usa buy abortion pill
medical abortion
go abortion pill over the counter uk
purchase abortion pill online
abortion pill online
usa nifedipine grossesse
nifedipine topique
msbicoe.com nifedipine grossesse
abortion clinics in florence al
abortion clinics in florence al
click
CÁC SỨ ĐỒ CHỈ ĐỊNH CÁC TRƯỞNG LÃO
|
“Trưởng lão” là một chức vụ có nguồn gốc Cựu Ước. Chúng
|
ta thấy Cựu Ước nói đến các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên và cũng
|
nói đến các trưởng lão của những thành phố khác nhau. Trong
|
các sách Phúc-âm chúng ta lại gặp từ ngữ này, nhưng vẫn
|
trong mối liên hệ với người Y-sơ-ra-ên. Thậm chí các trưởng
|
lão được đề cập trong phần đầu của sách Công-vụ vẫn còn theo
|
phẩm chức của Cựu Ước (4:5, 8, 23; 6:12).
|
Các trưởng lão bắt đầu được bổ nhiệm trong Hội Thánh khi
|
nào? Công-vụ 11:30 nói về sự liên hệ của họ với hội thánh tại
|
Giê-ru-sa-lem, và đó là lần đầu tiên các trưởng lão được đề cập
|
trong mối quan hệ với một hội thánh nào đó; nhưng mặc dầu sự
|
hiện hữu của họ được đề cập, nguồn gốc của họ lại không được
|
nhắc đến. Mãi đến Công-vụ 14:23, khi đọc thấy Phao-lô và
|
Ba-na-ba trở về từ cuộc hành trình truyền giáo lần đầu, chúng
|
ta mới nhận thấy các trưởng lão là ai, cách họ được chỉ định và
|
được ai chỉ định. “Khi hai người đã tuyển lập trưởng lão trong
|
mỗi hội thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì giao thác họ
|
Chúng ta đã thấy rằng chính các sứ đồ không thể ở lại với
|
các tín đồ mới để chăn dắt họ và gánh trách nhiệm công tác ở
|
địa phương. Như vậy, những người mới hoán cải được chăm sóc
|
như thế nào và công tác được tiến hành ra sao? Các sứ đồ đã
|
không xin gửi người từ An-ti-ốt đến để chăn bầy, và không một
|
sứ đồ nào giữa vòng họ ở lại để mang gánh nặng của các hội
|
thánh địa phương. Những gì họ làm đơn giản là “khi hai người
|
đã tuyển lập trưởng lão trong mỗi hội thánh, cầu nguyện và
|
kiêng ăn xong, thì giao thác họ cho Chúa mà họ đã tin” (c. 23).
|
Trong chuyến đi ra các sứ đồ thành lập hội thánh tại nơi nào,
|
thì trong chuyến trở về họ chỉ định các trưởng lão tại nơi đó.
|
Họ không chờ đợi cho đến khi đạt đến một tiêu chuẩn nào đó
|
rồi mới chỉ định các trưởng lão trong một hội thánh, nhưng
|
“trong mỗi hội thánh” họ lựa chọn vài thành viên trưởng thành
|
hơn để chăm lo cho những người cùng là tín đồ với họ.
|
Phương thức hoạt động của sứ đồ thật đơn giản. Các sứ đồ
|
đến thăm một nơi, thành lập hội thánh, lìa khỏi hội thánh ấy
|
ít lâu, rồi trở lại để củng cố. Những diễn biến xảy ra khi họ
|
vắng mặt là điều tự nhiên thôi. Khi các sứ đồ lìa khỏi, một số
|
người tự xưng là tín đồ cũng lìa khỏi. Những người khác tiếp
|
tục tham dự các buổi nhóm, chứng tỏ họ thật sự thuộc về Chúa,
|
nhưng không có tiến bộ đáng kể. Những người khác nữa thiết
|
tha theo đuổi sự hiểu biết về Chúa và tỏ ra thực sự quan tâm
|
đến lợi ích của Ngài. Những người có sự sống thuộc linh nhiều
|
hơn những anh em khác sẽ tự phát đứng ra chịu trách nhiệm
|
thay cho những anh em yếu đuối hơn của mình. Vì họ đã tỏ ra
|
mình là các trưởng lão nên các sứ đồ chỉ định họ giữ chức vụ
|
trưởng lão, và công việc của họ là chăn dắt và hướng dẫn các
|
tín đồ khác, coi sóc họ và điều khiển các công việc hội thánh.
