"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870106
Đang truy cập:99

La mã bài 48-

buy amitriptyline london

buy antidepressants mastercard

buy naltrexone online cheap

buy generic naltrexone online online can you buy naltrexone over the counter

 

CAI TRỊ TRONG SỰ SỐNG TRÊN SỰ CHẾT
Trong hai bài trước, chúng ta đã thấy bởi ân điển, chúng ta có thể cai trị trong sự sống trên tội, sự chết, và Sa-tan. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề cai trị trong sự sống trên sự chết.
Tuy nhiên, trước khi xem xét, chúng ta hãy ôn lại sự khác biệt giữa tội và điều ác, ân điển và Linh. Tội là bản chất của Sa-tan tiêm vào trong con người, còn điều ác là tội hoạt động. Khi Satan tiêm chính hắn vào trong con người, đó là tội. Nhưng khi tội hiện diện và hoạt động trong chúng ta, đó là điều ác. Cũng theo nguyên tắc này, ân điển là Đức Chúa Trời đến trong con người và hiện thân trong con người. Nhưng khi ân điển hiện diện và hoạt động, ân điển trở nên Linh.
 
HÀNH ĐỘNG HIỆN NAY CỦA SỰ CHẾT
Kinh Thánh khải thị rằng sự chết đến từ tội, như 6:23 chép: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết”. Điều này có nghĩa là sự chết là hậu quả của tội. Có thể hiểu biết của chúng ta về sự chết chỉ có tính giáo lý. Khi còn trẻ, tôi được dạy là có hai sự chết: sự chết vật lý của con người và Hồ Lửa, là sự chết thứ hai. Tôi không xem sự chết là điều gì đó mà tôi có liên hệ hằng ngày trong kinh nghiệm. Tuy nhiên, dần dần tôi khám phá ra rằng trong Kinh Thánh, nhiều câu cho thấy sự chết hiện đang hành động trong chúng ta. Sự chết giống một con sâu không ngừng ăn chúng ta. Tội làm chúng ta hư hoạ

i, nhưng nó không ăn chúng ta. Sự chết là “con sâu” đang ăn nuốt chúng ta hằng ngày.

Sự chết có nhiều phương diện, phương diện hiện tại và phương diện tương lai, phương diện chủ quan và phương diện khách quan. Sau thời đại một ngàn năm, tất cả những người chết vô tín đều sẽ sống lại và đứng trước ngai trắng để chịu phán xét (Khải. 20:12). Những người không có tên trong Sách Sự Sống sẽ bị ném vào Hồ Lửa, đó là sự chết thứ hai (Khải. 20:15). Gánh nặng của chúng tôi trong bài này không về phương diện khách quan, thuộc về tương lai của sự chết, mà về phương diện chủ quan, hiện tại. Ngay giây phút này, yếu tố sự chết đang ở trong bản thể chúng ta, cố gắng giết chết chúng ta.
Trong các chương từ 5 đến 8 của Sách La-mã, đề tài sự chết được đề cập đến cách đầy đủ. Trong La-mã chương 5, chúng ta thấy sự chết vào trong thế gian qua tội và sau đó truyền đến mọi người. Hơn nữa, như câu 14 đã nói rõ, sự chết cũng cai trị. Trong 6:21 và 23, Phao-lô nói rằng kết cuộc của những điều hiện nay chúng ta đang hổ thẹn là sự chết, và sự chết là tiền công của tội. La-mã chương 7 là chương không những nói về Luật mà cũng nói về sự chết. Trong câu 10 và 11, Phao-lô tuyên bố: “Vậy, điều răn vốn đưa đến sự sống, thì tôi lại thấy nó đưa đến sự chết. Vì tội lỗi nhơn dịp bởi điều răn mà lừa dối tôi và nhơn đó giết tôi”. Hơn nữa, trong câu 13, Phao-lô nói: “Tội lỗi đã nhơn điều lương thiện mà gây nên sự chết cho tôi”. Vì vậy, trong câu 24, ông kêu lên: “Ôi tôi là người khốn khổ dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” Sự chết Phao-lô đang nói đến trong chương 7 không phải là sự chết đến trong tương lai, mà là sự chết đang hành động trong chúng ta ngay bây giờ.
Tình trạng của Phao-lô trong La-mã chương 7 rất khác với tình trạng của Đa-vít trong Thi Thiên 51. Thi Thiên 51 là Thi Thiên ăn năn sau một hành động phạm tội cụ thể. Tuy nhiên, trong La-mã chương 7, Phao-lô không ăn năn vì đã phạm tội. La- mã chương 7 không liên quan đến ăn năn, nhưng liên quan đến sự chết, đến sự hành động liên tục của sự chết trong ông. Sự ăn năn giúp ích rất nhiều cho Đa-vít trong Thi Thiên 51, nhưng không giúp ích gì cho Phao-lô trong La-mã chương 7. Nó không thể giải cứu ông khỏi sự chết trong thân thể hay chết của ông.
 
