"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6941128
Đang truy cập:84

SỰ BIỂU LỘ CỦA ĐẤNG CHRIST THỂ LINH

 Theo sách Công vụ, Phi-e-rơ cũng chỉ ra rằng Đấng Christ, Đấng đã được phục sinh, đã được tôn cao và hiện nay đang ở trên các từng trời. Hơn nữa, Đấng Christ đã đổ chính Ngài ra như là Linh trên những người tin Ngài, là những người được chọn của Đức Chúa Trời, làm họ trở thành các Chi Thể của Thân Ngài. Điều này là để cấu thành Người Mới.


Người Mới là sự biểu lộ của Đấng Christ phục sinh. Đấng Christ phục sinh là mọi sự cho Người Mới; Ngài là nội dung và thực tại của Người Mới. Như chúng ta đã thấy, Người Mới này thật ra là vương quốc Đức Chúa Trời, nơi Đức Chúa Trời cai trị, quản trị và hành động để hoàn thành khát vọng của Ngài. Do đó, vương quốc của Đức Chúa Trời là lãnh vực cai trị của Đức Chúa Trời để biểu lộ Ngài. Điều này ở trong sự phục sinh

Trong sách Công vụ, Phi-e-rơ nói rằng Đấng Christ mà ông thấy và đi theo, hiện đang ở trong sự phục sinh và thăng thiên. Không thể nào phân rẽ sự thăng thiên của Chúa khỏi sự phục sinh của Ngài. Cả sự phục sinh lẫn thăng thiên đều lien hệ rất nhiều đến Linh. Ngày nay, Linh là thực tại của Đấng Christ bị đóng đinh, được phục sinh và thăng thiên. Khi có Linh này, chúng ta có Christ. Đặc biệt, chúng ta có Christ thể linh. Có Christ thể linh thì chúng ta cũng có thực tại của sự phục sinh và thăng thiên của Ngài.

SỰ CHẾT BAO–HÀM – TẤT–CẢ CỦA ĐẤNG CHRIST
Nếu hiểu toàn bộ Tân Ước, chúng ta sẽ nhận ra rằng Tân Ước khải thị cho chúng ta một thân vị là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã nhục hóa để trở nên Đấng Thần– nhân. Đấng Thần– nhân này đã đến thập tự giá và chết một cái chết bao – hàm–tất–cả tuyệt diệu. Sự kiện ấy lớn hơn sự kiện sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sự chét bao–hàm–tất –cả của Chúa cất đi các tội phạm, kết án tội và đóng đinh người cũ của chúng ta, kết liễu sáng tạo cũ, diệt trừ Ma Quỉ là Sa-tan, phán xét vũ trụ thuộc Sa-tan, và bãi bỏ các qui định giữa các chủng tộc và giai cấp xã hội khác nhau. Bởi điều này, chúng ta thấy rằng sự chết của Chúa đã giải quyết mọi tiêu cực trong vũ trụ một lần đủ cả.

Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, tất cả mọi điều tiêu cực đã được dẹp sạch cho đến đời đời. Dĩ nhiên, trong kinh nghiệm, chúng ta vẫn còn đối diện với những vấn đề như các tội phạm, tội người cũ, sáng tạo cũ, Sa-tan, thế giới và các qui định. Tuy nhiên, đến một ngày, trong cách nhìn của chúng ta cũng như cách nhìn của Đức Chúa Trời, những điều sẽ không còn nữa.
Ngợi khen Chúa về những điều mà sự chết bao–hàm–tất –cả của Đấng Christ đã hoàn tất. Khi đọc câu chuyện Chúa bị đóng đinh trong Phúc Âm Mác, chúng ta cần nhận ra rằng sự chết của Ngài bao hàm tất cả những điều tiêu cực . Như chúng ta đã thấy, sự chết của Chúa cũng giải phóng sự sống thần thượng từ bên trong Ngài.

