"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7333666
Đang truy cập:156

PHƯƠNG CÁCH ĐỂ MỘT CƠ ĐỐC NHÂN TRƯỞNG THÀNH TRONG SỰ SỐNG - SỰ ĐỔ ĐẦY CỦA THÁNH LINH

buy clomid bodybuilding

clomid uk

vibramycin

vibramycin

flagyl

flagyl livijn.se

antidepressants and alcohol liver

side effects of alcohol and antidepressants

 

 

Trong Khải-thị 3:15 và 18 Chúa phán với Hội Thánh tại Lao-đi-xê: "Ta biết công việc của ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng!... Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua áo trắng để mặc vào, hầu cho sự xấu hổ về sự loã lồ của ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc mắt để thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được". Ở đây Chúa nhắc đến từ mua. Chúng ta đều biết rằng mua một cái gì đó có nghĩa là trả một giá cho nó.
 
TÌNH TRẠNG, THÂN PHẬN, PHƯƠNG CÁCH VÀ NẾP SỐNG CỦA MỘT CƠ ĐỐC NHÂN
 
Trong ẩn dụ về các nữ đồng trinh trong Ma-thi-ơ 25 chúng ta thấy rõ ràng rằng là Cơ-đốc nhân chúng ta nên có tình trạng thuần khiết và đơn thuần của một trinh nữ. Trong thân phận của mình chúng ta nên cầm chắc đèn soi sáng nơi tối tăm. Phương cách mà chúng ta nhận lấy nên đưa chúng ta ra khỏi thế giới vốn nghịch với Chúa. Và mục đích sống của chúng ta nên là trông đợi gặp Chúa. Vì Chúa chúng ta không ở trong thế gian và thế gian vốn nghịch với Ngài, nên chúng ta đừng quyến luyến với thế gian. Chúng ta phải rời thế gian này. Chúng ta phải ra khỏi thế gian để nhận lấy Chúa là Chàng rể duy nhất.
 
Điều làm chúng ta đau lòng ngày nay là nhiều Cơ-đốc nhân không biết tình trạng và thân phận của họ phải là gì. Nếu xem xét thân phận của mình, chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng ta không những không đúng với thân phận của mình mà còn cách xa điều đó nữa. Chúng ta không giống như những trinh nữ. Trong thân phận của mình chúng ta không cầm đèn và soi sáng. Chúng ta cũng không rời bỏ thế gian vốn đối nghịch với Chúa hay đón chờ Chúa. Trong phúc âm Ma-thi-ơ Chúa đã chỉ ra bốn khía cạnh về tình trạng đúng đắn của một Cơ-đốc nhân—Tình trạng, thân phận, phương cách và nếp sống. Tuy nhiên, những khía cạnh này chỉ mới là điểm khởi đầu cho loại nếp sống mà một Cơ-đốc nhân phải có.
 
ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC
 
Nếu chúng ta không có bốn điều này thì nên cuối đầu mà nói với Chúa rằng "Chúa ơi, xin tha thứ cho con. Con chưa bắt đầu đời sống Cơ-đốc của mình. Mặc dù con đã trở nên một Cơ-đốc nhân, có danh nghĩa của một Cơ-đốc nhân và đã được báp-têm để bước vào trong Hội Thánh, con vẫn không giống một trinh nữ. Con không có ánh sáng đèn soi sáng trong con. Bước chân con không dẫn con ra khỏi thế giới và con cũng không trông đợi Ngài và sửa soạn để gặp Ngài". Nhiều người trong chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta chưa bắt đầu đời sống Cơ-đốc của mình. Chúng ta chỉ là Cơ-đốc nhân trong danh nghĩa mà không có thực tại. Chúng ta không đứng trong vị trí của mình như là một Cơ-đốc nhân. Chúng ta không có thân phận đúng đắn của một Cơ-đốc nhân. Chúng ta không đi trên đường lối của một Cơ-đốc nhân hay sống đời sống của một Cơ-đốc nhân. Tuy nhiên, thậm chí nếu chúng ta có đủ bốn điều này, cũng không nên cho rằng mình có đủ tiêu chuẩn và trưởng thành để gặp Chúa. Xin nhớ rằng những khía cạnh này chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là kết thúc. Chúng ta chỉ mới bắt đầu lớn lên chứ chưa đạt đến sự trưởng thành.
 
