accutane without gelatin
buy accutane uk
untamedne.com buy accutane pills
where to buy abortion pill
abortion pill over the counter
click here abortion pill kit
SỰ BAN PHÁT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT
THEO SỰ CÔNG CHÍNH QUA SỰ THÁNH KHIẾT CỦA NGÀI
VÀ DẪN ĐẾN VINH HIỂN
Điều rất quan trọng là chúng ta nên vào trong chiều sâu của Sách La-mã và không nên đọc Sách này cách hời hợt. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề sự ban phát của Đức Chúa Trời Tam—Nhất theo sự công chính của Ngài, qua sự thánh khiết của Ngài và dẫn đến vinh hiển Ngài. Ở đây chúng ta có bốn từ quan trọng: ban phát, công chính, thánh khiết và vinh hiển. Như chúng tôi đã nêu lên trong bài trước, Phao-lô không dùng từ ban phát trong Sách La-mã. Tuy nhiên, sự kiện về sự ban phát của Đức Chúa Trời được ngụ ý suốt cả Sách này. Trái lại, sự công chính, thánh khiết và vinh hiển được Phao-lô đề cập đến rõ ràng. Sự ban phát của Đức Chúa Trời là theo sự công chính Ngài, tức là dựa trên sự công chính của Ngài. Hơn nữa, sự ban phát này là qua sự thánh khiết Ngài. Điều đó có nghĩa là sự ban phát của Ngài trải qua tiến trình thánh khiết. Cuối cùng, sự ban phát này dẫn đến vinh hiển của Đức Chúa Trời, đưa đến vinh hiển của Đức Chúa Trời.
SỰ CÔNG CHÍNH
LÀ NỀN TẢNG ĐỂ ĐỨC CHÚA TRỜI BAN PHÁT
Nhiều câu trong Sách La-mã nói về sự công chính của Đức Chúa Trời. Trong 1:17, Phao-lô nói sự công chính của Đức Chúa Trời được khải thị trong Phúc Âm. Trong 3:21, ông nói sự công chính của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ, và trong 3:25 và 26 ông nói về sự công chính của Đức Chúa Trời được tỏ ra. Trong 5:17, Phao-lô đề cập đến sự ban tứ của sự công chính và trong 5:21, ân điển cai trị qua sự công chính. Trong 8:10, ông nói linh chúng ta là sự sống vì sự công chính.
Những câu này cho thấy rằng trong Sách La-mã, sự công chính là cơ sở, chỗđứng, nền tảng cho sự ban phát của Đức Chúa Trời. Sự ban phát Đức Chúa Trời Tam—Nhất vào trong chúng ta là theo sự công chính của Đức Chúa Trời, không theo Luật hay mỹ đức, mà tuyệt đối theo sự công chính của Đức Chúa Trời. Thi- thiên 89:14 nói sự công chính và sự chánh trực là nền của ngai Đức Chúa Trời (ASV). Ngai của Đức Chúa Trời đặt trên sự công chính của Ngài. Không có sự công chính thì ngay cả ngai của Đức Chúa Trời cũng không có nền. Vì vậy, sự công chính rất quan trọng.
Toàn thể vũ trụ dựa trên sự công chính của Đức Chúa Trời. Nếu thình lình không có sự công chính, vũ trụ sẽ sụp đổ. Hơn nữa, Kinh Thánh khải thị rằng vương quốc Đức Chúa Trời được xây dựng trên sự công chính (Hê. 1:8). Chính quyền loài người ít nhiều cũng dựa trên sự công chính. Chẳng hạn như nếu không có công chính trên đất nước này, chính quyền đã sụp đổ. Cũng theo nguyên tắc này, nếu không có công chính trong xã hội hay trong đời sống cá nhân chúng ta, cả xã hội lẫn đời sống cá nhân đều sẽ sụp đổ. Sự công chính là nền chống đỡ mà mọi sự đều đặt trên đó. Các từng trời, trái đất và mọi sự trong vũ trụ đều được đặt trên sự công chính của Đức Chúa Trời.
Trong gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời Tam-Nhất mong muốn ban phát chính Ngài vào trong ba phần của con người, vào trong linh, hồn và thân của con người.Tuy nhiên, nếu Đức Chúa Trời không đáp ứng những đòi hỏi về sự công chính của Ngài, Ngài không thể thực hiện việc ban phát chính Ngài vào trong chúng ta. Sự ban phát của Ngài phải theo sự công chính Ngài.
