"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6835496
Đang truy cập:199

SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH 2016

altace

altace aethelruna.co.uk

cheap abortion clinic

cheap abortion clinics in ga

levitra price comparison

levitra professional price blogs1.welch.jhmi.edu

  

Câu gốc: "Nguyện xin ơn của Đức Chúa Jesus Christ, tình thương yêu của Đức Chúa Trời và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy."

II Cô-rinh-tô 13: 13

Một lần nữa Hội Thánh cả thế giới sắp Kỷ niệm Chúa Jesus Giáng thế làm người để cứu rỗi thế nhân. Sự kiện Chúa Jesus Giáng sinh là một lẽ thật quan trọng trong Kinh Thánh cho biết rằng: chính Đức Chúa Trời đã đến thế gian, mặc lấy thân xác con người, sống trên đất, thi hành chức vụ, chết thay trên thập tự giá, sau đó phục sinh, thăng thiên và ban Đức Thánh Linh xuống, khai sinh Hội Thánh. Qua sự kiện Chúa Jesus Giáng sinh, Đức Chúa Trời đã thăm viếng và tuôn đổ phước hạnh trên cả nhân loại qua ba bước:

I. TÌNH THƯƠNG YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Tình thương yêu của Đức Chúa Trời là khởi điểm sự Giáng sinh của Chúa Jesus. Tình thương yêu của Đức Chúa Trời là nguồn gốc của mọi phức lành, mọi điều tốt đẹp. Kinh Thánh cho biết "Đức Chúa Trời là tình yêu thương" (I Giăng 4: 8). Phúc âm Giăng chương 3: 16 khẳng định: "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài..." Thật vậy, chỉ bởi tình yêu thương và qua tình yêu thương, Chúa Jesus đã đến thế gian để cứu người. Tục ngữ có câu: "Yêu là ban cho." Vì cớ Đức Chúa Trời quá yêu thương con người nên Ngài đã sai phái Chúa Jesus đến thế gian làm Đấng Cứu Thế. Sự kiện Chúa Jesus Giáng thế là bằng chứng cho tình yêu thương vĩ đại của Đức Chúa Trời đối với cả nhân loại! Ha-lê-lu-gia!

II. ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA JESUS CHHRIST

Ân điển của Chúa Jesus là bước thứ hai sau tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Theo định nghĩa phổ thông: "Ân điển là ân ban cho người không xứng đáng." Ân điển chính là Đức Chúa Trời được bày tỏ, ân điển chính là tình yêu thương của Đức Trời được bày tỏ ra cho cả nhân loại. Chúa Jesus chính là ân ban cho những tội nhân không xứng đáng. Ha-lê-lu-gia cảm tạ ngợi khen Chúa Jesus vì cớ Ngài chính là ân điển, là sự ban cho lớn nhất của Đức Chúa Trời cho toàn thể nhân loại! Qua Chúa Jesus, tình yêu của Đức Chúa Trời được bày tỏ, được cụ thể hóa, được thi hành, được con người tiếp nhận. Kinh Thánh từng khẳng định: "Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (Công Vụ 4: 12). Chúa Jesus chính là Đấng Cứu Rỗi duy nhất! Chỉ qua Chúa Jesus, con người có cơ hội đến với Ngài để được cứu rỗi linh hồn. Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế duy nhất. Ha-lê-lu-gia!

III. SỰ GIAO THÔNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH

Sự giao thông (thông công) là bước cuối cùng của Đức Chúa Trời để chuyển đạt sự cứu rỗi cho từng cá nhân, cho mỗi người tin nhận Ngài. Sau khi Chúa Jesus thi hành xong chức vụ, Ngài đã hy sinh trên thập giá đền tội cho nhân loại, sau đó Ngài sống lại, thăng thiên và ban Đức Thánh Linh xuống trong ngày Lễ Ngũ tuần, khai sinh Hội Thánh. Sự kiện Đức Thánh Linh được ban xuống là một cột mốc vĩ đại mở ra thời đại mới: "Thời Đại của Đức Thánh Linh."

Đức Thánh Linh liên tục ban xuống, liên tục vận hành trên, trong và qua Hội Thánh cũng như từng cá nhân, mỗi tín hữu. Quyền năng của Đức Thánh Linh được minh chứng cách hùng hồn qua đời sống của hàng tỷ tín hữu trên thế giới, qua sự xuất hiện của vô số Hội Thánh, qua sự cứu rỗi linh hồn, qua sự ban ơn, qua sự chữa bệnh thể xác lẫn tâm linh, qua sự phục hưng Hội Thánh... trong suốt hai nghìn năm qua. Đức Thánh Linh liên tục thăm viếng, dạy dỗ, cáo trách, gia ân, hướng dẫn các Cơ-đốc-nhân, từng ngày, từng giờ.... Đức Thánh Linh chính là phước hạnh lớn nhất trong lịch sử nhân loại mà Đức Chúa Trời đã từng hứa ban cho thánh tổ Áp-ra-ham xưa kia (Ga-la-ti 3: 14, Sáng 12: 2 - 3). Trong những ngày sau rốt, Đức Thánh Linh sẽ được tăng cường gấp bảy lần. Ngài chính là Bảy Linh của Đức Chúa Trời (Khải 1: 4, 3: 1, 4: 5, 5: 6) đang tiếp tục vận hành cách mạnh mẽ trên các Hội Thánh.

KẾT LUẬN

Sự kiện Đức Chúa Jesus đến thế gian là minh chứng cho tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Trời, ân điển không dò lường được của Đấng Christ và sự thông công sâu xa của Đức Thánh Linh với Cơ đốc nhân trải suốt thời đại Hội Thánh. Chỉ bởi tình yêu của Đức Chúa Trời, chỉ bởi sự ban ơn của Đức Chúa Jesus và chỉ qua sự thông công của Đức Thánh Linh, Hội Thánh đã nhận được phước hạnh và ân sủng thiên thượng vô đối.

Một mùa GIáng sinh nữa lại về, chúng ta hãy cùng nhau ngợi khen, tôn vinh, ca ngợi Ba Ngôi Đức Chúa Trời về những phước hạnh lạ lùng mà Ngài ban cho trên chúng ta và Hội Thánh Ngài. Ha-lê-lu-gia!!!

Dec 20, 2016
Joseph

 

SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH 2014

 
    Một mùa Giáng sinh nữa lại trở về trong cái lạnh đầu Đông. Sự kiện kỷ niệm Giáng sinh là dấu ấn quan trọng nhắc nhở Hội thánh và các dân tộc trên thế giới về tình yêu thương, sự hy sinh và sự cứu rỗi của Chúa Jesus dành cho các quốc gia, các thứ tiếng, mỗi con người đang sinh sống trên trái đất này. Bên cạnh vô số các hoạt động đón mừng Chúa Giáng sinh như: truyền giảng, nhóm họp, vui chơi, tiệc tùng… Có ai trong chúng ta suy nghĩ về phương cách và tâm tình của Chúa Cứu Thế Jesus khi Ngài đến thế gian hay không? Sự giáng sinh của Ngài cho thấy những mục tiêu cao hơn, vượt xa hơn những nghi thức của Lễ Hội thời hiện đại. Chúng ta hãy cùng suy gẫm về Chúa Jesus của chúng ta.
 
 

1. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ GIÁNG SINH
 

       a. Sáng Danh Chúa trên trời cao
 

 
     Mục đích đầu nhất của sự kiện Chúa Jesus giáng sinh là sáng Danh Đức Chúa Trời. Do đó khi Chúa Jesus được sinh ra tại thành Bết-lê-hem, có muôn vàn thiên sứ xuất hiện ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Sử gia Lu-ca đã tường thuật trong chương 2: 14 như sau:
Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao
Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người.”
 

      Bài ca bất hủ này là câu đối hoàn chỉnh về ngữ âm và ngữ nghĩa. Mục đích đầu tiên của sự giáng sinh là vinh hiển quy về Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên Chúa Jesus giáng thế là để cứu rỗi muôn dân, thế nhưng Kinh thánh cho biết mục đích quan trọng nhất, đứng đầu là sáng danh Đức Chúa Trời trên trời cao. Sự kiện Ngôi Lời nhập thể chứng tỏ tình yêu thương, quyền năng, sự vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại trong cõi thời gian, vì vậy sự vinh hiển dành cho Ngài là quan trọng nhất. Đôi khi chúng ta quá nhấn mạnh đến khía cạnh cứu rỗi con người mà quên đi mục đích đầu nhất là dành sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Mỗi chúng ta có dành sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời vào mỗi dịp kỷ niệm Chúa Jesus xuống trần gian hay không? Rô-ma chương 11: 36 chép “Vì muôn vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài, vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng! A-men.”

       b. Bình an dưới đất cho muôn người
 
 

    Mục đích thứ hai của sự kiện giáng sinh là sự cứu rỗi, bình an dành cho muôn dân trên đất. Sự giáng thế của Chúa Jesus là cột mốc lịch sử đánh dấu kỷ nguyên mới, một thời đại mới mà Kinh thánh gọi là Năm Hân Hỉ, Năm Ban Ơn, Năm Đại Xá. Chính Chúa Jesus đã công bố sứ điệp này cũng trong Phúc âm Lu-ca chương 4: 19 như sau: “Ngài đã sai Ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa.[1] Cho nên sự kiện Chúa giáng thế là bằng chứng, là tiếng chuông báo hiệu thời đại mới mở ra, khi mọi kẻ tù được tha bổng, kẻ mù được sáng, kẻ hà hiếp được tự do, để mọi người tiếp tục đồn ra Năm Lành của Chúa! Ngày nay mỗi chúng ta có đang sống trong ân điển của Phúc âm hay không? Chúng ta có được tha thứ, được chiếu sáng, được tự do và tiếp tục đồn ra năm lành của Chúa hay không? Từ ngữ “đồn ra” cho thấy rằng Phúc âm sẽ tiếp tục truyền tụng, được rao truyền cho đến đầu cùng trái đất.
 

2. Ý NGHĨA CỦA SỰ GIÁNG SINH
 

        a. Sự hạ mình của Chúa Jesus
 

       Trong khi thế giới đang mải miết trong các dự án kinh doanh mỗi dịp Giáng sinh, trong khi các nhà thờ đua nhau trang hoàng cây thông, đèn màu, ban hát, diễn kịch... Có ai biết rằng Chúa Cứu Thế Jesus đã đến thế gian cách lặng lẽ, không kèn, không trống, không người đón tiếp. Ngài đã bằng lòng hạ sinh trong chuồng chiên, máng cỏ, nơi đơn sơ và thấp hèn nhất của thế giới này. Lu-ca 2: 6 chép: “Ma-ri sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở.” Thế gian không có chỗ cho Chúa Cứu Thế khi Ngài giáng sinh. Khác biệt với sự xa hoa náo nhiệt của không khí giáng sinh hôm nay, Chúa Jesus vẫn ở nơi đâu đó với “Những người chăn chiên” đang mãi thức canh. Ngài không giáng sinh trong cung điện hay đền thờ nhưng trong lòng của những người bị xem thấp thỏi của thế giới ngày nay. Tinh thần hạ mình của Chúa Cứu Thế Jesus đang ở đâu giữa vòng Hội thánh ngày nay?
 

        b. Sự hy sinh của Chúa Jesus
 

       Sự kiện Chúa Jesus đến thế gian trong chuồng chiên máng cỏ dường như báo hiệu một chức vụ hy sinh, quên mình của Ngài. Chính Chúa Jesus từng phán rằng:Cáo có hang, chim trời có ổ, song Con Người không có chỗ gối đầu.” (Lu-ca 9: 58). Đây chính là tâm tình của những ai theo Chúa Jesus hôm nay. Dĩ nhiên không phải ai bước theo Chúa Jesus đều phải trở nên nghèo khổ, nhưng nếu muốn làm môn đệ Chúa Jesus, chúng ta cần phải trang bị tinh thần sẵn sàng chịu khổ và hy sinh. Chính Ngài từng tuyên bố rằng: “Ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.” (Mat 10: 38 – 39). Đời sống của Chúa Jesus là gương mẫu hy sinh và tận hiến cho Đức Chúa Trời và loài người.
 

