buy accutane pills
buy accutane
pills mixing ibuprofen and weed
mixing adderall and weed
tylenol and pregnancy category
tylenol and pregnancy third
trimester
SỰ CHĂM SÓC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Sự Chăm Sóc Của Đức Chúa Trời:
Nê hê mi 9:6, “ôi chỉ một mình Chúa là Đức Giê-hô-va, có một không hai, Chúa đã dựng nên các tầng trời, và trời của các từng trời, cùng toàn cơ binh của chúng, trái đất và các vật trên đất, biển và muôn vật ở dưới biển; Chúa bảo tồn những vật ấy, và cơ binh trên các từng trời đều thờ lạy Chúa”. Ba tỉ sao, và không biết bao nhiêu mặt trăng, hộ tinh và Đức Chúa trời dựng nên trái đất và mọi vật trong đó; con ong, côn trùng, chim chóc, động vật và sâu bọ; tất cả các loài vật mà Ngài đã làm nên. Đức Chúa Trời đã làm nên các biển, và mọi loài trong đó—tất cả các loài cá và bò sát-- ồ vô số vật trong biển. Nếu bạn muốn có vài ý tưởng về chúng, chỉ cần du hành qua bể nuôi cá trong thành phố New York, bạn có thể thấy nhiều vật kỳ diệu từ biển sâu, có ở đó. Nhưng đó chỉ là một giọt nước trong thùng so với những gì Đức Chúa Trời có trong biển—song le “Chúa bảo tồn những vật ấy”.
Tôi thường suy gẫm về sự kiện Đức Chúa Trời bảo tồn động vật, và tôi kinh ngạc về những gì Ngài đã làm cho chúng. Thí dụ, con cú là chim bay ban đêm. Nó bay trong màn đêm để tìm mồi, nhưng nó không bay nhanh bằng nhiều loài chim khác. Đức Chúa Trời đã trang bị loài chim nầy cách đặc biệt, vì lông nó rất mềm mại, hai cánh của chim ưng và diều hâu cứng, cũng thật vậy với nhiều loài chim khác, nhưng con cú rất mềm mại, để giúp nó sống loại cuộc sống đặc biệt của nó. Nó rình mò quanh quẩn về đêm để tìm thức ăn, nên nếu nó gây ra tiếng động, con mồi sẽ kinh hãi và trốn thoát.
Loài chim humming rất bé bỏng, cặp cánh bay vo vo, song le Đức Chúa Trời đã ban cho nó sự nhanh nhẹn khi bay, nên nó có thể tự vệ--ô nó bay nhanh biết bao!
Rồi có con tê giác da dày, và con cá bụng trắng, đến nỗi loài cá khác bơi phía dưới nó, nhưng không thể nhìn thấy nó.
Đức Chúa Trời là Đấng bảo tồn lớn lao, hãy để Ngài làm Chúa của bạn và Đấng bảo tồn bạn, nhờ đó bảo tồn hồn bạn đến đời đời.
2. Sự Bảo Vệ Của Chim Chóc:
Mọi động vật đều có phương tiện riêng để tự vệ và tấn công; chúng đều có phương pháp riêng để kiếm thức ăn và đường lối riêng để xây tổ, hay “tư gia” cho mình. Tôi chỉ đề cập một số phương pháp và phương tiện bảo vệ đó.
Con nhím với bộ lông ống của mình, được an toàn với sư tử, chó sói hay thú vật khác. Thậm chí con rắn sẽ tự sát khi tấn công con nhím; khi ấy nhím cuộn tròn như quả banh. Do màu sắc của mình, con chàng hiêu trộn lẫn với cảnh vật và khó thấy. Chim cút bởi tốc độ chạy của nó bằng cách làm rung động lá cây với đôi cánh, làm bối rối người săn bắn để nó trốn an toàn. Chồn hôi bên Mỹ--tôi không cần nói nhiều về người bạn nầy. Hắn tự giới thiệu cho mình. Màu xám của con thỏ làm cho nó lẫn lộn với khung cảnh.
Khi thỏ mẹ chuyển con cái đi, Đức Chúa Trời cất khỏi nó mọi mùi thân thể, nên sau khi đi rồi, nó không để lại ấn tượng nào trên đất, nên không có chó sói hay chó nào có thể theo sau mùi hương của nó. Các chim mái có màu sắc tối hơn, trú ẩn thích hợp với khung cảnh đến nỗi chúng được che chở đang khi nuôi con. Các con trống thường có màu sắc sáng rỡ. Chim trĩ mẹ làm mất mùi thân thể mình khi nó nuôi gia đình đến nỗi, nó khó bị săn đouổi qua mùi hương. Đây chỉ là vài thí dụ. Cuộc sống đấy dẫy các điều nầy. Tôi tin tưởng rằng bất cứ nhà hoài nghi nào bây giờ cũng sẽ chịu thuyết phục rằng có một Đức Chúa Trời hằng sống và một Cứu Chúa hằng sống sẵn sàng cho mọi tội nhân.
