nerve pain in hand amitriptyline
nerve pain in tooth amitriptyline
andrewwestgarth.co.uk nerve pain in tooth amitriptyline
QUYỀN LÀM CON TRONG SÁCH LA-MÃ
Trong 1:9, Phao-lô nói ông hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của Con Ngài. Điều này cho thấy tất cả chúng ta nên hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm của Đấng Christ. Tuy nhiên, để làm điều này, chúng ta cần biết Phúc Âm là gì.
Phúc Âm không chỉ bao hàm những vấn đề như cứu chuộc, tha tội, xưng công chính, giải hòa, tẩy sạch và tái sinh. Tất cả những điều này là những phương diện trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nhưng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời có một mục tiêu và mục tiêu ấy là quyền làm con. Điều này có nghĩa là sự cứu chuộc, tha thứ, xưng công chính, giải hòa, tẩy sạch và tái sinh đều để hoàn thành ước muốn có nhiều con của Đức Chúa Trời hầu biểu lộ Ngài.
Ý định đời dời của Đức Chúa Trời là Ngài được biểu lộ ra qua một Thân Thể, được cấu tạo bởi những người con được vinh hóa. Ban đầu, Đức Chúa Trời chỉ có một Con, là Con Độc Sanh của Ngài. Nhưng sự phục sinh của Jesus Christnay đã hoàn thành, nên Ngài có nhiều con. Qua sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ, hàng triệu tội nhân đã được làm cho trở nên các con của Đức Chúa Trời. Đó là mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Sách La-mã cho thấy rằng mục tiêu của Phúc Âm là quyền làm con, việc sinh ra nhiều con của Đức Chúa Trời.
Bốn câu đầu của Sách La-mã cực kỳ quan trọng. Ngay trong câu đầu tiên, Phao-lô nói: “Phao-lô, đầy tớ của Jesus Christ, được gọi làm sứ đồ, biệt riêng ra cho Phúc Âm của Đức Chúa Trời”. Sự kiện Sách La-mã mở đầu với một lời nói về Phúc Âm của Đức Chúa Trời cho thấy Phúc Âm là đề tài của Sách này. Phúc Âm của Đức Chúa Trời không đề cập đến tôn giáo, giáo lý, hay hình thức; hơn nữa, Phúc Âm ấy cũng không chỉ đề cập đến cứu chuộc, tha thứ hay xưng công chính. Như câu 3 nêu rõ, Phúc Âm của Đức Chúa Trời đề cập đến Con Đức Chúa Trời, là Jesus Christ Chúa chúng ta. Điều này cho thấy Phúc Âm đề cập đến quyền làm con. Niềm vui thỏa, ước muốn và niềm vui thích của Đức Chúa Trời luôn luôn liên quan đến Con Ngài. Ngài có ý định sinh ra nhiều con được đồng hóa theo khuôn mẫu, kiểu mẫu, là Con Trưởng. Qua Ngài, trong Ngài và với Ngài nhiều con đang được sinh ra. Do đó, Phúc Âm của Đức Chúa Trời đề cập đến sự sinh ra nhiều con được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ.
ĐẤNG CHRIST ĐƯỢC CHỨNG MINH
LÀ CON CỦA ĐÚC CHÚA TRỜI
Trong sự nhục hóa của Ngài, Đấng Christ đã đến như dòng dõi của Đa-vít theo xác thịt (1:3). Trong Kinh Thánh từ “xác thịt” không phải là một từ tích cực. Tuy nhiên, Phúc Âm Giăng tuyên bố Lời đã trở nên xác thịt (1:14). Phúc Âm của Đức Chúa Trời đề cập đến Con Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt, trở nên dòng dõi của một người theo xác thịt. Trong Sách La-mã, chúng ta thấy xác thịt này đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời!
Qua sự chứng minh này, Đấng Christ, vốn là Con Đức Chúa Trời trước khi nhục hóa, đã trở nên Con Đức Chúa Trời theo cách mới. Trước khi nhục hóa, Ngài là Con Đức Chúa Trời chỉ với thần tính. Nhưng bây giờ, qua sự phục sinh, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời vừa với thần tính, vừa với nhân tính. Nếu Đấng Christ không bao giờ mặc lấy bản chất phàm nhân, Ngài không cần được chứng minh là Con Đức Chúa Trời, vì trong thần tính mình, Ngài đã là Con Đức Chúa Trời rồi, thậm chí từ cõi đời đời.
La-mã 8:3 nói Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến trong hình trạng xác thịt của tội. Điều này cho thấy Đấng Christ không có tính tội lỗi của xác thịt; Ngài chỉ có hình dạng giống như xác thịt của tội. Về phương diện này, Ngài giống như con rắn bằng đồng bị treo lên cây sào trong đồng vắng (Dân. 21:8-9). Con rắn bằng đồng có hình dạng của một con rắn, nhưng không có bản chất độc hại của rắn. Theo nguyên tắc này, Đấng Christ có hình dạng, biểu lộ bên ngoài, hình trạng của xác thịt của tội, nhưng Ngài có bản chất tội của xác thịt của tội.