Kinh Thánh khải thị rằng có một mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người. Trong mối quan hệ này, nhiều giao dịch đã diễn ra. Những giao dịch này phải luôn luôn dựa trên sự công chính. Vì vậy, sự công chính của Đức Chúa Trời là đòi hỏi cơ bản đầu tiên cho sự ban phát của Đức Chúa Trời.
NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ SỰ CÔNG CHÍNH,
THÁNH KHIẾT VÀ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Có ba thuộc tính thần thượng là công chính, thánh khiết và vinh hiển, áp đặt những đòi hỏi trên chúng ta. Công chính đối kháng tội. Tôi tin tất cả chúng ta đều biết những đòi hỏi về sự công chính của Đức Chúa Trời. Nhưng có thể chúng ta không nhận thức đòi hỏi về thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời; có thể chúng ta không nhận thức vinh hiển là một trong những đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Trong 3:23, Phao-lô chỉ ra rằng tất cả chúng ta đều đã phạm tội và thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là chúng ta chưa thỏa đáp đòi hỏi về vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Sáng Thế Ký 3:24 cho thấy ngay khi con người sa ngã, họ không thể đáp ứngđòi hỏi về sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Câu này nói Đức Chúa Trời “đặt tại phía đông vườn Ê-đen các chê-ru-bim với gươm lửa chói lòa, để giữ con đường đi đến Cây Sự Sống”. Gươm tượng trưng cho sự công chính của Đức Chúa Trời; lửa, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời; và chê-ru-bim, vinh hiển của Ngài. Gươm giết chết, lửa thiêu đốt và chê-ru-bim quan sát. Vì con người đã sa ngã và trở hên tội lỗi, nên con đường dẫn đến Cây Sự Sống bị ngăn chặn bằng sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa vì nhờ sự cứu chuộc của Đấng Christ, những đòi hỏi về sự công chính, thánh khiết, vinh hiển của Đức Chúa Trời đã được thỏa đáp và con đường đến Cây Sự Sống lại được mở ra một lần nữa. Để con người có môi liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, ba yêu cầu này phải được thỏa đáp.
BA PHẦN
Sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời hình thành cấu trúc cơ bản của Sách La-mã. Sách La-mã có thể được chia làm vài phần. Sau phần giới thiệu (1:1-17) và phần về sự định tội (1:18—3:20), có các phần về xưng công chính (3:21— 5:11), thánh hóa (5:12—8:13), và vinh hóa (8:14-39). Những phần này lần lượt liên quan đến sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vì vậy, ba thuộc tính thần thượng này liên quan đến chính cấu trúc của Sách La-mã.
Ngày nay chúng ta đang ở phần nào của ba phần này? Câu trả lời đúng đắn là chúng ta đang ở trong phần thánh hóa. Chúng ta đã trải qua sự xưng công chính, nhưng chưa ở trong sự vinh hóa. Tất cả chúng ta đều được định ở trong phần thánh hóa suốt cả đời sống Cơ-đốc trên đất. Tôi đã ở trong phần này hơn năm mươi năm. Đừng thất vọng vì phải ở lâu trong phần này. Thời gian dường như lâu dài đối với anh em, nhưng không lâu dài đối với Chúa, với Ngài một ngàn năm chỉ như một ngày (2Phi. 3:8).
Mặc dầu chưa ở trong phần vinh hóa, nhưng có thể chúng ta vui hưởng một điều gì đó về sự vinh hóa đang khi ở trong phần thánh hóa. Chúng ta có thể vui hưởng tiền vị hoặc trái đầu mùa của sự vinh hóa. Thỉnh thoảng khi ở một mình với Chúa, tôi kinh nghiệm nếm trước sự vinh hóa sắp đến. Mỗi Cơ-đốc nhân đúng đắn đều nên kinh nghiệm điều này.
Sự ban phát của Đức Chúa Trời phải theo sự công chính của Ngài. Nếu ĐấngChrist không trở nên một con người có thịt và huyết, và nếu Ngài không chết trên thập tự giá để cất tội lỗi chúng ta đi, thì Đức Chúa Trời không thể ban phát chính Ngài vào trong chúng ta. Khi nghe điều này, một số người có thể tranh luận: “Nói như vậy là quá luập pháp và nghiêm khắc. Anh không biết Đức Chúa Trời là tình yêu sao? Ngài không nghiêm khắc và luật pháp như vậy đâu. Vì Đức Chúa Trời Cha yêu thương tôi, Ngài có thể đơn giản đến với tôi và ban phát chính Ngài vào trong tôi dầu tôi tội lỗi đến đâu”. Quan niệm ấy bỏ qua sự kiện Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời công chính. Là Đấng công chính như vậy, Ngài nghiêm khắc và luật pháp hơn tất cả chúng ta.