|
Các sứ đồ không định cư tại một nơi nào và không đảm
|
nhiệm hội thánh địa phương, nhưng tại mỗi hội thánh họ đã
|
thành lập, họ chọn lựa giữa vòng các tín đồ địa phương những
|
người trung tín có thể gánh vác trách nhiệm. Khi đã chọn các
|
trưởng lão tại mỗi hội thánh trong sự cầu nguyện và kiêng ăn,
|
họ giao thác những người ấy cho Chúa, y như chính họ đã được
|
các tiên tri và giáo sư giao thác cho Chúa trong sự cầu nguyện
|
và kiêng ăn khi họ được sai đi trong chức vụ sứ đồ. Muốn việc
|
phó thác các trưởng lão cho Chúa có giá trị thuộc linh chứ
|
không chỉ là nghi thức thì các sứ đồ phải có sự hiểu biết sống
|
động về Chúa. Một người rất dễ bị các nan đề và nhu cầu của
|
hoàn cảnh cuốn hút đến nỗi ôm đồm trách nhiệm theo bản
|
năng, mặc dầu thừa nhận sự thật là Chúa chịu trách nhiệm về
|
chính Hội Thánh của Ngài. Muốn bàn giao sự quản trị hội
|
thánh ngay từ đầu thì chúng ta cần biết Đấng Christ là Đầu
|
của Hội Thánh Ngài không chỉ theo tri thức suông. Chỉ do hoàn
|
toàn không tin cậy chính mình nhưng tin cậy Đức Chúa Trời
|
cách sống động mà các sứ đồ ban đầu có thể phó thác công việc
|
của hội thánh địa phương vào tay của những người địa phương
|
mới biết Chúa. Tất cả những người tham gia vào công tác sứ đồ
|
và tìm cách theo gương các sứ đồ đầu tiên trong việc giao thác
|
các hội thánh cho các trưởng lão địa phương quản lý đều phải
|
được trang bị về mặt thuộc linh cho công việc này; vì nếu các sự
|
việc ra khỏi tay con người và không được phó thác vào bàn tay
|
thần thượng trong đức tin, thì hậu quả sẽ thật tai hại. Ôi,
|
chúng ta cần có đức tin sống động và sự hiểu biết sống động về
|
Đức Chúa Trời hằng sống biết bao!
|
Lời Đức Chúa Trời bày tỏ rõ ràng rằng việc coi sóc một hội
|
thánh không phải là công tác của các sứ đồ, mà là công tác của
|
các trưởng lão. Mặc dầu Phao-lô ở tại Cô-rin-tô trên một năm,
|
tại Rô-ma hai năm và tại Ê-phê-sô ba năm, nhưng ông không
|
đảm nhiệm công tác của hội thánh địa phương tại bất cứ nơi
|
nào trong những nơi này. Trong Kinh Thánh, chúng ta đọc
|
thấy các trưởng lão của Ê-phê-sô, nhưng không bao giờ thấy
|
các sứ đồ của Ê-phê-sô. Chúng ta không thấy đề cập đến các sứ
|
đồ của Phi-líp, nhưng chúng ta thấy có nhắc đến các giám mục
|
của Phi-líp. Các sứ đồ chịu trách nhiệm về chức vụ đặc biệt của
|
họ, nhưng không đảm nhiệm các hội thánh là bông trái của
|
chức vụ họ. Mọi bông trái ra từ công tác của các sứ đồ phải
|
được trao cho các trưởng lão tại địa phương chăm sóc.
|
Trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, việc xây dựng các hội
|
thánh địa phương đã được dự liệu, và trong kế hoạch ấy những
|
người chăn có một vị trí, nhưng Ngài không bao giờ có ý tưởng
|
là các sứ đồ phải đảm nhiệm vai trò người chăn. Ngài định
|
rằng các sứ đồ phải chịu trách nhiệm về công tác tại những nơi
|
khác nhau, trong khi các trưởng lão mang trách nhiệm tại một
|
nơi. Đặc tính của một sứ đồ là ra đi; đặc tính của một trưởng
|
lão là ở lại. Các trưởng lão không nhất thiết phải từ bỏ nghề
|
nghiệp bình thường của mình và chỉ tận hiến cho các nhiệm vụ
|
liên quan đến hội thánh. Họ chỉ là người địa phương, có nghề
|
nghiệp bình thường, và đồng thời gánh những trách nhiệm đặc
|
biệt trong hội thánh. Nếu công việc địa phương gia tăng, họ có
|
thể hoàn toàn dâng mình cho công tác thuộc linh, nhưng đặc
|
tính của một trưởng lão không phải là một “công tác viên
|
Cơ-đốc trọn thì giờ”. Chỉ với tư cách là một anh em địa phương,
|
người ấy mang trách nhiệm tại hội thánh địa phương. Địa
|
phương quyết định ranh giới của hội thánh, do đó tại bất cứ nơi
|
nào các trưởng lão cũng được lựa chọn từ những tín đồ trưởng
|
thành hơn, chứ không được chuyển đến từ những nơi khác. Nhờ
|
đó, tính chất địa phương của các hội thánh Đức Chúa Trời được
|
gìn giữ, và kết quả là sự quản trị độc lập và sự hiệp nhất thuộc
|
linh của họ cũng được gìn giữ.
