buy amoxicillin
buy amoxicillin
over the counter
naltrexone reviews for weight loss
naltrexone implant reviews
read
CHƯƠNG 3
THỰC TẾ THUỘC LINH-
LÀM THẾ NÀO BƯỚC VÀO?
Thường thường thực tế thuộc linh không gì khác hơn một danh từ chuyên môn đối với chúng ta vì chúng ta chưa bước vào thực tế của điều đó. Chỉ sau khi chúng ta đã bước vào chúng ta có thể đụng chạm điều gì là thực. Do đó vấn đề được đặt ra: làm thế nào chúng ta có thể bước vào thực tế thuộc linh? “Song khi Linh của lẽ thật đến, thì Ngài sẽ dẫn dắt các ngươi vào mọi lẽ thật... Ngài sẽ tôn vinh ta, vì Ngài sẽ nhận của ta mà báo cáo cho các ngươi” (Giăng 16:13-14). Hai câu này bảo chúng ta rằng chính Đức Thánh Linh báo cáo lẽ thật cho chúng ta và dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật.
Về mọi công tác của Đức Thánh Linh, chỉ có hai công tác có tầm quan trọng chính yếu, đó là sự khải thị của Linh và sự sửa trị của Linh. Điều thứ nhất giúp chúng ta biết và thấy thực tế thuộc linh, còn điều thứ hai dẫn dắt chúng ta vào kinh nghiệm thực tế thuộc linh xuyên qua các khung cảnh sắp xếp.
Khải thị là nền tảng của sự tiến triển thuộc linh. Không có sự khải thị của Đức Thánh Linh, bất luận tri thức một người có tốt đến đâu và phẩm hạnh bề ngoài của anh ta có tuyệt diệu đến bao nhiêu, cơ đốc nhân ấy cứ sống nông cạn trước mặt Đức Chúa Trời và không bao giờ có thể được tăng tiến thậm chí một bước cũng không. Về phương diện khác, nếu một người có sự khải thị của Đức Thánh Linh song le thiếu hụt sự sửa trị cộng thêm vào của Đức Thánh Linh, nên sự sống của cơ đốc nhân đó không đầy đủ. Chúng ta có thể nói rằng khải thị của Đức Thánh Linh là nền tảng, còn sự sửa trị của Đức Thánh Linh là sự kiến trúc. Điều này không có nghĩa có một giai đoạn gọi là khải thị của Đức Thánh Linh và rồi thời kỳ khác gọi là sự sửa trị của Đức Thánh Linh. Hai điều này trộn lẫn nhau. Khi Ngài khải thị, Ngài cũng sửa trị và khi Ngài sửa trị, Ngài cũng khải thị nữa. Vì lý do này, sự khải thị không bao gồm toàn bộ sự sống cơ đốc nhân trừ ra nó cũng bao hàm sự sửa trị.
Chúng ta tin bất cứ điều gì Cha đã giao thác cho Con, Con đã hoàn thành (Giăng 17:4). Chúng ta cũng tin rằng bất cứ điều gì Con đã giao thác cho Đức Thánh Linh, Đức Thánh Linh sẽ hoàn thành. Chúng ta tin rằng dù thực tế thuộc linh có bao la, Đức Thánh Linh đủ sức hướng dẫn chúng ta vào một thực tế bao la như vậy. Không có bất cứ điều gì của Christ đã được giữ kín khỏi Hội thánh. Điều này không chỉ vướng mắt vào kinh nghiệm của chúng ta, nhưng thậm chí hơn nữa nó mắc vào vấn đề hoặc công tác Đức Thánh Linh có thành công hay không. Chúng ta hãy nhớ luôn trong tâm trí rằng đang khi Christ đã hoàn thành tất cả, nên Đức Thánh Linh cũng hoàn thành tất cả, chúng ta phải tin sự đáng tin cậy của Linh và sự đầy đủ của công tác Ngài.
Chủ điểm của công tác Đức Thánh Linh là hướng dẫn chúng ta vào một sự thật, vào trong thực tế Ngài đã ban khải thị cho chúng ta để đem chúng ta vào hiện diện của sự thật hầu chúng ta có thể thấy chúng ta là gì trong Christ. Một cơ đốc nhân có một thiếu sót, là như Đức Thánh Linh có quá ít sáp nhập - rất ít có sự sáp nhập trong họ. Khi họ không có đủ để tự giúp mình làm sao họ có thể hi vọng giúp anh em khác chứ? Họ có thể cung ứng các nhu cầu của họ cách sơ sài, còn cung ứng anh em khác là một nan đề đối với họ. Cơ đốc nhân nào muốn giúp đỡ các anh em khác thì chính mình phải được Linh của Chúa đưa vào thực tế thuộc linh. Linh của Chúa phải hướng dẫn họ vào sự sửa trị và nhiều khổ nạn.
