"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7371567
Đang truy cập:131

SỰ ĐAU YẾU VÀ TỘI LỖI

 

Kinh Thánh khải thị rằng sự đau yếu và tội lỗi liên hệ mật thiết với nhau. Kết quả sau cùng của tội lỗi là sự chết. Sự đau yếu nằm ở giữa tội lỗi và sự chết. Sự đau yếu là kết quả của tội lỗi và là tiền thân của sự chết. Nếu không có tội lỗi trong thế giới này thì chắc chắn không có sự chết hay sự đau yếu. Có một điều chắc chắn: nếu Adam không phạm tội lỗi, thì ngày nay sẽ không có sự đau yếu trên đất. Giống như các hoạn nạn khác, sự đau yếu do tội lỗi đem đến.
Chúng ta có bản chất thuộc linh và bản chất vật lý. Cả hai đều bị ảnh hưởng khi con người sa ngã. “Hồn” (bây giờ, tôi gộp chung linh và hồn lại, gọi chung là “hồn”) bị tổn hại bởi tội lỗi và thân thể bị xâm chiếm bởi sự đau yếu. Tội lỗi bên trong “hồn” và sự đau yếu bên trong thân thể, chứng tỏ rằng con người bị định cho phải chết.
Khi Chúa Jesus đến để cứu rỗi, Ngài không chỉ tha thứ các sự vi phạm của con người mà còn chữa lành các sự đau yếu của con người. Ngài cứu “hồn” con người và cũng cứu thân thể con người. Khi bắt đầu công tác, Ngài đã chữa lành các sự đau yếu của con người. Khi công tác của Ngài kết thúc, Ngài trở nên của lễ văn hồi trên thập tự giá vì các sự vi phạm của con người. Ngài đã chữa lành nhiều người bệnh khi còn trên đất. Tay Ngài luôn luôn sẵn sàng chạm đến và nâng đỡ người bệnh. Dù xem xét các hành động của Ngài hay các lệnh truyền Ngài để lại cho các sứ đồ, sự cứu rỗi mà Ngài đem đến luôn luôn bao gồm sự chữa lành các sự đau yếu. Phúc âm của Ngài là tha thứ các tội lỗi lỗi và chữa lành sự đau yếu. Hai điều này đi đôi với nhau. Chúa Jesus cứu con người khỏi tội lỗi và sự đau yếu để con người nhận biết tình yêu của Cha. Dù trong các sách Phúc Âm, Công Vụ, các Thư Tín hay trong Cựu Ước, chúng ta cũng có thể thấy sự chữa lành các sự đau yếu và sự tha thứ tội lỗi lỗi đi đôi với nhau.
Isaiah 53 là một đoạn trong Cựu Ước giải thích phúc âm rõ ràng nhất. Nhiều đoạn trong Tân Ước nói về sự cứu chuộc của Chúa Jesus như một sự ứng nghiệm lời tiên tri đã tham chiếu đến Isaiah 53. Câu 5 nói: “Sự sửa trị vì sự bình an của chúng ta ở trên Ngài, / Và bởi các lằn roi Ngài mà chúng ta được chữa lành”. Tại đây, chúng ta thấy rõ rằng sự chữa lành thân thể và sự bình an của “hồn” được ban cho chúng ta cùng một lúc. Một điểm còn rõ hơn là sự khác biệt trong cách dùng từ “mang” trong chương này. Câu 12 nói: “Một mình Ngài mang lấy tội lỗi của nhiều người”. Câu 4 nói: “Chắc chắn Ngài cũng đã mang lấy các sự đau yếu của chúng ta”. Chúa Jesus mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài cũng mang lấy các sự đau yếu của chúng ta. Giống như chúng ta không cần mang lấy tội lỗi của mình vì Chúa Jesus đã mang lấy nó, thì chúng ta cũng không phải mang lấy các sự đau yếu của chúng ta. Giống như chúng ta không cần mang lấy tội lỗi của mình vì Chúa Jesus đã mang lấy nó thì chúng ta cũng không phải mang lấy các sự đau yếu của mình vì Chúa Jesus đã mang lầy chúng. (Tuy nhiên, mức độ mà Chúa mang lấy tội lỗi và mức độ mà Ngài mang lấy sự đau yếu có phần khác nhau). Tội lỗi làm tổn hai “hồn” và thân thể chúng ta. Chúa Jesus muốn cứu hai điều này. Vì vậy, Ngài không chỉ mang lấy tội lỗi vì chúng ta, mà còn mang lấy các sự đau yếu vì chúng ta. Do đó, Ngài sẽ không chỉ cứu chúng ta khỏi tội lỗi mà còn khỏi sự đau yếu. Các tín đồ bây giờ có thể vui mừng với David: “Hỡi hồn ta, hãy chúc tụng Chúa,…Đấng đã tha thứ mọi sự vi phạm ngươi; đã chữa lành mọi bệnh tật ngươi” (Thi 103:2-3). Đáng tiếc là nhiều tin đồ chỉ có thể ngợi khen một phần thôi vì sự cứu rỗi của họ chỉ có một phần thôi. Chính họ chịu đau đớn và Đức Chúa Trời cũng bị tổn thất.