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC - LÀ MỘT NỮ ĐỒNG TRINH KHÔN NGOAN
 
Chúa nhắc nhở và cảnh báo những người dại
 
Mỗi người được cứu nên có bốn khía cạnh này và nên liên tục lớn lên trong đó. Trong ẩn dụ về các nữ đồng trinh, Chúa phán một cách có chủ ý rằng: "Trong họ năm nàng dại, năm nàng khôn. Các nàng dại cầm đèn mà không đem dầu theo; còn các nàng khôn cầm đèn lại đem dầu theo trong bình" (Ma-thi-ơ 25:2-4). Chúa đã chỉ ra rằng mười nữ đồng trinh này khác nhau và sự khác nhau không phải là họ chân thật hay giả dối mà là khôn hay dại. Chúa chia họ ra làm hai nhóm—năm nàng dại và năm nàng khôn. Không phải một nhóm gồm những người được cứu cách chân thật còn nhóm kia là những người được cứu giả dối như một số nhà giải Kinh có nói. Mười nữ đồng trinh đều đã được cứu cách chân thật. Chúa đã chỉ ra rằng điều Ngài quan tâm không phải là vấn đề chân thật hay giả dối mà là khôn hay dại. Sự quan tâm của Ngài là họ là những người dại hay là khôn.
 
Các nữ đồng trinh chân thật hay giả dối là vấn đề có liên quan đến bản chất của họ. Họ dại hay khôn là vấn đề liên quan đến tình trạng của họ. Về bản chất họ đều chân thật và đúng đắn bởi vì họ là những nữ đồng trinh và đã được cứu. Tuy nhiên, trong tình trạng thì họ khác nhau. Một nhóm thì dại còn nhóm kia thì khôn. Mọi người được cứu không nhất thiết phải giống nhau. Có thể có một sự khác nhau nào đó. Anh em có thể là một người được cứu thuộc về Chúa, nhưng anh em có thể khôn hoặc dại. Vì thế tất cả chúng ta phải thấy rằng được cứu là chưa đủ. Chúng ta cũng phải xem xét rằng mình dại hay là khôn. Điều này có nghĩa rằng một người được cứu, tức là một Cơ-đốc nhân phải tiến xa hơn để xác định mình sẽ là Cơ-đốc nhân loại nào. Người đó sẽ là người dại hay người khôn? Ở đây Chúa nhắc đến người dại trước, cho thấy rằng Ngài chủ yếu cảnh báo những người dại. Dĩ nhiên là những người khôn không cần sự dạy dỗ này. Chỉ có những người dại mới cần sự dạy dỗ này. Chúa nhắc nhở những người dại để họ thức canh và sửa soạn.
 
Số năm là con số của trách nhiệm
 
Trong Kinh Thánh số mười hai chỉ về sự hoàn hảo đời đời, trong khi số mười chỉ về sự hoàn hảo của con người. Mỗi người đều có mười ngón tay và mười ngón chân. Người Trung Hoa nói về sự hoàn hảo, nhưng sự hoàn hảo họ nói đó chỉ là sự hoàn hảo của con người. Chúa chia mười nữ đồng trinh ra thành hai nhóm năm người. Số năm trong Kinh Thánh là con số của trách nhiệm. Ví dụ như mỗi bàn tay đều có năm ngón tay. Những ngón tay không phải bao gồm ba ngón cộng hai ngón mà là bốn ngón cộng với một ngón cái. Điều này rất ý nghĩa. Nếu chúng ta lấy đi ngón cái thì với bốn ngón kia chúng ta rất khó làm việc. Chúng ta làm điều gì cũng đòi hỏi sử dụng cả ngón cái cùng với bốn ngón kia. Bốn ngón cộng với ngón cái làm chúng ta có thể làm việc. Bởi đó chúng ta có thể mang vác trách nhiệm.
 