CÁI NỌC CỦA SỰ CHẾT
Trong lCô-rin-tô 15:55-56, Phao-lô nói: “Ớ sự chết, sự đắc thắng của mầy ở đâu? Ớ sự chết, cái nọc của mầy ở đâu? Cái nọc của sự chết là tội lỗi, quyền lực của tội lỗi là Kinh Luật”. Sự chết được ví sánh với bọ cạp, và tội được ví sánh với nọc bọ cạp. Theo Hê-bơ-rơ 2:14, kẻ có quyền lực của sự chết là Ma Quỉ. Một khi chúng ta bị “bọ cạp” sự chết chích, Ma Quỉ thi hành quyền lực giết chết chúng ta. Do đó, Sa-tan cố quyền lực của sự chết, còn tội là nọc của sự chết. Mỗi khi chúng ta bị tội chích, chất độc của sự chết vào trong chúng ta. Kết quả là sự giết chết thuộc linh, sự chết thuộc linh.
 
MỘT SỰ TƯƠNG PHẢN
Ở điểm này, thấy được sự tương phản rõ nét giữa mặt tiêu cực và mặt tích cực thì thật ích lợi. Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời. Khi Sa-tan tiêm chính hắn vào trong con người, bản chất Sa-tan trong con người trở nên tội. Trái lại, Đức Chúa Trời được đem vào trong con người thì trở nên ân điển. Vì vậy, tội đối kháng với ân điển. Khi tội hiện diện và hoạt động trong chúng ta, tội trở nên điều ác. Nhưng khi ân điển hiện diện và hoạt động, ân điển trở nên Linh. Kết quả hoạt động của điều ác là sự chết, trong khi kết quả hoạt động của Linh là sự sống. Vì vậy, Sa-tan, tội, điều ác và sự chết chống đối Đức Chúa Trời, ân điển, Linh và sự sống.
 