ĐƯỢC TÁI SINH DẪN ĐẾN MỘT HY VỌNG SỐNG
Qua sự chết bao – hàm – tất – cả của Đấng Christ, những người được chọn của Đức Chúa Trời đã được đem vào trong sự phịu sinh của Đấng Christ. Khi Đấng Christ phục sinh, những người được Đức Chúa Trời chọn cũng phục sinh với Ngài. Hãy xem 1 Phi-e-rơ 1:3 nói về điều này: “Chúc tụng Đức Chúa Trời là Cha của Chúa chúng ta là Jesus Christ! Ngài theo sự thương xót cả thế giới của mình mà tái sinh chúng ta để được hy vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Chúa Jesus Christ”. Ở đây, chúng ta thấy Cha đã tái sinh chúng ta qua sự phục sinh của Đấng Christ để dẫn đến một hy vọng sống. Hy vọng sống này sẽ được hoàn thành cách trọn vẹn trong Giê-ru-sa-lem mới.

Hy vọng sống là hy vọng về sự sống. Đây là hy vọng rằng sự sống ở trong chúng ta sẽ phát triển cho đến mức trưởng thành.
Có thể dùng việc đưa trẻ được sinh ra làm minh họa về hy vọng sống. Sau khi phụ nữ sinh con, họ sẽ có hy vọng cho đứa con đó, hy vọng con mình lớn lên và phát triển. Có lẽ mẹ của đứa trẻ đó hy vọng con mình trở nên một bác sĩ hay thậm chí là tổng thống của một quốc Gia. Nhân tố căn bản của hy vọng này là sự sống trong đứa trẻ. Vì đứa trẻ có sự sống nên người mẹ có hy vọng về tương lai đứa trẻ.

Cũng vậy, chúng ta đã được tái sinh dẫn đến hy vọng sống qua sự phục sinh của Jesus Christ. Hy vọng này là hy vọng về sự sống, một sự sống sẽ lớn lên và phát triển cho đến khi đạt đến tuyết đích trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Hy vọng sống này phát xuất từ lúc chúng ta được tái sinh. Anh em biết mình được tái sinh từ lúc nào không. Anh em có thể trả lời câu hỏi này bằng cách nói rằng trong kinh nghiệm của mình, anh em được tái sinh cách đây vài năm. Thật ra, anh em được tái sinh khi Đấng Christ phục sinh. Việc anh em được tái sinh trước khi được sinh ra là một sự kiện thần thượng. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, anh em được sinh ra lần thứ hai trước khi kinh nghiệm sự sinh ra lần thứ nhất.

CON TRƯỞNG GIỮA NHIỀU ANH EM
Công vụ 13:13 cho thấy sự phục sinh của Đấng Christ là sự sinh ra của Ngài vì trong sự phục sinh, Ngài được sinh ra làm Con của Đức Chúa Trời. Trong sự phục sinh và qua sự phục sinh, Chúa Jesus là con người được sinh ra để trở nên Con Trưởng của Đức Chúa Trời. Từ “Con Trưởng” cho thấy Chúa Jesus có nhiều em. Trong La Mã 8:29, Phao-lô nói về Đấng Christ là Con Trưởng giữa nhiều em. Trong sự phục sinh, tất cả chúng ta đều được sinh ra với Đấng Christ để trở nên nhiều em của Ngài. Tuyệt diệu biết bao!

