"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6940594
Đang truy cập:27

Đa Nguyên Tôn Giáo (Phần 3)

Amitriptyline for Anxiety

amitriptyline and tinnitus online buy antidepressants visa

 Lý Thuyết và Tư Tưởng Đa Nguyên Tôn Giáo

Các thần học gia tự do đã kết luận rằng tư tưởng truyền thống mà Đức Chúa Trời mặc khải chính Ngài, can thiệp vào lịch sử loài người, và tác động đến tư tưởng và đời sống con người là không đúng. Lý do đưa đến kết luận này là từ khi con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời (Sáng. 1:27), Đức Chúa Trời đã ban tư tưởng và ý muốn của Ngài cho con người. Vì vậy, Đức Chúa Trời không cần đến thế giới này và dính líu một cách cá nhân. Các thần học gia tự do tuyên bố rằng vì sức mạnh của lý trí con người là quyền lực của Đức Chúa Trời, nên con người bằng lý trí của mình có thể phán xét muôn vật và quyết định điều gì đúng, điều gì sai.
Họ đã phân tích Kinh Thánh với thái độ “tôi tin điều tôi có thể hiểu”. Để thực hiện điều này, họ quyết định tất cả những hiện tượng siêu nhiên được ghi trong Kinh Thánh là không thể chấp nhận được bằng lý trí con người. Vì vậy, họ phải kết luận rằng những phép lạ trong Kinh Thánh như Môi-se rẽ Biển Đỏ, Chúa Giê-xu được sanh bởi Nữ Đồng Trinh, sự Phục Sinh và Thăng Thiên là những truyện tích dựng lên để mô tả sự vĩ đại của Đức Chúa Trời.
Theo cách này, họ phân tích cách có hệ thống mọi việc được ghi trong Kinh Thánh và chối bỏ giá trị tuyệt đối được mặc khải trong Kinh Thánh. Hệ thống phân tích này hoặc phương pháp giải kinh này được gọi là phái thượng phê bình Kinh Thánh. Cuối cùng, họ chối bỏ sự vô ngộ của Kinh thánh và tuyên bố rằng thay vì tin Kinh Thánh theo nghĩa đen là đúng, người ta nên giải thích Kinh Thánh từ viễn cảnh biểu tượng, tỉ dụ, ẩn dụ và thuộc linh.
Giáo lý của Đa Nguyên Tôn Giáo đã được thành lập trên nền tảng thấn học này. Thí dụ, những người theo Đa Nguyên Tôn Giáo nói, nếu chỉ các Cơ Đốc nhân được chọn để được cứu như trong giáo lý Tiền Định, Đức Chúa Trời thiên vị và không công bình. Họ nói Đức Chúa trời là Đức Chúa Trời yêu thương (I Giăng 4:8) và tất cả các tôn giáo nói về tình yêu thương và cách thực hành tình yêu thương là giống nhau. Vì vậy, họ cho rằng Đức Chúa Trời của Cơ-Đốc Giáo và các thần của các tôn giáo khác, thực chất là các thần yêu thương, vì như thế các thần và Đức Chúa trời là giống nhau.
Họ cũng tin rằng Chúa Giê-xu của Kinh Thánh có thể được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo. Họ tuyên bố rằng những phẩm chất tiêu biểu của Chúa Giê-xu như cách sống khiêm nhường, đời sống thanh đạm, sự thương xót của Chúa Giê-xu đối với người nghèo và người bệnh, sự tự dâng mình Ngài trên thập tự giá, v.v… cũng có thể được tìm thấy phổ biến trong các giáo chủ khác. Họ mô tả cái chung này là tinh thần của Đấng Christ và họ cho rằng Đấng Christ, chính Chúa Iesus, hiện hữu trong tất cả các tôn giáo. Hơn nữa, họ bảo vệ những người sống đời sống thực hành tinh thần Đấng Christ là những người “giống Chúa Giê-xu” (Đấng Christ) không cần biết bối cảnh tôn giáo của họ.