 
3. ĐÁP ỨNG VỚI SỰ GIÁNG SINH
 

       a. Phúc âm cho người nghèo

 
       Điểm nổi bật trong sách của Luca là Phúc âm dành cho mọi loại người, đặc biệt những người nghèo. Chúa Jesus tuyên bố: Linh Chúa ngự trên ta, Vì Ngài đã xức dầu cho ta để giảng Tin lành cho kẻ nghèo Giữa một xã hội phân hoá sâu sắc bởi giàu/nghèo, Do thái/ngoại bang, người chịu cắt bì/không chịu cắt bì, nô lệ/tự chủ, người cai trị/kẻ bị trị... thì Phúc âm thật sự là một Tin Tức Tốt Lành cho người nghèo, người bệnh, người cô thế, tội nhân, người bị xã hội ruồng bỏ... Xa-chê, con trai hoang đàng, nữ tội nhân, chiên lạc mất, tên cướp trên thập tự giá... là nhân vật điển hình...
 

 
Thực tế trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, tất cả tội nhân đều là “người nghèo”. Nghèo tâm linh, không có Đức Chúa Trời là hình ảnh đáng thương của cả nhân loại. Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta có nhận biết tình trạng của chính mình hay không? Theo Kinh thánh, người Pharisi, người Do thái, các thầy thông giáo… đều không biết tình trạng nghèo thiếu của chính họ và do đó họ không được giải cứu. Điểm nhấn quan trọng ở đây là mỗi chúng ta cần ý thức được tình trạng “nghèo nàn” của mình để nài xin ơn thương xót của Chúa, đặc biệt là trong Mùa Giáng sinh này (Mat 5: 3).

b. Phúc âm không biên giới
 

     Điểm quan trọng cuối cùng của sứ điệp Giáng sinh là Phúc âm không biên giới, Phúc âm đến với tất cả các dân tộc. Sự kiện Chúa Jesus giáng sinh báo hiệu một khúc quanh lịch sử, ấy là Đức Chúa Trời đã trở nên con người, Ngài đã sống giữa nhân loại, Ngài đã thi hành chức vụ, Ngài đã chết, phục sinh và thăng thiên. Ngài chính là Tin Mừng được công bố cho toàn thế giới xuyên qua Đại Mạng Lệnh (Mat 28: 19 – 20, Lu-ca 24: 47 – 49). Sự cứu rỗi dành cho mọi dân tộc, không phân biệt Do thái hay Ngoại bang. Sự cứu rỗi không giới hạn trong một nền văn hoá hay luật lệ tôn giáo, kể cả Do thái giáo. Các sách Phúc âm cho biết Cơ đốc giáo vượt xa Do thái giáo – Phúc âm cứu rỗi dành cho mọi dân tộc trên thế giới.
 

       Hai mươi thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus Giáng sinh và công bố Năm Ban Ơn của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Có bao nhiêu người đang thừa hưởng, kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời ngay trong đời sống chính mình. Hãy đến với sự Giáng sinh của Chúa Jesus theo phương cách mới mẻ, thực tế và sống động hơn. Là những người đang hưởng ơn cứu rỗi hôm nay, chúng ta cần mạnh mẽ công bố Phúc âm, rao giảng Tin Mừng cho mọi người cách không mệt mỏi. Phúc âm phải đến với từng vùng miền, thành thị và nông thôn, từng gia đình, mỗi cá nhân trên đất nước Việt Nam mến yêu này.   
 

KẾT LUẬN
 

     Giáng sinh là dịp để mọi người kỷ niệm sự giáng thế của Chúa Jesus.Mục đích quan trọng của sự Giáng sinh là tôn vinh Đức Chúa Trời và công bố Tin Lành bình an cho toàn thế giới. Tinh thần của Lễ Giáng sinh là sự khiêm nhường, hạ mình, hy sinh, tận hiến cho Đức Chúa Trời và Hội thánh Ngài. Đáp ứng đối với Giáng sinh là mỗi chúng ta cần nhận biết tình trạng của mình trước mặt Chúa, được Ngài thương xót và tiếp tục đẩy mạnh công tác Phúc âm cho toàn thế giới.
 

 
      Chúng ta có dành tất cả vinh hiển cho Đức Chúa Trời trong dịp Giáng sinh 2014 hay không? Chúng ta có đang bước theo tâm tình của Đấng Christ trong sự hạ mình và hy sinh hay không? Chúng ta có đang ngày đêm công bố Tin Mừng cho tất cả thân bằng, quyến thuộc, bạn hữu xung quanh chúng ta chăng? Mỗi chúng ta hãy trả lời với chính mình và với Chúa ngay hôm nay.
 

      Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho tất cả chúng ta luôn sống trong Kỳ Hân Hỉ, Năm Lành của Ngài!  Amen!
 

21/12/2014
Joseph An.
 

 
http://tinchuajesus.blogspot.com/2014/12/su-iep-giang-sinh-2014.html


[1] Chữ “Năm Lành” ở đây là Năm Hân Hỉ được lấy trong bối cảnh Cựu ước: sau bảy năm Sa-bát (49 năm) đến năm thứ 50 gọi là Năm Hân Hỉ. Vào năm Hân hỉ, mọi món nợ được xóa, đầy tớ được phóng thích và đất đai trở về nguyên chủ. (Lê-vi-ký chương 25 – 27).
 
CÂY THÔNG GIÁNG SINH
 
Có một sự kiện vĩ đại nhất, ý nghĩa nhất trong cõi thời gian này đó là Đức Chúa Trời đã trở nên con người (Giăng 1: 14), hầu qua đó Ngài có thể cứu toàn thể nhân loại. Vì vậy, Chúa Jesus Giáng sinh là một tin mừng lớn cho muôn dân, là một bước ngoặc vĩ đại để cứu rỗi con người tội lỗi. Hai mươi thế kỷ đã trôi qua mà giá trị sự Giáng sinh của Chúa Jesus vẫn không thay đổi. Trong suốt lịch sử lâu dài ấy, Hội thánh đã có rất nhiều sự pha trộn của hình tượng ngoại giáo vào dịp kỷ niệm Giáng sinh của Chúa. Xưa nay, khi một người tin nhận Chúa, họ từ bỏ hình tượng và các sự thực hành của ngoại giáo để bước theo Chúa. Tuy nhiên, trong Hội thánh lại có những hình tượng đẹp đẽ, quen thuộc cứ luôn song hành trong đời sống Cơ đốc mà chúng ta không ngờ. Bởi vì hình tượng là một điều gì đó xen vào giữa đời sống tín hữu và Chúa, khiến cho họ yêu mến nó và làm xao lãng Cứu Chúa. Hôm nay, người viết muốn đề cập đến hình ảnh cây thông Giáng sinh.
 
 

I. NGUỒN GỐC CỦA CÂY THÔNG GIÁNG SINH

Mặc dù Giáng sinh xuất phát từ Cơ-đốc-giáo (Christianity) nhưng thực ra nguồn gốc của cây thông Giáng sinh (Christmas tree) đã có từ trước khi Chúa Jesus ra đời.

Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta từng nói về một loại cây thông Épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Épicéa liên kết với ngày 24 tháng 12. Để kỷ niệm ngày Đông chí bằng một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì.[1]
Vào dịp Đông Chí là ngày ngắn nhất của tháng 12, người Hy Lạp cổ đại thường mang về nhà những tàu lá cọ như biểu tượng sự chiến thắng của cuộc sống trước cái chết. Để mừng thần Nông họ đã trang trí ngôi nhà bằng những chiếc lá xanh trong ngày lễ mùa đông Saturnaly. Đã từ lâu màu xanh và những mầm cây tươi mới đã được coi là biểu tượng của sự sống. Vào mùa đông lạnh giá, trong khi mọi cây cối đều khô héo thì riêng cây thông (Pinetree) vẫn xanh tươi. Vì vậy, người cổ đại đã xem cây thông là loại cây phục sinh. Vào ngày đông chí, họ trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mì.

Năm 354 A.D, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jesus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Nếu lễ Giáng sinh được phát minh vào ngày 25/12/354, thì cây thông được phát minh rất trễ sau này.
 
Ảnh động cây thông NoelLần đầu tiên cây thông được biết đến như loại cây của ngày lễ Giáng sinh là ở Đức. Truyền thuyết kể lại rằng vào cuối thế kỷ VII, thánh Boniface (sinh năm 680) đã cố gắng thuyết phục các đạo sĩ rằng cây sồi (Oak tree) không phải là cây thánh bằng cách cho đốn một cây sồi. Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mọi vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Từ huyền thoại này, chuyện kể thêm rằng thánh Boniface  tin rằng sự ngẫu nhiên đó là một phép lạ và ông tuyên bố: “Kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jesus.” Vì vậy, người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh.[2] Từ đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của Chúa Jesus. Bởi vậy, vào dịp lễ Giáng sinh, người Đức đã từng có truyền thống trồng những cây thông nhỏ. Sau này, các nước khác thường dùng những cây thông lớn hơn và đặc biệt ở Mỹ thì những cây thông cao đến trần nhà lại được ưa chuộng hơn cả.
Vào thời Trung cổ cây thông còn được gọi là cây thiên đường (Paradise tree) cũng được coi là biểu tượng của ngày hội Adam và Eva vào ngày 24-12. Điều này giải thích lý do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái táo đỏ - biểu tượng cho tình yêu của Adam và Eva. Đến thế kỷ 14, cây thông Giáng sinh được gắn thêm ngôi sao ở trên đỉnh cây. Đây chính là biểu tượng của ngôi sao Bethlehem chiếu sáng trên bầu trời khi Chúa Hài đồng (Jesus Christ) ra đời. Ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị bác sĩ cư ngụ ở phương đông là Gaspard, Melchior  Balthasar đến gặp Chúa.[3]
Từ thế kỷ thứ XI
I cây thông Giáng sinh xuất hiện tại Châu Âu, chính xác hơn là vùng Alsace. Từ ngữ "Cây Noel" được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Cũng vào thời kỳ đó, hình ảnh ngôi sao gắn trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethlehem trở nên phổ biến.
          Năm 1560, thời Cải Chánh, giáo hội Tin Lành không chấp nhận máng cỏ Giáng sinh của người Công Giáo. Họ muốn xây dựng truyền thống cây Giáng sinh, tượng trưng cho vườn Địa Đàng của A-đam và Ê-va và hiểu biết thiện ác. Truyền thống cây Giáng sinh từ đó phổ biến ở các vùng Tin Lành của châu Âu, Đức và Scandinavia.[4]
Một truyền thuyết khác là về Martin Luther, nhà cải chánh của giáo hội Tin Lành. Khi đang đi qua một khu rừng trong đêm Noel, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của hàng triệu ngôi sao đang chiếu sáng lấp lánh trên những cây thường xanh. Luther đã quyết định cắt một cây nhỏ và mang về nhà. Để thấy lại được vẻ đẹp của những ánh sao như khi ở trong rừng, ông đã treo rất nhiều nến lên cây.[5]
 