Một số người có thể hỏi bốn cộng thêm một có nghĩa là gì. Trong Kinh Thánh số bốn có liên hệ đến tạo vật. Có bốn sinh vật trong sách Khải Thị. Bốn sinh vật này tượng trưng cho các tạo vật. Số một tượng trưng cho Đức Chúa Trời duy nhất là Đấng Tạo Hóa. Bốn cộng với một tượng trưng cho các tạo vật cộng với Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa. Những ai không tin Chúa và chưa được cứu chỉ là các tạo vật, tức là những người được sáng tạo. Nói cách thuộc Linh họ là "bốn" chứ không phải "bốn cộng một". Họ không có Đức Chúa Trời và do đó không thể công tác hay mang vác trách nhiệm. Ngày nay, chúng ta là những người tin Chúa Jesus và đã được cứu đã có cái "một" thêm vào trong chúng ta. Linh của Đức Chúa Trời đã bước vào trong chúng ta, chính Đức Chúa Trời đã bước vào trong chúng ta và sự sống của Ngài đã bước vào trong chúng ta. Vì thế chúng ta là những người được sáng tạo đã có Đức Chúa Trời thêm vào trong chúng ta. Vì chúng ta có sự sống của Đức Chúa Trời, chúng ta đã trở nên "năm". Chúng ta trở nên hữu dụng và có thể công tác hay mang vác trách nhiệm.
 
Chúa chia mười nữ đồng trinh ra làm hai nhóm năm, chứng tỏ rằng họ được sáng tạo và đã có Đức Chúa Trời thêm vào trong họ. Họ đã được cứu và có Đức Chúa Trời trong họ. Vì thế, họ phải đảm đương một số trách nhiệm. Không ai được cứu lại nhận ân điển cách vô ích. Vì chúng ta đã nhận ân điển để có Đức Chúa Trời, và vì Đức Chúa Trời hiện đang sống trong chúng ta, chúng ta nên mang vác một số trách nhiệm trước mặt Ngài. Người vô tín, không có Đức Chúa Trời , họ sống buông lung và cẩu thả thì cũng không sao. Nhưng chúng ta, những Cơ-đốc nhân đã có Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đang ở trong chúng ta mà lại sống buông lung và cẩu thả thì không thể chấp nhận được. Nếu một người không được cứu và không có Đức Chúa Trời bên trong, mặc dù anh ta không thức canh, Đức Chúa Trời cứ bỏ anh ta một mình. Nhưng nếu anh em là những người được cứu, có Đức Chúa Trời bên trong như là sự sống và sức mạnh của mình và vẫn sống cẩu thả như người vô tín, thì Chúa sẽ đến để cảnh báo anh em.
 
Chúa đòi hỏi những người được cứu mang trách nhiệm làm nữ đồng trinh khôn ngoan
 
Chúa đòi hỏi tất cả chúng ta là những người được cứu mang vác một trách nhiệm nhất định trước mặt Đức Chúa Trời. Trách nhiệm này là gì? Đó là làm một nữ đồng trinh khôn ngoan. Vì chúng ta đã được cứu, chúng ta phải có trách nhiệm lựa chọn sẽ là tín đồ khôn hay tín đồ dại. Chúng ta dại hay khôn đều ở dưới sự kiểm soát của mình. Đức Chúa Trời sẽ không quyết định thay cho chúng ta.
 