Phải, Đức Chúa Trời là Cha và Ngài thật yêu thương chúng ta. Tuy nhiên theo các ẩn dụ trong Lu-ca chương 15, chúng ta không thể trực tiếp đến với Cha. Đứa con hoang đàng cần người chăn (Con) tìm kiếm và tìm ra, anh ấy cần người phụ nữ (Linh) soi sáng để được tỉnh thức, ăn năn và quyết định về nhà Cha. Chỉ nhờ sự tìm kiếm, tìm thấy của Con và sự soi sáng của Linh, tội nhân mới có thể trở về với Cha. Không có sự cứu chuộc của Con và sự soi sáng của Linh, chúng ta không thể trở về nhà Cha. Hơn nữa, nếu Con không chết cho chúng ta, Cha không có cơ sở để tiếp nhận chúng ta. Tuy nhiên, vì sự chết cứu chuộc của Con Ngài, nên Cha có cơ sở để tiếp nhận tất cả những ai đến với Ngài qua ĐấngChrist. Điều này cho thấy việc Cha tiếp nhận chúng ta phải theo sự công chính của Ngài. Ngoài sự nhục hóa và đóng đinh của Đấng Christ, Đức Chúa Trời công chính không có cách nào tiếp nhận chúng ta và truyền chính Ngài vào trong chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong chúng ta đang khi đòi hỏi về sự công chính của Ngài chưa được thỏa đáp, thì Ngài tự đặt mình vào vị trí không công chính. Vì vậy, sự ban phát Đức Chúa Trời Tam—Nhất phải theo sự công chính của Ngài.
Sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải chết vì tội mình. Nhưng nếu chúng ta chết, chúng ta sẽ bị diệt Vong. Vì Đức Chúa Trời không muốn chúng ta bị diệt vong nên Ngài ban Đấng Christ thay thế cho chúng ta. ĐấngChrist chết trên thập tự giá cho chúng ta theo sự công chính của Đức Chúa Trời để thỏa đáp đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Mục đích của sự chết Đấng Christ không phải để chúng ta có thể lên thiên đàng khi qua đời, nhưng để thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời hầu Ngài có thể ban phát chính Ngài vào trong chúng ta.
Giả sử anh em muốn rót nước vào một cái ly nhưng thấy cái ly không sạch. Nếu anh em rót nước trái cây vào một cái ly bẩn, nước trái cây ấy sẽ không uống được. Vì vậy, trước khi rót nước trái cây vào ly, trước hết anh em phải rửa sạch cái ly. Cũng vậy, trước khi Đức Chúa Trời có thể đến trong chúng ta, Con Ngài đã trở nên một con người và chết trên thập tự giá cho chúng ta, đổ huyết Ngài ra rửa sạch các tội phạm chúng ta. Điều này làm cho chúng ta trở nên những chiếc bình được rửa sạch, sẵn sàng được đổ đầy Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Trước khi Đức Chúa Trời có thể ban phát chính Ngài vào trong chúng ta, chúng ta phải được rửa sạch trong huyết của Đấng Christ. Đó là theo sự công chính của Đức Chúa Trời.
TRỞ NÊN CÔNG CHÍNH BẰNG CÁCH CHẾT
Chúng tôi đã chỉ ra rằng Đấng Christ chết trên thập tự giá là để thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta cần phải tiến tớiđể thấy Đức Chúa Trời muốn chúng ta cũng lên thập tự giá và chết. Nếu chúng ta không bị đóng đinh trên thập tự giá, những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời không thể được thỏa đáp trong chúng ta cách thực tế. Theo cách nhìn của Cha công chính, không điều gì công chính hơn là chúng ta chết trên thập tự giá. Nếu chết, chúng ta công chính về mọi phương diện. Tuy nhiên, nếu không chịu chết, chúng ta không có sự công chính trong các mối liên hệ với người khác và thậm chí với những điều vật chất. Chúng ta có thể đối xử không công bình với người khác, và không quản lý của cải vật chất của mình cách đúng đắn. Vì vậy, để công chính trước mặt Đức Chúa Trời, không những chúng ta cần dược rửa sạch, mà cũng cần phải chết. Khi chết, chúng ta tự nhiên được xưng công chính. Một Cơ-đốc nhân đúng đắn là người chết với Đấng Christ và hằng ngày cư xử theo sự kiện này. Nếu sống cách thiên nhiên, một tín đồ sẽ không công chính. Nhưng nếu kinh nghiệm sự chết của thập tự giá, người ấy sẽ công chính trong mọi sự, với mọi người và trong mọi phương diện.