Chúng ta phải nhận thức rằng nếu Chúa Jesus chỉ tha thứ tội lỗi lỗi chúng ta mà không chữa lành các sự đau yếu của chúng ta, thì sự cứu rỗi của Ngài vẫn chưa trọn vẹn. Mặc dù Ngài cứu “hồn” chúng ta, nhưng Ngài vẫn để thân thể chúng ta bị thống trị bởi sự đau yếu. Do đó, khi còn ở trên đất, Ngài đã chăm sóc cả hai điều này bằng nhau. Đôi khi, Ngài tha thứ tội lỗi trước rồi chữa lành sự đau yếu. Vào những lúc khác, Ngài chữa lành sự đau yếu trước khi tha thứ tội lỗi. Ngài ban cho con người theo điều người ấy có thể nhận lãnh. Nếu nghiên cứu các sách Phúc Âm, chúng ta sẽ thấy Chúa Jesus dường như thực hiện nhiều công tác chữa lành hơn bất cứ điều gì khác. Đây là vì người Do Thái khó tin vào việc Chúa tha thứ các tội lỗi hơn là việc Ngài chữa lành sự đau yếu (Matt. 9:5). Tuy nhiên, các tín đồ ngày nay hoàn toàn trái ngược lại. Vào thời đó, người ta tin Chúa Jesus có quyền năng chữa lành sự đau yếu nhưng họ nghi ngờ ân điển tha thứ tội lỗi của Ngài. Các tín đồ ngày nay tin vào quyền năng tha tội lỗi của Ngài nhưng nghi ngờ ân điển chữa lành sự đau yếu. Các tín đồ dường như nghĩ rằng Chúa Jesus chỉ đến đế cứu người ta khỏi tội lỗi, nhưng họ quên rằng Ngài cũng là Cứu Chúa chữa lành. Sự vô tín của con người luôn luôn chia cắt một Cứu chúa hoàn hảo ra làm hai. Tuy nhiên, Đấng Christ luôn luôn và mãi mãi là Cứu Chúa của “hồn” và thân thể con người. Ngài tha thứ cũng như chữa lành.
Đối với Chúa Jesus, một người chỉ được tha thứ mà chưa được chữa lành thì không đủ. Vì vậy, sau khi Ngài nói với người bại liệt: “Tội lỗi lỗi ngươi được tha”, Ngài cũng nói: “Hãy chỗi dậy, vác giường mình và đi về nhà”. Đối với chúng ta, mặc dù chúng ta đầy tội lỗi và các sự đau yếu, nhưng hễ chúng ta nhận được sự tha thứ từ Chúa thì đủ rồi – chúng ta phải mang vác sự đau yếu của mình hoặc nghĩ ra các cách khác để chữa lành. Nhưng Chúa Jesus chưa từng có ý định để người bại lại được khiêng về nhà sau khi đã nhìn thấy Chúa và được tha thứ tội lỗi lỗi mình.
Sự nhận thức của Chúa Jesus về mối liên hệ giữa tội lỗi và sự đau yếu khác với chúng ta. Trong mắt chúng ta, tội lỗi là một chi tiết trong lĩnh vực thuộc linh; đó là một điều gì đó Đức Chúa Trời không thích và kết án. Sự đau yếu chỉ là một tình trạng trong cuộc sống loài người và dường như không có liên hệ gì với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Chúa Jesus xem cả tội lỗi trong hồn lẫn các sự đau yếu trong thân thể là các công tác của Satan. Ngài đến để “hủy diệt công tác của ma quỷ” (1 John 3:8). Do đó, mỗi khi gặp các quỷ, Ngài đuổi chúng. Mỗi khi gặp các sự đau yếu, Ngài chữa lành. Dưới sự cảm thúc của Thánh Linh, vị sứ đồ đã viết về sự chữa lành của Ngài: “Chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ áp bức” (Công 10:38). Tội lỗi và sự đau yếu có liên hệ mật thiết với nhau giống như ‘hồn’ với thân thể chúng ta vậy. Do đó, sự tha thứ và sự chữa lành lệ thuộc hỗ tương với nhau.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2