Kể từ đó cây thông Giáng sinh đã trở nên phổ biến trong các nhà thờ Tin lành trải năm trăm năm qua. Cây thông là biểu tượng phổ biến nhất của lễ Giáng sinh. Hễ nhìn thấy cây thông thì ai ai cũng biết lễ Giáng sinh đang đến gần… Vào đầu tháng tháng 12 vừa qua, có hai trăm cây thông Giáng sinh được thắp sáng trên đại lộ Champs Élysées nổi tiếng của Paris tạo nên quang cảnh vô cùng diễm lệ.[6] Hơn nữa, ở Brazil vừa khánh thành cây thông lớn nhất thế giới (cao 85m) tại thành phố Rio de Janeiro được thắp sáng bởi ba triệu bóng đèn![7]
 
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY THÔNG GIÁNG SINH

                        Nhiều thế kỷ trôi qua, cây thông đã đi vào đời sống của mỗi chúng ta, và để lại tình cảm sâu đậm trong tâm tưởng của hàng triệu tín hữu, kể cả người vô tín. Xét về mặt kinh tế cây thông này đã đem lại lợi nhuận to lớn cho không ít người làm ra và kinh doanh nó. Có lẽ cách đây 500 năm nhà cải chánh Martin Luther cũng không ngờ cây thông đã đi vào đời sống Cơ đốc, lịch sử Hội thánh và cộng đồng như thế nào. Xét theo lăng kính của Kinh thánh, cây cối cũng thường liên quan đến việc thờ lạy hình tượng, Phục truyền 16: 21 cấm: “Chớ dựng lên thần tượng… bằng thứ cây nào.”[8]

                      Dù nhiều người vẫn cho rằng cây thông cũng là biểu tượng cho Giáng sinh, nhìn thấy cây thông là nhớ đến lễ Giáng sinh. Thậm chí có người còn nghĩ rằng nếu lễ Giáng sinh mà không có cây thông thì sẽ cảm thấy thiếu thốn, trống vắng cho tâm hồn. Thật sự không phải như vậy, nếu chúng ta cảm thấy thiếu vắng là do thiếu hiện diện Chúa và đầu óc đã bị thế tục hóa. Cây thông không hề bày tỏ Chúa hay dắt đưa con người đến với Chúa mà chỉ làm lòng người xao lãng. Thay vì lắng nghe sứ điệp Giáng sinh các bạn trẻ lại ngắm nhìn các cây thông đẹp đẽ được trang trí hào nhoáng! Có bao giờ bạn tự hỏi cây thông là gì? Có cần dẹp bỏ cây thông khỏi đời sống Cơ đốc không? Cây thông thật ra chỉ là “Hình tượng” làm che khuất Chúa Jesus, nhân vật chính, và sự cứu rỗi của Ngài là nội dung chính của sự kiện Giáng sinh. Quan tâm đến cây thông là đánh mất điều chính yếu mà con người đang cần để chăm lo những ảo ảnh phù phiếm, vô ích. Thay vì tập trung vào Chúa Jesus, con người bị xoay hướng vào những hình tượng đẹp đẽ, hấp dẫn.
 
 

Cây thông Noel đầy đủ sắc màu
                         Cây thông, vòng ô-rô, hoa trạng nguyên, nơ, nến, ông già Noel, mũ, áo, gậy, quà, lễ... là những du nhập từ ngoại giáo, thế gian, chúng không có nguồn gốc từ Kinh-thánh hoặc lời dạy của Chúa Jesus hay các sứ đồ. Tại sao chúng ta phải giữ những hình tượng không ra chi như thế trong Hội thánh ngày nay? Xin Chúa xây mắt chúng ta khỏi những hình tượng, vật hư không và những điều “hình như ác” để chỉ nhìn xem Chúa, tập trung nơi Chúa Jesus là nội dung chính của Giáng sinh.

                         Nhiều người đang nói về Giáng sinh, các công ty kinh doanh cũng có những bài viết về Giáng sinh bên cạnh những sản phẩm ngọt ngào, đẹp mắt của họ. Nhiều trung tâm thương mại, cơ quan… cũng treo băng rôn chào mừng Giáng sinh để hưởng ứng phong trào và thu hút khách. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng ta sẽ thấy họ chỉ viết: “Giáng sinh” một cách trơ trọi mà không có Chúa Jesus, đó chỉ là một câu chào mừng thiếu chủ từ, khiến cho người đọc không hề biết Chúa Jesus là ai, hay Chúa giáng sinh để làm gì (Còn hãn hữu thì chỉ viết bằng tiếng Anh: “Merry Christmas!” chứ không bao giờ viết bằng tiếng Việt). Tại sao vậy? Vì họ không được cảm Thánh Linh nên không thể xưng nhận Jesus là Cứu Chúa, mà chỉ lợi dụng cơ hội Giáng sinh để kinh doanh.

            III. TÁC HẠI CỦA CÂY THÔNG GIÁNG SINH

                       Giáng sinh là một trong những lẽ đạo chính của niềm tin Cơ đốc.[9] Tuy nhiên, ngày nay sự giáng sinh của Chúa Jesus đã bị thế tục hóa như thế nào, chúng ta cũng khó nhận biết hết. Từ những cây thông, tranh ảnh, những bài hát sai lạc mục tiêu, lễ, tiệc… làm cho Giáng sinh của Chúa bị nhuốm màu thế tục. Do đó, thay vì tìm hiểu về Cứu Chúa thì những người ngoại đạo lại tìm hiểu về những vật hư không ở bên lề Giáng sinh. Trong những ngày này, thay vì đọc Kinh thánh, cầu nguyện, suy gẫm, chứng đạo, cầu thay cho những linh hồn đang hư mất… thì các tín hữu lại bận rộn chuẩn bị vô số những công việc để trang trí cho ngày lễ Giáng sinh. Hôm nay có bao nhiêu “Cây thông’’ đang che lấp Chúa Jesus trong đời sống chúng ta, Hội thánh chúng ta và cộng đồng 90 triệu dân của chúng ta? Như vậy là chúng ta đang làm đánh mất nội dung chính, đánh mất chứng cớ sống động mà chúng ta không ngờ. Đừng cho rằng như vậy là chúng ta hội nhập văn hóa với dân ngoại để rao giảng Phúc âm. Dù người viết không phủ nhận rằng qua ngày lễ Giáng sinh này chúng ta có cơ hội rao giảng Phúc âm và  mọi người trong cộng đồng có thêm cơ hội được biết Chúa. Nhưng có bao nhiêu phần trăm người vô tín thật sự biết Chúa, tiếp nhận Chúa hay chỉ tiếp nhận những thực hành của ngoại giáo vào đời sống đã vốn đa thần của họ. Hội nhập là để chúng ta rao giảng Phúc âm cách hiệu quả hơn, chứ không phải để đánh mất sự thuần khiết của Hội thánh.

                         Hình tượng của ngoại giáo không thể rao giảng Phúc âm, người vô tín cũng không thể rao giảng phúc âm. Bởi vì chúng sẽ bày tỏ cách sai lạc, thiếu sót, khiến cho người ta hiểu sai, lệch lạc và không thể đem con người đến với sự cứu rỗi, mà chỉ làm “vắc-xin” kháng Phúc âm mà thôi. Nhiều người không biết Chúa, không tin Chúa, thậm chí chống Chúa cũng trưng bày cây thông trong nhà vào ngày lễ và xem như đã ấm áp, đầy đủ lắm rồi. Những điều này khiến người ta bị lừa dối, vì họ lầm tưởng như vậy là đủ trong khi linh hồn đang hư mất mà họ không ngờ.

                         Có bao giờ bạn cảm thấy tâm linh mệt mỏi và gánh nặng trong khi bận rộn chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh hay không? Đó là vì bạn đang hầu việc Đức Chúa Trời nhưng lại không có chính Chúa Jesus trong linh, trong đời sống và trong chức vụ của bạn. Thay vì tiếp lấy Chúa làm sự sống, ăn Lời Chúa, tương giao với Chúa thì bạn lại tiếp lấy những hình tượng trá hình. Như người Pha-ri-si khi xưa chỉ biết gánh nặng của 613 Điều Luật một cách nhọc nhằn để hầu việc Đức Chúa Trời mà lại đánh mất Đấng Christ. Ngày nay có bao nhiêu tín hữu đang cố gắng hầu việc Chúa trong khâu chuẩn bị Giáng sinh mà lại thiếu vắng chính Cứu Chúa, tâm linh khô hạn và đói khát?

                         Còn bao nhiêu điều ngoại giáo đã, đang và sẽ còn đưa vào Hội thánh? Đó không chỉ là Phúc âm xã hội mà còn là sự lừa dối của Sa-tan, khiến cho biết bao người vô tín cảm thấy đủ vì tưởng rằng họ đã có Chúa trong khi đang bị hư mất. Trách nhiệm của chúng ta là phải chia sẻ cho họ về Cứu Chúa mà chúng ta đã tin nhận, đang sống, đang kinh nghiệm chứ không phải là đem vào Hội thánh những gì của thế gian, ngoại giáo và Sa-tan. Chúa Jesus đã trở nên con người để cứu chúng ta, để chúng ta ngày càng giống Chúa hơn. Sứ đồ Phao-lô đã trở nên mọi cách để cứu mọi người (I Côr 9: 22). Chính ông đã kêu gọi các tín hữu hãy bắt chước ông như ông đã bắt chước Chúa (I Côr 11: 1), chứ Phao-lô tuyệt đối không bắt chước thế gian, ngoại giáo, hình tượng hầu cho hai bên giống nhau để giảng Tin lành.

 

                      Hãy để cho tất cả mọi thứ lu mờ đi và để cho Chúa Jesus được chói sáng khi chúng ta rao giảng về Ngài!

                      Hai mươi thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày Chúa Giáng sinh, có ai hay rằng biết bao nhiêu điều của thế gian, ngoại giáo và Sa-tan đã pha trộn vào lễ Giáng sinh, khiến cho những ai thực sự sống cho Chúa không khỏi chạnh lòng. Chúa Jesus đã đến thế gian cách khiêm nhường nơi chuồng chiên máng cỏ để cứu chúng ta, tại sao chúng ta lại tổ chức những lễ Giáng sinh xa hoa, hào hoáng không phù hợp về mặt lịch sử, chứ chưa nói đến phương diện thuộc linh? Bên ngoài lễ Giáng sinh đã bị người vô tín thương mại hóa, còn bên trong Hội thánh thì bị thế tục hóa khiến cho hai bên gặp nhau ở điểm chung qua sự cung và cầu.

           KẾT LUẬN

                      Từ bao giờ chúng ta ít nghe, thấy nói đến sự Giáng sinh thuần túy của Chúa hay là rao giảng về Đức Chúa Trời đã trở nên con người để cứu chúng ta, hầu cho chúng ta có cơ hội được biến đổi để ngày càng giống Chúa hơn? Từ đó Chúa sẽ xây dựng chúng ta nên Hội thánh vinh hiển, trong sạch, không vết, không nhăn[10] để chờ đón Ngài tái lâm. Hôm nay Chúa Jesus sắp trở lại, chúng ta đã chuẩn bị gặp Chúa chưa? Hay còn đang bận rộn chuẩn bị trang trí cây thông cho ngày lễ Giáng sinh?
 

Cách đây khoảng 2.000 năm khi Chúa Jesus Giáng sinh, cả kinh thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối (Mathiơ 2: 3), nếu hôm nay Chúa Jesus tái lâm, tất cả chúng ta có bối rối không?

  KND - 5/12/2013
 


[8] I. Howward Marshall, et. al. Thánh Kinh Tân Từ Điển (Union University fo California, 2011), 290.
[9] Những lẽ đạo cứu rỗi là: 1) Giáng sinh 2) Chịu thương khó 3) Chịu chết 4) Phục sinh 5) Thăng thiên 6) Tái lâm.

[10] Ê-phê-sô 5: 27. 

 

 

 
Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu hột lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết, thì cứ chỉ một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả nhiều" Giăng 12:24.