Liên quan đến tư tưởng này, quan niệm về một Cơ-Đốc nhân vô danh mới ra đời. Raymond Panikkar, một thần học gia Công giáo La Mã được sanh ra ở Ấn Độ, đã viết một quyển sách với chủ đề Đấng Christ Vô Danh của Ấn Giáo (1981). Trong sách này, ông xác nhận rằng có một Giê-xu (Đấng Christ) vô danh trong Ấn Giáo, và vì vậy tất cả những người theo Ấn giáo là Cơ-Đốc nhân vô danh. Các thần học gia, là những người đồng ý với quan điểm của Panikkar, gọi những phi-Cơ-Đốc nhân là những Cơ-Đốc nhân vô danh.
Các hệ phái tự do theo Đa Nguyên Tôn Giáo mô phỏng quan niệm những sứ mạng Cơ-Đốc trái với quan niệm của các hệ phái truyền thống. Họ dựng lên một quan niệm được gọi là Missio Dei (sứ mạng của Đức Chúa trời). Theo quan niệm này, vì tất cả người phi-Cơ-Đốc cuối cùng cũng sẽ được cứu, nên Cơ-Đốc nhân không cần truyền giảng mạnh mẽ và công kích hoặc đi ra với sứ mạng để khiến những người phi- Cơ-Đốc qui đạo, vì làm điều đó là thiếu tôn trọng và khinh khi các tôn giáo khác.
Thay vào đó, những người tự do tuyên bố rằng Cơ-Đốc nhân nên thi hành những sứ mạng bằng cách làm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và xã hội của những người phi- Cơ-Đốc. Loại sứ mạng này bao gồm nuôi trẻ mồ côi, bệnh viện và trường học, phong trào NGO, những phong trào môi trường xanh, phong trào nhân quyền, phong trào bài trừ tham nhũng, phong trào cải cách cơ cấu xã hội, phong trào thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, v.v…Họ cho rằng quan niệm và mục đích của các sứ mạng tập trung vào sự giải phóng xã hội là đúng với Missio Dei. Họ tuyên bố ủng hộ Kinh thánh như các câu (Math. 25:35-36; Gia cơ 2:17) nhưng họ chỉ trích giảng Tin Lành.
Họ cho rằng các Cơ-Đốc nhân bảo thủ và theo nguyên tắc gốc là “giả hình” không thể cứu được, bởi vì họ không tích cực dự phần, theo định nghĩa về sứ mạng của họ, những nhà giải phóng xã hội.
Lý do mà Đa Nguyên Tôn Giáo cố gắng tránh xung đột và chiến tranh tôn giáo là để xây dựng một Ba-ra-đi ngay trên đất qua việc bảo vệ hòa bình thế giới. Họ dựa vào tư tưởng rằng những rào cản của các tôn giáo khác nhau phải được phá bỏ vì sự sống còn của nhân loại. Do đó họ tin rằng khi tất cả các tôn giáo trên thế giới cuối cùng hợp nhất thành một tôn giáo, loài người sẽ có thể hưởng Ba-ra-đi thật. Vì vậy, câu trả lời họ tìm được là một phong trào cuối cùng quay lại với Tôn giáo Ba-by-lon.
Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo này hoàn toàn chống lại sứ điệp Tin Lành quan trọng nhất của Cơ-Đốc giáo. Nó hoàn toàn đi ngược lại với lẽ thật Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Thế và là Chúa duy nhất. Nói cách khác, nó trực tiếp chống lại lẽ thật Chúa Jesus là Con Đường Duy Nhất đến Ba-ra-đi, Chân lý và Sự sống (Giãng 14: 6). Vì thế, niềm tin của họ cơ bản là giả dối và sai lầm. Hơn thế nữa, nếu một người tiếp tục theo con đường của họ, người đó sẽ rơi vào sự hủy diệt đời đời (Khải. 20:10-1. HPD 24/9/2019

Tác giả Thomas Hwang

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2