LINH VÀ KINH NGHIỆM SỰ SỐNG
Đặt Linh và sự sống lại với nhau, La-mã 8:2 nói về Linh của sự sống. Cũng theo nguyên tắc này, chúng ta có thể nói về “điều ác của sự chết”. Sự sống là Đức Chúa Trời đang sống trong chúng ta. Chính Đức Chúa Trời sống trong chúng ta là Linh. Khi Đức Chúa Trời là nguồn,  xa chúng ta, thì Ngài là Cha. Nhưng khi chính Đức Chúa Trời này đến trong chúng ta cách thực tế, Ngài là Linh. Tuy nhiên, nếu Linh chỉ ở trong chúng ta mà không hành động, chúng ta sẽ không kinh nghiệm sự sống. Là tín đồ, tất cả chúng ta đều biết Linh  bên trong mình. Tuy nhiên, không bao nhiêu người trong chúng ta có kinh nghiệm phong phú về sự sống thần thượng. Vì vậy, mặc dầu có Linh, chúng ta vẫn thiếu sự sống. Lý do là vì Linh cư trú trong chúng ta không có nhiều cơ hội để sống trong chúng ta. Chúng ta có Linh bên trong, nhưng có thể chúng ta không quan tâm đến Ngài đúng mức. Đôi khi chúng ta bị công việc chiếm hữu hoàn toàn đến nỗi không có thì giờ cho điều gì khác. Cũng vậy, bản thể chúng ta bị chiếm hữu đến nỗi không có thì giờ hay tấm lòng dành cho Linh. Chúng ta hầu như không có khả năng dành chỗ cho Linh Nội Cư. Dường như chúng ta nói với Linh: “Con nhận biết Ngài rất quí báu đối với con, nhưng chỉ vì lòng con thờ ơ với Ngài”.
Nhiều Cơ-đốc nhân có quan niệm sai rằng nếu họ xao lãng Linh, Linh sẽ lìa khỏi họ. Tuy nhiên, theo Kinh Thánh, Linh sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta một khi Ngài đã vào trong chúng ta. Linh không tự cho mình là khách trong chúng ta, nhưng là Đấng Cư Ngụ, là Chủ của nơi cư ngụ này.
Cách đây nhiều năm tôi đọc một quyển sách dùng tranh ảnh để chỉ về công tác của Linh. Người ta vẽ một con chim bồ câu tượng trưng cho Linh đến trong con người khi họ tin Chúa và bay đi khi họ phạm tội. Vì nhiều Cơ-đốc nhân Trung Quốc tìm kiếm Chúa đã tiếp nhận một điều gì đó từ quyển sách này, nên chúng tôi dành nhiều thì giờ để bác bỏ sự dạy dỗ sai là Linh sẽ lìa khỏi tín đồ nếu họ phạm tội. Ê-phê-sô 4:30 chép: “Chớ làm buồn Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì trong Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc”. Có thể Linh bị buồn phiền trong chúng ta, nhưng Ngài sẽ không bao giờ lìa khỏi. Linh vẫn cứ  đó, nhưng có thể Ngài không được tạo cơ hội để sống trong chúng ta như Ngài mong muốn. Vì vậy, chúng ta có Linh, nhưng có thể không có sự sống trong kinh nghiệm.
Khi một số người nghe rằng chúng ta có thể có Linh mà không kinh nghiệm sự sống, có lẽ họ tranh luận rằng không thể có Linh mà không có sự sống. Tuy nhiên, sự thật là khi không để cho Linh sống bên trong, chúng ta không có sự sống thần thượng cách thật sự và thiết thực, mặc dầu có thể chúng ta có sự sống trong địa vị hay trên danh nghĩa. Chẳng hạn như khi nổi nóng, anh em có biểu lộ sự sống thần thượng không? Những lúc như vậy anh em ở trong sự chết, không phải sự sống. Nói theo giáo lý, mỗi tín đồ đều có sự sống. Nhưng trong thực tế, sự sống là Linh sống động. Do đó, chỉ khi Linh sống và cư ngụ trong chúng ta, chúng ta mới có sự sống trong kinh nghiệm. Trước hết, Đức Chúa Trời là ân điển đối với chúng ta, và kế đến ân điển hoạt động như Linh trong chúng ta. Kết quả là chúng ta kinh nghiệm sự sống. Nguyên tắc tương tự như vậy đối với Sa-tan, tội, điều ác, và sự chết. Trước hết Sa-tan là tội trong chúng ta, và sau đó tội hoạt động như điều ác. Kết quả là sự chết. Sự hiểu biết về sự sống và sự chết này dựa trên kinh nghiệm của chúng ta.
 