|
Theo quan niệm thông thường, người ta có thể nghĩ rằng
|
cần phải trải qua một khoảng thời gian đáng kể từ lúc thành
|
lập hội thánh đến lúc chỉ định các trưởng lão, nhưng quan niệm
|
đó không phù hợp với khuôn mẫu của Đức Chúa Trời. Chuyến
|
đi truyền giáo đầu tiên của các sứ đồ kéo dài không quá hai
|
năm, trong thời gian ấy các sứ đồ rao giảng phúc-âm, dẫn dắt
|
tội nhân đến với Chúa, thành lập các hội thánh và chỉ định các
|
trưởng lão tại nơi nào hội thánh được thành lập. Tại nơi nào
|
cũng vậy, các trưởng lão được lựa chọn trong chuyến các sứ đồ
|
trở về, chứ không phải trong chuyến thăm viếng lần đầu; tuy
|
nhiên, thời gian ở giữa hai lần thăm viếng không khi nào kéo
|
dài, nhiều nhất là khoảng vài tháng. Trong chuyến trở lại, việc
|
các sứ đồ nhận thấy một số nơi tiến bộ hơn những nơi khác là
|
điều tự nhiên thôi, nhưng họ không lý luận rằng vì tình trạng
|
thấp kém của một hội thánh nào đó, nên như một trường hợp
|
ngoại lệ, họ sẽ không chỉ định trưởng lão nào cả. Trái lại, họ
|
chỉ định các trưởng lão tại mỗi hội thánh. Có lẽ một số người
|
hỏi: “Nếu tất cả các thành viên của một hội thánh đều ở trong
|
tình trạng thuộc linh thấp kém, làm thế nào có thể chỉ định
|
các trưởng lão giữa vòng họ được? Chỉ cần xem xét ngụ ý của từ
|
ngữ “trưởng lão” thì nan đề của nhiều người sẽ được giải quyết.
|
Sự kiện có trưởng lão hàm ý có người kém trưởng thành hơn.
|
Từ ngữ “trưởng lão” mang tính chất tương đối, chứ không tuyệt
|
đối. Giữa nhóm người bảy mươi chín tuổi, thì người tám mươi
|
tuổi được kể là lớn hơn; nhưng chỉ cần một đứa bé tám tuổi làm
|
“trưởng lão” ở giữa nhóm trẻ bảy tuổi. Thậm chí giữa vòng
|
những người chưa trưởng thành thuộc linh chắc chắn phải có
|
những người trưởng thành hơn và có khả năng thuộc linh hơn
|
so với những người kia, đó là tất cả điều kiện cần có để làm
|
Một hội thánh có thể kém xa tình trạng lý tưởng, nhưng
|
chúng ta không thể vì vậy mà phủ nhận địa vị của hội thánh.
|
Trách nhiệm của chúng ta là cung ứng cho hội thánh và tìm
|
cách đem hội thánh đạt đến gần tình trạng lý tưởng hơn. Tương
|
tự như vậy, thậm chí những người tương đối tiến bộ tại một địa
|
phương có thể chưa đạt đến tình trạng lý tưởng của một trưởng
|
lão, nhưng chúng ta không thể vì lý do đó mà phủ nhận vị trí
|
làm trưởng lão của họ. So với các trưởng lão ở những nơi khác,
|
có thể họ dường như rất non nớt, nhưng nếu họ trưởng thành
|
hơn những tín đồ khác tại cùng địa phương, thì trong hội thánh
|
của họ, họ là các trưởng lão. Chúng ta phải nhớ rằng chức vụ
|
của một trưởng lão theo Kinh Thánh giới hạn tại một địa
|
phương. Làm một trưởng lão tại Nam Kinh không khiến anh em
|
đủ điều kiện làm trưởng lão tại Thượng Hải; tuy nhiên, dầu tình
|
trạng thuộc linh của người ấy chưa được như ý, miễn là người ấy
|
tiến bộ hơn những người cùng là tín đồ trong cùng hội thánh,
|
thì người ấy đủ điều kiện làm trưởng lão tại đó. Anh em chỉ có
|
thể có các trưởng lão mẫu mực ở nơi có một hội thánh mẫu mực.