 
Trong những lời này, chúng ta có luật phổ quát gấp ba của thiên nhiên mà còn là luật gấp ba của thập tự giá. Luật ba lần này là (1) Sự sống qua cái chết. (2) Sự tự do thông qua sự đầu hàng. (3) Sự mở rộng qua sự mất mát.


1.     Sự sống qua cái chết
Hình minh họa tối cao về luật này là trong trường hợp của Đấng Christ. Sự sống thực của Đấng Christ không phải là sự sống của ba năm rưỡi mà trong đó Ngài bước đi trên trái đất này, nhưng đó là sự sống mà Ngài đã sống trên khắp thế giới kể từ sau Gô-gô-tha. Nó là một câu hỏi mở, không biết văn kiện của ba năm rưỡi có thể đã sống sót hoặc có thể xảy ra trong lịch sử của thế giới đã tiếp lấy nó, đã được nó ban cho bản anh hùng ca các hoạt động và chiến thắng tiếp tục của Ngài trên toàn thế giới kể từ khi bị đóng đinh và sống lại của Ngài. 


Bản anh hùng ca này đã thu hút rất nhiều sự chú ý với khoảng thời gian ngắn của sự sống và giảng dạy của Ngài trên trái đất, và đã tạo ra thế giới văn học liên quan đến "Những ngày xác thịt của Ngài." Sự thật lớn nhất về Ngài là "Ngài đã chết, nhưng được sống lại." 


Sự sống qua cái chết đó đã kiểm soát thế giới từ bao giờ và đã làm cho thế giới nhận ra rằng, bất chấp nỗ lực xác định nhất để tiêu diệt nó, đây là một cái gì đó không thể phá hủy. Hệ thống lớn trên thế giới, các giáo phái, và thậm chí cả các đế chế đã cạn kiệt tất cả các nguồn lực của mình để xóa bỏ Danh và sức sống sinh động tiếp tục của Đấng Christ. Nhưng vì điều đó mà họ đã hư mất; Ngài vẫn tiếp tục sống cách đắc thắng. 



Đấng Christ nói về chính mình Ngài rằng "Ta đến quăng lửa xuống đất" và Ngài đã "tức bực biết bao cho đến chừng nào được thành tựu!"(Lu 12:49-50). Báp-têm là cần thiết để có lửa hoặc sự sống thần thượng này có thể được giải phóng, và "sự tức bực" (căng thẳng) của chính Ngài được dẹp bỏ. Ngài đã rên rỉ, "Ồ, làm sao cho được hoàn thành". Báp-têm nầy là một báp-têm thông qua sự thương khó, và nó đã được thông qua thập tự giá hầu Ngài trông thấy sự thực hiện tất cả sứ mạng trên toàn thế giới của Ngài. "Lửa" đã mở rộng trên toàn thế giới trong các chi thể của Thân Thể Ngài. Do đó điều cần thiết là họ phải được đồng nhất với Ngài, và sự đồng nhất với Đấng Christ chỉ được tìm thấy tại thập tự giá, nơi các đoạn kinh văn như sau có ý nghĩa sâu xa nhất của họ: - 


Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá; dầu vậy tôi sống, nhưng không phải là tôi sống nữa, bèn là Christ sống ở trong tôi." Galati 2:20. 


"Vì anh em đã nhờ báp-têm mà được đồng chôn với Ngài " Col 2:12. 


"Chúng ta …đều đã chịu báp-têm trong sự chết của Ngài sao? " Rô-ma 6:3. 


"Vì nếu chúng ta đã được liên hiệp với Ngài trong hình trạng của sự chết Ngài, thì chúng ta cũng sẽ được liên hiệp với Ngài trong hình trạng của sự sống lại Ngài" Rô-ma 6:5. 


"Hầu cho như Christ được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng ..trong sự sống mới thể ấy" Rô-ma 6:4. 


Nếu chúng ta muốn biểu lộ sự sống của Đấng Christ, và nếu muốn có một cái gì đó sinh động, không thể phá hủy việc làm chứng cớ mạnh mẽ của nó trên thế giới, nếu sự sống thần thượng đó- chính sự sống của Đức Chúa Trời - không thể phá hủy, chiến thắng, sẽ mang chứng cớ hùng mạnh và làm cho thế giới cảm thấy trong các chi thể của Thân Thể của Ngài, thì chỉ phải thông qua sự hiệp nhất với Ngài trong cái chết và sự sống lại. 


Cho đến khi chúng ta biết sự hiệp nhất này, sự sống Đấng Christ của chúng ta sẽ chẳng được đáng kể bao nhiêu. Chúng ta phải tiếp lấy chỗ đứng của chúng ta trong một việc kể ban đầu, bao gồm tất cả với Ngài trong cái chết đối với bản ngã cũ,  thế giới cũ và với tất cả các tham vọng, mong muốn, chương trình, ý tưởng, cùng các tiêu chuẩn của nó, và sau đó để cho cái chết đó truyền vào trong chúng ta hàng ngày hầu sự sống phục sinh có thể ngày càng biểu hiện trong chúng ta. Sự sống của Đức Chúa Trời không thể truyền vào sáng tạo cũ, nó là sự sống sáng tạo mới. 


Điều này không chỉ áp dụng trong trường hợp của chúng ta là tội nhân, nhưng nó là một đạo luật tác thành trong mọi mối quan hệ khác của sự sống Cơ Đốc. Hãy lấy sự việc kiến thức về chân lý, giáo dục thuộc linh làm thí dụ. Chúng ta đi vào trường của Đức Linh để được giảng dạy. Trường này khác với các cơ sở giáo dục của thế giới, nơi chúng ta có một lượng kiến thức nào đó truyền đạt cho não của chúng ta. Trong giáo dục thế tục, chúng ta có thể được nhồi nhét một số lượng lớn các kiến thức lý thuyết, nhưng phương pháp của Đức Thánh Linh là có những thứ truyền vào trong chính con người của chúng ta để chúng trở thành chúng ta và chúng ta trở thành chúng. 


Trong giáo dục thuộc linh một cái gì đó như thế này xảy ra: Một ngày nào đó trong tâm linh, một cái gì đó nói, hoặc một cái gì đó đọc, hoặc bằng tiếng nói của Đức Thánh Linh ở bên trong, bạn sẽ thấy một số chi tiết tuyệt vời của sự thật và nó vỡ ra trên bạn với tất cả các lực lượng của một sự mặc khải mới. Một cái gì đó bạn biết trong lý thuyết trước kia, bây giờ vỡ ra trên bạn như một sự tiết lộ thần thượng tuyệt vời. Bạn nắm giữ nó, có lẽ bạn cầu nguyện và tạ ơn Chúa về nó và cảm thấy rằng bạn đang sở hữu một kho báu tuyệt vời, có giá trị vô hạn trong sự sống của bạn. Bạn không muốn làm mất nó, nó đã mang lại cho bạn niềm vui như vậy. 


Nhưng sau một thời gian! Có vẻ như nó chết và ra đi khỏi bạn hoàn toàn, tất cả sức mạnh của nó và niềm vui của nó có vẻ ra đi rồi, nó đã trở thành một tầm nhìn mờ nhạt. 


Một cách vô thức với chính mình, có thể sự sống của bạn bắt đầu chuyển động dọc theo đường thẳng lạ lùng, những điều trong bản chất của sự thử nghiệm nghiêm trọng đến trên bạn, một tình huống rất khó khăn phát sinh, và bạn cảm thấy rằng bằng sức mạnh tuyệt đối của các tình cảnh, bạn bị đưa vào sự tuyệt vọng và cho đến chết. 


Tại thời điểm này, điều duy nhất chiếm tâm trí tra vấn của bạn là "sự thật" mà dường như đã qua đi rồi. 


Trong sự cùng cực của bạn, nó bấu lấy bạn và bạn thực hiện một lời kêu gọi tuyệt vọng về nó, và rồi nó đến với sự sống và chứng tỏ sức sống của nó trong việc đưa bạn thoát ra, đi lên, và bước ra để chiến thắng. Điều gì thực sự đã xảy ra? 


Bạn nhận được một sự mặc khải về một số giai đoạn sinh động của sự thật. Tốt! Nhưng sự thật đó đã được truyền vào trong bạn để nó trở thành bạn. Không chỉ là am hiểu theo trí năng như trước kia, và để nó có thể trở thành sự sống của bạn, bạn phải được dẫn vào một nơi của cái chết như vậy mà chỉ có sự thật này có thể cứu bạn. 


Vì vậy, nó đã trở thành một phần của sự sống thuộc linh của bạn và sau đó bạn không bao giờ đánh mất nó. Nó là sự thật bạn đã biết, đã chứng minh, và bất cứ khi nào bạn được hướng dẫn để nói về nó với những người khác, ngay lập tức bạn nói ra cách chính xác, đó là một điều sống động, sống lại từ cõi chết trong kinh nghiệm của bạn. Đây là cơ sở duy nhất của chứng cớ có hiệu quả. Hạt lúa mì mà bạn không thể nhìn thấy sự sống, mặc dù bạn có tin tưởng vào khả năng của nó, chôn xuống mộ, sau đó các lực lượng và các yếu tố xung quanh của thiên hựu Đức Chúa Trời bắt đầu làm việc trên nó. Nó được sinh động hóa, nó nảy mầm, và không có gì sau đó có thể chống lại sự trồi lên của nó. 


Hãy tiếp lấy luật này một lần nữa trong sự việc phụng sự Thầy. Chúng ta phải chết như công nhân cũng như người tội lỗi. Đó là một kinh nghiệm khủng khiếp khi sự chết nắm giữ phụng sự của chúng ta. Là một công nhân, hay một nhà truyền giáo, khi chúng ta bị chôn xuống cho đến chết và bằng sức mạnh tuyệt đối của hoàn cảnh, nghịch cảnh, không sinh trái, không hiệu quả thuộc linh, chúng ta giơ bàn tay của chúng ta lên trong tuyệt vọng và nói, "Tôi đang bị kết thúc, tôi đã kết liễu. 


"Ở đây có sự thử thách của bản thân và phụng sự của chúng ta. Có bao nhiêu phần là vấn đề phổ biến? Chúng ta bước ra để làm chính mình có danh tiếng không? Đó có phải là vấn đề của danh tiếng không? Cho dù người ta nói những điều tốt đẹp về công việc của chúng ta, có nghĩa là, chúng ta đã cảm thấy hài lòng và hãnh diện không? Hay vấn đề sẽ thể nào nếu họ nói những điều khó chịu, chỉ trích, xuyên tạc, hoặc làm suy giảm, rồi chúng ta trở về nhà và đã có một thời gian tồi tệ trong giấc ngủ không? Chúng ta ở trong nghiệp vụ nhiều đến bao nhiêu? 


Trước khi thử nghiệm đến, tất nhiên chúng ta đã nói, "Tôi không có tham vọng cá nhân như vậy, nó không phải là các lưu tâm của tôi mà tôi đang tìm kiếm". Nhưng khi chúng ta bị chôn vào sự chết và cánh cửa của phụng sự dường như được đóng lại đối với  chúng ta, thì chúng ta đang bị phơi bày về động cơ của chúng ta, như về cảm xúc của chúng ta, xem liệu chúng ta quan tâm nhiều hơn về tên tuổi của mình hay về Danh Ngài. 


Chúng ta phải được giải phóng khỏi tất cả sự sống bản ngã này trước khi Đức Chúa Trời có thể sử dụng chúng ta. Chúng ta phải đến nơi mà không quan trọng với những gì mọi người nghĩ, nói, hay làm, miễn là Đức Chúa Trời hài lòng và chúng ta đang trong con đường ý muốn của Ngài. 