ĐỨC CHÚA TRỜI CHỈ BAN PHÁT CHÍNH NGÀI
VÀO TRONG NHỮNG AI ĐÃ CHẾT
Chúng tôi đã nhấn mạnh sự kiện sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự chết của Đấng Christ và của chính chúng ta. Chúng ta được bao hàm trong sự chết của Đấng Christ. Khi Ngài chết, chúng ta cũng chết, vì chúng ta chết trong Ngài. Sự chết bao-hàm-tất-cả này nhằm thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời. Vì sự công chính của Đức Chúa Trời đã được thỏa đáp, nên Đức Chúa Trời có lý do chính đáng để ban phát chính Ngài vào trong những người được cứu chuộc và bị đóng đinh.
Đức Chúa Trời không thể ban phát chính Ngài vào trong những người vẫn còn sống trong sự sống thiên nhiên, nhưng chỉ có thể ban phát chính Ngài vào trong những người đã chết. Nếu anh em vẫn sống cách thiên nhiên, vẫn sống trong tội và thế gian, Đức Chúa Trời không có chỗ để ban phát chính Ngài vào trong anh em. Chỉ có cái chết của Đấng Christ và anh em đồng chết với Đấng Christ mới thỏa đáp đòi hỏi công chính của Ngài và tạo cho Đức Chúa Trời nền tảng công chính để truyền chính Ngài vào trong anh em. Điều này không những áp dụng vào thời điểm chúng ta được cứu, mà . cũng cho kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta với Chúa. Nếu muốn kinh nghiệm sự ban phát của Đức Chúa Trời Tam-Nhất, chúng ta phải đứng trước mặt Ngài như những người đã bị đóng đinh. Chúng ta phải tin và tuyên bố sự thật về sự chết của mình với Đấng Christ trên thập tự giá. Vì khi ấy chúng ta chết với Đấng Christ cách thực tế, nên Đức Chúa Trời sẽ có nền tảng để ban phát chính Ngài vào trong chúng ta với tất cả nhữrtg phong phú của Ngài. Đó là sự ban phát của Đức Chúa Trời theo sự công chính Ngài.
THÁNH KHIẾT VÀ PHỤC SINH
Trong 6:19, Phao-lô nói về “sự công nghĩa (hay: sự công chính,) để làm nên sự nên thánh”. Điều này cho thấy sự công chính dẫn chúng ta vào trong sự thánh khiết, vào trong sự thánh hóa. Sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất diễn ra nhờ sự thánh khiết của Ngài. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời liên quan đến tiến trình ban phát của Ngài. Như sự chết của Đấng Christ là vì sự công chính thì sự phục sinh của Đấng Christ là vì sự thánh khiết. Thật ra, Đấng Christ phục sinh là chính yếu tố thánh khiết trong chúng ta. Sự thánh khiết này làm chúng ta nảy mầm sống, sản sinh chúng ta và thánh hóa chúng ta. Điều này hoàn toàn là vấn đề sự sống.
La-mã 8:11 chép: “Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống động”. Hãy lưu ý trong câu này trước hết Phao-lô nói về Jesus và sau đó về Christ Jesus. Danh Jesus liên quan đến sự chết của Ngài, và danh xưng Christ Jesusliên quan đến sự phục sinh và truyền sự sống. Do đó, sự chết hên quan đếnJesus và việc ban sự sống liên quan đến Đấng Christ.