|
Nơi nào hội thánh chưa trưởng thành, các trưởng lão sẽ tự
|
nhiên chưa trưởng thành; nơi nào hội thánh trưởng thành, các
|
trưởng lão cũng sẽ trưởng thành. Các trưởng lão gương mẫu
|
trong 1 Ti-mô-thê chương 3 và Tít chương 1 được tìm thấy trong
|
những hội thánh gương mẫu.
|
Việc chỉ định các anh em tương đối thuộc linh làm trưởng lão
|
tuy đi ngược lại với quan niệm thời nay nhưng là nguyên tắc
|
được đưa ra trong Lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, mặc dầu thừa
|
nhận nguyên tắc này, nhưng chúng ta không được tìm cách áp
|
dụng cách luật pháp cứng nhắc. Làm như vậy sẽ đem đến sự
|
chết. Chúng ta không được áp đặt điều gì, nhưng phải liên tục
|
mở ra đối với sự dẫn dắt của Linh. Ngài sẽ cho chúng ta biết
|
thời điểm đúng đắn để chỉ định các trưởng lão tại một hội
|
thánh. Nếu không có sự dẫn dắt của Thánh Linh và hoàn cảnh
|
không cho phép chỉ định ngay các trưởng lão vào chuyến thăm
|
viếng thứ hai của các sứ đồ, thì một người như Tít có thể ở lại để
|
lo việc chỉ định trưởng lão về sau. Đó là đề tài đầu tiên được bàn
|
đến trong sách Tít, và là đề tài quan trọng nhất. Phao-lô dặn
|
bảo Tít lập các trưởng lão tại mỗi thành tại Cơ-rết (Tít 1:5).
|
Khi chỉ định các trưởng lão, các sứ đồ không theo sở thích cá
|
nhân; họ chỉ lập những người Đức Chúa Trời đã lựa chọn rồi. Đó
|
là vì sao Phao-lô có thể nói với các trưởng lão tại Ê-phê-sô rằng:
|
“Thánh Linh đã lập anh em làm giám mục” (Công 20:28). Các sứ
|
đồ không khởi xướng việc này. Họ chỉ lập làm trưởng lão những
|
người mà Thánh Linh đã lập làm người coi sóc trong hội thánh
|
rồi. Trong tổ chức do loài người lập ra, một người có quyền giữ
|
một chức vụ hành chánh nhờ được bổ nhiệm cho chức vụ ấy;
|
nhưng trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời thì không phải như
|
vậy. Mọi sự đều dựa trên nền tảng thuộc linh, chỉ sự chỉ định
|
thần thượng mới làm cho một người đủ điều kiện nhận chức vụ
|
hành chánh. Nếu Thánh Linh không lập người ta làm giám mục,
|
thì sự chỉ định của sứ đồ không có hiệu quả gì cả. Trong Hội
|
Thánh của Đức Chúa Trời, mọi sự đều ở dưới quyền tể trị của
|
Linh, và con người bị loại trừ. Trưởng lão không phải là những
|
người nghĩ mình có khả năng điều khiển công việc hội thánh,
|
hay là những người mà các sứ đồ nghĩ là thích hợp, nhưng là
|
những người mà Thánh Linh đã lập làm giám mục trong Hội
|
Thánh. Những người mà Linh chọn lựa làm người chăn bầy thì
|
cũng được ban cho ân điển và ân tứ để họ đủ điều kiện cho sự
|
lãnh đạo thuộc linh. Chính sự kêu gọi thuộc linh và sự trang bị
|
thuộc linh đã làm cho họ trở nên trưởng lão, chứ không phải sự
|
chỉ định chính thức. Theo ý nghĩa thuộc linh, họ đã là trưởng lão
|
trước khi chính thức giữ địa vị ấy, và vì họ thật sự là các trưởng
|
lão nên họ được công khai chỉ định làm trưởng lão. Trong Hội
|
Thánh ban đầu, trước hết Thánh Linh cho biết những người được
|
Ngài chọn làm trưởng lão; kế đến các sứ đồ xác quyết sự lựa chọn
|
ấy bằng cách chỉ định họ vào chức vụ.