Đây là con đường hòa bình và đây là con đường chiến thắng. Nhưng chúng ta phải đi xuống lĩnh vực của cái chết, cái "tôi" đã bị giết. Chỉ trong mức lượng này, trong đó mà cái "tôi" đã được đóng đinh hầu Đấng Christ trong quyền năng của sự phục sinh của Ngài có thể được phô bày. 


Một trong những người hỏi George Muller bí quyết của phụng sự của ông, ông nói: "Có một ngày khi tôi qua đời, hoàn toàn chết"; và, khi ông nói như vậy, ông cúi thấp hơn và thấp hơn cho đến khi ông gần như chạm sàn nhà - "đã chết với George Muller, ý kiến​​, sở thích, thị hiếu của mình và ý muốn - chết với thế giới, với sự phê duyệt hoặc chỉ trích của nó - đã chết đối với phê duyệt hoặc đổ lỗi, thậm chí của anh em và bạn bè của tôi - và kể từ đó tôi đã nghiên cứu để bản thân mình chỉ  được phê duyệt đối với Đức Chúa Trời ". 


Sau đó, một lần nữa chúng ta không thấy luật này có tại nơi làm việc trong các kế hoạch đại sự lớn cho vương quốc mà chắc chắn đã được chính Đức Chúa Trời khởi xướng, cũng như trong các phần nhỏ hơn của phục vụ mà chắc chắn Ngài cũng đã kêu gọi chúng ta. 


 
Rằng phần công việc tại một số thời gian lịch sử của nó cần xuống mồ sự chết. Có vẻ  sự kiến hiệu của nó đang bị phá hủy và sẽ không có gì còn lại. Sau đó  đến một sự đung đưa của con lắc và từ tận đáy thấp nhất của ngôi mộ, từ phần công việc bị chôn vùi nầy, có một cuộc trổi dậy bởi sự sống kích hoạt của Đức Chúa Trời.  

Nhiều tôi tớ của Đức Chúa Trời đã thấy công việc mà họ chắc chắn rằng họ được kêu gọi, đi theo cách này. Đối với một số lý do bí ẩn, có vẻ như là Đức Chúa Trời bắt lấy công việc đó xuống chỗ chết trước khi nó có thể sống với sức sống và chiến thắng lâu bền. Có lẽ sự sống con người phải đi ra ngoài, để sự sống thần thượng có thể bước vào.


2.     Tự do thông qua sự đầu hàng 


Có một câu trong một bài thánh ca viết:


"Hãy làm cho tôi thành một tù binh, Chúa ơi, và sau đó tôi sẽ được tự do." 


Toàn bộ Ê-sai 53 là một lời bình giải tuyệt vời về sự thật này. 


Đây là Đầy tớ đau khổ của Đức Jehovah. Bởi sự đồng ý của Ngài, Ngài được đưa vào một điều kiện tù binh nhiều mặt. Ngài đã làm trống không chính mình để vâng phục cho đến chết trên thập giá. Ngài đã giao nộp quyền thần thượng của Ngài, và đã làm cho chính mình không có danh tiếng, nhưng cho phép chính mình là đồ chơi của tất cả các lực lượng gian ác, để hạ thấp dưới quyền họ trên phương diện con người, Ngài có thể xé họ ra từng mảnh và dấy lên trong chiến thắng siêu việt quá mức trên họ, vượt trên tất cả các nhà chấp chánh và quyền hạn. 


Thập tự giá là một hình ảnh của sự cầm tù về mặt con người. "Hắn đã cứu kẻ khác, mà không thể tự cứu mình được" (Ma-thi-ơ 27:42). “Không thể" là lời cai trị của dòng dõi A-đam, nhưng thập giá là công cụ, hay phương tiện mà việc giải phóng hoàn toàn được Đấng Christ truyền cho chính mình như là Thân Vị đại diện và bao gồm dòng dõi mới. 


Khi thập tự giá đã thực hiện công việc của mình, có sự giải thoát khỏi mọi giới hạn của con người, và Đấng Christ phá vỡ ra từ ngôi mộ trong một cách mà cho Ngài quyền làm chủ toàn bộ tình hình. 


Những người đã được đồng nhất với Ngài trong sự chết của Ngài, được Ngài làm cho sống lại một sự sống theo một mức độ siêu nhiên, và thông qua họ, thì Ngài đạt được những thứ như vậy mà trước kia hoàn toàn không thể. 


Con người không thể giải thích những thành tựu của Đấng Christ qua các thời đại kể từ đồi Gô-gô-tha. Khía cạnh con người đã được hoàn toàn đầy đủ. Điều này là đúng về mặt trí tuệ, xã hội, thể chất, cơ cấu trong trường hợp đến nay, số lượng lớn của những người đã được sử dụng trong những thành tựu siêu việt nầy. 


Họ đã là các người truyền phát cho thế giới  những điều mà "mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa từng nghĩ đến"(1 Cor. 2:9), nhưng mà Đức Chúa Trời mặc khải cho họ bởi Thánh Linh của Ngài. Công việc đã thực hiện, phạm vi bao trùm, và bản chất bất diệt của các phụng sự của họ đã có trong mọi cách thì hoàn toàn không tương xứng với nguồn nhân lực. Không chỉ như vậy, nhưng như chúng ta đã chỉ ra, tất cả mọi thứ mà ma quỷ có thể sử dụng, khuấy động, tập trung để phá hỏng và đánh bại họ, chỉ sinh ra một thực tế của bản chất siêu nhiên và vô hạn của công việc. 


3. Mở rộng qua việc mất mát


 
Tham khảo Isaiah 53 một lần nữa. Ở đây chúng ta thấy Người Đầy tớ cứu chuộc của Đức Chúa Trời đi vào sự tàn phá. Hình ảnh toàn bộ là một sự tàn phá. Ngài cô đơn một mình, bị xem thường và từ chối - đơn độc khủng khiếp– thập tự giá của Ngài làm Ngài thiệt mất tất cả mọi thứ. Anh em của Ngài không tin Ngài, các môn đệ gần nhất của Ngài không hiểu Ngài, nhưng chương nầy kết thúc như thế nào? "Người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày Người sẽ thêm dài ra; ... Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ tâm hồn mình, và lấy làm thỏa mãn." (câu 10, 11).

Từ thời điểm đó, có các khoản mất mát của thập tự giá và lời hứa của nó về "hạt giống" (dòng dõi), chúng ta chuyển sang sự biện minh cuối cùng. "Tôi đã thấy chính giữa ngai và bốn sanh vật, cùng chính giữa các trưởng lão, có một Chiên Con đứng, hình như đã bị giết", và xung quanh Ngài "một quần chúng rất đông, không ai có thể đếm được, từ các nước, các chi phái, các dân, các tiếng" (Khải 5: 6; 7: 9). Có sự thu đạt , quần chúng vô số, kết quả của lao khổ của Ngài. 

Ứng dụng thực tế là thế này: thường thường có vẻ Đức Chúa Trời đòi hỏi rất nhiều người trong chúng ta; rằng thập tự giá này xâm nhập cách kinh khủng vào chúng ta, có các đòi hỏi kinh khủng, và đôi khi buộc nhu cầu đến điểm đau đớn, khi chúng ta phải giao cho Ngài một cái gì đó rất thân yêu. Chúng ta dường như luôn luôn phải đưa ra, ban cho. Có vẻ luật hy sinh hành động cách kinh khủng. Nhưng đây là con đường và qui luật mà theo đó, và chỉ do đó, sự thu đạt vô hạn và siêu việt có thể đến. 
 

Có Ma quỉ mở rộng ra trước mặt Chúa, "tất cả các vương quốc trên thế giới và vinh quang của chúng," và nói rằng, "tôi sẽ cho Ngài hết thảy mọi sự nầy, nếu… " (Mathio 4:9) và đây là ý nghĩa tinh tế của nó - "nếu bạn chỉ từ bỏ thập tự giá". Satan biết thập tự giá có ngụ ý những gì, cụ thể là, rằng hắn sẽ mất các vương quốc trên thế giới và rằng Đấng Christ muốn có chúng bởi đường đó. Vì vậy, thực ra lời của hắn có nghĩa là "Hãy buông thập tự giá ra, và tôi sẽ cung cấp cho Ngài tất cả mọi thứ." 
 

Nhưngthực sự, Thầy nói, tôi sẽ đi đến thập tự giá và tôi có thể đủ khả năng từ chối sự biếu tặng của bạn trong thời gian tới. Vì vậy, Ngài đã đi bằng cách được dẫn đến thập tự giá, từ chối thế giới, phủ nhận chính Mình, và ở đó, theo lời của Ngài. "Hiện nay bá chủ của thế giới nầy bị đuổi ra” (Giăng 12: 31), và Ngài đã thu đạt được nhiều hơn so với những gì Ma quỉ có thể cho Ngài. Sau tất cả mọi sự, Ngài được các vương quốc của thế giới, bằng cách bỏ chúng trước tiên.
 

Bạn đã chuẩn bị cho mọi sự ra đi, để có được chúng nó về sau không? Cho cái tạm thời để lấy cái đời đời, cái thoáng qua cho cái tồn tại, cái trần thế cho cái trên trời, sự quyến rũ hiện tại cho vinh quang cuối cùng? Đây là cách để chiếm hữu tất cả mọi thứ. Bây giờ Đấng Christ đã nhận được từ bàn tay của Cha Ngài sự đầy đủ đời đời, và sự liên hiệp của chúng ta với Ngài qua thập tự giá, ngay cả những đời sống nầy có thể trở nên giàu có siêu việt và đầy đủ khôn tả.
Một số trong chúng ta chứng minh rằng những điều mà chúng ta đã miễn cưỡng nhất để cho ra đi - nhưng cuối cùng chúng ta sẵn sàng qui hàng- đã quay trở lại với chúng ta với một sự đầy đủ hơn hoặc đã được theo cách phong phú hóa vượt qua bất cứ điều gì chúng ta biết trước kia. 


 
Bồi thường thì có tính áp đảo, khi tại thập tự giá, chúng ta đặt kho báu của chúng ta trong bụi bặm, như "ném bửu vật mình vào bụi đất, và quăng vàng Ô-phia giữa các hòn đá của khe" thì Đấng Toàn Năng là kho báu của chúng ta (Gióp 22: 24-35).

T.Austin-Sparks
 

 

  1. Ngày sa bát có tự bao giờ?
 

   Từ ngữ “sabát” theo tiếng Heboro có nghĩa là “nghỉ ngơi”, tức là ngừng hoạt động. Đó là ngày thứ bảy cuối tuần sau 6 ngày tái tạo trái đất và trời xung quanh trái đất. Sáng 2:1,2 chép “ấy vậy trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi, ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm”. Ngày sabát nhằm ngày thứ bảy, đã có từ thời A-đam  hiện hữu.

 

 


 

  1. Giữ ngày sabat trở thành luật lệ Cựu ước:
   Sau đó khoảng 2500 năm, vào thời Môi-se, khi Đức Chúa Trời ban hành các điều răn và luật lệ Cựu ước, sự vâng giữ ngày sabat trở thành một điều luật rõ ràng. Ngày sabat được qui định để dân Israel

 có thể:

 

 

      a/  Nhớ sự hoàn tất cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời ( Xuất. 20:8-11).

 

 

      b/  Giữ dấu hiệu giao ước Đức Chúa Trời lập với họ ( Exechien 20:12).

 

 

      c/  Nhớ sự cứu chuộc Đức Chúa Trời hoàn thành cho họ ( Phục. 5:15).

 

    Dân số ký 15: 32-36 ghi lại việc Đức Chúa Trời ra lệnh dân Israel

 ném đá xử tử một người đã vi phạm ngày sabat.