3.Sự Bảo Vệ Của Loài Động Vật:
Trong giới động vật, chúng ta thấy cùng chân lý. Không thú vật nào ở nhà có thể tự vệ. Mọi thú vật rừng có thể tự vệ dễ dàng. Đức Chúa Trời biết rằng loài người sẽ bảo vệ gia súc vì cớ chúng có giá trị. Loài người cần cừu, gà, bò, ngựa, heo và ngỗng, nên chúng không cần tự vệ. Tuy nhiên ai mong muốn rắn, sư tử, chó sói, chồn, nên chúng phải tự vệ và chắc chắn sẽ tự vệ giỏi. Nên trong những việc của Đức Chúa Trời, cơ đốc nhân phải sống đời kỉnh kiền, không có thể làm các điều kẻ bất kỉnh làm. Người thế giới nói dối, lừa đảo, ăn cắp, sát nhân, biển thủ, đàn áp, lừa dối để đạt mục tiêu. Tuy nhiên cơ đốc nhân tùy thuộc nơi sự nhân từ của Cha diệu kỳ và sự chăm sóc của Đấng Chăn Chiên lớn của bầy chiên, để đưa anh em an toàn qua cuộc sống. Cơ đốc nhân được ví sánh như chiên, chớ không phải cọp.
4. Thêm Các Bài Học:
Chúa khiển trách chúng ta vì sự cầu xin nhỏ bé của mình bằng cách nói cùng chúng ta rằng Ngài có thể làm “dư dật vượt quá mọi sự chúng ta cầu xin và suy tưởng” (Eph. 3:20).
Tại xứ Palestine có đá hình tròn hay đá bể theo màu sắc, tương tự ổ bánh. Một cậu bé không biết sự khác biệt khi thấy đá và tưởng ăn cũng tốt, để làm thỏa mãn cơn đói, nhưng người cha biết tốt hơn, và không cho cậu lấy đá. Cá được ám chỉ đến trong bài học nầy là con lươn. Cậu bé đã thấy mẹ nấu lươn ăn ngon miệng. Bây giờ cậy thấy rắn. Nó trông giống con lươn, cậu chắc rằng nó ăn ngon, ngưng người cha biết rõ, nên cấm cậu. Theo Lu ca 11: 12, hai năm sau, Chúa thêm thí dụ khác. “Trong các ngươi có ai làm cha, mà con xin bánh lại cho đá chăng? Hoặc xin cá lại cho rắn thay vì cá chăng? Hoặc xin trứng lại cho bò cạp chăng?” Tại đây cậu bé thấy bò cạp, nó cuộn tròn để sẵn sàng đốt, trông giống cái trứng. Cậu bé nghĩ là cái trứng và ăn ngon, nhưng người cha biết rõ, nên ngăn trở cậu. Từ các minh họa nầy, chúng ta học rằng những điều có vẻ hấp dẫn với chúng ta sẽ thường gây đau đớn và tổn hại nếu chúng ta chiếm lấy chúng. Chúng ta hãy thờ lạy Đức Chúa Trời, khi Ngài phán “không” cùng chúng ta.
5. Con Rùa Và Con Cá Sấu Bắc Mỹ:
Có hai con vật không bao giờ ngừng lớn lên: con rùa và con cá sấu.Chúng càng sống bao lâu, chúng càng to lớn bấy nhiêu. Ai chăm sóc? Tuy nhiên, nếu bò, ngựa hay gà ngừng lớn lên, chúng ta sẽ chăm sóc nhiều. Chúng ta không muốn cây dây tây cao lớn như cây hồ đào. Chúng ta hoan hỉ khi dưa hấu lớn trên đất, và sơ-ri lớn lên trên cây.
Sự sống chúng ta được chúc phước bởi sự kiểm chế của Đức Chúa Trời về khổ lớn theo bản chất.Vì cớ Ngài rất diệu kỳ chỉ đạo sự trưởng tiến thiên nhiên.Chúng ta nên tin cậy Ngài đầy trọn khi Ngài sắp xếp cuộc đời ta cách đúng đắn.