|
CÁC SỨ ĐỒ VÀ CÁC TRƯỞNG LÃO
|
Các trưởng lão là những người tại địa phương được chỉ định
|
coi sóc các công việc trong hội thánh địa phương. Lãnh vực của
|
chức vụ họ giới hạn trong một địa phương. Một trưởng lão tại
|
Ê-phê-sô không phải là trưởng lão tại Sy-miệc-nơ, và trưởng
|
lão tại Sy-miệc-nơ không phải trưởng lão tại Ê-phê-sô. Trong
|
Kinh Thánh không có các sứ đồ địa phương, cũng không có các
|
trưởng lão ngoài địa phương; mọi trưởng lão đều thuộc về địa
|
phương, và mọi sứ đồ đều ở ngoài địa phương. Không nơi nào
|
trong Lời Đức Chúa Trời nói về việc sứ đồ quản lý công việc
|
của hội thánh địa phương, và không nơi nào nói về việc trưởng
|
lão quản lý những công việc của vài hội thánh địa phương. Các
|
sứ đồ là những người cung ứng cho tất cả các hội thánh, nhưng
|
họ không điều khiển hội thánh nào cả. Các trưởng lão được
|
giới hạn trong một hội thánh, và họ điều khiển công việc tại
|
nơi ấy. Nhiệm vụ của các sứ đồ là thành lập các hội thánh. Khi
|
một hội thánh được thành lập, mọi trách nhiệm được giao cho
|
các trưởng lão tại địa phương, và từ ngày ấy các sứ đồ không
|
kiểm soát công việc của hội thánh. Mọi sự quản lý đều ở trong
|
tay các trưởng lão, và nếu họ nghĩ tốt nhất là phải khước từ
|
một sứ đồ nào đó vào hội thánh của họ thì họ có thể quyết định
|
như vậy. Nếu trường hợp như vậy xảy ra, vị sứ đồ ấy sẽ không
|
có quyền buộc hội thánh tiếp nhận mình, vì mọi uy quyền địa
|
phương đều được chuyển từ tay sứ đồ vào tay các trưởng lão.
|
Phao-lô đã xử lý người tín đồ ngoại tình tại Cô-rin-tô như
|
thế nào? Không phải ông chỉ thông báo cho hội thánh biết ông
|
đã dứt thông công người ấy. Cùng lắm là ông chỉ có thể bày tỏ
|
cho các thành viên của hội thánh ấy thấy tính nghiêm trọng
|
của tình hình và khuyên họ hãy dứt bỏ người gian ác ấy khỏi
|
giữa vòng họ (1 Côr. 5:13). Nếu hội thánh đúng đắn về mặt
|
thuộc linh, họ sẽ chú ý đến Phao-lô, nhưng nếu họ không nghe
|
những lời khuyên của ông, dầu họ sai về mặt thuộc linh, nhưng
|
không sai về mặt pháp lý. Nếu họ khinh thường lời khuyên của
|
ông, Phao-lô chỉ có thể đem uy quyền thuộc linh của mình để
|
đối phó với tình hình. Trong danh Chúa Giê-su ông có thể “phó
|
người như thế cho Sa-tan để hủy diệt xác thịt” (c. 5). Ông
|
không có uy quyền chính thức để kỷ luật người ấy, nhưng có uy
|
quyền thuộc linh để xử lý trường hợp này. Ông có “cái roi”
|
Công việc của hội thánh địa phương hoàn toàn độc lập với
|
các sứ đồ. Một khi các trưởng lão đã được chỉ định, trách nhiệm
|
điều khiển mọi việc chuyển qua tay họ, và từ đó về sau, dầu sứ
|
đồ vẫn có thể hướng dẫn và thuyết phục, nhưng không bao giờ
|
được xen vào. Tuy nhiên, điều này không ngăn trở Phao-lô nói
|
cách đầy uy quyền với người Cô-rin-tô. Ngay cả một người đọc
|
lướt qua cũng nhận thấy trong cả hai Thư tín, lời ông đầy uy
|
quyền dường nào. Đưa ra phán quyết khi có những vấn đề về
|
giáo lý và đạo đức thì thuộc phạm vi của ông, và khi làm như
|
vậy ông nói rất mạnh; nhưng việc thực hiện những phán quyết
|
ấy thì nằm ngoài phạm vi của ông và hoàn toàn là vấn đề
|
thuộc hội thánh địa phương.
|
Một sứ đồ có thể xử lý sự rối loạn của một hội thánh khi hội
|
thánh ấy yêu cầu ông khuyên lơn và chỉ dẫn, như trường hợp
|
của Phao-lô và hội thánh tại Cô-rin-tô. Vì họ hỏi ý kiến ông
|
nên ông có thể nói với họ: “Còn các việc khác, lúc tôi đến sẽ
|
sắp đặt” (1 Côr. 11:34). Nhưng điểm cần lưu ý ở đây là các việc
|
khác mà Phao-lô định giải quyết khi đến Cô-rin-tô sẽ được giải
|
quyết theo cùng một cách ông đã giải quyết những việc trong
|
thư của mình, những việc ấy đã được xử lý theo giáo lý. Khi ông
|
đến, ông sẽ chỉ dẫn họ về những việc còn lại theo cách ông đã
|
chỉ dẫn họ về một số vấn đề khác; nhưng chính người
|
Cô-rin-tô, chứ không phải Phao-lô, là người sẽ phải đối phó với
|
Phi-e-rơ và Giăng là các sứ đồ, vậy làm thế nào họ lại là các
|
trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem? (1 Phi 5:1; 2 Giăng 1; 3 Giăng 1).