Sự chết của Jesus là để thỏa đáp sự công chính của Đức Chúa Trời, nhưng sự phục sinh của Đấng Christ là vì sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Sự công chính là thủ tục của Đức Chúa Trời, là cách Ngài làm việc, trong khi thánh khiết là bản chất Ngài. Thủ tục công chính của Đức Chúa Trời được sự chết của ĐấngChrist xác chứng, nhưng bản chất Ngài được truyền vào trong chúng ta qua sự phục sinh của Đấng Christ. Khi sự công chính của Đức Chúa Trời được xác chứng qua sự chết của Đấng Christ thì Đức Chúa Trời có được một vị thế để truyền chính Ngài vào trong chúng ta qua sự phục sinh của Đấng Christ. Khi ĐấngChrist phục sinh vào trong chúng ta, Ngài truyền bản chất của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta. Bản chất thánh khiết này khi ấy làm chúng ta nảy mầm sống, sản sinh chúng ta và thánh hóa chúng ta. Đấng Christ phục sinh bên trong chúng ta là yếu tố thánh khiết làm chúng ta sống động. Yếu tố này làm chúng ta nảy mầm sống, sống động và sau đó thánh hóa chúng ta. Đó là sự thánh hóa. Sự thánh hóa bao hàm một tiến trình dài bắt đầu khi chúng ta được cứu và tiếp tục suốt cuộc đời Cơ-đốc của chúng ta. Trong tiến trình này, chúng ta được biến đổi và thậm chí được đồng hóa theo hình ảnh Con Trưởng của Đức Chúa Trời.
Sự thánh hóa diễn ra qua tiến trình phục sinh. Tôi tin chắc tất cả chúng ta đều có Đấng Christ phục sinh bên trong mình và chúng ta đang trải qua tiến trình thánh hóa nhờ sự phục sinh. Tiến trình này thật ra là một thân vị, là chính Đấng Christphục sinh. Đấng Christ trong sự phục sinh vừa là sự thánh khiết vừa là sự thánh hóa của chúng ta. Điểm khác biệt giữa sự thánh khiết và thánh hóa là thánh khiết chỉ về chính yếu tố của Đấng Christ, trong khi thánh hóa chỉ về hành động của yếu tố ấy. Vì vậy, không những chúng ta đang trải qua tiến trình thánh khiết, mà cũng trải qua tiến trình thánh hóa. Yếu tố thánh khiết đang chuyển động và hoạt động trong chúng ta để thánh hóa chúng ta.
THĂNG THIÊN VÀ VINH HÓA
Sách La-mã không những đề cập đến các thuộc tính công chính và thánh khiết, mà còn đề cập đến thuộc tính vinh hiển. Sự vinh hóa bắt đầu từ thời điểm Đấng Christ thăng thiên, và sẽ hoàn thành khi Ngài trở lại. Sự thăng thiên của Đấng Christ là vì vinh hiển. Vì vậy, sự chết của Đấng Christ là vì sự công chính ; của Đức Chúa Trời, sự phục sinh là vì sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và sự thăng thiên là vì vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ trở lại, sự vinh hóa các thánh đồ sẽ được hoàn thành.
Tư tưởng này được tìm thấy trong La-mã chương 8. Trong câu 17, Phao-lô nói nếu chịu khổ với Đấng Christ, chúng ta sẽ được vinh hóa với Ngài. Trong câu 18, ông nói tiếp: “Vả, tôi kể sự khổ sở hiện nay chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển sắp được lộ ra cho chúng ta”. Cả cõi thọ tạo đang náo nức mong đợi “được buông tha khỏi ách tôi mọi của sự hư nát, để vào sự tự do vịnh hiển của con cái Đức Chúa Trời” (c. 21). Trong câu 30, Phao-lô nói những người được Đức Chúa Trời tiền định, kêu gọi và xưng công chính thì cũng đã được Ngài vinh hóa. Khi đang được thánh hóa, chúng
ta cũng đang dược vinh hóa. Với sự thánh hóa, chúng ta vui hưởng tiền vị của sự vinh hóa.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng sự vinh hóa bắt đầu với sự thăng thiên của ĐấngChrist. Là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta , được thăng thiên với Đấng Christ và đồng ngồi với Ngài trên cõi thiên thượng (Êph. 2:6). Đấng Christ vừa ở trong chúng ta cách chủ quan vừa ở cõi thiên thượng cách khách quan. Đấng Christ đã đem chúng ta vào cõi thiên thượng và Ngài đã đem cõi thiên thượng vào trong chúng ta. Khi nhận thức sự kiện mình được dự phần trong sự thăng thiên của Đấng Christ, không những chúng ta kinh nghiệm sự thánh hóa, mà còn kinh nghiệm sự vinh hóa. Ở trong sự thăng thiên là ở trong sự vinh hóa.
