"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6821858
Đang truy cập:745

TRINH NỮ

where can i buy low dose naltrexone

buy naltrexone canada

buy naltrexone without prescription

buy naltrexone no prescription online low dose naltrexone buy

zocor

zocor labradoodle.nu

tadalafil generico

tadalafil generico mylan click

progesterone ovule

progesterone injection online

 

 

 
PHƯƠNG CÁCH ĐỂ MỘT CƠ ĐỐC NHÂN TRƯỞNG THÀNH TRONG SỰ SỐNG - THỨC CANH VÀ SẴN SÀNG
 
Trong Ma-thi-ơ 24:40-44 Chúa ban cho chúng ta hai mạng lệnh. Mạng lệnh thứ nhất được tìm thấy trong câu 42, nói rằng: "Vậy, hãy thức canh". Mạng lệnh thứ hai được tìm thấy trong câu 44, nói rằng: "Các ngươi cũng hãy chực sẵn". Chúng ta cần thức canh và sẵn sàng. Khi chúng ta đến với 25:1-13, một lần nữa Chúa phán bảo rằng: "Vậy, hãy thức canh" (c.13). Mạng lệnh này giống với mạng lệnh trong 24:42. Đồng thời, 25:10 cũng nhắc đến vấn đề sẵn sàng, nói với chúng ta rằng những ai sẵn sàng có thể vào dự tiệc với Chúa. Có thể thấy rằng cả Ma-thi-ơ chương 24 và 25 đều bảo chúng ta hãy thức canh và sẵn sàng.
 
THỨC CANH VÀ SẴN SÀNG LÀ PHƯƠNG CÁCH ĐỂ MỘT CƠ ĐỐC NHÂN TRƯỞNG THÀNH TRONG SỰ SỐNG
 
Vấn đề về thức canh và sẵn sàng có liên quan đến sự trưởng thành của một Cơ-đốc nhân. Mặc dầu những phân đoạn ở trên không nhắc đến từ trưởng thành, nhưng các từ thức canh sẵn sàng lại được lặp lại nhiều lần. Một người nào sẵn sàng chắc chắn phải trưởng thành. Thức canh và sẵn sàng là phương cách để được trưởng thành. Không có phân đoạn nào khác trong Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ ràng phương cách để một Cơ-đốc nhân trưởng thành hơn là Ma-thi-ơ 24 và 25. Phương cách để trưởng thành là thức canh và sẵn sàng. Những người nào sẵn sàng là những người trưởng thành.
 
Các Cơ-đốc nhân rất dễ có xu hướng nhấn mạnh những sự dạy dỗ trong phúc âm Giăng nhưng lơ là sự dạy dỗ trong phúc âm Ma-thi-ơ và Mác. Ví dụ như khi chúng ta rao giảng phúc âm, chúng ta thường thích dùng Giăng 3:16 nói rằng: "Vì Đức Chúa Trời thương yêu thế gian đến nỗi đã ban Con độc sanh của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời." Chúng ta cũng thường dùng 15:5 nói rằng: "Ta là cây nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta, và ta ở trong họ...". Chúng ta thường nói về những câu này trong các buổi nhóm Hội Thánh nhưng ít người trong chúng ta chú ý đến sự dạy dỗ trong phúc âm Ma-thi-ơ và Mác. Kinh Thánh không chỉ có phúc âm Giăng là sách nói rằng hễ ai tin con ấy đều được sự sống đời đời, nhưng cũng có phúc âm Ma-thi-ơ và Mác là những sách nói rằng có một vương quốc mà chúng ta nên tìm kiếm để bước vào. Chúng ta có được sự sống đời đời ngay khi tin Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cần phải theo Chúa một quãng thời gian trước khi có thể được vương quốc từng trời.
 