Những nữ đồng trinh khôn ngoan chuẩn bị dầu trong bình
 
Một số người có thể hỏi khôn có nghĩa là gì. Chúa phán: "Các nàng dại cầm đèn mà không đem dầu theo; còn các nàng khôn cầm đèn lại đem dầu theo trong bình" (Ma-thi-ơ 25:3-4). Bản Trung Hoa Liên Hiệp dùng cụm từ sửa soạn dầu khi dịch câu này—"Các nàng dại cầm đèn mà không sửa soạn dầu theo; còn các nàng khôn cầm đèn lại sửa soạn dầu theo trong bình". Những nàng dại không sửa soạn nhưng những nàng khôn thì có. Những ai đã sửa soạn là những người khôn ngoan, những ai không sửa soạn là những người dại. Những người khôn sửa soạn điều gì? Họ chuẩn bị dầu. Cả những nàng dại và những nàng khôn đều cầm đèn. Sự khác nhau là những nàng dại không chuẩn bị dầu trong bình, trong khi những nàng khôn thì có. Những nàng khôn chuẩn bị dầu không những trong đèn mà còn trong bình họ nữa. Đèn là một điều, nhưng bình lại là một điều khác. Ẩn dụ này nói với chúng ta rằng mỗi trinh nữ nên có hai phần dầu—một phần cháy trong đèn và phần thứ hai chuẩn bị trong bình để thêm vào đèn. Điều này cũng giống như xe hơi, thường có một lốp dự bị bên cạnh bốn lốp kia. Nhưng nữ đồng trinh khôn ngoan thực sự là khôn ngoan vì họ chuẩn bị đầu trong bình cùng với dầu trong đèn.
 
Dầu trong đèn tượng trưng cho linh tái sinh
 
Dầu trong đèn và đầu trong bình chỉ về những điều gì? Dầu trong đèn chỉ về Linh tái sinh. Vì thế, dầu trong đèn không cần phải sửa soạn. Mười nữ đồng trinh, cả dại lẫn khôn, đều có dầu trong đèn và đèn đang chiếu sáng. Điều họ vẫn cần phải chuẩn bị là dầu trong bình, để đổ thêm vào đèn. Hầu hết những ai biết Kinh Thánh đều hiểu rằng dầu tượng trưng cho Linh. Khi chúng ta được cứu, Linh vào trong chúng ta. Đây là dầu trong đèn. Dầu trong đèn tượng trưng cho Linh tái sinh. Khi chúng ta được cứu và nhận Chúa như là cứu Chúa, chúng ta được tái sinh, và Linh bắt đầu sống bên trong chúng ta. Từ lúc đó trở đi, Linh muốn chiếu sáng ra từ bên trong chúng ta. Đây là kinh nghiệm của mọi người được cứu. Nếu một người không có Linh tái sinh trong anh ta thì anh ta chưa được cứu. Mọi Cơ-đốc nhân được cứu đều có Linh của Chúa và sự sống của Chúa bên trong và do đó là một trinh nữ chân thật với dầu trong đèn.
 
Dầu trong bình tượng trưng cho linh thêm vào
 
Chỉ có dầu trong đèn thì chưa đủ. Chỉ có Linh tái sinh thì chưa đủ. Bên cạnh phần này của Linh chúng ta cần có phần khác nữa của Linh. Phần dầu thứ hai không phải là dầu trong đèn mà là dầu trong bình. Chúa phán điều này để cho chúng ta thấy rằng có hai phần khác nhau của Linh. Phần thứ nhất là Linh tái sinh mà mọi tín đồ đều có khi họ được cứu. Tuy nhiên, sau khi được cứu, họ phải tự sửa soạn mình với phần thứ hai của Linh, đó là Linh thêm vào. Chúng ta có Linh tái sinh, nhưng có thể chúng ta không nhất thiết có Linh thêm vào. Mặc dù chúng ta được cứu, nhưng có thể không được đổ đầy bằng Linh. Chúng ta có phần thứ nhất của Linh, nhưng chúng ta có thể không nhất thiết có phần thứ hai của Linh. Mặc dù Linh ở bên trong, nhưng có thể không làm đầy bản thể chúng ta. Vì thế, mặc dù là Cơ-đốc nhân, tình trạng của chúng ta có thể không được sống động vì chúng ta có thể không có đủ Linh thêm vào. Chúng ta có thể không có đủ dầu chuẩn bị trong bình.
 
Tất cả chúng ta đều tin Chúa, được cứu và có sự sống của Chúa. Tuy nhiên, tôi phải hỏi hết thảy rằng anh em có Linh của Chúa không. Có lẽ một số trong anh em có thể nói "Cảm ơn Chúa, hết thảy chúng ta đều có Linh của Chúa". Điều này tốt. Anh em đã tin Chúa và được cứu, và anh em có sự sống của Chúa và Linh của Chúa. Tuy nhiên tôi muốn hỏi rằng sâu thẳm bên trong anh em có đang sôi sục không. Một số có thể nói "Mặc dù tôi được cứu, bên trong tôi lại hâm hẩm. Tôi đi xem phim mà không sợ sệt. Tôi đi nhóm mà không có nhuệ khí và chán nản. Tôi thật sự hâm hẩm". Đây chính là tình trạng của Hội Thánh tại Lao-đi-xê.
 