KINH NGHIỆM CHỦ QUAN VỀ
SỰ CÔNG CHÍNH, THÁNH KHIẾT VÀ VINH HIỂN
Chúng ta cần kinh nghiệm chủ quan về sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bị đóng đinh với Đấng Christ là kinh nghiệm sự công chính, và có Đấng Christ sống trong chúng ta là kinh nghiệm sự thánh khiết. Theo sự công chính Ngài và nhờ sự thánh khiết Ngài, Đức Chúa Trời Tam- Nhất được ban phát vào trong chúng ta cách đầy trọn dẫn đến vinh hiển Ngài. Điều đó có nghĩa là kết quả của sự ban phát Đức Chúa Trời là vinh hiển. Khi tiếp xúc hay đến thăm nhà chúng ta, người ta phải có thể cảm nhận được chúng ta đã chết với ĐấngChrist và Đấng Christ đang sống trong chúng ta. Nếu có tình trạng như vậy, chúng ta sẽ biểu lộ sự công chính, thánh khiết, và thậm chí vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Ngợi khen Chúa biết bao vì đã mở ra chiều sâu của Sách này cho chúng ta! Trong La-mã chương 3 và 4, chúng ta thấy Đấng Christ chết cho chúng ta và trong La-mã chương 6, chúng ta chết trong Đấng Christ. Sự chết này theo sự công chính và vì sự công chính của Đức Chúa Trời. Trong La-mã chương 6 đến chương 8, chúng ta thấy mình đang được thánh hóa qua sự sống động, hoạt động, chuyển động và hành động của Đấng Christ phục sinh trong chúng ta. Sau khi Đấng Christ phục sinh làm chúng ta nảy mầm sống và sản sinh chúng ta, Ngài thánh hóa chúng ta. Thánh hóa bao hàm biến đổi và đồng hóa. Khi tiến trình thánh hóa diễn ra bên trong, chúng ta bắt đầu kinh nghiệm sự vinh hóa của Đức Chúa Trời. Kết quả của sự ban phát Đức Chúa Trời Tam- Nhất vào trong chúng ta là vinh hiển. Nếu hằng ngày nhận lấy chỗ đứng của mình là đồng chết với ĐấngChrist, chúng ta sẽ có kinh nghiệm chủ quan về sự công chính. Khi ấy nếu để Đấng Christ sống bên trong, chúng ta sẽ có kinh nghiệm chủ quan về sự thánh khiết. Kết quả sẽ là vinh hiển, tức sự biểu lộ Đức Chúa Trời từ bên trong chúng ta.
MỤC TIÊU SAU CÙNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TAM-NHẤT TRONG SỰ BAN PHÁT CỦA NGÀI
Như sự công chính là thủ tục hành động của Đức Chúa Trời và thánh khiết là bản chất Ngài, thì vinh hiển là sự biểu lộ của Ngài. Mục tiêu sau cùng của sự ban phát Đức Chúa Trời Tam— Nhất là Đức Chúa Trời được biểu lộ qua Thân Thể Đấng Christ. Khi Thân Thể Đấng Christ đã trở nên sự biểu lộ của vinh hiển Đức Chúa Trời, thì đó sẽ là thời điểm vinh hóa trọn vẹn. Như La-mã chương 8 cho thấy, vũ trụ náo nức mong đợi thời điểm này, nôn nóng mong chờ bước vào sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Trong vinh hiển này, Đức Chúa Trời sẽ được biểu lộ đầy đủ. Đó sẽ là kết quả sau cùng của sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất.
Mỗi Hội Thánh địa phương ngày nay phải là bức tranh thu nhỏ của sự biểu lộ vinh hiển như thế của Đức Chúa Trời Tam— Nhất. Trong các Hội Thánh, chúng ta phải có thể nói: “Hỡi Satan, hãy nhìn Hội Thánh, ở đây ngươi có thể thấy sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Đức Chúa Trời”. Khi thấy điều này, Sa-tan bắt buộc phải thừa nhận đó là kết quả của sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Vì chúng ta đều đã chết trong Đấng Christ và do đó, chúng ta công chính theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, nên Sa-tan không có cơ sở nào để buộc tội hay lên án chúng ta. Bây giờ Đấng Christ đang sống trong chúng ta để thánh hóa, biến đổi và đồng hóa chúng ta theo hình ảnh của Đấng Christ. Kết quả của tiến trình này là vinh hiển. Điều này nên là chứng cớ mà mỗi Hội Thánh trong sự khôi phục của Chúa phải mang lấy. Trong mỗi Hội Thánh phải có nền tảng là sự công chính của Đức Chúa Trời, tiến trình thánh khiết của Đức Chúa Trời và mục tiêu vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đó là sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất theo sự công chính của Ngài, nhờ sự thánh khiết của Ngài và dẫn đến vinh hiển Ngài như đã được khải thị trong Sách La-mã.