lexapro side effects sleep
lexapro side effects alcohol
website lexapro side effects swelling
George Whitefield là Mục sư, Giáo sư người Anh, tác nhân chính của cuộc Đại thức tỉnh thứ 1, là nhà sáng lập Methodism và phong trào truyền giáo nói chung. Ông là giảng sư rất đầy ơn từng thu hút những đám đông rất lớn, là người có tài tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trên công chúng.
George sinh ngày 16 – 12 – 1714, là con thứ 5 trong một gia đình có 6 người con. Cha ông là người giữ quán trọ ở Glouseter (Anh quốc). Ông nội của ông là Mục sư Anh quốc giáo. Cha của ông qua đời lúc ông còn thơ ấu nên mẹ của ông phải tảo tần nuôi con. Lúc 4 tuổi ông lên sởi và vì thiếu sự chăm sóc nên một con mắt xanh biếc của ông bị lé, tuy nhiên nó chẳng làm giảm vẻ mặt đẹp đẽ của ông. Đời sống niên thiếu của Whitefield mang nhiều tì vít như: nói dối, gian lận, nói hành, ăn cắp vặt và nhiều tội khác của trẻ con. Ông có phần giống thánh Augustine. Trong các buổi nhóm của phái ly khai Anh giáo, ông thường chạy vào nhà thờ mà gọi tên ông Mục sư khả kính: “Ồ lão Cole! Ồ lão Cole!” rồi vội vã chạy mất. Có lần một tín hữu của nhà giảng ấy hỏi ông rằng sẽ làm gì mai sau, ông đáp: “Làm mục sư, nhưng tôi sẽ thận trọng lắm, không kể chuyện trên tòa giảng giống như lão Cole”. Về sau, vị Mục sư khả kính kia rất vui mừng khi nghe Whitefield kể lại những mẩu chuyện sinh động với một vẻ linh động và sức mạnh trổi hơn khả năng của mình.
George là một cậu bé thiếu sự chăm sóc của gia đình, đời sống có nhiều từng trải không hay. Mẹ ông không cho ông dự phần buôn bán, nhưng thỉnh thoảng ông cũng bán rượu và giấu tiền đi. Ông nói: “Không thể nào kể hết sự gian ác lúc thiếu thời của tôi”. Ông là người có lòng từ tâm nên nhiều lúc không sử dụng hết số tiền ăn cắp mà đem một ít cho kẻ nghèo. Là người có tinh thần cao thượng, có lần nhiều người đã khiêu khích ông nhưng ông đi vào phòng riêng, quì gối xuống đổ nước mắt và cầu nguyện theo Thi thiên 118. Ông vẫn luôn nghĩ rằng một ngày kia mình sẽ làm Mục sư. Ông thường bắt chước cách ông Mục sư đọc bài cầu nguyện hoặc cất tiếng ngâm các bài ấy theo cách thông thường thời đó.
Tuy nhiên sau khi được được học tại Trường Crypt, Pembroke College và Oxford. Ông tham gia “Holy Club” của John Wesley và Charles Wesley. Cuộc đời ông đã đổi thay sau khi đọc tác phẩm: “The Life of God in the Soul of Man” của Henry Scougal. Whitefield đã hoàn thành chương trình học của mình tại Oxford và vào ngày 20 Tháng Sáu 1736, ông được phong chức Mục sư. Khi được đặt tay Whitefield kể lại rằng: “tấm lòng của tôi đã tan chảy và tôi được Thánh Linh thăm viếng cách đặc biệt, linh hồn và thân thể tôi hoàn toàn ở trong hiện diện của Thiên Chúa”. Sau khi được phong chức Mục sư ông bắt đầu giảng tại Hội thánh Crypt tại quê nhà và sau đó trở thành chủ tịch của “Holy Club”. Ông đã mời John Wesley đến giảng tại Kingswood, Bleackheath, London. Cũng chính Whitefield là người thành lập và chủ tịch hội nghị Methodists, nhưng vì Whitefield chấp nhận thuyết tiền định trong khi anh em Wesley theo quan điểm Arminius. Kết quả Whitefield từ bỏ vị trí, còn hai anh em Wesley theo đuổi phong trào tôn giáo của họ và xây dựng giáo hội Methodists.
