buy prednisolone 5mg uk
buy prednisolone 5mg
link prednisolone pharmacy
weight loss citalopram 20mg
buy citalopram
the effects of alcohol and antidepressants
antidepressants and alcohol
death
Cựu ước đã được viết ra để gióng lên một hồi chuông báo trước về Đấng Christ và để mở đường cho Đấng Christ hiện đến. Cưu ước là truyện tích của dân Hê bơ rơ, phần lớn luận về những biến cố và nhu cầu cấp bách trong các thời kỳ của dân tộc ấy. Nhưng suốt cả lịch sử nầy, luôn luôn có sự trông đợi và thấy trước sự ngự đến của một Đấng oai nghi sẽ trị vì, và làm một công việc lớn lao, lạ lùng trên cả thế giới—xây dựng Hội Thánh Đức Chúa Trời.
Sau khi chấm dứt Cựu ước, lâu lắm trước khi Chúa Jesus đến, Đức Chúa Trời đã thực hiện ba sự việc vĩ đại để dọn đường cho Chúa Jesus ra đời và Hội Thánh Ngài được khai sinh:
A. Công Cuộc Hi Lạp Hóa Thế Giới:
Năm 336 T.C., Alexandre đại đế, mới 20 tuổi, cầm quyền chỉ huy quân đội Hi lạp, và như một ngôi sao băng, mà tiên tri Daniel mô tả ông là một con beo có bốn cánh thần tốc, như con dê đực đi rảo khắp mặt đất mà chơn không đụng đất, ông lẹ làng tiến về phương đông, xâm lăng các xứ vốn ở dưới quyền các đế quốc Asiri, Babylon, và Ba tư. Khoảng năm 331 T.C., cả thế giới mà người ta biết thời đó, quanh vùng Địa Trung Hải, đều nằm gọn dưới chân ông. Khi xâm lăng xứ thánh năm 332 T.C., ông tỏ ra rất vị nễ người Do Thái. Ông dung tha họ và không phá hủy Gierusalem.
Dầu ông chết rất trẻ và rất sớm sau 13 năm trị vì (năm 323 T.C.), nhưng vốn là học trò của triết gia Hi lạp Aristotle, nên khi còn đem quân đánh chiếm đến đâu, ông cũng đều đem theo các học giả Hi lạp để ghi chép địa lý, phong tục của mọi nơi ông chinh phục. Alexandre chủ trương duy trì văn hóa cổ truyền của các dân tộc, đồng thời ông cũng làm lan tràn, bành trướng văn hóa Hi lạp.Đó là chính sách Hi lạp hóa thế giới (Hellinism). Ông thiết lập nhiều thành phố theo mẫu thành phố Hi lạp trên các lãnh thổ mình đã chiếm hữu, đồng thời cũng truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Hi lạp tại các xứ sở đó.
Khi triết lí và văn hóa của Hi lạp về cách sống, thương mại, giáo dục, kiến trúc ..v.v.. được truyền bá cho các nước, các rạp hát và vận động trường được xây lên khắp nơi. Nhiều thành phố theo kiểu mẫu Hi lạp mọc lên—ví dụ thành phố Alexandria (kỷ niệm tên ông) ở Ai cập, có một trung tâm văn hóa nổi tiếng, có thư viện chứa hơn nửa triệu cuốn sách, nơi đó Euclide tìm ra các định lí hình học phẳng, nơi đó Archimede tìm ra sức đẩy của nước. Các thành phố lớn đã thu hút di dân từ khắp các nơi đổ về, như người Do thái cư ngụ ở Alexandria vào thời đó đến một triệu người. Dầu Alexandre băng hà sớm, đế quốc bị chia cắt, nhưng các hoàng đế nối ngôi vẫn tiếp tục phong trào Hi lạp hóa thế giới.
Phong trào Hi lạp hóa nầy đã góp phần làm cho Cựu ước Hê bơ rơ được dịch ra tiếng Hi lạp, để người Do thái tản lạc đọc được. Vì thư viện ở Alexandria thiếu quyển Kinh Thánh Hê bơ rơ, nên vào năm 280 T.C, vua Ptolemy II ở Ai cập ra lệnh cho 72 học giả Do thái dịch Cựu ước ra tiếng Hi lạp phổ thông đương thời, đặt tên là Bản Bảy Mươi ( Septuagint--LXX). Các tác giả Tân ước, như sứ đồ Phao lô dùng bản văn nầy nhiều hơn bản Hê bơ rơ cổ.