|
Họ vừa là trưởng lão vừa là sứ đồ vì không những họ chịu trách
|
nhiệm về công tác tại những nơi khác nhau, mà họ cũng chịu
|
trách nhiệm về hội thánh tại nơi họ ở. Khi ra đi, họ cung ứng
|
với tư cách là sứ đồ, gánh vác trách nhiệm về công tác tại
|
những nơi khác. Khi trở về nhà, họ thực hiện nhiệm vụ của
|
trưởng lão, gánh vác trách nhiệm của hội thánh địa phương.
|
(Chỉ những sứ đồ không ra đi nhiều mới có thể làm trưởng lão
|
của hội thánh tại nơi mình ở). Khi Phi-e-rơ và Giăng đi khỏi
|
hội thánh mình, họ là sứ đồ; khi trở về, họ là các trưởng lão.
|
Họ là trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem không phải vì họ là sứ đồ;
|
họ là trưởng lão hoàn toàn vì họ là những người tại địa phương
|
trưởng thành hơn các anh em khác về mặt thuộc linh.
|
Trong Kinh Thánh không có trường hợp một sứ đồ đi thăm
|
viếng rồi định cư làm trưởng lão tại một hội thánh mình đến
|
thăm; nhưng nếu hoàn cảnh cho phép ông ở nhà thường xuyên
|
thì ông có thể làm trưởng lão tại chính địa phương của mình vì
|
ông là một anh em địa phương. Muốn giữ gìn tính chất địa
|
phương của các hội thánh Đức Chúa Trời, thì tính chất ngoài
|
địa phương của các sứ đồ cũng phải được giữ gìn.
|
Phao-lô được sai đi từ An-ti-ốt, và ông thành lập hội thánh tại
|
Ê-phê-sô. Chúng ta biết ông không giữ chức vụ trưởng lão tại bất
|
cứ hội thánh nào, nhưng ông có thể làm trưởng lão tại An-ti-ốt,
|
chứ không tại Ê-phê-sô. Ông trải qua ba năm tại Ê-phê-sô,
|
nhưng ông công tác tại đó với tư cách là một sứ đồ, chứ không
|
phải một trưởng lão; tức là ông không giữ trách nhiệm và thi
|
hành uy quyền trong những vấn đề thuộc địa phương, nhưng chỉ
|
dâng mình cho chức vụ sứ đồ. Chúng ta phải nhớ kỹ rằng không
|
có trưởng lão trong Hội Thánh hoàn vũ và không có sứ đồ trong
|
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TRƯỞNG LÃO
|
Phục vụ Chúa theo khả năng của mình và trong phạm vi của
|
mình là trách nhiệm của mỗi người được cứu. Đức Chúa Trời
|
không chỉ định các trưởng lão làm việc thay cho anh em mình.
|
Sau khi được chỉ định làm trưởng lão, thì cũng như trước đây,
|
bổn phận và đặc quyền của anh em vẫn là phục vụ Chúa. Các
|
trưởng lão cũng được gọi là giám mục (Công 20:28; Tít 1:5, 7).
|
Từ ngữ “trưởng lão” liên quan đến con người của họ; từ ngữ
|
“giám mục” liên quan đến công tác của họ. Giám mục nghĩa là
|
người coi sóc, người coi sóc không phải là người làm việc thế
|
cho người khác, mà là người giám sát người khác làm việc. Đức
|
Chúa Trời dự định rằng mỗi Cơ-đốc-nhân cần phải là một
|
“công tác viên Cơ-đốc” và Ngài chỉ định một số người coi sóc để
|
công việc được tiến hành có hiệu quả. Ngài không bao giờ có ý
|
tưởng là đa số tín đồ nên hoàn toàn chuyên chú vào công việc
|
thế tục và để việc hội thánh cho một nhóm chuyên gia thuộc
|
linh. Có nhấn mạnh điểm này đến bao nhiêu cũng không đủ.