Giăng nói với chúng ta cách để cứ ở trong Chúa sau khi chúng ta đã nhận sự sống của Ngài. Ma-thi-ơ nói về cách phải theo Chúa sau khi chúng ta trở nên môn đồ của Ngài. Giăng chương 15 là sự dạy dỗ của Chúa trước khi Ngài chịu đóng đinh. Ma-thi-ơ 24 và 25 là những lời tiên tri cũng được Chúa phán trước khi Ngài chịu đóng đinh. Chúng ta nên lưu ý nhiều đến phúc âm Ma-thi-ơ như là chúng ta lưu ý nhiều đến phúc âm Giăng. Ngày nay trong Hội Thánh chúng ta thường nhấn mạnh đến những sự dạy dỗ trong Giăng mà bỏ lơ những sự dạy dỗ trong Ma-thi-ơ thì thật là đáng tiếc. Chúng ta tin rằng trong những ngày cuối cùng này Chúa sẽ dần dần khôi phục các sự dạy dỗ trong Ma-thi-ơ. Giăng chỉ nói với chúng ta làm thể nào sự sống bên trong chúng ta lớn lên, nhưng Ma-thi-ơ cho thấy cách để sự sống này trưởng thành và cách để chúng ta sẵn sàng đón Chúa trở lại. Nói cách khác Ma-thi-ơ nói với chúng ta điều kiện mà chúng ta cần có trước khi gặp Chúa. Nếu chúng ta thực sự hi vọng được ở với Chúa và cứ ở với Ngài, chúng ta phải biết điều kiện mà chúng ta phải có và phạm vi mà chúng ta phải đạt tới. 
 
NHỮNG NGƯỜI SẴN SÀNG ĐƯỢC CẤT ĐI VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG SẴN SÀNG BỊ BỎ LẠI
 
Chúng ta hãy cùng xem xét Ma-thi-ơ 24 và 25. Trước hết, chúng ta cần thấy sự tương đồng giữa hai phần Kinh Thánh này. Hai phần này có chủ đề giống nhau. Cả hai phần đều chứa đựng những điểm giống nhau về Chúa và về chúng ta. Về Chúa, cả hai chương đều nói rằng Chúa sẽ đến. Về chúng ta, cả hai chương đều nói rằng chúng ta cần thức canh và sẵn sàng. Vì thế, chủ đề của hai phần này là chúng ta cần thức canh và sẵn sàng và chúng ta cần chờ đợi Chúa đến và đem Ngài trở lại. Đây là hai phân đoạn khác nhau nhưng có chung chủ đề.
 
Có thể nói rằng phần đầu, tức Ma-thi-ơ 24, là một sứ điệp rõ ràng cho những ai thuộc về Chúa, bảo họ phương cách để thức canh và sẵn sàng trong khi chờ gặp Chúa. Tất cả chúng ta đều biết rằng Chúa sẽ đến. Vì thế, chúng ta nên thức canh và sẵn sàng. Nếu chúng ta sẵn sàng thì sẽ được cất đi. Nếu chúng ta không sẵn sàng thì sẽ bị bỏ lại. Cho nên, câu 40 nói rằng: "Lúc ấy có hai người đàn ông ở ngoài đồng, một được đem đi, một bị để lại". Người được cất đi thì sẵn sàng được cất đi để thấy Chúa. Không nghi ngờ gì, người bị bỏ lại là chưa sẵn sàng. Điều này không xảy ra chỉ vì người được cất đi là người đã được cứu còn người bị bỏ lại là người chưa được cứu. Cả hai người đàn ông đều ở ngoài đồng. Họ đều có cùng một sự sống, ở cùng một chỗ và làm cùng một việc. Vì thế, không nghi ngờ gì rằng cả hai đều đã được cứu. Mặc dù cả hai đã được cứu, có cùng tình trạng, vị trí và cách sống, và mặc dù họ đang làm cùng một việc, nhưng họ khác nhau trong vấn đề trưởng thành trong sự sống. Một người thì sẵn sàng trong sự sống và vì thế được cất lên, trong khi người kia không sẵn sàng và bị bỏ lại.
 
