"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7390604
Đang truy cập:331

CHỦ NGHĨA KHỔ HẠNH


I. NGUỒN GỐC CỦA CHỦ NGHĨA KHỔ HẠNH
Tất cả những người chưa được cứu đều có những lý tưởng
nào đó. Dầu một người sống trong tội lỗi, người ấy vẫn ấp ủ
những lý tưởng cao thượng nào đó. Người ấy có một khái niệm
là cuộc sống thánh khiết phải như thế nào. Tuy không thể sống
như vậy, nhưng người ấy xem đó là tiêu chuẩn của mình về cuộc
sống thánh khiết. Điều thú vị đáng ghi nhận là dầu nhiều
người vô tín đắm mình trong tội lỗi và dục vọng, họ vẫn có một
khái niệm lý tưởng là cuộc sống thánh khiết phải như thế nào.
Họ nghĩ rằng một ngày kia nếu họ có thể đạt đến tình trạng
ấy, họ sẽ là người thánh khiết và sẽ vượt trên những ô dơ của
trần thế.
Tất cả những người trí thức đều có một hình ảnh lý tưởng là
một cuộc sống thánh khiết phải như thế nào. Thậm chí đối với
những người ít học hơn và bình dị hơn, cũng có khái niệm là
một người sẽ trở nên lương thiện và cao thượng nếu đạt được
một tiêu chuẩn nào đó.
A. Thuộc Thế Gian
Chứ Không Thuộc Đạo Đấng Christ
Khi được cứu, chúng ta đem loại suy nghĩ ấy vào trong
hội-thánh. Chúng ta có khái niệm là bây giờ Cơ-đốc-nhân
chúng ta phải đạt được cuộc sống lý tưởng mà trước kia mình
không đạt được. Trước kia, chúng ta sống trong tội lỗi, lớn lên
trong dục vọng, và bất lực đối với những sự yếu đuối của xác
thịt mình. Bây giờ chúng ta đã tin nhận Chúa nên cần phải
sống bày tỏ cuộc sống lý tưởng. Nhưng trở ngại cơ bản của con
người là ở chỗ này: Người ấy nghĩ mình có thể sống một cuộc
sống lý tưởng theo lối suy nghĩ của mình. Họ không nhận biết
rằng cuộc sống lý tưởng ấy hoàn toàn thuộc về thế gian chứ
không liên quan gì đến việc làm một Cơ-đốc-nhân cả. Xin nhớ
rằng dầu nhiều người đã trở thành Cơ-đốc-nhân, tiêu chuẩn
của họ vẫn là tiêu chuẩn của người ngoại. Cuộc sống lý tưởng
của họ là lý tưởng của người ngoại. Họ đem những triết thuyết
của mình vào trong hội-thánh. Các triết thuyết ấy tạo ra nan
đề không nhỏ cho một Cơ-đốc-nhân. Tín đồ mới phải xử lý vấn
đề này một cách cụ thể và dứt khoát.
B. Xuất Phát Từ Lòng Ao Ước Được Thoát
Khỏi Cuộc Sống Đầy Dục Vọng
Cuộc sống lý tưởng mà con người khao khát có được là gì?
Đơn giản mà nói thì một người bị tội lỗi ràng buộc, đầy dẫy
mọi loại dục vọng và ham muốn. Dầu không thể làm gì, người
ấy mong mỏi được thoát khỏi những điều đó. Một mặt, lòng
người ấy bị thu hút hướng về những điều vật chất. Mặt khác,
người ấy mong mỏi được giải cứu khỏi những điều vật chất ấy.
Các lý tưởng của con người luôn luôn dựa trên những gì họ
không thể làm. Càng bị điều gì đó ràng buộc, người ấy càng
mong mỏi ngược lại. Một người càng có nhiều dục vọng, những
lý tưởng của người ấy càng được hình thành bởi lòng ao ước
được giải cứu khỏi những dục vọng ấy. Một người càng ham
muốn của cải vật chất, người ấy càng khao khát được thoát
khỏi của cải vật chất. Toàn thế giới đầy dẫy chủ nghĩa khổ
hạnh theo hình thức này hay hình thức khác. Xin nhớ rằng chủ
nghĩa khổ hạnh không phải là qui tắc hành vi của con người,
mà là những lý tưởng người ấy ấp ủ. Với lý tưởng ấy, con người
xoa dịu chính mình. Lý tưởng ấy ban cho con người một mục
tiêu, một lý do để quên đi chính mình. Người ấy đặt ra một tiêu
chuẩn và mục tiêu nào đó, và tự nhủ rằng nếu đạt đến tiêu
chuẩn ấy thì mình sẽ có được thành quả cao nhất. Đó là nguồn
gốc của chủ nghĩa khổ hạnh.