Anh em có mạnh mẽ trong Linh không? Anh em giảng phúc âm có quyền năng không? Trong buổi nhóm anh em có được giải phóng không? Là Cơ-đốc nhân anh em có được vui mừng và tự do không? Nhiều anh em có thể trả lời "Tôi không biết tại sao tôi lại yếu như vậy. Khi không đi nhóm, tôi không cảm thấy thoải mái bên trong. Nhưng khi đi nhóm, tôi lại cảm thấy chán nản và thất vọng. Tôi không thể mở miệng hay cầu nguyện. Tôi biết rằng nhiệm vụ của mình là rao giảng phúc âm nhưng lại không muốn làm. Khi giảng phúc âm, tôi không thể nói nhiều và cảm thấy kiệt sức. Tôi không có năng lực. Lúc đầu, tôi nghĩ là một Cơ-đốc nhân thì vui lắm, nhưng tôi đã buồn trong một thời gian dài. Tôi muốn bỏ Chúa và không làm một Cơ-đốc nhân nữa, nhưng sâu thẳm bên trong tôi không thể vượt qua. Tôi muốn làm một Cơ-đốc nhân tốt nhưng không thể thực hiện được". Đây là loại tình trạng gì? Loại tình trạng này chứng tỏ rằng "đèn của chúng ta gần tắt" (Ma-thi-ơ 25:8). Điều này có nghĩa là có một ít dầu trong đèn nhưng không có chút dầu nào được chuẩn bị trong bình của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta đã được tái sinh và có Linh tái sinh, nhưng chúng ta không được đổ đầy bởi Linh. Chúng ta có Linh tái sinh nhưng không có Linh thêm vào.
 
Khi Linh đổ đầy bản thể chúng ta, tức là khi chúng ta có được Linh thêm vào, chúng ta không thể ngăn cản được mình trở nên nóng cháy. Chúng ta không thể lạnh được nữa. Một khi Linh đổ đầy chúng ta, bản thể bề trong của chúng ta sẽ bùng cháy, và chúng ta sẽ trở nên nóng cháy. Khi đến buổi nhóm, chúng ta sẽ được giải phóng. Chúng ta sẽ mở miệng cầu nguyện, ngợi khen và làm chứng. Chúng ta sẽ có quyền năng bề trong. Khi chúng ta giảng phúc âm và nói về Chúa Jesus cho mọi người, chúng ta sẽ chạm đến cảm xúc của họ và sẽ có hiện diện của Linh. Hơn nữa, chúng ta sẽ đầy dẫy niềm vui và sâu thẳm bên trong có sự bình an. Chúng ta sẽ được tự do khỏi xiềng xích và áp chế.
 
Ví dụ như, giả sử có một anh em yêu dấu đang ngồi trong buổi nhóm là người có tình trạng thuộc linh giống như ngọn đèn gần tắt. Anh ta yếu đuối, linh bị đè nén, và bản thể bề trong không thể phấn chấn được. Khi anh ấy nói về những vấn đề thuộc thế giới, anh tỏ ra thích thú, phấn khởi và nói khá nhiều. Nhưng khi nói về những vấn đề thuộc linh thì anh không quan tâm và không có gì để nói. Nếu chúng ta là những người đầy dẫy Linh thì chúng ta sẽ mở miệng để cầu nguyện, ca hát và ngợi khen. Ngọn lửa đang cháy trong chúng ta sẽ không cho phép chúng ta nín lặng. Dù đa số thánh đồ trong buổi nhóm có thể bị đè nén và chúng ta chỉ có số ít nhưng bằng cách này chúng ta vẫn có thể làm cho buổi nhóm sống động và bùng cháy vì chúng ta được đầy dẫy Linh. Điều này sẽ giải cứu chúng ta khỏi tình trạng hâm hẩm, lõa lồ, nghèo ngặt, đui mù và tự mãn thật đáng thương.
 