6. Khuôn Khổ Loài Vật:
Có loài chuột nhắc luôn luôn cùng cở thực tiễn. Tại sao nó không lớn lên cách bất thường? Kế đến là con chuột thường, cùng loài thú vật, loài gậm nhắm. Nhưng con chuột càng to, luôn luôn thấy nó cùng khuôn khổ, không bao giờ như con mèo. Con mèo luôn luôn dừng lại cùng cở, khi lớn đầy đủ. Làm sao ta có thể ngăn nó lớn bằng con chó? Con chó, như bạn thấy đó, là con vật lơn hơn—và trong gia đình chó, chúng ta luôn luôn trông chờ tìm được con chó đầu đàn (berger) theo khổ, loại chó nhỏ ở khổ khác, và loại chó dữ và khỏe có khổ khác nữa. Hãy hỏi các nhà theo thuyết tiên hóa, tại sao các con chó nầy không vượt sự cân xứng. Há chúng ta không suy nghĩ sẽ kinh ngạc khi thấy con chó to bằng con bò sao? Rồi con chiên, bò, ngựa đều cùng cở. Há không dị thường khi chính Đức Chúa Trời đã đo lường các điều nầy, không có lời giải thích nào khác dưới mặt trời, không ai có thể đáp các câu hỏi mà Chúa đặt ra cho Gióp. Ai đã đặt giới hạn của chúng nó?
7. Phép Lạ Về Lương thực:
Xem Thi thiên 104:27-28, “mọi sinh vật ấy trông đợi Chúa để Ngài ban thức ăn cho chúng phải thì. Chúa ban cho chúng và chúng nhận lấy; Chúa xòe tay ra khiến chúng được no nê các vật tốt”, nơi đó tác giả thi thiên nói về thú vật và cá. Thật là lạ lùng, khi trong tay Đức Chúa Trời có lương thực cho muôn vật trên đất. Giả sử bạn có phận sự nuôi chuồn chuồn. Bạn nuôi nó bằng thứ gì? Bạn biết nó ăn gì chăng? Bạn có biết vật gì làm nó ăn không tiêu chăng? Hay bạn có biết điều gì nuôi con bọ rệp, hay nuôi dưỡng các con tiêu thân màu xanh bay quanh đèn ban đêm chăng? Ngày kia tôi thấy con bọ màu vàng có sọc đen quanh thân nó. Bạn biết nó ăn gì chăng? Bạn biết con mọt ăn gì nhỉ? Tôi không ngụ ý các con vật gậm nhắm áo mùa đông của bạn, nhưng các con lớn hơn, bay quanh về đêm, và ở trước máy tỏa nhiệt xe hơi của bạn. Bạn há không thấy rằng không thể nuôi dưỡng côn trùng sao? Con sâu ăn vật gì? Đức Chúa Trời xòe tay ra, chúng được nuôi dưỡng vật tốt lành, tức là bằng cái gì tốt đẹp đối với chúng. Cua ăn một vật và sò hến ăn vật khác; loài chim khác nữa.
Đức Chúa Trời đã ban cho mọi con vật sống sự ngon miệng riêng, và Ngài ban cái gì đó làm thỏa mãn sự ngon miệng đó. Bạn có nghĩ điều đó chăng? Đức Chúa Trời đã nghĩ rồi. Há Ngài không ban lương thực cho bạn sao? Nếu bạn bệnh, luôn luôn có vài loại thức ăn mà bạn nhận thấy Đức Chúa Trời đã dự bị. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn có thể ăn mọi vật để trên bàn, ngoài trừ cây mướp tay (okra). Nếu không khỏe bạn có thể ăn xúp, nếu vừa nhổ răng bạn có thể uống sữa. Bạn có thể thấy rằng Đức Chúa Trời đã khôn ngoan dự trù mọi vật mà một người cần và chúng từ bàn tay tốt lành của Đức Chúa Trời mà đến.
8. Các Phép Lạ Khác Nữa:
Xem Thi thiên 145, nơi chúng ta đọc về bàn tay Chúa lần nữa, chúng ta tìm thấy một khúc đẹp đẽ khác trong câu 15, 16. “Con mắt muôn vật đều ngữa trông Chúa, Chúa ban cho chúng thức ăn đúng kỳ, Chúa rộng mở tay Ngài, làm thỏa nguyện mọi sinh vật”. “Chua rộng mở tay Ngài”. Vâng, Ngài làm rồi. Câu nầy bày tỏ Ngài dự bị dễ dàng biết bao. Ngài nuôi dưỡng sư tử con, Ngài nuôi loài quạ, Ngài nuôi cá chép và cá voi.- Ngài nuôi bạn.
Zadok