"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870112
Đang truy cập:103

LA-MÃ BÀI 42-

dosis

naltrexon

naltrexone 50mg

naltrexone in uk open alcoholism treatment uk

buy amoxicillin without prescription

buy amoxicillin canada

 

ĐƯỢC CỨU TRONG SỰ SỐNG KHỎI CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
La-mã 5:10 là câu then chốt vì câu ấy kết luận cho một phần và mở ra cho một phần khác. Câu này đề cập đến cả sự chết giải hòa của Đấng Christ lẫn sự sống cứu rỗi của Ngài. Giải hòa bao hàm cứu chuộc và xưng công chính. Đấng Christ chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta; qua sự cứu chuộc của Ngài, chúng ta được Đức Chúa Trời xưng công chính và được giải hòa với Ngài. Bây giờ không có [nan đề] nào giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, về mặt chủ quan, chúng ta vẫn có những nan đề. Vì lý do này, thậm chí sau khi đã được giải hòa với Đức Chúa Trời, chúng ta vẫn cần được cứu trong sự sống của Đấng Christ. Vì sự giải hòa qua sự chết của Đấng Christ là một sự thật đã hoàn thành nên trong 5:10, Phao-lô dùng thì quá khứ nói đến để giải hòa. Nhưng vì chúng ta vẫn đang ở trong tiến trình được cứu trong sự sống nên Phao-lô dùng thì tương lai khi nói về việc được cứu trong sự sống của Đấng Christ. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề được cứu trong sự sống khỏi chủ nghĩa cá nhân.

 
BẢY ĐIỀU TIÊU CỰC
Trong Sách La-mã, Phao-lô đề cập đến 7 điều tiêu cực mà chúng ta cần được cứu khỏi. Như đã thấy, điều đầu tiên là luật của tội. Trong xác thịt, tức thân thể sa ngã của chúng ta, luật của tội hành động cách tự phát và tự động. Luật của tội này là quyền lực của điều ác hành động cách tự phát trong chúng ta.
Điều tiêu cực thứ hai là những điều thế tục. Chúng ta được sinh ra trong môi trường thế tục và lớn lên để trở nên thế tục. Những điều thế tục nằm trong chính bản thể chúng ta; vì vậy, đó cũng là một vấn đề có tính chủ quan, một vấn đề về cấu tạo. Không cần dạy một đứa bé yêu thế gian, vì có một điều gì đó trong bản chất của nó làm cho nó yêu thế gian. Lòng yêu thế gian là một yếu tố trong cấu tạo sa ngã của chúng ta.
Điều thứ ba là tình trạng thiên nhiên. Tất cả chúng ta đều có một sự sống thiên nhiên và một bản tính thiên nhiên. Chính cấu tạo của chúng ta là thiên nhiên. Tất cả những yếu tố thiên nhiên này là kẻ thù đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không có liên hệ gì với bản thể thiên nhiên, sự sống thiên nhiên, sức mạnh thiên nhiên, bản tính thiên nhiên, hay năng lực thiên nhiên của chúng ta. Những yếu tố thiên nhiên này ở sâu trong bản thể chúng ta, sâu hơn luật của tội nhiều. Luật của tội chủ yếu liên quan đến xác thịt nhưng bản thể thiên nhiên là bản ngã. Vì mục đích của Đức Chúa Trời, chúng ta cần được cứu trong sự sống của Đấng Christ khỏi tình trạng thiên nhiên.
Chúng ta cũng cần được cứu khỏi chủ nghĩa cá nhân, tức là được cứu khỏi tính cách cá nhân. Vì tất cả chúng ta đều có khuynh hướng cá nhân nên không ai trong chúng ta tự nhiên thích làm một với người khác. Đời sống hôn nhân phơi bày chúng ta cá nhân biết bao. Vì cá nhân nên vợ không thích lệ thuộc chồng, và chồng không thích lệ thuộc vợ. Đức Chúa Trời không dự định có một nhóm tín đồ đầy chủ nghĩa cá nhân. Trái lại, ý định của Ngài là xây dựng Thân Thể để hoàn thành mục đích của Ngài. Để mục đích này được thực hiện, chúng ta cần được cứu khỏi chủ nghĩa cá nhân.
Sự sống của Đấng Christ cũng cứu chúng ta khỏi chia rẽ. Dầu nói nhiều về hiệp một nhưng thật ra chúng ta không thích hiệp một. Làm một là bị giới hạn, ràng buộc, và cuối cùng bị giết chết. Sự hiệp một trong Cơ-đốc Giáo ngày nay ở đâu? Suốt các thế kỷ, sự hiệp một thiếu hụt giữa vòng Cơ-đốc nhân. Thay vì hiệp một, lại cứ tiếp tục chia rẽ. Tất cả mọi chia rẽ đều đến từ yếu tố chia rẽ trong bản chất sa ngã của chúng ta.
Điều tiêu cực thứ sáu cần được cứu khỏi là hình trạng của bản ngã. Khi nói đến hình trạng của bản ngã, chúng tôi có ý nói đến vẻ bề ngoài và biểu lộ của bản ngã thiên nhiên. Chúng ta cần được cứu khỏi hình trạng của bản ngã bằng cách được biến đổi theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Trong nhiều phương diện, chúng ta chưa có hình dạng của Đấng Christ. Thay vào đó, chúng ta mang hình trạng của bản ngã. Vì vậy, chúng ta cần được cứu khỏi hình trạng của bản ngã trong sự sống và được đồng hóa theo hình dạng của Đấng Christ vinh hiển.
Sau hết, chúng ta cần được cứu khỏi thân thể thiên nhiên. Cuối cùng trong sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời, thân thể chúng ta sẽ được vinh hóa. Sẽ đến ngày thân thể vật lý của chúng ta được biến hóa.
 