Nếu muốn tạo ảnh hưởng tối đa trên thế giới, Phúc âm của Chúa cần một ngôn ngữ phổ thông. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ thông trong thế giới hiện đại và tiếng Latinh cũng là ngôn ngữ chung trong giới học giả thời trung cổ, thì tiếng Hi lạp cũng là ngôn ngữ quốc tế thời cổ.Vào thời đế quốc La Mã vừa xuất hiện, mọi người tri thức của La mã, Do thái ..v.v..đều biết hai thứ tiếng là Hi lạp và tiếng mẹ đẻ của mình.
Vào thời kì đó, tiếng Hi lạp cổ điển được các triết gia sử dụng viết các tác phẩm vĩ đại, nhưng Chúa cho phép một thứ tiếng Hi lạp của giới bình dân, được gọi là Koné, được vua Alexandre và binh lính, thương gia yêu thích sử dụng, Ngôn ngữ koné nầy được dùng phổ thông trong mọi thành phố đế quốc La Mã, nên các học giả dùng nó viết bản LXX, các sứ đồ dùng để rao giảng và viết các sách Tân ước. Vì trong cả đế quốc La mã vào thời các sứ đồ, đa số người dân đều nói được tiếng Hi lạp Koné nầy. Nhưng Phi e rơ phải dùng thông dịch viên Giăng Mác khi rao giảng Lời Chúa.
Triết học, văn chương, tôn giáo Hi lạp thời cực thịnh cũng đều không giải đáp được nhu cầu thuộc linh của con người. Chúng chỉ chuẩn bị cho lòng con người tiếp nhận Chúa Cứu thế và phúc âm của Ngài mà thôi.
Tóm lại dân Hi lạp đã cung cấp môi trường tri thức, khung cảnh trí tuệ giúp ích cho việc truyền bá phúc âm trở nên dễ dàng.
B. Đế Quốc La Mã Cung cấp Môi trường Chính Trị:
Sự đóng góp về mặt chính trị và lịch sử trước khi Đấng Christ đến thế giới chủ yếu do công việc của người La mã. Dân tộc nầy là dân thờ hình tượng, theo các tôn giáo huyền bí, thờ lạy hoàng đế La mã—đã được Đức Chúa Trời sử dụng để hoàn thành ý muốn của Ngài, dầu họ không biết gì về Ngài:
1. Người La mã đã thống nhất nhân loại, đoàn ngũ hóa thế giới (biết được vào thời đó), dưới một luật pháp phổ thông. Thống nhất về chính trị là công tác đặc thù của La mã. Việc áp dụng luật La mã cho công dân mọi miền của đế quốc nầy được thực thi hằng ngày trên dân La mã và thần dân của đế quốc bởi quan tòa vô tư của toàn án La mã. Thí dụ, xem cách hành xử của quan tòa Galion ở Corinth, Sứ 18:12-16.
2. Một bước khác giúp thống nhất đế quốc là việc ban quyền công dân cho những người không phải là công dân La mã. Thí dụ Phao lô được sinh ra ở thành phố tự do là Tarsus xứ Cilicia, là thành phố có công với Caesar Augustus, nên mọi cư dân của thành phố nầy đều hưởng quyền công dân La mã. Nhờ có quyền đó, làm người tự do, Phao lô và Si la dễ dàng du hành rao phúc âm mọi chỗ.
3. Trước khi Augustus trị vì, các sứ giả phúc âm sẽ gặp nhiều khó khăn trong các chuyến hành trình chức vụ. Nhưng sau khi ông qua đời, thế lực đế quốc La mã càng mở rộng, đem lại sự phát triển hòa bình và an ninh cho các nước quanh Địa trung hải. Tướng Pompey quét sạch bọn hải tặc ở Địa Trung hải, binh lính La mã giữ yên bình trên mọi nẽo đường của đế quốc, là Bắc Phi, Đông Á và Âu châu.Thế giới hòa bình nên các cơ đốc nhân dễ dàng lui tới rao truyền phúc âm vương quốc.
4. Người La mã phát triển hệ thống đường bộ cách xuất sắc. Có câu phương ngôn “ đường nào cũng tới La mã”.Từ quãng trường trung tâm ở thủ đô Rô ma có các con đường tỏa ra mọi miền của đế quốc. Phao lô dùng hệ thống đường bộ tuyệt hảo nầy để di chuyển từ trung tâm chiến lược nầy đến trung tâm chiến lược khác. Phao lô giảng phúc âm tại các thành phồ nằm trên các trục lộ nầy.
