"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6940553
Đang truy cập:97

ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO ( Phần 2 )

tamoxifen davis pdf

tamoxifen

 BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO

Giống như Phong Trào Thời Đại Mới, Đa Nguyên Tôn Giáo được cộng đồng quốc tế chú ý vào đầu thập niên 1960. Nhưng trước khi ý tưởng này hình thành thì quan niệm căn bản của Đa Nguyên Tôn Giáo bắt đầu nổi lên khoảng đầu thập niên 1500 SC., đặc biệt (Francis Bacon 1561-1626 SC., Vương Quốc Anh), được gọi là Cha của Khoa Học Hiện Đại và Rene Decartes (1596-1650SC., Pháp) được gọi là Cha của Triết Hoc Hiện Đại, đã đặt nền tảng cho ý tưởng này.
Bacon đã giới thiệu Phương Pháp Thực Nghiệm (Experiment Method), kiểm nghiệm lại những giả thuyết cho các dữ liệu thực tế và lý trí con người. Sau đó tuyên bố những kết quả đó là đúng nếu chúng dựa trên nền tảng những giả thuyết hợp lý được xác nhận. Phương pháp này gần như trở thành nền tảng cho Thời đại Duy Lý và Thời Đại Ánh Sáng. Hơn nữa, triết gia Descartes đã góp phần giúp Chủ Nghĩa Duy Lý xuất hiện, như câu nói nổi tiếng của ông: “Tôi suy nghĩ, vì vậy tôi hiện hữu” (Cogito, ergo sum trong tiếng La-tinh). Đặc biệt, Descartes nhấn mạnh “toán học” và “nghi ngờ” là hai phương pháp chủ yếu cho tư tưởng lý luận.
Chủ Nghĩa Duy Lý (thế kỷ thứ 16~17) và Ánh Sáng (thế kỷ thứ 18~19) đã phát triển từ thế kỷ thứ 16 cho đến thế kỷ thứ 19. Những tư tưởng triết học này ảnh hưởng John Locke (1632~1704, Vương quốc Anh), và tràn vào nước Đức, phát triển xa hơn bởi Emmanuel Kant (1724-1804), George Hegel (1770~1831) và Friedrich Schleiermacher (1768~1834). Những tư tưởng này cũng tác động nặng nề trên thần học.
Các thần học gia chịu ảnh hưởng những tư tưởng này, bắt đầu phân tích những ý tưởng và những lời tuyên bố về Đức Chúa Trời, về Kinh Thánh, và về Cơ-Đốc Giáo theo quan điểm nghi ngờ và chủ nghĩa hoài nghi. Họ đã nổ lực chứng minh Kinh Thánh liệu có đúng hay không. Họ phủ nhận phương pháp đặt Đức Chúa Trời làm tâm điểm và cố gắng sử dụng phương pháp nhân bản để phân tích Kinh Thánh. Đặc biệt qua các thế hệ thần học gia kế thừa chịu ảnh hưởng bởi Schleiermacher, như Albert Ritsel (1822~1899), Adolf Harnack (1851~1930), Walter Rauschenbusch (1861~1918), Paul Tillich (1886~1965), phong trào dành cho chủ nghĩa phê bình Kinh Thánh mang tính nhân bản, duy lý hoạt động tích cực hơn.
Phong trào này được gọi là chủ nghĩa thượng phê bình Kinh Thánh, và những nhà phê bình Kinh Thánh này được gọi là các nhà thần học tân phái. Bị tác động của các thần học gia này, John Hick (1922~2012, nguyên Giáo sư của Đại học Cambridge, Tốt nghiệp Đại học Claremont, Chúng Viện Princeton) từ Đại học Oxford, nước Anh, lần đầu tiên tạo ra danh từ Đa Nguyên Tôn Giáo.  . Tác giả Thomas Hwang

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2