“Lạy Đức Chúa Trời của sự công nghĩa tôi, Ngài đã khai triển tôi trong sự đè nén” (Thi thiên 4:1 bản Darby) Đức Chúa Trời đã cho phép David ngã vào sự khốn khổ để Ngài có thể hướng dẫn ông vào sự khai triển, mở rộng. Trong thư tín của mình, Gia Cơ đã nói điều này: “Hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy nghe: Đức Chúa Trời há chẳng đã lựa chọn những kẻ nghèo trong thế giới này để được giàu có trong đức tin, và làm các kẻ thừa thọ vương quốc mà Ngài đã hứa cho các kẻ yêu thương Ngài hay sao?” (2:5). Đức Chúa Trời chọn những kẻ nghèo trong thế giới hầu họ được phong phú trong đức tin. Đức Chúa Trời không nuôi dưỡng ý tưởng khiến các con cái Ngài luôn ở trong khổ nạn và nghèo khó. Chủ đích của Ngài là hướng dẫn họ từ khổ nạn vào sự khai triển, từ sự nghèo khó đến sự phong phú trong đức tin.
Khải 21: bày tỏ cho chúng ta tình trạng nào Hội thánh sẽ có trước mặt Đức Chúa Trời. Khi Hội thánh xuất hiện trong tương lai. “Có vinh quang của Đức Chúa Trời, sự sáng của nó (thành thánh, Giêrusalem) giống như một viên đá rất mực quí báu, dường như vân thạch, trong suốt như thủy tinh” (câu 11). “Tường thì kiến tạo bằng vân thạch, thành thì bằng vàng ròng, giống như pha lê trong suốt. Những nền của vách tường thành thì được trang điểm bằng mọi thứ đá quí” (câu 18, 19). “Thành vuông vức, về dài, bề rộng bằng nhau. Người dùng cây lau đo thành, được một vạn hai ngàn dặm bề dài, bề rộng, bề cao cũng bằng nhau” (câu 16). Hội thánh được mở rộng biết bao và phong phú biết dường nào vào ngày Hội thánh xuất hiện trước mặt Đức Chúa Trời.
Sự khai triển là gì? Sự khai triển mà tác giả Thi thiên đã nói đến là khi ở trong khổ nạn anh em được Đức Chúa Trời đưa đến một chỗ mở rộng để vui hưởng Ngài. Khổ nạn không thề đè bẹp anh em. Ai vui hưởng sự kết thân của Vị phẩm Thứ Tư trong lò lửa hực là người vui hưởng Đức Chúa Trời (Đaniên 3:25), và ai vui hưởng Đức Chúa Trời là một người được khai triển. Người mà bị quăng vào ngục tối, tra chơn vào cùm, song le con có thể cầu nguyện và hát thánh ca ngợi khen Đức Chúa Trời (Sứ 16:24-25) là người đang vui hưởng Đức Chúa Trời; chắc chắn một người như vậy đã được khai triển. Một người bị nhốt trong ngục thất nhưng vẫn còn vui hưởng hiện diện của Chúa chắc chắn phải là một người mở rộng.
Đức Thánh Linh chủ ý hướng dẫn chúng ta xuyên qua khổ nạn để đến sự khai triển nhưng buồn thay, đôi lúc chúng ta lại bị chìm ngập bởi khổ nạn. Chúng ta đã nhìn thấy kết cuộc hay mục đích của Chúa trong trường hợp của Gióp, thế nào Chúa đầy lòng từ bi thương xót (Giacơ 5:11). Đích thực Gióp nhận thức được kết cuộc của Chúa, nhưng một số người đã bước đến chỗ kết thúc trước khi kết cuộc của Chúa được đạt đến! Họ bị khổ nạn đè nén và không được đến một chỗ khai triển. Đang khi họ bị thử nghiệm, họ lằm bằm và tố cáo Đức Chúa Trời là không công bằng, kết quả họ bị khổ nạn lật úp, không bao giờ có cơ hội được đưa vào sự khai triển.