SỰ TRƯỞNG THÀNH TRONG SỰ SỐNG CỦA MỘT CƠ ĐỐC NHÂN - THEO ĐUỔI SỰ ĐỔ ĐẦY CỦA LINH
 
Vào lúc bắt đầu sự cứu rỗi chúng ta có Linh tái sinh, và sự sống và bản chất của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, nhưng chúng ta không có sự thêm vào của Linh. Chúng ta có dầu trong đèn nhưng không có dầu được chuẩn bị trong bình. Chúng ta chiếu sáng, nhưng sự sáng trong chúng ta có thể vụt tắt. Chúng ta không trưởng thành trong sự sống.
 
Phương cách để trưởng thành trong sự sống là gì? Phương cách để trưởng thành trong sự sống là chuẩn bị dầu trong bình, tức là theo đuổi sự đổ đầy của Linh. Chúng ta theo đuổi sự đổ đầy của Linh như thế nào? Trước hết chúng ta phải nhận biết rằng Linh là thực tại hóa của Đấng Christ và Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời (2 Cô-rin-tô 3:17; Cô-lô-se 2:9). Linh ở trong chúng ta thì thực ra là Christ ở trong chúng ta và Đức Chúa Trời ở trong chúng ta. Vì thế, trưởng thành trong sự sống là sự lớn lên của Christ bên trong chúng ta, tức là bản thể chúng ta được Christ chiếm hữu và được đổ đầy bằng Đức Chúa Trời. Tư tưởng, sở thích, cái nhìn, nhận thức, khuynh hướng, sự lựa chọn, và mọi sự được Christ chiếm hữu và được đổ đầy bằng Đức Chúa Trời.
 
Trước khi được đổ đầy hoàn toàn, cái nhìn là cái nhìn riêng của chúng ta, tư tưởng là tư tưởng riêng của chúng ta, sở thích là sở thích riêng của chúng ta, sự lựa chọn là sự lựa chọn riêng của chúng ta. Nói cách khác, mọi sự đều ra từ chúng ta. Christ không có nền tảng nào trong chúng ta. Chúng ta yêu những gì mình thích và từ chối những gì mình không thích. Không có một chút yếu tố của Christ nào ở trong chúng ta, cũng không có nền tảng nào cho Linh. Chúng ta vẫn nguyên vẹn. Mặc dù Linh ở trong chúng ta, Ngài có lẽ chịu khổ và không có nền tảng nào trong chúng ta. Chúng ta có thể lớn lên theo cách này không? Chúng ta có thể trưởng thành, được làm cho sẵn sàng và thấy Chúa không? Không, chúng ta không thể trưởng thành trừ khi sẵn lòng theo đuổi sự đổ đầy của Linh, cho phép Đấng Christ chiếm hữu mọi phần và cho phép Đức Chúa Trời đổ đầy toàn bản thể chúng ta. Nếu làm như vậy thì toàn bản thể chúng ta sẽ được đổ đầy bằng Đấng Christ và chúng ta sẽ lớn lên và trưởng thành trọn vẹn trong sự sống. Chúng ta sẽ giống như Đấng Christ và sẽ có hình ảnh vinh hiển của Ngài. Rồi chúng ta có thể gặp Chúa.
 
Trả giá để mua
 
Chúng ta kinh nghiệm sự đổ đầy của Linh như thế nào? Trong ẩn dụ về mười nữ đồng trinh Chúa Jesus dùng một từ rất hay—mua (Ma-thi-ơ 25:9). Để có dầu trong bình chúng ta phải mua và để chuẩn bị dầu trong bình chúng ta phải mua. Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải mua để được Linh thêm vào. Chúng ta đều biết rằng mua một cái gì đó thì phải trả tiền. Bất cứ là mua cái gì, chúng ta đều phải chi tiền, tức là trả một giá. Mua quần áo, thực phẩm, tạp hóa hay bất cứ thứ gì khác chúng ta phải trả tiền. Hơn nữa, chúng ta chi trả được bao nhiêu quyết định việc chúng ta có thể mua được thứ gì. Mười đô-la mua được thứ có giá mười đô-la, trong khi mười ngàn đô-la mua được thứ có giá mười ngàn đô-la. Cũng vậy, chúng ta chẳng bao giờ được sự đổ đầy của Linh mà không trả một giá nào. Sự đổ đầy của Linh đòi hỏi phải trả một giá.
 