Câu 41 tiếp tục nói: "Hai người đàn bà xay cối, một được đem đi, một bị để lại." Giống như hai người đàn ông, hai người đàn bà cũng có cùng tình trạng, vị trí, công việc và cách sống. Cả hai đều đã được cứu. Không phải là một người đang xay trong khi người kia xem phim, nên người xay cối được cất đi và người xem phim bị bỏ lại. Cả hai người đàn bà đều giống nhau trong tình trạng, nền tảng, cách sống, công việc và nghề nghiệp. Nếu họ giống nhau, thì tai sao một người được cất đi và một bị bỏ lại? Các câu từ 42 đến 44 nói rằng lí do có liên quan đến nhu cầu thức canh và sẵn sàng. Một người được cất đi vì bà thức canh và sẵn sàng. Người kia bị bỏ lại vì bà không thức canh và sẵn sàng. Mặc dù tình trạng, vị trí, nghề nghiệp và đời sống giống nhau và cả hai đều đã được cứu, họ khác nhau ở một khía cạnh. Họ khác nhau trong thái độ đối với việc Chúa đến. Một người thì thức canh và sẵn sàng trong khi người kia thì không thức canh cũng không sẵn sàng.
 
Tất cả chúng ta đều đã được cứu, nhóm với nhau và có đời sống Cơ-đốc với nhau. Nhìn bên ngoài, có thể không có sự khác nhau nào giữa thánh đồ này và thánh đồ kia. Tuy nhiên, thái độ của chúng ta đối với Chúa và sự trở lại của Ngài có thể khác nhau. Một số thánh đồ có thể thức canh và sẵn sàng, chờ đợi Chúa đến. Một số khác thì bàng quan đối với việc Chúa đến. Họ có thể chỉ muốn bình thường. Họ có thể không muốn thức canh hay sẵn sàng đối với Chúa và sự đến của Ngài. Vì thế, khi Chúa đến để cất lấy dân Ngài, những ai sẵn sàng sẽ được cất đi. Những ai không sẵn sàng sẽ bị bỏ lại một thời gian, mặc dù họ đã được cứu. Sứ điệp của Chúa trong Ma-thi-ơ 24 cho chúng ta thấy sự khác nhau này.
Đừng nghĩ rằng khi anh em đã được cứu, nhóm họp với các Cơ-đốc nhân khác và bên ngoài giống như họ, anh em sẽ không có nan đề nào. Ý tưởng của Chúa đối với chúng ta trong Ma-thi-ơ 24 là: "Ngươi phải thức canh và sẵn sàng vì được cứu là một điều và chờ đợi Ta đến là một điều khác. Làm một tín đồ là một điều và thức canh và sẵn sàng lại là một điều khác". Ví dụ như, giả sử một anh em có tám con. Sinh chúng ra là một vấn đề, nhưng nuôi nấng và dưỡng dục chúng lại là chuyện khác. Cả tám con đều có cùng cha mẹ, trong cùng một gia đình, có cùng sự sống và sống cùng một đời sống. Nhìn bên ngoài, dường như không có sự khác nhau nào giữa chúng, nhưng thực ra thì có. Mỗi đứa lớn lên như thế nào? Chúng sẽ nhận được sự giáo dục như thế nào? Chúng sẽ tự chuẩn bị như thế nào để trở nên những người hữu ích? Trong những khía cạnh này thường có những sự khác nhau.
 
Tất cả con cái đều có cùng cha mẹ. Chúng có thể thuộc về cùng một gia đình và có cùng một loại đời sống. Tuy nhiên, chúng được giáo dục như thế nào, chúng tự chuẩn bị mình như thế nào, chúng sống như thế nào và chúng chọn con đường nào, tất cả đều tùy thuộc vào việc chúng lớn lên và tự trang bị cho chính mình từ lúc niên thiếu đến lúc trưởng thành như thế nào.
 