5. Vì quân số bản quốc hao hụt, nên người La mã có thói quen tuyển mộ dân các nước, tức là các tỉnh của đế quốc, gia nhập quân đội. Sau khi vào quân đội, các người dân tỉnh lẻ nầy tiếp cận văn hóa La Hi, và cũng có nhiều người tin Chúa, rồi họ truyền bá văn hóa La mã và truyền giảng phúc âm tại những nơi họ được phân công trong quân đội. Ở Phi lip 4:21, Phao lô có nói các thánh đồ là người nhà của Caesar. Rất có thể việc giới thiệu cơ đốc giáo sớm nhất cho Anh quốc là kết quả từ nỗ lực của những quân nhân hoặc thương gia cơ đốc.
6. Những cuộc chinh phục của La mã khiến nhiều người mất niềm tin nơi các thần thánh của họ, bởi các vị thần ấy bất lực giải cứu họ khỏi tay người La mã. Tất cả các tôn giáo nầy đều nhấn mạnh đến vị cứu tinh, cần phải hiện đến để cứu họ. Khi họ thấy rằng các sinh tế bằng huyết trong các tôn giáo nầy chẳng ích lợi gì cho họ, nên họ dễ được Đức Thánh Linh hướng dẫn tiếp nhận thực tại thuộc linh trong Hội thánh của Đức Chúa Trời.
Kết luận: đế quốc La mã cung cấp môi trường chính trị thuận lợi cho sự truyền bá phúc âm Đức Chúa Trời trong thời kỳ Hội Thánh còn trong thời kỳ phôi thai.
C. Những Đóng Góp Về Tôn Giáo Của Người Do Thái:
Dầu sự đóng góp về môi trường trí tuệ và chính trị có lớn lao, nhưng sự đóng góp tôn giáo của dân Do thái là nổi bật nhất.
Dù là một dân tộc nhỏ bé, dân Do thái chiếm cứ vùng Palestine, vùng đất làm cầu nối giữa ba châu lục. Vị trí trung tâm của họ cùng với việc họ bị Assyria, Babylon và La mã chinh phục và chiếm đóng đã giúp truyền bá nhanh những tư tưởng tôn giáo của họ khắp thế giới quanh Địa trung hải.
Trái với người Hi lạp, dân Do thái không tìm cách khám phá Đức Chúa Trời bằng quá trình suy luận của con người. Họ thừa nhận sự thực hữu của Ngài và sẵn sàng dành cho Ngài sự thờ phượng mà họ cảm thấy Ngài xứng đáng nhận được. Họ được đưa vào tiến trình nầy bởi một sự thật là: Đức Chúa Trời đã tìm kiếm họ và bày tỏ chính Ngài cho họ trong lịch sử bằng cách hiện ra nhiều lần cho Áp ra ham và những lãnh tụ khác của dân tộc. Giê ru sa lem trở thành biểu tượng cho sự chuẩn bị tích cực về tôn giáo cho sự xuất hiện của Chúa Cứu thế. Quả thật vậy, sự cứu rỗi đã đến “bởi dân Do thái” (Giăng 4:22). Từ quốc gia bé nhỏ nầy, nằm trên giao lộ của Âu, Á, Phi, một Đấng Cứu thế đã đến. Do thái giáo cung cấp sự di truyền thuộc linh cho Cơ đốc giáo, và có lúc đã là nơi nương tựa cho hội thánh sơ khai, yêu ớt.
1. Chủ nghĩa độc thần (Monotheism):
Do thái giáo tương phản rõ nét với đại đa số ngoại giáo bởi vì họ nhấn mạnh chủ nghĩa độc thần. Sau khi bị lưu đày Babylon trở về, họ không bao giờ sa vào tội thờ hình tượng nữa. Môi se dạy họ trung thành với Đức Chúa Trời duy nhất. Các tiên tri đã mạnh mẽ lên án họ về tội thờ thần tượng nầy. Nên chủ nghĩa độc thần nầy đã được truyền bá bởi vô số nhà hội Do thái ở rải rác khắp vùng Địa Trung hải suốt ba thế kỷ trước khi Christ đến.
2. Hi vọng về Đấng Messiah (Christ):
Hi vọng của dân Do thái đã đem đến cho thế giới thời đó niềm hi vọng về một Đấng Messiah hầu đến, Đấng đem sự công bình cho thế giới. Niềm hi vọng về Đấng Messiah tương phản rõ ràng với khát vọng của chủ nghĩa dân tộc mà Virgil đã phác họa trong một bài thơ, mô tả một nhà cai trị lý tưởng của La Mã sắp xuất hiện—tức một đứa con trai được sinh ra cho Caesar Augustus.