Vì Đấng Christ, tức Con Đức Chúa Trời, đã mặc lấy xác thịt cho chính Ngài nên bản chất phàm nhân của Ngài cần được chứng minh là Con Đức Chúa Trời trong quyền năng bởi sự phục sinh. Sự chết trong A-đam thật khủng khiếp. Tuy nhiên sự chết của Đấng Christ là kỳ diệu vì sự chết của Ngài kết liễu mọi điều tiêu cực và mở đường cho sự phục sinh. Nhờ sự phục sinh, Đấng Christ được biến hóa và được chứng minh là Con Đức Chúa Trời.
Thi-thiên 2:7 chép: “Ngươi là Con Ta; ngày nay Ta đã sinh ngươi”. Vì ĐấngChrist vốn đã là Con Đức Chúa Trời, sao lại còn cần được sinh ra làm Con Đức Chúa Trời nữa? Công-vụ 13:33 trưng dẫn Thi-thiên 2:7, cho thấy Đấng Christ được sinh làm Con Đức Chúa Trời vào ngày phục sinh. Nhưng trước ngày ấy Ngài không phải là Con Đức Chúa Trời sao? Chắc chắn Ngài đã là Con. Tuy nhiên, Ngài vẫn cần được sinh ra bởi sự phục sinh vì Ngài đã mặc lấy nhân tính. Theo thần tính, Ngài không cần được sinh ra. Nhưng theo nhân tính thì cần có điều này. Vào ngày Ngài phục sinh, xác thịt của Đấng Christ được nâng cao và được biến hóa thành một tố chất vinh hiển. Đó là sự sinh ra trong quyền năng bởi sự phục sinh. Sự sinh ra này cũng là sự chứng minh. Bằng cách này, Jesus, Con Người trong xác thịt, đã được sinh ra và được chứng minh là Con Đức Chúa Trời.
THEO LINH CỦA SỰ THÁNH KHIẾT
Câu 4 nói sự chứng minh này là theo Linh của sự thánh khiết. Minh họa về hạt cẩm chướng sẽ giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của điều này. Khi một hạt cẩm chướng được chôn xuống đất thì nó chết. Nhưng sự chết này chuẩn bị con đường cho sự phục sinh. Cuối cùng, hạt giống này nảy mầm, mọc thành cây trưởng thành và sinh ra hoa cẩm chướng. Khi cây cẩm chướng nở hoa, nó được chứng minh. Hoa cẩm chướng là sự chứng minh của hạt cẩm chướng. Một hạt cẩm chướng được chứng minh không phải do dán nhãn, nhưng bằng cách bị chôn xuống đất và mọc lên thành cây cẩm chướng nở hoa. Điều này cho thấy hạt cẩm chướng được chứng minh theo sự sống bên trong; tức là nó được chứng minh theo sự sống. Nếu tôi chôn một viên đá xuống đất, không có gì xảy ra vì viên đá không có sự sống. Nhưng sau khi một hạt cẩm chướng được gieo vào lòng đất, nó sẽ được chứng minh theo sự sống bên trong nó.
Cũng theo nguyên tắc này, khi Đấng Christ phục sinh từ kẻ chết, Ngài được chứng minh trong quyền năng bởi sự phục sinh theo Linh của sự thánh khiết ở trong Ngài. Bây giờ Ngài là Con Đức Chúa Trời theo cách kỳ diệu hơn trước, vì bây giờ Ngài có cả bản chất thần thượng và bản chất phàm nhân được phục sinh, biến đổi, nâng cao, vinh hóa và chứng minh.
Là Con Đức Chúa Trời với cả thần tính lẫn nhân tính, Đấng Christ bây giờ là khuôn mẫu và kiểu mẫu cho sự sản sinh hàng loạt những người con của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời không muốn chỉ có một Con, là Con Độc Sanh; Ngài mong muốn nhiều con, tất cả đều là sự sản sinh hàng loạt của Con Trưởng. Trong chương 1, có khuôn mẫu, nhưng trong chương 8, có sản sinh hàng loạt. Chương 8 khải thị rõ rằng Con Độc Sanh đã trở nên Con Trưởng giữa nhiều anh em.