Một vài cơ đốc nhân tưởng không ở trong khổ nạn là có thể bị nghèo khó.. Họ thiếu kém thực tế thuộc linh. Điều họ có không đủ cung ứng nhu cầu riêng của mình, làm thế nào họ nói đến việc giúp đỡ các anh em khác chớ? Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, có các cơ đốc nhân đã được phong phú thuộc linh. Về những người như vậy anh em không thể dò được chiều sâu hay đo được chiều rộng của họ. Bất cứ khi nào anh em gặp bối rối, anh em đến củng họ và anh em luôn luôn đươc giúp đỡ. Dường như anh em không bao giờ chạm trán một vấn đề nào mà và điều đó họ đã không biết đến đôi điều gì đó, và không một ai đến với họ mà không được giúp đỡ. Anh em phải cúi xuống và thưa “cảm tạ Đức Chúa Trời, có người phong phú như vậy trong Hội thánh”. Sự giàu có của họ vượt quá sự nghèo khó của anh em, do đó họ có thể cung ứng nhu cầu của anh em. Họ phong phú vì cớ họ đụng chạm được thực tế.
Hoặc một Hội thánh có đủ sức làm chơn đèn vàng hay không, tức là, hoặc nó có thể thực sự làm chứng cớ cho Chúa hay không, tùy thuộc trên việc có được bao nhiêu cơ đốc nhân khai triển trong Hội thánh, có bao nhiêu cơ đốc nhân giàu có trong đức tin, cũng như việc có bao nhiêu cơ đốc nhân có thể cung ứng cho người khác. Thực vậy, chúng ta có thể đi và gõ cửa một bạn hữu vào nửa đêm để vay mượn ba ổ bánh khi chúng ta không có gì để dọn trước mặt anh bạn khác đã đến cùng chúng ta sau cuộc hành trình (Luca 11:5-6). Song le, đôi khi dân chúng cần bánh, Chúa sẽ bảo chúng ta “các ngươi hãy cho họ ăn” (Mathiơ 14:16). Thực sự anh em có bao nhiêu ổ bánh, thường thường chúng ta có thể cầu nguyện trong lúc nguy biến và Đức Chúa Trời có thương xót chúng ta. Song le, sự cầu nguyện lúc nguy biến không thể thay thế cho sự phong phú. Nếu không có sự gia tăng trong sự việc thuộc linh sau một năm hay năm năm. Chúng ta nghèo nàn biết bao!
Lý do nghèo khổ là gì? Thiếu sự sửa trị và kiềm chế của Đức Thánh Linh là lý do của nó. Chúng ta hãy nhìn nhận rằng tất cả những ai đã được khai triển và giàu có trước mặt Đức Chúa Trời đều là những người đã trải qua những điều gì đó và họ đã có một lịch sử với Đức Chúa Trời. Các kinh nghiệm của họ và lịch sử của họ làm cho Hội thánh phong phú. Nhiều bệnh tật vì sự giàu có của Hội thánh, nhiều sự khó khăn là vì sự giàu có của Hội thánh, nhiều sự đau khổ vì sự giàu có của Hội thánh, nhiều sự bất thành là vì sự giàu có của Hội thánh.
Hãy nhìn xem số các cơ đốc nhân trải qua các tháng ngày êm ả và dễ chịu. Kết quả là có sự nghèo khổ thuộc linh. Khi các anh chị khác ở trong hoạn nạn, họ không hiểu cũng không đủ sức ban cấp một sự trợ giúp thuộc linh nào. Họ không có lịch sử trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh không có cơ hội biểu hiện thực tế của Christ trong họ vì cớ Ngài không có cơ may sáp nhập Christ vào trong họ. Dù họ có thể đã nghe lời nhiều đến bao nhiêu. Khâu nghe không thể thay thế cho công tác của Đức Thánh Linh. Đối với những ai thiếu khuyết công tác của Linh trong đời sống họ, sự giàu có của Christ không trở nên sự giàu có của họ, vì vậy họ không có gì để cung ứng anh em khác.
Hoặc chúng ta có hữu dụng trong tay Đức Chúa Trời hay không, quyết định bởi việc Đức Thánh Linh hành động trong chúng ta được bao nhiêu. Một cơ đốc nhân có sẽ không quá sa ngã đến nỗi hầu như Đức Thánh Linh không bao giờ quấy rầy anh ta. Sự nghèo khó của anh ta như tiền định, nhưng chúng ta tin rằng Chúa sẽ không để cho một ai đi thong dong nếu người đó đã không giao thác chính mình vào tay Chúa. Chúng ta tin mỗi một và mọi hoạn nạn đều vì mục đích khai triển và giàu có. Mỗi một hoạn nạn đều sản xuất sự phồn thịnh. Mỗi sự khó khăn giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời tốt hơn và do đó chúng ta sẽ có thể cung ứng các nhu cầu của các con cái Đức Chúa Trời.