|
Các trưởng lão không phải là một nhóm người ký hợp đồng để
|
làm công việc hội thánh thay cho các thành viên của hội
|
thánh; họ chỉ là những người coi sóc công việc. Công việc của
|
không làm việc thay cho người ta, nhưng chỉ hướng dẫn người
|
Trách nhiệm của trưởng lão liên quan đến những vấn đề thế
|
tục và thuộc linh. Họ được chỉ định để “dẫn dắt”, cũng để
|
“hướng dẫn” và “chăn dắt”. “Hãy coi các trưởng lão khéo lãnh
|
đạo là đáng được tôn trọng bội phần, nhứt là những người chịu
|
lao khổ trong việc truyền đạo” (1 Tim. 5:17). “Hãy chăn bầy của
|
Đức Chúa Trời ở giữa anh em, theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc,
|
chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi tình nguyện; cũng chẳng
|
phải vì lợi đê hèn, bèn là vì sẵn lòng; cũng chẳng phải là chủ
|
trị cơ nghiệp đã chia cho anh em, bèn để làm gương mẫu cho
|
Lời Đức Chúa Trời dùng từ ngữ “dẫn dắt” trong mối quan hệ
|
với các trách nhiệm của một trưởng lão. Sắp đặt việc quản trị
|
hội thánh, quản lý công việc hằng ngày và coi sóc những điều
|
vật chất đều ở dưới sự điều khiển của họ. Nhưng chúng ta phải
|
nhớ rằng một hội thánh phù hợp với Kinh Thánh không bao
|
hàm một nhóm anh em năng động và một nhóm thụ động,
|
nhóm năng động điều khiển nhóm thụ động, nhóm thụ động
|
chỉ đầu phục sự điều khiển của họ, hoặc nhóm năng động mang
|
trọn gánh nặng trong khi nhóm thụ động ngồi thoải mái hưởng
|
thụ lợi ích do công lao của nhóm năng động. “Các chi thể phải
|
đồng lo tưởng đến nhau” là mục đích của Đức Chúa Trời dành
|
cho Hội Thánh Ngài (1 Côr. 12:25). Hội thánh nào theo lòng
|
Đức Chúa Trời cũng có dấu ấn “lẫn nhau” trong trọn nếp sống
|
và mọi hoạt động. Hỗ tương là đặc tính nổi bật của hội thánh.
|
Nếu các trưởng lão quên điều đó, thì việc dẫn dắt hội thánh
|
chẳng bao lâu sẽ bị đổi thành việc chủ trị hội thánh. Thậm chí
|
đang khi điều khiển những công việc hội thánh, các trưởng lão
|
phải nhớ rằng họ chỉ cùng là thành viên với các tín đồ khác;
|
một mình Đấng Christ là Đầu. Họ không được chỉ định để làm
|
chủ các anh em mình, nhưng để làm gương. Gương mẫu là gì?
|
Nghĩa là làm gương để những người khác noi theo. Vì họ là
|
gương mẫu cho anh em, nên rõ ràng Đức Chúa Trời không có ý
|
định họ làm mọi công việc và các anh em không làm gì cả,
|
cũng không phải các anh em làm việc trong khi họ chỉ đứng ra
|
lệnh. Các trưởng lão làm gương cho các anh em ngụ ý các anh
|
em làm việc và các trưởng lão cũng làm việc. Điều này cũng
|
ngụ ý các trưởng lão làm việc cách siêng năng và cẩn trọng đặc
|
biệt, để các anh em có gương tốt noi theo. Họ là những người
|
coi sóc, chứ không phải là chủ của các anh em, đứng tách rời và
|
ra lệnh; họ thật có hướng dẫn công tác, nhưng họ hướng dẫn
|
bằng cách làm gương hơn là bằng cách ra lệnh. Đó là quan
|
niệm của Kinh Thánh về sự dẫn dắt của các trưởng lão.
|
Nhưng trách nhiệm của họ không chỉ liên quan đến phương
|
diện vật chất của công việc hội thánh. Nếu Đức Chúa Trời đã
|
trang bị cho họ những ân tứ thuộc linh, thì họ cũng cần phải
|
gánh vác trách nhiệm thuộc linh. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê:
|
“Hãy coi các trưởng lão khéo lãnh đạo là đáng được tôn trọng
|
bội phần, nhứt là những người chịu lao khổ trong việc truyền
|
đạo và dạy dỗ” (1 Tim. 5:17). Trách nhiệm của mọi trưởng lão
|
là điều khiển công việc của hội thánh, nhưng những người có
|
các ân tứ đặc biệt (chẳng hạn như nói tiên tri hay dạy dỗ) được
|
tự do sử dụng những ân tứ ấy để gây dựng hội thánh về mặt
|
thuộc linh. Phao-lô viết cho Tít rằng một trưởng lão cần phải
|
“có thể đem đạo thuần chánh mà vừa khuyên dạy người ta, vừa
|
thuyết phục kẻ chống trả” (Tít 1:9). Sự rao giảng và dạy dỗ
|
trong hội thánh địa phương không phải là công việc của các sứ
|
đồ mà là công việc của các anh em địa phương ở trong chức vụ
|
cung ứng, đặc biệt nếu họ là các trưởng lão. Như chúng ta đã
|
thấy, việc quản trị hội thánh là vấn đề trách nhiệm tại địa
|
phương; việc dạy dỗ và rao giảng cũng vậy.