Hầu hết tất cả những người vô tín đều chiều theo dục vọng,
nhưng trong lòng họ khâm phục những người thoát khỏi dục
vọng và sự ràng buộc của vật chất. Vì thế, chủ nghĩa khổ hạnh
là một tiêu chuẩn và lý tưởng mà người vô tín, tức người không
có Đấng Christ, tạo ra cho mình.
II. CHỦ NGHĨA KHỔ HẠNH KHÔNG CÓ CHỖ
TRONG ĐẠO ĐẤNG CHRIST
Sau khi một người được cứu, người ấy vô tình đem ý niệm
khổ hạnh vào trong hội-thánh. Dầu trước kia chưa bao giờ theo
chủ nghĩa khổ hạnh, người ấy vẫn khâm phục những người thực
hành chủ nghĩa ấy. Một mặt những người ngoại đắm mình
trong dục vọng, và mặt khác họ khâm phục chủ nghĩa khổ hạnh.
Họ khao khát vật chất, nhưng họ khâm phục những người thoát
khỏi vật chất. Họ không thể trở thành loại người nào đó, nhưng
họ lại khâm phục loại người ấy. Sau khi trở nên Cơ-đốc-nhân,
họ đem những lý tưởng khổ hạnh mà họ hằng âm thầm ấp ủ vào
trong hội-thánh, và nghĩ rằng bổn phận của một người được cứu
là thực hành chủ nghĩa khổ hạnh.
A. Ý Nghĩa Của Chủ Nghĩa Khổ hạnh
Là Từ Chối Vật Chất Và Đè Nén Dục Vọng
Chủ nghĩa khổ hạnh có nghĩa là gì? Đối với nhiều người,
đó có nghĩa là từ chối vật chất bên ngoài. Càng ít dính dấp
đến vật chất bên ngoài, thì họ nghĩ là mình càng trở nên tốt
hơn. Họ sợ vật chất bên ngoài sẽ nuôi dưỡng dục vọng bên
trong mình. Tất cả những người tu khổ hạnh đều thừa nhận
rằng mọi loại dục vọng đều ở trong con người. Từ sự ham
muốn thức ăn đến sự ham muốn tình dục, mọi loại dục vọng
đều ở trong con người. Các dục vọng ấy điều khiển hành vi
hầu hết mọi người trên đất. Nhiều người nghĩ rằng để trở nên
thánh khiết, họ phải đắc thắng các dục vọng ấy. Theo bề
ngoài, chủ nghĩa khổ hạnh là từ bỏ vật chất. Theo bề trong,
chủ nghĩa khổ hạnh là đè nén dục vọng bản thân. Họ hi vọng
mình có thể trở nên thánh khiết bằng cách tước bỏ mọi hình
thức biểu hiện của dục vọng.
B. Cơ-đốc-nhân Không Tán Thành
Chủ Nghĩa Khổ Hạnh
Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng Cơ-đốc-nhân
không bao giờ được tán thành chủ nghĩa khổ hạnh. Nếu một
Cơ-đốc-nhân tán thành chủ nghĩa khổ hạnh, thì thật ra người
ấy đang thực hành một điều rất nông cạn. Chúng ta hãy đọc
vài phân đoạn Kinh Thánh. Nhiều người cố gắng đè nén chính
mình trong các vấn đề như ăn uống, ham muốn và các thứ vật
chất khác. Họ nghĩ rằng đó là Đạo Đấng Christ và đó là nếp
sống lý tưởng của một Cơ-đốc-nhân. Nhưng Kinh Thánh cho
chúng ta thấy chủ nghĩa khổ hạnh không có chỗ trong Đạo
Đấng Christ.
III. ĐÃ ĐỒNG CHẾT VỚI ĐẤNG CHRIST
VÀ ĐƯỢC THOÁT KHỎI TRIẾT LÝ CỦA THẾ GIAN
Cô-lô-se 2:20-23 chép: "Nếu anh em đã đồng chết với Đấng
Christ đối với sự sơ học của thế gian, thì tại sao anh em vẫn
như còn sống trong thế gian mà phục tùng các qui định: Đừng
cầm, đừng nếm, đừng rờ, (Chỉ về những điều khi sử dụng đều bị
mục nát) theo các mạng lịnh và sự dạy dỗ của loài người?
Những điều như vậy thật sự có tiếng là khôn ngoan trong sự
thờ phượng theo ý riêng, sự hạ mình và sự đối xử thân thể
cách khắc khổ, [nhưng] không có chút giá trị nào trong việc
kháng chế sự đam mê của xác thịt".