Theo ví dụ này, thái độ của chúng ta đối với Chúa và sự đến của Ngài—cho dù thức canh và sẵn sàng hay bàng quan—là rất quan trọng vì điều đó sẽ quyết định việc chúng ta được cất đi hay bị bỏ lại. Vì thế, Chúa cứ lặp đi lặp lại mạng lệnh đối với chúng ta là hãy thức canh và sẵn sàng. Chúng ta không chỉ chấp nhận lời trong Giăng rằng nếu tin Chúa, chúng ta sẽ có sự sống đời đời, mà còn phải chấp nhận mạng lệnh của Chúa trong Ma-thi-ơ 24 là thức canh và sẵn sàng. Điều này không những là lời của Chúa mà còn là sự dạy dỗ của Ngài trước khi rời thế gian. Trên núi Ô-li-ve, trước khi rời khỏi, Ngài dặn bảo các môn đồ hãy thức canh và sẵn sàng. Tại sao? Ngài dặn bảo họ điều này vì nếu họ không thức canh hay sẵn sàng thì sẽ có lúc họ có thể bị bỏ lại. Giống như hai người đàn ông ở ngoài đồng, một được cất đi và một bị bỏ lại. Do đó, để không bị bỏ lại, chúng ta phải thức canh và sẵn sàng.
 
ẨN DỤ VỀ CÁC NỮ ĐỒNG TRINH
 
Bây giờ chúng ta đã nhận thấy rằng chỉ làm một Cơ-đốc nhân thì chưa đủ. Chúng ta cũng phải thức canh, sẵn sàng và trưởng thành trong sự sống để đi trước Chúa. Tuy nhiên, phương cách để trở nên thức canh và sẵn sàng là gì và chúng ta có thể được trưởng thành trong sự sống như thế nào? Trong mọi vấn đề, lẽ thật phải được trình bày trước và rồi phương cách sẽ theo sau. Ma-thi-ơ 24 tuyên bố lẽ thật—một người cần thức canh và sẵn sàng để được cất đi và không bị bỏ lại. Phương cách thì ở trong Ma-thi-ơ 25. Trong Ma-thi-ơ 25 Chúa dùng một ẩn dụ minh họa cho phương cách để trở nên thức canh và sẵn sàng. Phần lời trong chương 24 tuyên bố lẽ thật và phần lời trong chương 25 chỉ ra phương cách. Chúa trước hết cho chúng ta một sứ điệp rõ ràng về mặt lẽ thật của việc thức canh và sẵn sàng và rồi chỉ ra cho chúng ta phương cách để trở nên thức canh và sẵn sàng. Một lẽ thật mà không có phương cách thì vô dụng. Chúng ta có thể nói rằng cần thức canh và sẵn sàng, nhưng nếu không biết làm thế nào để thức canh và không hiểu làm thế nào để được sẵn sàng, thì lẽ thật không giúp đỡ chúng ta nhiều.
 
Chúa chỉ cho chúng ta phương cách để thức canh và sẵn sàng trong Ma-thi-ơ 25. Phương cách là gì? Chúa dùng một minh họa. Chúng ta thường dùng minh họa khi hướng dẫn người khác, như vẽ một bản đồ để chỉ đường. Trong Ma-thi-ơ 25 Chúa dùng ẩn dụ về các nữ đồng trinh để chỉ cho chúng ta phương cách thức canh và sẵn sàng. Trong khi chương 24 tuyên bố lẽ thật thì chương 25 chỉ ra phương cách. Trong khi chương 24 nói về hai người đàn bà xay cối thì chương 25 nói về mười nữ đồng trinh sửa soạn dầu. Điều này rất ý nghĩa. Hai cộng với mười là mười hai. Trong Kinh Thánh, tình trạng chung cuộc của Hội Thánh được đại diện bởi số mười hai. Giê-ru-sa-lem Mới có mười hai cổng và mười hai nền, trên đó có danh của mười hai sứ đồ trong Tân Ước và mười hai chi phái trong Cựu Ước. Cây sự sống ra trái mười hai mùa và tường thành cao 144 cu-bít, là kết quả của mười hai nhân với mười hai. Vì thế, cuối cùng Hội Thánh sẽ được đại diện bởi số mười hai. Số mười hai tượng trưng cho sự trọn vẹn đời đời.
 