|
Về phương diện thuộc linh của công tác, các trưởng lão giúp
|
xây dựng hội thánh không những bằng cách dạy dỗ và rao
|
giảng, mà còn bằng công tác chăn bầy. Chăn bầy đặc biệt là
|
công tác của các trưởng lão. Phao-lô nói với các trưởng lão tại
|
Ê-phê-sô rằng: “Anh em hãy giữ lấy mình và luôn cả bầy mà
|
Thánh Linh đã lập anh em làm giám mục, để chăn hội thánh
|
của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết Ngài”
|
(Công 20:28). Theo cùng một chiều hướng Phi-e-rơ đã viết cho
|
các trưởng lão giữa vòng các thánh đồ tản trú: “Hãy chăn bầy
|
của Đức Chúa Trời ở giữa anh em” (1 Phi 5:2). Quan niệm ngày
|
nay về các mục sư hoàn toàn không có trong ý nghĩ của Đức
|
Chúa Trời. Ý tưởng của Đức Chúa Trời là những người được lựa
|
chọn từ giữa vòng các anh em địa phương cần phải chăn bầy,
|
chứ không phải những người đến từ những nơi khác nên rao
|
giảng phúc-âm, thành lập hội thánh và định cư để chăm sóc
|
các hội thánh. Hiểu rõ các trách nhiệm riêng biệt của sứ đồ và
|
trưởng lão sẽ giải quyết nhiều nỗi khó khăn tồn tại trong hội
|
Chúng ta đã thấy công tác dẫn dắt, dạy dỗ và chăn bầy là
|
nhiệm vụ đặc biệt của các trưởng lão. Không nơi nào nhiệm vụ
|
này được trao cho chỉ một người. Có các mục sư (người chăn)
|
trong hội thánh là phù hợp với Kinh Thánh, nhưng hệ thống
|
mục sư ngày nay thì hoàn toàn không phù hợp với Kinh Thánh;
|
đó là phát minh của con người.
|
Trong Kinh Thánh chúng ta thấy rằng trong một hội thánh
|
địa phương luôn luôn có nhiều hơn một trưởng lão hay giám
|
mục. Ý muốn của Đức Chúa Trời không phải là chọn ra một tín
|
đồ giữa vòng mọi người khác để giữ một địa vị đặc biệt nổi bật,
|
trong khi những người khác vâng phục ý muốn của người ấy
|
cách thụ động. Nếu việc quản lý cả hội thánh chỉ dựa trên một
|
người, người ấy dễ trở nên tự phụ, tự cao quá mức và dễ áp chế
|
những anh em khác (3 Giăng). Đức Chúa Trời đã chỉ định một
|
vài trưởng lão cùng chia sẻ công tác của hội thánh, để không cá
|
nhân nào có thể chuyên quyền, xem hội thánh là tài sản riêng
|
của mình và để lại dấu ấn của cá nhân mình trên toàn bộ sinh
|
hoạt và công tác của hội thánh. Đặt trách nhiệm vào tay vài
|
anh em, thay vì vào tay một cá nhân, chính là phương cách Đức
|
Chúa Trời bảo vệ hội thánh khỏi những điều ác gây ra do sự
|
thống trị của một cá tính mạnh mẽ. Đức Chúa Trời đã định
|
rằng vài anh em cần phải đoàn kết gánh vác trách nhiệm
|
trong hội thánh, để khi điều khiển công việc của hội thánh, họ
|
tùy thuộc vào nhau và thuận phục lẫn nhau. Qua đó, trên thực
|
tế, họ sẽ khám phá ra ý nghĩa của việc vác thập tự giá, và họ
|
sẽ có cơ hội bày tỏ lẽ thật về Thân Thể Đấng Christ cách thực
|
tế. Khi họ tôn trọng và tin cậy lẫn nhau trong sự dẫn dắt của
|
Linh, không người nào chiếm lấy chỗ của Đầu, nhưng mỗi
|
người xem những người khác là chi thể như mình, thì yếu tố hỗ
|
tương, là đặc tính nổi bật của hội thánh, sẽ được gìn giữ.
|
Watchman Nee