A. Một Sự Kiện Căn Bản- Đồng Đóng Đinh
Với Đấng Christ
Phao-lô nói với các tín đồ Cô-lô-se rằng: "Anh em đã đồng
chết với Đấng Christ". Phao-lô xem đó là một sự kiện căn bản
của Cơ-đốc-nhân. Cơ-đốc-nhân là những người đã đồng chết với
Đấng Christ. Tân Ước cho chúng ta thấy rằng mọi Cơ-đốc-nhân
đều đã đồng chết với Đấng Christ. Rô-ma 6:6 nói con người cũ
của chúng ta đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ. Ga-la-ti
2:20 cũng nói rằng chúng ta đã được đồng đóng đinh với Ngài.
Ga-la-ti 5:24 cho thấy xác thịt của chúng ta cùng với những
đam mê và dục vọng của nó đều đã được đồng đóng đinh với
Đấng Christ. Kinh Thánh lặp đi lặp lại rằng Cơ-đốc-nhân là
những người được đồng đóng đinh với Đấng Christ. Nói cách
khác, thập tự giá tại Gô-gô-tha là thập tự giá của Cơ-đốc-nhân.
Cuộc sống Cơ-đốc bắt đầu với thập tự giá. Cuộc sống ấy không
những bắt đầu với thập tự giá của Đấng Christ, mà còn bắt đầu
với thập tự giá của chính chúng ta. Thập tự giá của Đấng
Christ trở nên thập tự giá của chúng ta khi chúng ta chấp
nhận nó. Nếu chưa chấp nhận sự kiện về thập tự giá thì một
người không phải là Cơ-đốc-nhân. Nếu là Cơ-đốc-nhân, thì
người ấy đã nhận thực tại về thập tự giá của Đấng Christ làm
của riêng mình. Nói cách khác, người ấy đã chết trong Ngài.
Phao-lô không nghi ngờ thực tại về thập tự giá của Đấng
Christ. Ông hoàn toàn không thắc mắc về sự kiện ấy. Ông lấy
đó làm nền tảng để lý luận. Trên thực tế, ông nói: "Vì anh em
đã đồng chết với Đấng Christ, những điều ấy sẽ xảy ra". Anh
Ting cùng ngồi đây với chúng ta. Vì sự kiện anh ấy tên Ting là
điều không thể phủ nhận, chúng ta có thể đưa ra vài lời tuyên
bố dựa trên sự kiện đó. Nếu những lời tuyên bố dựa trên một
sự kiện không thể phủ nhận, thì những lời tuyên bố ấy cũng sẽ
không thể phủ nhận được: "Vì tên anh là Ting, nên tôi có thể
nói thế này thế kia". [Cũng vậy,] Phao-lô đưa ra một kết luận
dựa trên một sự kiện.
B. Thoát Khỏi Các Triết Lý Của Thế Gian
"Nếu anh em đã đồng chết với Đấng Christ đối với sự sơ học
của thế gian" (Côl. 2:20). Không triết gia nào có thể làm triết
gia trong nấm mồ của mình. Người nào ham muốn nói về triết
lý hẳn là còn sống. Chúng ta phải nhận thức rằng triết lý đã
chết; triết lý ở trên thập tự giá và đã được xử lý hoàn toàn.
Đúng ra nó không còn sống nữa. Mọi thứ liên quan đến dục
vọng và chủ nghĩa vật chất đều ở trong lãnh vực triết lý. Tâm
trí con người luôn luôn bị ám ảnh bởi dục vọng và những điều
vật chất. Con người nghĩ rằng sự thánh khiết sẽ đến khi con
người được giải phóng khỏi mọi ảnh hưởng vật chất và sự ham
muốn nhục dục. Đó không gì khác hơn là một loại triết lý thế
gian. Phao-lô nói rằng nếu chúng ta đã đồng chết với Đấng
Christ, chúng ta được thoát khỏi triết lý (sự sơ học) của thế
gian, và thậm chí nan đề ấy cũng không tồn tại.
C. Tại Sao Vẫn Như Còn Sống Trong Thế Gian
Phao-lô nói tiếp trong câu 20: "Nếu anh em đã đồng chết với
Đấng Christ đối với sự sơ học của thế gian, thì tại sao anh em
vẫn như còn sống trong thế gian mà phục tùng các qui định?"
Nếu anh em đã chết, và chết là một sự kiện, thì đúng ra anh
em không còn như những người sống trong thế gian. Vị trí căn
bản của một Cơ-đốc-nhân là sự chết.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2