Làm người nói sự thật là căn bản cho tính cách tin kính (Thi Thiên 15: 2b). Nơi nào vắng mặt sự trung thực, sự tin kính cũng vắng mặt. Đó là một trong những lý do quan trọng là phải giữ lời hứa. Người giữ lời hứa là một người bắt chước Đức Chúa Trời . Vì Đức Chúa Trời giữ lời của Ngài. Ngài luôn luôn giữ lời hứa. Ngài sẽ luôn luôn giữ lời mình. Và Giôsuê 21 là một minh chứng cho sự thật đó.
Hàng trăm năm trước, Đức Chúa Trời đã hứa làm cho Áp-ra-ham một quốc gia vĩ đại và tuyển dân của Đức Chúa Trời sẽ là di sản của ông. Đức Chúa Trời cũng đã hứa rằng qua đất nước của ông, Ngài sẽ ban phước cho thế giới và Ngài cũng sẽ cung cấp cho họ một mảnh đất để sống. Để phê chuẩn lời hứa, Đức Chúa Trời đã lập giao ước với Ápraham (Sáng thế ký 15: 12..). Và Áp-ra-ham đã nhìn thấy lời hứa bắt đầu được hoàn thành với sự ra đời của con trai Y-sác. Nhưng trong những năm sau, mọi thứ bắt đầu trở nên ảm đạm. Miền đất bị rơi vào nạn đói, và một trong những người con của phước lành (Giô-sép) biến mất. Và rồi một cây ươm bé nhỏ của một gia đình được chuyển đến một vùng đất xa lạ (Ai Cập). "Liệu Đức Chúa Trời có đáng tin không?" Chắc chắn có thể là một câu hỏi mà 70 thành viên gia đình của Gia-cốp hỏi khi họ di trú đến Ai Cập.
Họ ở lại Ai Cập trong 400 năm. Không có đất hứa để nhìn thấy. Rồi một Pha-ra-ôn không biết câu chuyện của Giô-sép và dân của Gio-sép (Xuất 1: 8). Pha-ra-ôn có thể nghĩ, "Những kẻ xâm lăng này sẽ làm nô lệ tốt đấy". Cuối cùng trong khi đào thoát vượt qua Biển Đỏ và họ mục kích các chiến binh của Ai Cập chết dưới vách nước cao đổ xuống, họ vẫn tự hỏi trong 40 năm tới nếu họ bị đưa đến nơi đồng vắng để chết, mà không đến đất hứa được. Họ hỏi "Đức Chúa Trời ở đâu bây giờ?" (Xuất 16: 1-3, 32: 1, Dân số Ký 14: 1-4).
Liệu Đức Chúa Trời có thể giữ lời hứa của Ngài không? Đức Chúa Trời sẽ giữ lời hứa của Ngài không?
Sách Giô-suê là một chứng từ cho thấy Đức Chúa Trời là Đấng giữ lời hứa. Giô-suê đã dẫn dắt người Y-sơ-ra-ên (nay là một nhóm không quá 70, nhưng nay đã đông hơn 2 triệu người) trong cuộc chinh phục Ca-na-an (Giô-suê 6-12). Rồi đất đai được phân chia trong 12 bộ tộc. Trong bảy chương dài (Giô-suê 15-21), các chi tiết phân chia đất được cung cấp. Sẽ rất buồn chán khi đọc một danh sách dài các thành phố không biết và các dấu hiệu về đất đai trừ một thực tế. Với mỗi mảnh đất phân chia, với mỗi cột mốc, với mỗi thành phố, Đức Chúa Trời tuyên bố: "Ta đã nói với các con sự thật. Ta có một chỗ cho dân của Ta. Ta thuộc về các con và các con cũng thuộc về Ta. Và Ta sẽ làm cho các con những gì Ta đã nói. Ta sẽ làm cho các con tất cả mọi thứ mà Ta đã hứa".
Và sự thật đơn giản này đã được khẳng định bởi tác giả sách Giô suê: "Trong mọi lời hứa tốt lành mà Đức Giê-hô-va đã ban cho nhà Y-sơ-ra-ên, chẳng có một lời nào là vô hiệu" (Giô suê 21: 45). Đức Chúa Trời thành tín giữ tất cả những lời hứa của Ngài ban cho Y-sơ-ra-ên.
Bây giờ những lời hứa về đất đai không dành cho chúng ta ngày hôm nay. Tuy nhiên, lợi ích từ việc đọc đoạn văn này là chúng ta khám phá ra một điều gì đó về thuộc tính của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng duy nhất giữ lời hứa hẹn cách thực sự. Niềm hy vọng cho người tin Chúa hôm nay là Đức Chúa Trời vẫn là cùng một Đức Chúa Trời giữ lời hứa như Ngài đối với Y-sơ-ra-ên. Ngài không bao giờ thất bại (Ngài không thể thất hứa) để gìn giữ những lời hứa của mình. Đức Chúa Trời là thành tín, luôn luôn giữ mọi lời hứa của Ngài cho toàn thể dân Ngài.
Là lời khích lệ đối với chúng ta, như tiến sĩ A. W. Tozer lưu ý là, "Người bị cám dỗ, lo lắng, sợ hãi, nản lòng, tất cả có thể tìm thấy niềm hy vọng mới và tiếng reo hò tốt đẹp trong sự hiểu biết rằng Cha Thiên Thượng của chúng ta là thành tín. Ngài sẽ luôn luôn thành thật với lời hứa của Ngài. Những người con của giao ước mà đang bị đè nén nặng nề có thể chắc chắn rằng Ngài sẽ không bao giờ loại bỏ được lòng nhân từ thương xót của Ngài dành cho họ và cũng không hề để cho đức thành tín của Ngài bị thất bại.