Chúng ta thường thấy các thánh đồ cầu nguyện trong việc theo đuổi sự đổ đầy của Linh. Điều này đúng. Chúng ta cần cầu hỏi Chúa về điều này. Tuy nhiên, xin nhớ rằng chúng ta không những chỉ cầu hỏi nhưng cũng mua. Chỉ cầu hỏi sự đổ đầy của Linh trước mặt Đức Chúa Trời mà không mua thì cũng vô dụng. Chúng ta dứt khoát cần trả một giá. Giá là gì? Phao-lô nói trong Phi-líp chương 3: "Dầu vậy, những điều lợi cho tôi đó, thì tôi vì Đấng Christ mà đã coi là lỗ rồi. Thật vậy, tôi cũng coi mọi sự là lỗ, bởi vì sự nhận biết Christ Jêsus, Chúa tôi, là quí tột bực. Cũng vì Ngài mà tôi đã đành chịu lỗ mọi sự, và coi mọi sự đó là rác rến, hầu cho tôi được Christ... Anh em ơi, tôi không kể mình đã giựt được đâu, duy cứ làm một điều: quên những sự ở đàng sau, vươn theo những sự ở đàng trước; tôi cứ bươn thẳng tới đích" (c.c 7-8, 13-14). Về thực chất, điều Phao-lô đang nói là "Tôi là Phao-lô, đã được cứu và bây giờ đã già. Hơn nữa, tôi bị cầm tù ở La-mã. Tôi đã theo Chúa mấy chục năm nay mà vẫn quên mọi sự ở đàng sau và vươn tới những sự ở đàng trước. Tôi xem mọi sự là rác rến hầu cho tôi được Christ". Cái giá mà Phao-lô đã trả là giá của mọi sự. Và đáp lại, điều ông nhận được là Christ.
 
Mọi sự khác hơn Christ trong chúng ta là giá
 
Chúng ta đã được cứu và Christ hiện đang sống trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải tự hỏi rằng mình đã vui hưởng Christ được bao nhiêu. Tôi e rằng chúng ta đã không vui hưởng Christ nhiều, vì những gì ở trong chúng ta thì không phải là Christ mà là nhiều thứ khác như là rác rến. Những điều đổ đầy chúng ta là danh tiếng, triển vọng, thế gian, địa vị, quyền lực và giàu có. Chúng ta không được đổ đầy bởi Linh và không có nhiều Christ bên trong. Theo lời của Phao-lô, mọi sự trong chúng ta hay trong lòng chúng ta mà khác hơn Christ thì đó là giá mà chúng ta phải trả. Bất cứ điều gì trong chúng ta, trong tay chúng ta hay trong lòng chúng ta mà không thuộc về Christ đều là giá.
 
Ví dụ như, giả sử một anh em có cái cà-vạt đẹp và anh ta rất thích nó. Khi anh yêu cái cà-vạt thì tình yêu của anh đối với Chúa giảm xuống, và nền tảng trong anh dành cho Christ ít đi. Lúc này, cái cà-vạt của anh là giá. Chúng ta yêu nhiều điều như vợ, chồng, con cái, nhà cửa, xe cộ. Khi chúng ta yêu những điều này, có ít nền tảng, hoặc có lẽ không có chút nền tảng nào trong chúng ta dành cho Christ. Lúc này, những điều này là giá mà chúng ta phải trả. Một số thánh đồ có thể nói rằng "Tôi rõ ràng yêu Đấng Christ, nhưng tôi không thể bỏ nghề nghiệp hay công việc mình được". Những gì chúng ta không thể bỏ là giá. Bất cứ điều gì thế chỗ Đấng Christ, là một vật thay thế cho Đấng Christ, hay thậm chí chống lại Đấng Christ—cho dù đó là danh tiếng, địa vị, kiến thức, giàu có, khao khát hay tư tưởng của chúng ta—đều là giá. Phao-lô nói rằng ông từ bỏ mọi sự và kể mọi sự là rác rến để đạt được Christ. Đấng Christ là của báu và Đấng Christ là điều Phao-lô quí báu. Chúng ta phải giống như Phao-lô, trả mọi giá để được Christ.
 
