổ
Để lớn lên theo hình ảnh của Ngài.
Không phải những lời lẽ cao diệu,
Nhưng bởi quyền năng của Ngài,
Mà con có thể dẫn dắt những người bị hư mất
Đến với sự sống thần thượng.
Chúa ơi, không phải sự khôn ngoan của con,
Mà chính Linh của Ngài
Làm cho con trở nên thích hợp
Để thực hiện Lời Ngài.
(Thánh Ca, 751)
Để kết luận, chúng ta hãy vận dụng lòng mình đọc hai phân đoạn Kinh Thánh, và qua đó bày tỏ niềm mong mỏi sâu xa và ao ước của lòng mình. Phân đoạn thứ nhất là Hê-bơ-rơ 13:20-21: “Nguyện Đức Chúa Trời của sự bình an, là Đấng đã nhờ huyết giao ước đời đời mà đem Đấng chăn chiên lớn của bầy chiên, là Chúa chúng ta là Jesus, ra khỏi kẻ chết, khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi việc lành, để làm theo ý chỉ Ngài, và nhờ Jesus Christ mà làm ra trong anh em điều đẹp lòng Ngài: Nguyện vinh hiển về nơi Ngài đời đời vô cùng! A-men”. Phân đoạn thứ hai là Ê-phê-sô 3:20-21: “Vả, Đấng có thể làm dư dật vượt quá mọi sự chúng ta cầu xin và suy tưởng, theo như quyền năng hành động trong chúng ta, nguyện Ngài được vinh hiển trong hội thánh và trong Christ Jesus, trải suốt các dòng dõi cho đến đời đời vô cùng! A-men”.
Watchman Nee