NHIỀU CON ĐƯỢC HÌNH THÀNH BẰNG CÁCH NẰO
Bây giờ chúng ta cần xem xét nhiều người con này được hình thành bằng cách nào. Bí quyết để hiểu điều này nằm trong 1:3 và 4. Trong các câu này, có một số từ quan trọng: theo xác thịt, theo Linh, Linh của sự thánh khiết, quyền năng, sự phục sinh, và Con Đức Chúa Trời. Theo một ý nghĩa, cả Sách La-mã kết cấu quanh những cụm từ này. Thật ra, câu 3 và 4 của chương 1 tóm tắt cả Sách. Sách La-mã là bản ký thuật về tội nhân trong xác thịt trở nên các con Đức Chúa Trời trong quyền năng và bởi sự phục sinh. Trong 3:20, chúng ta đọc thấy “chẳng có xác thịt nào nhờ công việc Kinh Luật mà được xưng nghĩa (hay: xưng công chính) trước mặt Ngài”. Câu này cho thấy xác thịt, tức con người sa ngã, là vô vọng. Chương 7 cho thấy xác thịt xấu xa và gây rắc rối biết bao. Kế đến chương 8 mô tả sự bất năng cùng cực của xác thịt trong việc giữ Luật của Đức Chúa Trời. Trước khi được cứu, chúng ta chỉ là xác thịt; chúng ta vô vọng, rắc rối và yếu đuối. Nhưng Đấng Christ trở nên hình trạng xác thịt của tội, và trong sự đóng đinh, Ngài đem xác thịt này đến thập tự giá và kết liễu nó.
Theo xác thịt, chúng ta không thể được chứng minh là các con Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ có thể trở nên các con Đức Chúa Trời theo Linh của sự thánh khiết. Là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta có cả xác thịt nhận lãnh từ cha mẹ thiên nhiên, và Linh của sự thánh khiết, là Đấng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Giống như Chúa Jesus, chúng ta cũng có hai bản chất, bản chất phàm nhân và bản chất thần thượng. Bây giờ chúng ta có thể dạn dĩ nói rằng: “Chúa Jesus ơi, Ngài có hai bản chất, và chúng con cũng có hai bản chất. Ngài, trở nên xác thịt và chúng con cũng là xác thịt. Trong Ngài có Linh của sự thánh khiết và trong chúng con cũng có Linh của sự thánh khiết”. Ô, trong chúng con có Linh của sự thánh khiết, tức Đấng thật sự là Thân Vị kỳ diệu của chính Đấng Christ! Sự thánh khiết là tố chất, là thể yếu, yếu tố, bản chất của Đức Chúa Trời. Bản chất thánh khiết này của Đức Chúa Trời hoàn toàn khác với mọi điều khác và tách biệt với chúng. Linh của sự thánh khiết chỉ về chính thể yếu của Đức Chúa Trời. Do đó, bằng cách có Linh của sự thánh khiết, chúng ta có tố chất của Đức Chúa Trời trong mình. Theo Linh này, chúng ta đang được chứng minh là các con Đức Chúa Trời.
ĐƯỢC THÁP VÀO TRONG ĐẤNG CHRIST
Là tín đồ, chúng ta đã được tháp vào trong Đấng Christ. Giả sử nhánh của một cây xấu được tháp vào một cây tốt hơn. Qua tiến trình tháp này, nhánh xấu đó trở nên nhánh tốt, là một phần của nhánh tốt. Sau khi được tháp vào trong Đấng Christ và vào trong hình trạng của sự chết Ngài, bây giờ chúng ta đang trải qua tiến trình phục sinh. Theo lPhi-e-rơ 1:3, chúng ta được tái sinh bởi sự phục sinh của Đấng Christ. Điều này có nghĩa là chúng ta được sinh lại khi Đấng Christphục sinh. Trong một ý nghĩa rất thật, chúng ta được sinh lại trước khi ra đời. Bây giờ .chúng ta đang kinh nghiệm sự phục sinh của những gì đã được phục sinh rồi và kinh nghiệm sự tuôn đổ những gì đã được tuôn đổ rồi. Vì lý do này, chúng ta có thể nói mình đang ở trong tiến trình được phục sinh.
Ý niệm này được tìm thấy trong La-mã chương 8. Đấng làm cho Đấng Christtừ kẻ chết sống lại đã nhờ Linh Ngài là Đấng cư ngụ trong chúng ta, ban sự sống cho chúng ta (c. 11). Điều này cho thấy hiện nay chúng ta đang trải qua tiến trình phục sinh.
THÁNH HÓA VÀ BIẾN ĐỔI
Được chứng minh nghĩa là chúng ta đang được thánh hóa. Sự thánh khiết là tố chất, nhưng thánh hóa là tiến trình trở nên thánh khiết. Một số Cơ-đốc nhân xem thánh khiết chỉ là tình trạng vô tội. Những người khác lại nêu lên rằng thánh khiết chỉ về sự phân rẽ, thay đổi vị trí. Cả hai điều này đều không phải là định nghĩa đúng đắn hay đầy đủ. Thánh khiết không những bao hàm cả tình trạng không có tội lẫn phân rẽ, mà cũng liên quan đến thay đổi về bản tính.