Hi vọng về Messiah rất phổ biến trong thế giới La mã. Ngay cả sau khi Christ sống lại, các
môn đồ vẫn còn trông đợi vương quốc Đấng Messiah. Còn các bác sĩ đến Giê ru sa lem ít lâu
sau khi Đấng Christ sinh ra, vốn là những người hiểu biết đôi điều về niềm hi vọng nầy.
3. Hệ thống đạo đức:
Phần luật đạo đức của luật pháp Do thái cung cấp cho thế giới La mã một hệ thống đạo đức
luận thuần khiết nhất xưa nay. Tiêu chuẩn cao của 10 điều răn tương phản với hệ thống đạo
đức thịnh hành thời đó. Đối với người Do thái, tội lỗi không phải là sự thất bại ở bên ngoài
mang tính máy móc như người Hi lạp La mã suy nghĩ, tội lỗi là sự vi phạm tự thể hiện ra
trong tấm lòng không thanh khiết và rồi tỏ ra trong hành động tội lỗi công khai ở bên ngoài.
Dân La mã được tiếp cận loại đạo đức luận như vậy qua các nhà hội Do thái.
4. Kinh thánh Do thái:
Dân Do thái dọn đường cho sự xuất hiện của Hội thánh cơ đốc bằng cách cung cấp sứ điệp
cho Hội thánh còn non nớt nầy. Christ và các sứ đồ mang ơn sâu xa và bày tỏ sự tôn kính đối
với Cựu ước là lời Đức Chúa Trời mà người Do thái lưu truyền lại. Nhiều người ngoại bang
cũng đọc Cựu ước và trở nên quen thuộc tín lý Do thái.Sự thật nầy được chứng minh bởi bản
ký thuật về số người cải đạo theo Do thái giáo. Phần lớn những người cải đạo nầy có thể
chuyển từ Do thái giáo sang Hội thánh cũng nhờ đọc Cựu ước.
5. Nhà hội:
Trong thời gian còn bị lưu đày tại Babylon, dân Do thái lập ra các nhà hội, để họ hội họp
nghe đọc lời Đức Chúa Trời vào ngày sa bát. Vào thời Nê hê mi (433 T.C.) dân Israel đã có
thói quen vui hưởng nghe đọc lời Chúa.“Họ đứng tại chỗ và đọc sách luật pháp của Jehovah
Đức Chúa Trời trong một phần tư ngày, và dành một phần tư ngày khác để xưng tội và thờ
phượng Đức Chúa Trời mình” (Nê.9:3).
Dân Do thái xây rất nhiều nhà hội tại mỗi địa phương có người Do thái cư trú trong cả đế
quốc La mã từ ba trăm năm trước khi Chúa sinh ra. Sứ 15:13 ghi về hoạt động của nhà hội
“vì từ các thế hệ xa xưa trong mỗi thành đều có những người giảng dạy luật pháp Môi se và
đọc luật ấy mỗi ngày sa bát trong các nhà hội”.Lu ca nói có nhiều người La mã và Hi lạp
thượng lưu theo Do thái giáo, đang hội họp tại nhà hội nghe Phao lô giảng lời Chúa (Sứ.17:
4,12). Vì nhà hội là cơ sở cho các sứ đồ đầu tiên giảng về Christ và giới thiệu Hội thánh. Do
thái giáo thực sự là “thầy giáo” (paidagogos) dẫn các dân tộc đến với Chúa (Gal.3:23-25).
Kết luận:
Chúa cho Hội thánh có được một thời điểm và môi trường rất thuận lợi để xuất hiện. Thế giới quanh Địa trung hải có nền văn hóa đặt trung tâm ở Rô ma, có một ngôn ngữ phổ thông, quốc tế cho người dân sử dụng.Tình trạng thuận lợi nầy kéo dài suốt ba thế kỷ đầu của lịch sử Hội thánh Cơ đốc, đến nỗi Phao lô đã phát biểu về việc thành lập các hội thánh Cơ đốc “ chẳng làm ra trong xó tối đâu” (Sứ 26:26).Vì Đức Chúa Trời đã dùng ba thế kỷ trước đó để chuẩn bị mọi sự hầu dân ngồi trong bóng tối nhìn thấy ánh sáng lớn hiện ra.
Qua sự đóng góp của môi trường Hi lạp và La mã, và qua di sản của Do thái giáo, thế giới đã được chuẩn bị để “kỳ hạn đã được trọn” khi Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, đem sự cứu rỗi cho nhân loại và xây dựng Hội thánh Ngài. Ngợi khen Chúa!
( Nguồn: Rome and Early Christians; Early history of christian churh...)