Thế thì tại sao trong Ma-thi-ơ 24 đến 25 Chúa đã tách mười hai người thành hai nhóm hai người và mười người như thể Ngài đang chia Hội Thánh ra làm hai nhóm? Hai người trong Ma-thi-ơ 24 thì hoặc đang làm việc ngoài đồng hoặc đang xay cối ở nhà. Cả hai đều đang làm việc và đang tham dự vào một vài hình thức hoạt động. Không nghi ngờ gì, họ tượng trưng cho những tín đồ đang sống. Khi Chúa đến, chỉ có một số ít tín đồ là còn sống. Đa số là chết và ngủ. Cả mười nữ đồng trinh trong Ma-thi-ơ đều đang ngủ. Họ không ngủ cách thuộc linh hay ngủ vì không ở trong tình trạng thức canh. Mà đúng ra, thân thể vật lý của họ buồn ngủ. Tại sao họ ngủ? Họ ngủ vì tân lang chậm đến. Vì Chúa đã trì hoãn, thậm chí Phao-lô là người thức canh hàng đầu, cũng đừ và ngủ. Bị đừ là già cỗi và bịnh tật và ngủ là qua đời. Mười nữ đồng trinh này tượng trưng cho đa số tín đồ là những người đã chết vào lúc Chúa đến. Khi Chúa đến, phần lớn những người được cứu trong các đời trước đều đã ngủ. Phao-lô và Phi-e-rơ là những người thức canh và yêu mến Chúa đều ngủ. Đê-ma là người yêu thế gian chứ không yêu Chúa thì cũng ngủ. Tất cả họ đều ngủ. Tại sao vậy? Họ ngủ bởi vì Chúa đã trì hoãn. Khi tân lang chậm đến, hai nhóm nữ đồng trinh đều đừ và ngủ. Điều này có nghĩa là tất cả họ đều già, bệnh tật và cuối cùng qua đời. Họ tượng trưng cho đa số tín đồ.
 
Khi Chúa đến, chỉ một ít tín đồ còn đang sống. Nếu đọc Kinh Thánh cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng Kinh Thánh thường tách mười hai thành hai nhóm mười và hai. Ví dụ như trong mười hai chi phái thời Cựu Ước, có mười chi phái phản loạn và trở nên vương quốc Y-sơ-ra-ên, trong khi hai chi phái kia được giữ lại như là chi phái Giu-đa. Một ví dụ khác là mười hai sứ đồ. Trong dịp nọ, trong khi hai sứ đồ tìm cách ngồi bên hữu và tả Chúa thì mười người kia không hài lòng với họ. Kinh Thánh thường chia số mười hai thành mười và hai. Số mười tượng trưng cho đa số và số hai tượng trưng cho phần còn lại. Khi Chúa đến, phần lớn tín đồ trải qua các thời đại đều đã ngủ. Chỉ một số ít còn sống. Vì thế, lẽ thật trong Ma-thi-ơ 24 chỉ về những tín đồ còn sống, ngược lại phương cách trong Ma-thi-ơ 25 chỉ về những tín đồ đã chết. Nhưng dù sao, một tín đồ còn sống hay đã chết đều cần thức canh và sẵn sàng, và phương cách thức canh và sẵn sàng là như nhau cho cả tín đồ đang sống và tín đồ đã chết.
 