Một lần nữa, hãy xem xét minh họa về việc pha trà. Khi trà được thêm vào nước, nước được “trà hóa”. Đó là hình ảnh của sự thánh hóa. Đấng Christ là “trà” thiên thượng, và chúng ta là “nước”. Càng được thêm “Trà” thần thượng vào, chúng ta càng được “trà hóa”. Thánh hóa không chỉ là thay đổi vị trí, mà còn là thay đổi về bản tính. Trong minh họa về việc pha trà, tính chất của nước, thậm chí là thể yếu của nó, được thay đổi khi nước được “trà hóa”.
Thánh hóa bao hàm biến đổi. Khi nước được “trà hóa”, nó cũng được biến đổi. Do đó, sự phục sinh, thánh hóa và biến đổi đều liên quan với nhau.
TIẾN TRÌNH CỦA QUYỀN LÀM CON
Biến đổi là để đồng hóa. Theo 8:29, tất cả chúng ta đều sẽ được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Bởi sự đồng hóa, chúng ta được đem vào thực tại của quyền làm con. Khi được tái sinh, chúng ta chỉ có một phần nhỏ của quyền làm con. Bây giờ quyền làm con cần được lan rộng trong chúng ta cho đến khi dầm thấm toàn bản thể chúng ta. Cuối cùng, vào thời điểm Chúa trở lại, thậm chí thân thể vật lý của chúng ta cũng sẽ được dầm thấm quyền làm con. Do đó, sự dầm thấm thân thể chúng ta bằng quyền làm con là sự cứu chuộc thân thể chúng ta.
Ngày nay linh chúng ta ở trong quyền làm con, nhưng thân thể thì không. Theo linh, chúng ta là con Đức Chúa Trời, nhưng theo thân thể vật lý, chúng ta chưa ở trong quyền làm con. Sự biến hóa, tức sự cứu chuộc thân thể chúng ta, khi Chúa trở lại sẽ là bước cuối cùng của quyền làm con. Vào thời điểm ấy, chúng ta sẽ được đem vào quyền làm con một cách hoàn toàn và triệt để. Trong từng phần của bản thể mình - linh, hồn và thân - chúng ta sẽ là những người con thật của Đức Chúa Trời. Khi ấy chúng ta sẽ được vinh hóa. Ngợi khen Chúa vì ngày nay chúng ta đang trải qua tiến trình của quyền làm con, là tiến trình trở nên các con của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có Linh của quyền làm con như tiền vị bên trong mình. Khi kêu: “A-ba, Cha”, chúng ta vui hưởng Thánh Linh cách ngọt ngào như tiền vị. Linh của quyền làm con này bây giờ đang phục sinh, thánh hóa, biến đổi và đồng hóa chúng ta theo hình ảnh của Đấng Christ.
THÂN THỂ
ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG NHỮNG NGƯỜI CON
Nhiều anh em này, tức nhiều con của Đức Chúa Trời, là các chi thể của Thân Thể Đấng Christ. Vì Thân Thể chỉ được xây dựng bằng các con Đức Chúa Trời, không phải bằng các tội nhân trong xác thịt, nên quyền làm con được đề cập trước và Thân Thể được đề cập sau. La-mã chương 12 là phần nối trực tiếp với La-mã chương 8. Chỉ sau khi đã được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christchúng ta mới có được thực tại của Thân Thể, và là các chi thể của Thân Thể ấy.
Mục tiêu của Phúc Âm như được khải thị trong Sách La-mã là biến đổi tội nhân trong xác thịt thành con cái của Đức Chúa Trời trong linh để hình thành Thân Thể Đấng Christ. Sứ đồ Phao-lô hầu việc Đức Chúa Trời trong Phúc Âm này. Ngày nay chúng ta cũng phải học tập hầu việc Đức Chúa Trời trong một Phúc Âm như vậy. Đức Chúa Trời làm vững lập chúng ta theo Phúc Âm được khải thị trong Sách La-mã (16:25). Phúc Âm này không chỉ dành cho người vô tín mà cũng dành cho tín đồ. Đức Chúa Trời làm vững lập tín đồ theo Phúc Âm về Con Đức Chúa Trời là Đấng đã trở nên một con người trong xác thịt và là Đấng được chứng minh trong nhân tính là Con Đức Chúa Trời theo Linh của sự thánh khiết trong quyền năng bởi sự phục sinh. La-mã 1:3 và 4 là lời tóm tắt của Phúc Âm, và phần còn lại của Sách La-mã là nội dung trọn vẹn của Phúc Âm. Trong Phúc Âm này, Đức Chúa Trời đang biến đổi tội nhân trong xác thịt thành con cái của Đức Chúa Trời trong quyền năng, bởi sự phục sinh, và theo Linh của sự thánh khiết.