 

 
 

    Ngày sabat hằng tuần là ngày nhóm họp, ngày nhóm hiệp thánh (holy convocation- hội đồng thánh khiết) của thánh đồ Cựu ước Lê. 23:3…

 

 
   Sau cuộc lưu đày tại Babylon

 dân Do thái Tân ước luôn nhóm họp vào ngày sabat để nghe đọc kinh thánh cựu ước. Sứ 13:4,44…

 

 


 

  1. Ngày sabat trong nước ngàn năm:
 Trong nước của Con Người trên đất, dân sót Israel

 và các dân tộc khác phải vâng giữ ngày sabat như dân thời Cựu ước (Exechien 45:17).

 

 


 

  1. Ngày của Chúa là ngày nào?
 

  Ngày của Chúa là ngày sabat hay là ngày thứ nhất của tuần lễ? Sách Khải thị và phúc âm Giăng đều do sứ đồ Giăng chép, cho nên khi Chúa và các môn đồ họp lại vào ngày thứ nhất (Giăng 20:1,19, 26), nhưng đến Khải. 1:10, sứ đồ Giăng bảo đó là ngày của Chúa. Vậy ngày của Chúa là ngày thứ nhất của tuần lễ.

 

 


 

  1. Tại sao Hội thánh đầu tiên nhóm họp vào ngày thứ nhất là ngày của Chúa?
 

         a/   Vì Chúa Jesus là Đavít lớn hơn đã hiện ra từng định tâm thay đổi thời đại, phế bỏ ngày sabat. Xem Math. 12:3-12; I Sa. 21;6; Le.24:5-9.

 

 

        b/   Vì ngay buổi chiều tối ngày Chúa sống lại, là ngày thứ nhất, Chúa hiện ra cùng các môn đồ, và nhóm họ lại trước mặt Ngài (Lu. 24:1,13,33-49; Giăng 20:19,26). Chúa phục sinh có hiện ra vào ngày sabat để nhóm họp dân Ngài chăng mà hôm nay có lắm người còn mong phục hồi sự nhóm họp vào ngày sabat chứ ?

 

 
 

         c/  Gương mẫu của hội thánh đầu tiên:

Sứ đồ 20:6-7 chép “còn chúng tôi ( Phaolo và Luca) … từ Philip đi thuyền 5 ngày đến cùng họ tại Trô ách, rồi ở lại đó 7 ngày. Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng tôi nhóm lại để bẻ bánh”. Tại sao Phaolo không nhóm lại cùng Hội thánh Trô ách vào ngày sabat để bẻ bánh? Phaolo và các đồng công ở lại tại Trô ách tương giao với hội thánh địa phương tại đó bảy ngày, nhưng mãi đến ngày thứ nhất đầu tuần lễ họ mới nhóm họp lại để bẻ bánh nhớ Chúa. Điều nầy chỉ dẫn một cách rõ ràng vào thời đó, các sứ đồ và hội thánh coi ngày thứ nhất là để nhóm họp vì Chúa. Chúng ta đáng theo gương mẫu hội thánh đầu tiên hơn lý luận hư không của loài người hiện nay.

 

 


 

  1. Các Lý do Hội thánh Tân ước phải nhóm họp ngày thứ nhất thay vì ngày sa bát:
a/ Từ ngữ “ngày của Chúa” và “ngày thứ nhất” đồng nghĩa. Hai từ nầy xuất hiện từ ngày Chúa Jesus phục sinh. Còn chữ Sunday (ngày mặt trời) đã được dán nhãn vào ngày của Chúa từ thời Constantine

 (năm 313 S.C.) công nhận đạo Chúa và chữ “Sunday” đó bị cưỡng ép dịch là “Chúa nhật”. Vì theo văn minh La Hi, ngày thứ nhất là Sunday, ngày thứ hai là Monday ( ngày mặt trăng) …và ngày thứ bảy là Saturday ( ngày sao Thổ). Đó là kho từ vựng trong cách chia ngày của đa thần giáo La Hi. Do bị pha men nên ngày thứ nhất trong tuần, là ngày của Chúa bị dán nhãn hiệu là Sunday, ngày của thần mặt trời, chứ thực ra thời ban đầu nó có tên là ngày Chúa sống lại. Hội Sabát chống lại việc nhóm họp ngày thứ nhất vì cho rằng ngày đó là Sunday.Thực ra Hội Sabát nên chống nền văn minh La Hi là tốt hơn.

 

 


 

 

b/  Ngày Sabát tổng kết cuộc sáng tạo cũ:

 

 
 

    Chúa sống lại ngày thứ nhất, chứ không sống lại vào ngày thứ bảy, ngày sa bát; ngụ ý Chúa tách bỏ cuộc gia tể Cựu ước, khởi đầu xây dựng cuộc gia tể Tân ước mà ngày Chúa phục sinh là ngày đầu tiên của sáng tạo mới.

 

 
 

   Vào ngày phục sinh, nhân tính của Christ sống lại, được sinh ra làm Con đầu lòng của Đức Chúa Trời ( Sứ 13:33; Heb.1:5). Đó là ngày thánh đồ Tân ước phải nhóm họp.

 

 

   Ngay trong Leviky 23:15-21, Chúa chỉ dẫn trước về ngày nhóm họp của tuần lễ như sau: Ngày sau  lễ sabat là ngày dâng bó lúa đầu mùa, là ngày Chúa sống lại, và ngày thứ nhất sau ngày sa bát thứ bảy sẽ là ngày ngũ tuần. Trong ngày lễ ngũ tuần phải có sự nhóm hiệp thánh. Ngày lễ ngũ tuần nầy đã ứng nghiệm ở Sứ đồ 2:1, khi hội thánh đầu tiên ở Gierusalem đã nhóm lại một chỗ. Đó là ngày khai sinh hội thánh Tân ước. Vậy chúng ta nhóm vào ngày thứ nhất hằng tuần là đúng theo lời Chúa dự ngôn ở Leviký 23.

 

 


 

 

c/ Loài người được Chúa sáng tạo và ngày thứ sáu, và ngày đầu tiên trong sự hiện hữu của con người là ngày sabat, ngày nghỉ. Đức Chúa Trời đã làm việc sáu ngày trước đó, kế đến là ngày nghỉ ngơi. Loài người được đưa vào sự nghỉ ngơi trước, rồi mới khởi sự làm việc. Giữ ngày sa bát là bước vào sự nghỉ ngơi trong Đức Chúa Trời, dự phần những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành cho chúng ta. Theo Côlose 2:16-17, thì ngày sabat là một trong các biểu tượng, hình bóng, thị trợ theo chế độ cựu ước để dạy dỗ thánh dân về Christ là sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời ( Heb. 8:15; 4:1,3).

 

 

    Nếu chúng ta còn giữ ngày sabat cách cụ thể, mà không chăm lo vào sự nghỉ ngơi trong Đấng Christ, chúng ta mắc chứng bệnh loạn thị thuộc linh, lẫn lộn các biểu tượng, hình bóng cựu ước và thực tại trong Đấng Christ. Và một khi ra sức phục hồi ngày sabat, tại sao hội Sabat không phục hồi luôn việc dâng sinh tế bằng chiên bò, cắt bì hay xây dựng đền thờ cụ thể?

 

 


 

 

d/  Vì La ma 7:4,6 chép, “anh em nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với luật pháp …nhưng bây giờ chúng ta đã được giải thoát khỏi luật pháp, vì đã chết đối với điều đã đè giữ mình…”, nên đa số anh em cơ đốc nhân hiểu lầm là toàn bộ cựu ước đã bị thủ tiêu đối với cơ đốc nhân. Có đúng như vậy chăng?

 

 

   Trong Mathio 5:17-18, dường như có vẻ trái ngược lại lời Chúa Jesus phán : “đừng tưởng Ta đến để phá luật pháp hoặc lời tiên tri; Ta đến không phải để phá đâu, bèn để làm trọn. Vì quả thật, Ta nói cùng các ngươi mãi đến khi trời đất qua đi, một chấm một nét trong luật pháp hẳn không qua đi cho đến khi mọi sự thành rồi”.

 

 

    Phaolo nói chúng ta đã chết và được giải thoát khỏi luật pháp cựu ước, còn Chúa Jesus phán toàn bộ cựu ước phải được làm trọn. Hội Sabat cũng chủ trương khôi phục luật pháp cựu ước và một số điều răn quan hệ, họ nhấn mạnh phục hồi điều răn thứ tư, vâng giữ ngày sabat. Điều đó có đúng không?

 

 

  Thực ra sự thật là như vầy: chúng ta sống theo nguyên tắc đức tin, chớ không theo nguyên tắc luật pháp. Đức Chúa Trời bãi bỏ mọi điều răn, luật lệ Cựu ước về mặt lễ nghi. Ví dụ luật lệ về việc dâng sinh tế, ngày sa bát, phép cắt bì, lễ lạc, vì tất cả đều là hình bóng, là biểu tượng (Col. 2:16-17), còn thực tại là Đấng Christ. Nhưng mọi điều răn, luật lệ về luân lý đều được duy trì, làm trọn mãi mãi đến khi trời đất cũ qua rồi. Hơn nữa các điều răn, luật lệ nầy trong Cựu ước được Chúa Jesus tăng cường cao hơn nữa. Thí dụ luật cựu ước kết án tội tà dâm đương trường, còn luật mới kết án tội thị dục ( Mathio 5:27-28). Điều răn thứ nhất và nhì cấm thờ hình tượng và tạc tượng để thờ, thì Colose 3:5b nói thêm tham lam là sự thờ hình tượng v.v…

 

 

  Nhờ  luật của Linh sự sống trong Christ Jesus… thì điều nghĩa mà luật lệ cựu ước về mặt luân lí buộc, được thành tựu trong chúng ta chớ con người thiên nhiên chúng ta như chết đối với các đòi hỏi của đó. Tự chúng ta không đủ khả năng vâng giữ được, nhưng mọi đều răn luật lệ cựu ước về mặt lễ nghi đều bị phế bỏ qua thân vị và công tác của Chúa Jesus trên thập tự. Điều răn thứ tư về ngày sa bát cũng bị phế thải rồi.

 

 


 

 

e/ Thi thiên 118:22-24: “hòn đá mà thợ xây loại ra đã trở nên đá đầu góc nhà .Điều ấy là việc của Đức Giê hô va, một sự lạ lùng trước mặt chúng tôi. Nầy là ngày Đức Giê hô va đã làm nên, chúng ta sẽ mừng rỡ vui vẻ trong ngày ấy”. Câu nầy nói Chúa lập ngày thứ nhất là ngày Chúa phục sinh thay thế ngày sabat. Chúng ta hãy vui vẻ trong ngày ấy.

 

 

    

 

    Ngày sa bát do Đức Chúa Trời đặt ra nay đã  bãi bỏ. Ngày nay dân Tân uớc hãy vui hưởng ngày thứ nhất trong tuần lễ và đó là ngày Chúa lập lên khi Ngài từ kẻ chết sống lại.
 
 
     Bạn ơi, bạn là ai mà dám lập lại những gì Đức Chúa Trời đã bãi bỏ? Bạn mạnh hơn Ngài sao? Tôi lo sợ cho bạn lắm!

 


Minh Khải

 

 

 

CÂY THÔNG GIÁNG SINH

 

 

 

Có một sự kiện vĩ đại nhất, ý nghĩa nhất trong cõi thời gian này đó là Đức Chúa Trời đã trở nên con người (Giăng 1: 14), hầu qua đó Ngài có thể cứu toàn thể nhân loại. Vì vậy, Chúa Jesus Giáng sinh là một tin mừng lớn cho muôn dân, là một bước ngoặc vĩ đại để cứu rỗi con người tội lỗi. Hai mươi thế kỷ đã trôi qua mà giá trị sự Giáng sinh của Chúa Jesus vẫn không thay đổi. Trong suốt lịch sử lâu dài ấy, Hội thánh đã có rất nhiều sự pha trộn của hình tượng ngoại giáo vào dịp kỷ niệm Giáng sinh của Chúa. Xưa nay, khi một người tin nhận Chúa, họ từ bỏ hình tượng và các sự thực hành của ngoại giáo để bước theo Chúa. Tuy nhiên, trong Hội thánh lại có những hình tượng đẹp đẽ, quen thuộc cứ luôn song hành trong đời sống Cơ đốc mà chúng ta không ngờ. Bởi vì hình tượng là một điều gì đó xen vào giữa đời sống tín hữu và Chúa, khiến cho họ yêu mến nó và làm xao lãng Cứu Chúa. Hôm nay, người viết muốn đề cập đến hình ảnh cây thông Giáng sinh.