ĐƯỢC ĐEM VÀO SỰ PHỤC SINH
Khi đọc Phúc Âm Mác, chúng ta cần nhận thức sự chết của Đấng Thần – nhân gồm những điều gì và sự phục sinh của Ngài gồm những điều gì. Khi tiến trình chết và phục sinh của Đấng Christ diễn ra, chúng ta, được Phi-e-rơ và các môn đồ đại diện, cũng có liên quan. Trong chương 14, Phi-e-rơ khóc sau khi chối Chúa Jesus (c.72). Chúng ta có thể nói rằng Phi-e-rơ khóc vì bị phá sản thuộc linh. Tuy nhiên, vì Phi-e-rơ được đem vào sự chết của Đấng Christ nên nhờ sự chết ấy, ông được đem vào trong sự phục sinh của Chúa. Ít nhất Phi-e-rơ cũng nhận biết điều này vào ngày lễ Ngũ Tuần. Thay vì khóc, ông tuyên bố phúc âm cho dân Israel. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, có lẽ Phi-e-rơ đã nói: “Tôi có thể nói cho anh em tin mừng về Đấng Christ bởi vì tôi hiện đang ở trong sự phục sinh của Ngài Đấng phục sinh này đang ở trong tôi. Ngài là Linh tổng hợp, bao – hàm – tất – cả, dầm thấm tôi. Ngài là một với tôi và tôi là một với Ngài”. Phi-e-rơ đã được đưa vào trong sự chết và phcụ sinh của Đấng Christ, là Đấng trở nên sự thay thế bao – hàm – tất – cả của ông.

Chúng ta đã thấy sự tái sinh dẫn đến một hy vọng sống, hy vọng về sự phát triển đầy trọn của sự sống thần thượng bên trong chúng ta. Chúng ta có hy vọng là sự sống này sẽ lớn lên và phát triển bên trong chúng ta đến cực điểm. Chúng ta đang ở trong sự sống này và sự sống này ở trong chúng ta đang lớn lên và phát triển. Trước hết, sự sống này dẫn đến nếp sống Hội Thánh ngày nay là thực tại của vương quốc. Cuối cùng, đối với nhiều người, sự sống này sẽ đạt đến mức trưởng thành trong thiên hi niên, là sự hiển lộ của vương quốc Đức Chúa Trời. Cuối cùng, sự sống thần thượng ở trong tín đồ sẽ đạt đến mức phát triển đầy trọn nhất trong Giê-ru-sa-lem Mới, là vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời mới và đất mới. Đó sẽ là sự phát triển tột bực của sự sống mà chúng ta đã nhận được qua sự tái sinh.

Chắc chắn rằng chúng ta thiếu nhận thức đầy đủ về sự sống thần thượng bên trong mình. Tuy nhiên, ít nhất chúng ta cũng có phần nào nhận thức về sự kiện chúng ta đã được tái sinh qua sự phục sinh của Đấng Christ dẫn đến hỵ vọng sống. Nhiều thánh đồ có thể làm chứng rằng trong một vài trường hợp, họ đã cầu nguyện đem chính họ vào trong tình trạng ngất trí. Khi ở trong tình trạng như vậy, họ cảm thấy khó nói mình đang ở đâu – trong Hội Thánh, thiến hi niên hay Giê-ru-sa-lem Mới vì họ đã cuống trong Chúa. Tất cả chúng ta cần có những kinh nghiệm như vậy.

Mặc dầu có quốc tịch khác nhau và đến từ những nơi khác nhau trên thế giới nhưng tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm thật về việc ở trong sự phục sinh. Khi chúng ta cuồng trong Chúa, có lẽ không biết mình ở đâu thì đó là kinh nghiệm ở trong sự phục sinh. Vì đã được tái sinh nên chúng ta được đem vào trong sự phục sinh của Đấng Christ.

Tuyệt diệu biết bao nếu chúng ta luôn ở trong sự phục sinh! Tuy nhiên, chúng ta có thể đương đầu với các nan đề làm chúng ta cảm thấy rằng mình đã bị chôn và bị đặt trong mồ mả. Nhưng từ kinh nghiệm, chúng ta biết rằng khi khóc lóc với Chúa, kêu cầu danh Ngài thì một lần nữa, chúng ta kinh nghiệm sự phục sinh của Ngài. Đây là câu chuyện về đời sống Cơ Đốc của chúng ta. Dĩ nhiên người vô tín không có các kinh nghiệm như vậy bởi vì họ chưa được tái sinh. Ngợi khen Chúa, Ngài đã đem chúng ta vào sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài!
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2