Nan đề ngày nay không phải là chúng ta không biết tình trạng của mình mà là chúng ta không sẵn lòng trả giá. Khi chúng ta nhìn lại kiến thức, triển vọng, của cải vật chất và gia đình của mình, chúng ta quí báu chúng và khư khư nắm giữ. Bởi đó, Đấng Christ rời bỏ, sự đổ đầy của Linh không còn và sự sáng trong chúng ta bắt đầu tàn lụi. Thì giờ không nhiều. Nguyện Chúa thương xót và ban cho chúng ta ánh sáng và năng lực của sự sống để chúng ta có thể trả giá mà mua. Chúa phán với người Lao-đi-xê: "Ta khuyên ngươi hãy mua" (Khải. 3:18). Đối với người Lao-đi-xê hâm hẩm, Chúa bảo họ mua ba thứ—vàng được luyện bởi lửa, áo trắng, và thuốc xức mắt. Anh em có thể thấy ánh sáng không? Anh em có biết những điều của Chúa không? Anh em có sáng tỏ về những vấn đề thuộc linh không? Nếu không, thì đó là vì mắt anh em không được mở ra. Nếu anh em muốn mắt mình mở ra để thấy ánh sáng, anh em phải trả giá để mua. Nếu sẵn lòng trả giá, anh em sẽ thấy.
 
Sự cứu rỗi không đòi hỏi phải trả giá nhưng sự trưởng thành thì đòi hỏi. Có được dầu trong đèn không đòi hỏi một người phải trả giá, nhưng để có được dầu trong bình đòi hỏi phải trả giá. Linh tái sinh được ban cho nhưng không, nhưng để có được Linh thêm vào đòi hỏi phải trả giá. Thậm chí nếu chúng ta có một chút sẵn lòng vì lợi ích của Chúa mà từ bỏ khao khát, triển vọng, kiến thức, địa vị, gia đình, của cải, nghề nghiệp, cái nhìn, nhận thức và mọi điều khác có liên hệ với chúng ta, thì Linh sẽ đổ đầy chúng ta. Chúng ta càng từ bỏ, Linh càng đổ đầy. Chúng ta từ bỏ bao nhiêu thì Linh sẽ đổ đầy chúng ta bấy nhiêu. Chúng ta có thể dùng một ly nước nho làm ví dụ. Khi anh em bớt một ít nước nho, không khí sẽ tràn vào ly một ít. Khi anh em bớt thêm nữa thì nhiều không khí sẽ vào trong ly. Khi trong ly không còn nước nữa, không khí sẽ chiếm đầy ly.
 
Chỉ khi trả giá thì chúng ta mới có thể "mua" sự đổ đầy của Linh. Trả giá nhiều bao nhiêu thì được đổ đầy nhiều bấy nhiêu. Là người chúng ta cần tin Jesus, và khi đã tin Jesus chúng ta cần trưởng thành trong sự sống. Vì thế, bất kể tình trạng của chúng ta đang là gì—mạnh hay yếu, phấn chấn hay chán nản—chúng ta đều không có lựa chọn nào khác. Vì chúng ta không chỉ là người mà còn là những người đã tin Jesus, chúng ta phải đạt đến sự trưởng thành và có sự đổ đầy của Linh. Nếu mạnh mẽ, anh em cần sự đổ đầy. Nếu yếu đuối, anh em cần sự đổ đầy càng hơn. Nếu được phấn chấn, anh em cần được đổ đầy. Nếu bị chán nản, anh em cần được đổ đầy càng hơn. Nguyện Chúa thương xót chúng ta để Ngài cho phép chúng ta trả giá và được sẵn sàng bởi việc mua dầu hầu cho chúng ta có thể trưởng thành để gặp Chúa.
 
 
Zadok sưu tầm
 
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2