I. NGUỒN GỐC CỦA CÂY THÔNG GIÁNG SINH

Mặc dù Giáng sinh xuất phát từ Cơ-đốc-giáo (Christianity) nhưng thực ra nguồn gốc của cây thông Giáng sinh (Christmas tree) đã có từ trước khi Chúa Jesus ra đời.

 

 


Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta từng nói về một loại cây thông Épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Épicéa liên kết với ngày 24 tháng 12. Để kỷ niệm ngày Đông chí bằng một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì.

 

 


Vào dịp Đông Chí là ngày ngắn nhất của tháng 12, người Hy Lạp cổ đại thường mang về nhà những tàu lá cọ như biểu tượng sự chiến thắng của cuộc sống trước cái chết. Để mừng thần Nông họ đã trang trí ngôi nhà bằng những chiếc lá xanh trong ngày lễ mùa đông Saturnaly. Đã từ lâu màu xanh và những mầm cây tươi mới đã được coi là biểu tượng của sự sống. Vào mùa đông lạnh giá, trong khi mọi cây cối đều khô héo thì riêng cây thông (Pinetree) vẫn xanh tươi. Vì vậy, người cổ đại đã xem cây thông là loại cây phục sinh. Vào ngày đông chí, họ trang trí cây thông với trái cây, hoa và lúa mì.

 

 


Năm 354 A.D, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jesus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Nếu lễ Giáng sinh được phát minh vào ngày 25/12/354, thì cây thông được phát minh rất trễ sau này.

Lần đầu tiên cây thông được biết đến như loại cây của ngày lễ Giáng sinh là ở Đức. Truyền thuyết kể lại rằng vào cuối thế kỷ VII, thánh Boniface (sinh năm 680) đã cố gắng thuyết phục các đạo sĩ rằng cây sồi (Oak tree) không phải là cây thánh bằng cách cho đốn một cây sồi. Khi cây sồi đổ, nó đè bẹp mọi vật nằm dưới đường đổ của nó, trừ một cây thông nhỏ. Từ huyền thoại này, chuyện kể thêm rằng thánh Boniface tin rằng sự ngẫu nhiên đó là một phép lạ và ông tuyên bố: “Kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jesus.” Vì vậy, người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh. Từ đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của Chúa Jesus. Bởi vậy, vào dịp lễ Giáng sinh, người Đức đã từng có truyền thống trồng những cây thông nhỏ. Sau này, các nước khác thường dùng những cây thông lớn hơn và đặc biệt ở Mỹ thì những cây thông cao đến trần nhà lại được ưa chuộng hơn cả.

Vào thời Trung cổ cây thông còn được gọi là cây thiên đường (Paradise tree) cũng được coi là biểu tượng của ngày hội Adam và Eva vào ngày 24-12. Điều này giải thích lý do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái táo đỏ - biểu tượng cho tình yêu của Adam và Eva. Đến thế kỷ 14, cây thông Giáng sinh được gắn thêm ngôi sao ở trên đỉnh cây. Đây chính là biểu tượng của ngôi sao Bethlehem chiếu sáng trên bầu trời khi Chúa Hài đồng (Jesus Christ) ra đời. Ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị bác sĩ cư ngụ ở phương đông là Gaspard, Melchior và Balthasar đến gặp Chúa.

Từ thế kỷ thứ XII cây thông Giáng sinh xuất hiện tại Châu Âu, chính xác hơn là vùng Alsace. Từ ngữ "Cây Noel" được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521. Cũng vào thời kỳ đó, hình ảnh ngôi sao gắn trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethlehem trở nên phổ biến.

Năm 1560, thời Cải Chánh, giáo hội Tin Lành không chấp nhận máng cỏ Giáng sinh của người Công Giáo. Họ muốn xây dựng truyền thống cây Giáng sinh, tượng trưng cho vườn Địa Đàng của A-đam và Ê-va và hiểu biết thiện ác. Truyền thống cây Giáng sinh từ đó phổ biến ở các vùng Tin Lành của châu Âu, Đức và Scandinavia.
Một truyền thuyết khác là về Martin Luther, nhà cải chánh của giáo hội Tin Lành. Khi đang đi qua một khu rừng trong đêm Noel, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của hàng triệu ngôi sao đang chiếu sáng lấp lánh trên những cây thường xanh. Luther đã quyết định cắt một cây nhỏ và mang về nhà. Để thấy lại được vẻ đẹp của những ánh sao như khi ở trong rừng, ông đã treo rất nhiều nến lên cây.

Kể từ đó cây thông Giáng sinh đã trở nên phổ biến trong các nhà thờ Tin lành trải năm trăm năm qua. Cây thông là biểu tượng phổ biến nhất của lễ Giáng sinh. Hễ nhìn thấy cây thông thì ai ai cũng biết lễ Giáng sinh đang đến gần… Vào đầu tháng tháng 12 vừa qua, có hai trăm cây thông Giáng sinh được thắp sáng trên đại lộ Champs Élysées nổi tiếng của Paris tạo nên quang cảnh vô cùng diễm lệ. Hơn nữa, ở Brazil vừa khánh thành cây thông lớn nhất thế giới (cao 85m) tại thành phố Rio de Janeiro được thắp sáng bởi ba triệu bóng đèn!

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY THÔNG GIÁNG SINH

Nhiều thế kỷ trôi qua, cây thông đã đi vào đời sống của mỗi chúng ta, và để lại tình cảm sâu đậm trong tâm tưởng của hàng triệu tín hữu, kể cả người vô tín. Xét về mặt kinh tế cây thông này đã đem lại lợi nhuận to lớn cho không ít người làm ra và kinh doanh nó. Có lẽ cách đây 500 năm nhà cải chánh Martin Luther cũng không ngờ cây thông đã đi vào đời sống Cơ đốc, lịch sử Hội thánh và cộng đồng như thế nào. Xét theo lăng kính của Kinh thánh, cây cối cũng thường liên quan đến việc thờ lạy hình tượng, Phục truyền 16: 21 cấm: “Chớ dựng lên thần tượng… bằng thứ cây nào.”

Dù nhiều người vẫn cho rằng cây thông cũng là biểu tượng cho Giáng sinh, nhìn thấy cây thông là nhớ đến lễ Giáng sinh. Thậm chí có người còn nghĩ rằng nếu lễ Giáng sinh mà không có cây thông thì sẽ cảm thấy thiếu thốn, trống vắng cho tâm hồn. Thật sự không phải như vậy, nếu chúng ta cảm thấy thiếu vắng là do thiếu hiện diện Chúa và đầu óc đã bị thế tục hóa. Cây thông không hề bày tỏ Chúa hay dắt đưa con người đến với Chúa mà chỉ làm lòng người xao lãng. Thay vì lắng nghe sứ điệp Giáng sinh các bạn trẻ lại ngắm nhìn các cây thông đẹp đẽ được trang trí hào nhoáng! Có bao giờ bạn tự hỏi cây thông là gì? Có cần dẹp bỏ cây thông khỏi đời sống Cơ đốc không? Cây thông thật ra chỉ là “Hình tượng” làm che khuất Chúa Jesus, nhân vật chính, và sự cứu rỗi của Ngài là nội dung chính của sự kiện Giáng sinh. Quan tâm đến cây thông là đánh mất điều chính yếu mà con người đang cần để chăm lo những ảo ảnh phù phiếm, vô ích. Thay vì tập trung vào Chúa Jesus, con người bị xoay hướng vào những hình tượng đẹp đẽ, hấp dẫn.

Cây thông, vòng ô-rô, hoa trạng nguyên, nơ, nến, ông già Noel, mũ, áo, gậy, quà, lễ... là những du nhập từ ngoại giáo, thế gian, chúng không có nguồn gốc từ Kinh-thánh hoặc lời dạy của Chúa Jesus hay các sứ đồ. Tại sao chúng ta phải giữ những hình tượng không ra chi như thế trong Hội thánh ngày nay? Xin Chúa xây mắt chúng ta khỏi những hình tượng, vật hư không và những điều “hình như ác” để chỉ nhìn xem Chúa, tập trung nơi Chúa Jesus là nội dung chính của Giáng sinh.

Nhiều người đang nói về Giáng sinh, các công ty kinh doanh cũng có những bài viết về Giáng sinh bên cạnh những sản phẩm ngọt ngào, đẹp mắt của họ. Nhiều trung tâm thương mại, cơ quan… cũng treo băng rôn chào mừng Giáng sinh để hưởng ứng phong trào và thu hút khách. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng ta sẽ thấy họ chỉ viết: “Giáng sinh” một cách trơ trọi mà không có Chúa Jesus, đó chỉ là một câu chào mừng thiếu chủ từ, khiến cho người đọc không hề biết Chúa Jesus là ai, hay Chúa giáng sinh để làm gì (Còn hãn hữu thì chỉ viết bằng tiếng Anh: “Merry Christmas!” chứ không bao giờ viết bằng tiếng Việt). Tại sao vậy? Vì họ không được cảm Thánh Linh nên không thể xưng nhận Jesus là Cứu Chúa, mà chỉ lợi dụng cơ hội Giáng sinh để kinh doanh.

III. TÁC HẠI CỦA CÂY THÔNG GIÁNG SINH

Giáng sinh là một trong những lẽ đạo chính của niềm tin Cơ đốc. Tuy nhiên, ngày nay sự giáng sinh của Chúa Jesus đã bị thế tục hóa như thế nào, chúng ta cũng khó nhận biết hết. Từ những cây thông, tranh ảnh, những bài hát sai lạc mục tiêu, lễ, tiệc… làm cho Giáng sinh của Chúa bị nhuốm màu thế tục. Do đó, thay vì tìm hiểu về Cứu Chúa thì những người ngoại đạo lại tìm hiểu về những vật hư không ở bên lề Giáng sinh. Trong những ngày này, thay vì đọc Kinh thánh, cầu nguyện, suy gẫm, chứng đạo, cầu thay cho những linh hồn đang hư mất… thì các tín hữu lại bận rộn chuẩn bị vô số những công việc để trang trí cho ngày lễ Giáng sinh. Hôm nay có bao nhiêu “Cây thông’’ đang che lấp Chúa Jesus trong đời sống chúng ta, Hội thánh chúng ta và cộng đồng 90 triệu dân của chúng ta? Như vậy là chúng ta đang làm đánh mất nội dung chính, đánh mất chứng cớ sống động mà chúng ta không ngờ. Đừng cho rằng như vậy là chúng ta hội nhập văn hóa với dân ngoại để rao giảng Phúc âm. Dù người viết không phủ nhận rằng qua ngày lễ Giáng sinh này chúng ta có cơ hội rao giảng Phúc âm và mọi người trong cộng đồng có thêm cơ hội được biết Chúa. Nhưng có bao nhiêu phần trăm người vô tín thật sự biết Chúa, tiếp nhận Chúa hay chỉ tiếp nhận những thực hành của ngoại giáo vào đời sống đã vốn đa thần của họ. Hội nhập là để chúng ta rao giảng Phúc âm cách hiệu quả hơn, chứ không phải để đánh mất sự thuần khiết của Hội thánh.