CẢM NHẬN VỀ SỰ CHẾT
Sa-tan, kẻ nắm giữ quyền lực của sự chết, đã tiêm bản chất gian ác của hắn vào trong chúng ta như là tội. Do đó, thậm chí trẻ sơ sinh dường như rất vô tội và đáng yêu, cũng có bản chất của tội. Vì một đứa bé ra đời trong tội nên tội ở trong chính bản chất của nó. Tuy nhiên, cần có thời gian để tội xuất hiện trong hành động. Khi năm tháng trôi qua và đứa bé lớn lên, bản chất tội này lộ ra. Khi tội hoạt động trong bản thể của nó, tội trở thành điều ác, và kết cuộc của điều ác là sự chết.
Là tín đồ trong Đấng Christ, thậm chí chính chúng ta cũng có thể ở dưới sự giết chết của sự chết hằng ngày. Trong kinh nghiệm của chúng ta, tội trở nên điều ác, và điều ác trở nên sự chết. Chẳng hạn, chúng ta có thể dễ dàng bị giết chết do hậu quả của nói hành. Chúng ta có thể nhận biết những triệu chứng của sự chết, và nhận biết khi sự chết hành động trong chúng ta. Một số triệu chứng của sự chết là tối tăm, trống rỗng, bất an, và khô hạn. Những người cung ứng Lời đều biết rằng bất cứ một sự khô hạn nào cũng ngăn trỗ chúng ta chia sẻ. Nếu tôi nổi nóng khi sắp chia sẻ, có thể tôi cảm thấy rất khó cất tiếng trong buổi nhóm. Huyết rửa sạch và tẩy sạch tôi, nhưng cần có thời gian để sự chết bị nuốt đi. Mỗi khi cảm nhận sự chết bên trong, chúng ta phải đến với Chúa, giải quyết triệt để với Ngài về điều đó, và không những kinh nghiệm huyết, nhưng cũng kinh nghiệm sự xức dầu, là sự sống động của Linh bên trong. Kết quả của sự xức dầu là sự sống. Rồi nếu chia sẻ theo Linh sống động, sự chia sẻ của chúng ta sẽ đầy dẫy sự sống.
Nhiều chị em không những bị giết chết vì nói hành mà còn vì mua sắm. Các chị em đắc thắng trong vấn đề mua sắm thật sự đang cai trị trong sự sống bởi ân điển. Mua sắm là thử nghiệm lớn cho chị em. Vì lý do này, đối với các chị, tránh xa các cửa hàng bách hóa suốt ba tháng là rất khó. Nhưng nếu các chị không đi mua sắm khi không cần thiết, họ sẽ thấy điều đó tạo nên một khác biệt lớn trong kinh nghiệm sự sống của mình. Nếu các chị có thể đắc thắng nói hành và mua sắm, họ sẽ tuôn tràn sự sống trong những buổi nhóm của Hội Thánh.
Mục tiêu của tôi khi đưa ra những ví dụ này không phải để xử lý việc mua sắm và nói hành, mà là xử lý sự chết. Môi-se đặt ra cho con cái I-xra-ên nhiều luật lệ. Trái lại, Đấng Christ không đặt cho chúng ta luật lệ; Ngài truyền sự sống vào trong chúng ta.
HỢP TÁC VỚI LUẬT CỦA LINH SỰ SỐNG
La-mã 8:2 chép: “Vì luật của Linh Sự Sống trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật của tội và sự chết”. Trong kinh nghiệm của mình, có lẽ chúng ta thấy luật của Linh Sự Sống không luôn luôn hành động cách hiệu quả như Phao-lô nêu lên trong câu này. Lý do là vì chúng ta muốn luật của sự sống đắc thắng một số điều như tánh nóng nảy, nhưng có thể không để cho luật sự sống có cơ hội làm bất cứ điều gì luật này quyết định trong chúng ta. Vì ghét tánh nóng nảy của mình, chúng ta muốn luật sự sống đắc thắng nó. Vì vậy, chúng ta phân công cho luật sự sống làm nhiệm vụ này. Nhưng không nên phân công cho luật sự sống làm những điều cụ thể và rồi ngăn cản luật này làm những điều khác. Trái lại, phải cho luật này cơ hội hành động theo bất cứ cách nào luật này muốn. Mặc dầu luật của Linh Sự Sống chỉ là một, nhưng luật này chi phối hàng ngàn điều. Chẳng hạn như luật này sẽ chi phối cách chúng ta cắt tóc và cách chúng ta sống ở nhà.