Tình trạng và vị trí của một trinh nữ
 
Trước hết, khởi đầu Ma-thi-ơ 25 Chúa phán rằng: "Khi ấy nước trời ví như mười gái đồng trinh kia cầm đèn đi nghinh tiếp tân lang" (c.1). Điều này cho thấy rằng tình trạng và vị trí của những ai thuộc về Chúa là tình trạng và vị trí của một trinh nữ. Từ trinh nữ được người Do thái dùng có cùng nghĩa với từ được người Trung Hoa dùng. Ở Trung Quốc, một trinh nữ không bao giờ rời khỏi nhà mình. Cô ta luôn luôn kín đáo và ẩn mình trong phòng. Tình trạng và vị trí của một Cơ-đốc nhân trên đất này nên giống như tình trạng và vị trí của một trinh nữ. Người đó nên kín đáo, ít tham gia hay liên hệ với thế giới bên ngoài, và nên thuần khiết và được thánh hóa.
 
Thân phận của một trinh nữ
 
Thứ hai, mọi nữ đồng trinh đều cầm đèn. Điều này chứng tỏ rằng họ đang ở trong ban đêm. Vào ban đêm trời tối và cần phải có đèn. Thời đại ngày nay là thời đại tối tăm. Trong thế gian tăm tối này Cơ-đốc nhân nên soi sáng như ngọn đèn. Những gì Chúa ngụ ý trong Ma-thi-ơ 25 là những ai thuộc về Chúa đều có đèn trong tay họ. Họ có ánh sáng và có thể chiếu sáng nơi tối tăm. Một người thực sự thuộc về Chúa thì luôn sáng hơn người vô tín. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, nhiều thánh đồ đã từ bỏ tình trạng trinh nữ của mình, không cầm đèn và soi sáng như họ đáng phải làm.
 
Phương cách của một trinh nữ
 
Thứ ba, phương cách của trinh nữ là họ đi ra; tức là họ đi ra khỏi chỗ thường ở của họ. Đây chính là ý nghĩa của việc làm một Cơ-đốc nhân. Chúng ta được sinh vào trong thế giới và lớn lên trong thế giới. Thế giới là nơi chúng ta sống. Tuy nhiên, sau khi được cứu, chúng ta trở nên những người đang ra khỏi thế giới này.
 
Sự sống của một trinh nữ
 
Thứ tư, tại sao các trinh nữ đi ra? Họ đi ra vì họ muốn gặp tân lang. Điều này nói lên rằng chỉ nên có một mục đích trong đời sống và công tác của chúng ta—gặp Chúa và chờ đợi Ngài đến.
 
Tôi hy vọng rằng Thánh Linh phán với chúng ta và khải thị cho chúng ta rằng tình trạng và vị trí của một Cơ-đốc nhân là tình trạng và vị trí của một trinh nữ, thân phận của một Cơ-đốc nhân là cầm đèn và chiếu sáng, phương cách của một Cơ-đốc nhân là đi ra khỏi thế gian, và mục đích cuộc sống của một Cơ-đốc nhân là chờ đợi Chúa đến. Chỉ có một Cơ-đốc nhân như vậy mới là một Cơ-đốc nhân bình thường. Nguyện tất cả chúng ta đều có tai để nghe. Nếu chúng ta không để ý đến những lời này thì những lời này sẽ không cứu nhưng định tội chúng ta khi gặp Chúa.
 
Xin anh em đừng quên rằng vào ngày 12 tháng 6 năm 1955 tại Ma-ni-la có một người đã kêu lớn tiếng rằng: "Chúa đang ra lệnh cho chúng ta thức canh và sẵn sàng và làm những nữ đồng trinh cầm đèn và đi ra để gặp Chàng rể". Anh em không thể nói rằng anh em không nghe những lời này. Những lời này là phúc âm và là lời cứu rỗi. Nếu anh em không nhận những lời này thì một ngày kia những lời này sẽ định tội anh em. Tôi hy vọng chúng ta sẽ không bàng quan. Nguyện tất cả chúng ta nhận những lời này và ăn năn về tình trạng trong quá khứ của mình. Nguyện chúng ta là những trinh nữ, cầm đèn sáng và đi ra khỏi thế giới này để gặp Đấng Christ là Chàng Rể của chúng ta.
 
 
W.L.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2