Hình tượng của ngoại giáo không thể rao giảng Phúc âm, người vô tín cũng không thể rao giảng phúc âm. Bởi vì chúng sẽ bày tỏ cách sai lạc, thiếu sót, khiến cho người ta hiểu sai, lệch lạc và không thể đem con người đến với sự cứu rỗi, mà chỉ làm “vắc-xin” kháng Phúc âm mà thôi. Nhiều người không biết Chúa, không tin Chúa, thậm chí chống Chúa cũng trưng bày cây thông trong nhà vào ngày lễ và xem như đã ấm áp, đầy đủ lắm rồi. Những điều này khiến người ta bị lừa dối, vì họ lầm tưởng như vậy là đủ trong khi linh hồn đang hư mất mà họ không ngờ.

Có bao giờ bạn cảm thấy tâm linh mệt mỏi và gánh nặng trong khi bận rộn chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh hay không? Đó là vì bạn đang hầu việc Đức Chúa Trời nhưng lại không có chính Chúa Jesus trong linh, trong đời sống và trong chức vụ của bạn. Thay vì tiếp lấy Chúa làm sự sống, ăn Lời Chúa, tương giao với Chúa thì bạn lại tiếp lấy những hình tượng trá hình. Như người Pha-ri-si khi xưa chỉ biết gánh nặng của 613 Điều Luật một cách nhọc nhằn để hầu việc Đức Chúa Trời mà lại đánh mất Đấng Christ. Ngày nay có bao nhiêu tín hữu đang cố gắng hầu việc Chúa trong khâu chuẩn bị Giáng sinh mà lại thiếu vắng chính Cứu Chúa, tâm linh khô hạn và đói khát?

Còn bao nhiêu điều ngoại giáo đã, đang và sẽ còn đưa vào Hội thánh? Đó không chỉ là Phúc âm xã hội mà còn là sự lừa dối của Sa-tan, khiến cho biết bao người vô tín cảm thấy đủ vì tưởng rằng họ đã có Chúa trong khi đang bị hư mất. Trách nhiệm của chúng ta là phải chia sẻ cho họ về Cứu Chúa mà chúng ta đã tin nhận, đang sống, đang kinh nghiệm chứ không phải là đem vào Hội thánh những gì của thế gian, ngoại giáo và Sa-tan. Chúa Jesus đã trở nên con người để cứu chúng ta, để chúng ta ngày càng giống Chúa hơn. Sứ đồ Phao-lô đã trở nên mọi cách để cứu mọi người (I Côr 9: 22). Chính ông đã kêu gọi các tín hữu hãy bắt chước ông như ông đã bắt chước Chúa (I Côr 11: 1), chứ Phao-lô tuyệt đối không bắt chước thế gian, ngoại giáo, hình tượng hầu cho hai bên giống nhau để giảng Tin lành.

Hãy để cho tất cả mọi thứ lu mờ đi và để cho Chúa Jesus được chói sáng khi chúng ta rao giảng về Ngài!

Hai mươi thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày Chúa Giáng sinh, có ai hay rằng biết bao nhiêu điều của thế gian, ngoại giáo và Sa-tan đã pha trộn vào lễ Giáng sinh, khiến cho những ai thực sự sống cho Chúa không khỏi chạnh lòng. Chúa Jesus đã đến thế gian cách khiêm nhường nơi chuồng chiên máng cỏ để cứu chúng ta, tại sao chúng ta lại tổ chức những lễ Giáng sinh xa hoa, hào hoáng không phù hợp về mặt lịch sử, chứ chưa nói đến phương diện thuộc linh? Bên ngoài lễ Giáng sinh đã bị người vô tín thương mại hóa, còn bên trong Hội thánh thì bị thế tục hóa khiến cho hai bên gặp nhau ở điểm chung qua sự cung và cầu.

KẾT LUẬN

Từ bao giờ chúng ta ít nghe, thấy nói đến sự Giáng sinh thuần túy của Chúa hay là rao giảng về Đức Chúa Trời đã trở nên con người để cứu chúng ta, hầu cho chúng ta có cơ hội được biến đổi để ngày càng giống Chúa hơn? Từ đó Chúa sẽ xây dựng chúng ta nên Hội thánh vinh hiển, trong sạch, không vết, không nhăn để chờ đón Ngài tái lâm. Hôm nay Chúa Jesus sắp trở lại, chúng ta đã chuẩn bị gặp Chúa chưa? Hay còn đang bận rộn chuẩn bị trang trí cây thông cho ngày lễ Giáng sinh?

Cách đây khoảng 2.000 năm khi Chúa Jesus Giáng sinh, cả kinh thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối (Mathiơ 2: 3), nếu hôm nay Chúa Jesus tái lâm, tất cả chúng ta có bối rối không?

KND - 5/12/2013

 

 


 

 

**********************

 

 

   

 

Kính gửi đến Quý Tôi Tớ và Con Dân Chúa lời chào thân ái trong Danh Yêu Thương và Quyền Năng của Ðấng Cứu Thế Jesus Chúa chúng ta.

          Vâng theo mạng lệnh của Ðấng Cứu Thế Jesus: "Hãy đi khắp thế gian và giảng Phúc Âm cho mọi người..." (Mark 16:15), chúng tôi xin được gởi đến Quý Vị "CHƯƠNG TRÌNH ÐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA" do Hội Global Youth Evangelism (Global Bible Institute) biên soạn.

          Chúng tôi nhận thấy chương trình nầy thật đơn sơ, thực tế, không đòi hỏi nhiều điều kiện, phương tiện và khả năng cá nhân (tài chánh, nhân lực, cơ sở, chuyên nghiệp, tài liệu, v.v...), không giới hạn bởi thời gian và không gian, dễ dàng áp dụng, giúp tăng trưởng tâm linh Giáo hữu và phát triển Hội thánh.

 

           Chương trình nầy được phổ biến hoàn toàn bất vụ lợi, nhằm mục đích duy nhất là phục vụ Chúa, góp phần vào việc xây dựng thân thể Ðấng Christ và mở mang Vương quốc Ðức Chúa Trời. Nếu Quý Vị xét thấy chương trình nầy có thể giúp ích Quý Hội thánh trong việc:

 

               Khuyến khích các Giáo hữu học tập để hiểu biết lời Chúa trọn vẹn và sâu rộng, 
              Tạo cơ hội thuận tiện cho các Giáo hữu dấn thân hầu việc Chúa tích cực và hiệu quả, 

              Huy động và kết hợp mọi thành phần, mọi tiềm năng để xây dựng và phát triển Hội thánh lớn mạnh,

            Chúng tôi rất hân hoan đón nhận mọi ý kiến và đề nghị xây dựng từ Quý Tôi Tớ và Con Dân Chúa, hầu giúp chương trình nầy được cải tiến, phong phú, hoàn mỹ và hiệu quả hơn.

            Nguyền xin Thần Linh Chúa tràn đầy trên thiên chức của Quý Vị, Quý Gia quyến và Quý Hội thánh để hầu việc Chúa đắc thắng và kết quả vinh quang cho Vương quốc Chúa.

           Kính chào Quý Vị trong tình yêu của Ðấng Cứu Thế Jesus Chúa chúng ta.


HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM 
P.O. Box 565, Westminster, CA 92684, 
Tel. (714) 891-8065 * Fax & Home (714) 903-0926 
* Cell Phone (714) 785-3239 
Email : VNFGMissions@yahoo.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                CHƯƠNG TRÌNH ÐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA

 

 

 

 

 

 

 

             Chương trình huấn luyện nầy chuyên biệt về "Nghiên Cứu Kinh Thánh", nhằm mục đích đào tạo các môn đồ của Ðấng Cứu Thế Jesus trở nên những Người Hầu Việc Ðức Chúa Trời nhiều kết quả, tùy vào chức vụ hầu việc trong Hội thánh.

             Chương trình nầy thuần túy và hoàn toàn đặt nền tảng trên sự thông hiểu Kinh Thánh và rèn luyện Người Môn Ðồ tăng trưởng mạnh mẽ tâm linh. Do đó, các Học viên tốt nghiệp có thể không được chấp nhận bởi các học chế có xu hướng thế tục (vật chất, tiền tài, danh vọng,...). Sự chấp nhận nầy cũng tùy theo tín lý và qui điều của các giáo phái, giáo hội khác nhau.

TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA:

 

 

              Ghi danh trực tiếp với Hội Truyền giáo Phúc Âm Việt nam, email:homebibleschool@yahoo.com  chương trình Việt ngữ, miễn phí, tốt nghiệp khả năng tương đương Cao đẳng Mục vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

               Khải tượng của chúng tôi là hết thảy những ai đói khát chân lý trong Lời của Thượng Đế đều phải được thỏa mãn. Cung hiến Chương trình học Kinh Thánh nầy, chúng tôi hy vọng có thể thỏa mãn nhu cầu của những ai mong muốn thông hiểu sâu rộng hơn Lời của Thượng Đế. Chúng tôi nguyện cầu khi Bạn học Kinh Thánh, đức tin của Bạn sẽ mạnh mẽ hơn, và Bạn sẽ được gần gũi Chúa mật thiết hơn.

 

 

 

 

 

 

 

            Các loại Bài Học Kinh Thánh trong Chương trình nầy được biên soạn cho cá nhân tự học; dù vậy cũng có thể áp dụng cho các lớp tập thể. Lắm lúc sự nghiên cứu sâu xa trong Lời Chúa cần đến sự góp ý của nhiều người. Tài liệu duy nhất để làm nền tảng và bổ túc cho những Bài Học nầy là Kinh Thánh.

 

 

 

 

            Trong Bài Học, sau mỗi câu hỏi là câu Kinh Thánh tham khảo, giúp Bạn hiểu rõ hơn, dễ dàng cho sự giải đáp. Tiếp theo là những hàng trống dành cho Bạn viết câu trả lời. Trước nhất Bạn cần học qua Bài số 1 (Nhập Môn) để nắm được tiềm năng tổng quát của chương trình nầy.

 

 

 

             Một Chứng chỉ mãn môn sẽ được cấp phát sau khi hoàn tất bài học nầy. Học viên liên lạc với Vị Trưởng Khâu hoặc Giám học để nhận bằng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ NGHỊ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Trước khi học, Bạn cầu nguyện xin Chúa soi dẫn và bày tỏ cho Bạn hiểu được chân lý Kinh Thánh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

             Bạn nên cẩn thận đọc câu hỏi, xong đọc câu Kinh Thánh ít nhất hai lần. Bạn nên lớn tiếng đọc Lời Chúa giúp tâm trí Bạn được tác động mạnh mẽ hơn.

 

             Bạn nên học tập thường xuyên và liên tục. Nếu thiếu một Bài, chương trình học của Bạn bị gián đoạn, và sự hiểu biết của Bạn sẽ không trọn vẹn.

 

 

 

 

 

 

 

             Khi hoàn tất một Bài hoặc một Chương, Bạn nên tóm lược trong trí nhớ những điều mới học được.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Lợi ích nhận được trong sự học tập Lời Chúa tương đương với thời gian và cố gắng của Bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

              Chúng tôi cần một sự dâng hiến nhỏ cho mỗi Bài Học để thanh thỏa các chi phí ấn loát và bưu phí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT 

 

 

 

NAM

P. O. Box 565WestminsterCA

92684

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(c)  1979, 1996   GLOBAL YOUTH EVANGELISM

 

 

 

 

 

 

 

P. O. Box 1019OrlandCA

95963

 

 

 

 

 

 

 

 

Giữ Bản Quyền

 

 

 

 

  Cấm in sao lại từng phần, hay toàn bản dưới mọi hình thức, hoặc bằng mọi phương tiện.

 

 


 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2