Nếu không hợp tác với luật của Linh Sự Sống bên trong, tức khắc chúng ta sẽ chết. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, sự chết xấu xa hơn tội. Sự chết gớm ghiếc đối với Đức Chúa Trời; Ngài ghét sự chết. Nói hành có thể không là tội, nhưng vì điều đó đem lại sự chết nên nó gớm ghiếc trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Đó là xúc phạm đối với Đức Chúa Trời hằng sống. Hằng ngày chúng ta xúc phạm Đức Chúa Trời hằng sống là Đấng cư ngụ trong chúng ta. Vì rất nhiều Cơ-đốc nhân bị chết bề trong nên họ không thể liên tục kinh nghiệm sự sống.
TIẾP XÚC NGÀI ÂN ĐIỂN
Để kinh nghiệm sự sống là Linh đang sống trong chúng ta, chúng ta cần đến với nguồn sự sống, là Đức Chúa Trời, là Chúa, trong sự tẩy sạch bởi huyết cứu chuộc của Đấng Christ với một tấm lòng và linh mở ra. Nếu cứ luôn mở ra cho Ngài và bằng lòng để mọi ngăn trở được cất đi, dòng điện thiên thượng sẽ được truyền vào trong chúng ta. Bằng cách này, chúng ta sẽ nhận được ân điển. Như Hê-bơ-rơ 4:16 chép: “Chúng ta hãy dạn dĩ đến gần ngai thi ân, hầu cho nhận lãnh sự thương xót và tìm được ân điển để giúp đỡ mình trong thì giờ cần dùng”. Ân điển đến từ ngai ân điển. Vì vậy, để có ân điển, phải tiếp xúc ngai ân điển. Nếu làm như vậy, ân điển sẽ tuôn chảy vào trong chúng ta, và chúng ta sẽ đầy dẫy ân điển. Cuối cùng, ân điển sẽ hoạt động như Linh, và Linh sẽ sống trong chúng ta như sự sống. Rồi chúng ta sẽ cai trị trong sự sống trên sự chết.
SỰ CHẾT BỊ SỰ SỐNG PHI THỌ TẠO
ĐÁNH BẠI VÀ NUỐT MẤT
Điều duy nhất có thể đánh bại sự chết là sự sống phi thọ tạo của Đức Chúa Trời. Sự sống của chúng ta, tức sự sống thọ tạo, không thể chống lại sự chết. Tuy nhiên, sự chết không thể nắm giữ sự sống thần thượng được tượng trưng bằng xương của Chúa, là xương không bị gãy khi Ngài  trên thập tự giá. Sự kiện những người lính không đánh gãy xương ống chân của Chúa cho thấy sự sống phi thọ tạo của Ngài không thể bị phá vỡ. Bất cứ hình thái sự sống thọ tạo nào, thực vật, động vật, hay con người, đều có thể bị sự chết hủy hoại. Nhưng sự chết không thể hủy hoại sự sống phi thọ tạo duy nhất.
Giống như ánh sáng nuốt mất bóng tối, thì sự sống phi thọ tạo cũng nuốt mất sự chết. Bóng tối chỉ bị ánh sáng chinh phục. Chúng ta không nên cố gắng đuổi bóng tối ra mà chỉ cần bật ánh sáng lên. Ngay khi ánh sáng được bật lên, bóng tối biến mất. Cũng theo nguyên tắc này, bất cứ khi nào sự sống phi thọ tạo bước vào, sự chết biến mất. Sự chết sợ sự sống phi thọ tạo. Để cai trị trong sự sống, chúng ta cần ân điển dư dật và Linh sống động. Hễ có sự sống thần thượng, thì mọi dấu vết của sự chết đều biến mất.
Chúng ta không nên cố gắng đắc thắng tính nóng nảy, việc mua sắm, hay nói hành; trái lại chỉ cần mở bản thể mình cho Đức Chúa Trời, để ân điển Ngài chảy qua và đầy dẫy. Ân điển tuôn chảy này sẽ hoạt động như Linh là Đấng sẽ làm sự sống trong chúng ta. Sự sống này khi ấy sẽ đánh bại sự chết và nuốt sự chết. Đó là ý nghĩa của việc cai trị trong sự sống trên sự chết.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2