Một chị em đã được cứu khi chị lên 13 tuổi, chị đã sống 103 tuổi. Một anh em đến thăm chị vào năm chị 100 tuổi và hỏi tại sao Đức Chúa Trời đã giữ chị quá lâu trên trái đất này vậy. Chị yên lặng đáp “Đức Chúa Trời đã giữ tôi ở đây để tôi có thể cầu nguyện thêm một lần nữa và thêm một lần nữa”. Ô, chị ấy phong phú biết bao! Một chị khác đã bị bệnh nằm trên giường suốt 40 năm, và trải 35 năm trong số đó chị lại bị điếc, khi một anh em đến thăm chị, chị nói “trước kia tôi rất hoạt động, đi đây đi đó, tôi đã không làm trọn nhiều công tác cầu nguyện của tôi mà Hội thánh cần đến. Nhưng ngày nay nằm trên giường bệnh. Tôi hằng ngày làm công tác cầu nguyện trãi 40 năm rồi”. Chị không giận, lo âu hay phàn nàn vì cớ bệnh tật của chị, thay vào đó chị đã làm một công tác rất tốt đẹp, khổ nạn đã khai triển chị và làm cho chị nên phong phú. Và sự giàu có của chị đã trở nên sự phồn thịnh của Hội thánh.
Một số anh em và chị em không có khẩu biện trong Hội thánh, họ cũng không có nhiều kiến thức, song le họ biết làm thế nào cầu nguyện. Bất cứ khi nào họ nghe một điều gì, họ cầu nguyện cho điều đó. Họ cầu nguyện cho người đau, họ cầu nguyện cho các anh em và chị em trong các hoạn nạn, họ liên tục cung ứng Hội thánh bằng các lời cầu nguyện của họ. Các anh chị em khác chỉ nhóm họp nhưng không bao giờ cầu nguyện, họ lắng nghe các sứ điệp song le không cầu nguyện, họ không có gì để cung ứng Hội thánh. Họ nghèo nàn vì cớ họ không nhận được sự sửa trị của Đức Thánh Linh và vì vậy không biết thực tế thuộc linh là gì. Nói theo cách loài người, một số anh chị em có thể đã sa ngã từ lâu, nhưng họ còn đứng vững. Lời giải thích? Vì có một ai khác đang cung ứng cho họ. Vì lý do này, sự sung mãn của sự sống không phải sự việc của lời nói hay sự việc của giáo lý nhưng là sự việc anh em đã trải qua trước mặt Đức Chúa Trời được bao nhiêu và do đó anh em có thể cung ứng Hội thánh được bao nhiêu.
Ngày qua ngày Đức Thánh Linh tìm cơ hội hướng dẫn chúng ta vào thực tế thuộc linh. Nếu chúng ta khước từ kỉ luật của Đức Thánh Linh, chúng ta không giành cơ hội cho Ngài hướng dẫn chúng ta vào thực tế thuộc linh. Thường thường khi sự khó khăn dấy lên, một số người chọn con đường trốn thoát dễ chịu, khi khổ nạn đến, một số người đi vòng quanh. Do đó sự khó khăn được tránh né, nhưng họ cũng mất cơ hội cho Đức Thánh Linh hướng dẫn họ vào thực tế thuộc linh. Linh của Chúa không có cơ may truyền đạt đôi điều vào trong họ đến nỗi họ có thể chuyển đạt cho Hội thánh điều họ nhận được. Nếu chúng ta tránh né sự sửa trị của Đức Thánh Linh chúng ta không thể trong mong được bước vào thực tế thuộc linh. Kết quả chúng ta mất cơ hội để khai triển và phong phú.
Anh chị em ơi, chúng ta chấp nhận sự sửa trị của Đức Thánh Linh. Rồi chúng ta sẽ bước vào một chỗ mở rộng và có được đôi điều gì đó để cung ứng Hội thánh. Chúng ta cần hiến dâng chính mình cách đầy đủ hơn và triệt để hơn một lần nữa để hiến cho Linh của Chúa một cơ hội làm thành toàn công tác của Ngài và dẫn dắt chúng ta vào thực tế thuộc linh. Ước mong chúng ta học tập hàng ngày trước mặt Đức Chúa Trời đến nỗi sự ký thác của chúng ta có thể trở nên sự phồn thịnh của Hội thánh. Một ngày kia sự phong phú như vậy sẽ được biểu lộ trong trời mới và đất mới.
Anh chị em ơi, không có vàng nào mà đã không trải qua lửa, không có đá quý nào mà đã không trải qua bóng tối tăm, và không có trân châu nào mã đã không chạm trán khổ đau. Chúng ta hãy xin Chúa giải cứu chúng ta khỏi mọi cuộc giảng luận hư không và nghèo khó. Thay vào đó chúng ta hãy cầu xin hầu chúng ta có thể càng thấy thực tế thuộc linh là gì - hầu chúng ta có thể được Linh Ngài hướng dẫn vào mọi thực tế thuộc linh.
W.N.