Có ba nhà thờ ở Anh mang tên ông: một tại Bristol, hai nhà thờ kia, “Moorfields Tabernacle” và “Tottenham Court Road Chapel”, đều ở London. Năm 1739, ông trở về Anh quốc gây quĩ để thành lập các trại trẻ mồ côi tại Bethesda, đây là tổ chức từ thiện lâu đời nhất Bắc Mỹ. Khi trở về bắc Mỹ, ông thuyết giảng một loạt các bài giảng rất đầy ơn góp phần đưa đến cao trào của cuộc Đại thức tỉnh năm 1740. Ông giảng hầu như mỗi ngày cho các đám đông hàng nghìn người, ông đi và thuyết giảng khắp các tiểu bang, đặc biệt là New Englang. Giống như Jonathan Edward, Whitefield ủng hộ thần học Calvin và cho rằng đây là quan điểm đúng đắn nhất.
Giáo hội Anh không chấp nhận Whitefield, ông bắt đầu giảng tại các công viên, trường học và tiếp chuyện với mọi người đến với mình. Mùa hè năm 1739, ông đã công du rao giảng trên khắp nước Anh, ước tính có hai triệu người nghe ông giảng trong dịp này. Uy tín của Whitefield vang ra rất xa, công chúng nhiệt liệt ủng hộ ông. Nhiều người cho rằng khoảng một nửa dân số Mỹ đều được nghe ông giảng hoặc đọc các tác phẩm của ông. Có những đám đông khổng lồ tụ tập để nghe ông từ Providence tới Baltimore. Nhiều người đã nhóm lại với nhau và phát hiện ra niềm vui chung trong Phúc âm cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Jesus. Từ những người mang tính bè phái của Châu Âu, khi đến Mỹ họ đã thay đổi cách suy nghĩ khi nghe ông giảng. Một lần ở Briston, đám đông 20.000 người đã đến nghe ông giảng, lần khác ở Cambuslang (năm 1742) ông đã giảng cho cử tọa 30.000 thính giả !
Benjamin Franklin, một nhà phát minh, một chính khách nổi tiếng của Hoa kỳ rất ngưỡng mộ Whitefield. Franklin đã cho in ấn tất cả các bài giảng, các tác phẩm của Whitefield, kêu gọi mọi người đến cùng Chúa và qua đó góp phần thúc đẩy cuộc Đại thức tỉnh tại Mỹ. Mối quan hệ bè bạn giữa Whitefield và Franklin ngày càng phát triển khiến cho tên tuổi của Whitefield ngày càng vang xa. Có một lần Benjamin Franklin đến dự một buổi giảng phục hưng của Whitefield ở Philadelphia và kinh ngạc về khả năng truyền đạt thông điệp cho đám đông của Whitefield. Franklin từng bác bỏ các luận cứ cho rằng việc Whitefield thuyết giảng cho đám đông hàng chục ngàn người ở Anh là một sự phóng đại. Trong khi Whitefield đang đứng giảng trên bậc thềm của tòa án Philadelphia, Franklin bước lần ra xa cho đến khi không còn nghe tiếng nói của Whitefield. Từ khoảng cách ấy, Franklin ước tính diện tích hình bán cầu trước mặt Whitefield nơi đám đông tụ họp với trung bình mỗi người chiếm 2 bộ Anh, từ đó Franklin đi đến kết luận Whitefield có thể giảng luận ngoài trời cho vài chục ngàn người nghe.
Gibraltar và Hà LanScotland, hai lần đến Ireland, một lần đến BermudaTrong thời đại sự đi lại giữa hai bờ Đại Tây Dương là một cuộc phiêu lưu dài ngày và nguy hiểm, thế nhưng Whitefield đã thăm Mỹ bảy lần trong số mười ba lần băng ngang Đại Tây dương. Ông thực hiện mười lăm chuyến đi đến , . Lúc còn thanh niên, ông ít khi giảng dưới mười lăm lần một tuần. Người ta ước tính rằng trong suốt cuộc đời mình, Whitefield đã giảng ít nhất là 18.000 bài giảng. Tính trung bình mỗi tuần mười bài, mỗi năm 500 bài giảng, ông đã giảng suốt 34 năm[1] !
Whitefield là một nhà truyền giảng tài ba bậc nhất thế kỷ 18. Ông là nhà thuyết giáo có khả năng lãnh đạo hàng nghìn người của hai châu lục bằng sức mạnh tuyệt đối của tài hùng biện của mình. Ông là ân ban đặc biệt của Thiên Chúa cho Hội thánh, là tác nhân và là người đặt nền móng cho hai cuộc Đại Thức tỉnh.
[1] http://www.ccel.org/w/whitefield/
March, 2011
Theodore