XƯNG CÔNG CHÍNH, SỰ SỐNG, VÀ XÂY DNG
Là bản phác họa đầy đủ về đời sống Cơ-đốc và nếp sống Hội Thánh, Sách La-mã trước hết khải thị vấn đề xưng công chính. Vì xưng công chính dẫn đến sự sống nên sau phần nói về xưng công chính là phần đề cập đến sự sống. Sự sống dẫn đến xây dựng, là điều được đề cập đến trong phần cuối của Sách La-mã. Vì vậy, Sách La-mã có thể được tóm tắt trong ba từ: xưng công chính, sự sống và xây dựng.
Xưng công chính hay sự sống đều không phải là mục tiêu của Đức Chúa Trời. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là xây dựng Hội Thánh như Thân Thể để biểu lộ Đấng Christ, và như Ngôi Nhà để Đức Chúa Trời cư ngụ. Vì lý do này, Sách La-mã bắt đầu với xưng công chính, tiếp tục dẫn đến sự sống, và kết thúc với xây dựng. Là những người đã được cứu rỗi, cứu chuộc, xưng công chính, và giải hòa, chúng ta không chờ Chúa trở lại cách hờ hững. Chúng ta đang được xây dựng trong nếp sống Hội Thánh để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Bắt đầu với xưng công chính, chúng ta phải tiến đến kinh nghiệm sự sống để đạt đến mục tiêu xây dựng. Nếu chúng ta không kinh nghiệm sự sống và không có sự xây dựng, Chúa Jesus không có cách nào trở lại.
 
NGĂN TRỞ LỚN NHẤT CHO SỰ XÂY DNG
Anh em có biết chính mình là ngăn trở lớn nhất cho sự xây dựng không? Đó là lý do mãi đến chương 12 Phao-lô mới nói về xây dựng, sau khi ông đã đề cập đến sự cứu chuộc, xưng công chính, thánh hóa, và biến đổi. Xây dựng Thân Thể đến sau tất cả những điều này. Xưng công chính nằm ở các chương từ 1 đến 4; thánh hóa trong các chương từ 5 đến 8; và biến đổi trong chương 12. Sau đó, kể từ 12:4, Phao-lô bắt đầu đề cập đến xây dựng Thân Thể. Những ai vẫn còn thế gian hay thiên nhiên không thể được xây dựng với người khác. Để được xây dựng với nhau, chúng ta cần được xưng công chính, thánh hóa, và biến đổi.
Tất cả chúng ta đều có nan đề với tâm trí, tình cảm, và ý chí. Nếu cứ  trong tâm trí, tình cảm, và ý chí thiên nhiên, chúng ta không thể làm một. Những tư tưởng, quan niệm và tưởng tượng lập dị có trong tâm trí làm chúng ta không được xây dựng với nhau. Thậm chí tình cảm lại càng khó kiểm soát hơn, và ý chí cứng cỏi gây ra nhiều nan đề. Ví những nan đề này, Hội Thánh chưa được xây dựng, mặc dầu Hội Thánh đã hiện hữu hơn một ngàn chín trăm năm.
Chúa Jesus chưa trở lại vì Ngài chưa có sự xây dựng. Khải Thị chương 19 cho thấy Chúa sẽ trở lại vì Cô Dâu, là một thực thể tập thể. Cuối cùng, Chúa sẽ có sự xây dựng và Cô Dâu. Nếu chúng ta không hợp tác với Ngài trong điều này, Ngài sẽ tìm người khác. Qua nhiều năm kinh nghiệm trong nếp sống Hội Thánh, tôi biết những khó khăn, thậm chí là tình trạng bất năng của con người trong việc xây dựng Thân Thể. Tuy nhiên, lòng tôi hoàn toàn tin chắc rằng Chúa có thể đạt được sự xây dựng này. Một ngày kia, Chúa sẽ có sự xây dựng mà Ngài ước ao. Tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta đang bằng lòng để Chúa hoàn thành công tác xây dựng Hội Thánh. Gánh nặng của chúng ta không phải là làm nhiều điều, mà là nhìn thấy sự xây dựng các thánh đồ một cách thật sự để Chúa trở lại.
 
MỞ RA CHO CHÚA
Để tạo cho Chúa có cơ hội xây dựng, chúng ta không nên cố gắng làm gì cả. Trái lại, chỉ nên mở ra cho Chúa và thưa: “Chúa ơi, chúng con nhận biết trong chính mình không có hi vọng. Tâm trí, tình cảm, và ý chí chúng con là nan đề lớn. Nhưng Chúa ơi, chúng con tin Ngài làm được. Ngài gọi những điều không có như đã có. Vì vậy, chúng con mở chính mình ra cho Ngài và bằng lòng hợp tác với Ngài. Chúa ơi, nhờ sự thương xót của Ngài, chúng con đặt chính mình trên bàn thờ Ngài. Xin hãy làm điều Ngài muốn với chúng con. Xin Ngài làm bất cứ điều gì cần thiết để xử lý tâm trí, tình cảm, và ý chí của chúng con”.
 
XỬ LÝ TÂM TRÍ, TÌNH CẢM, VÀ Ý CHÍ
Đời sống hôn nhân thử nghiệm chúng ta đã được xây dựng bao nhiêu. Anh em có thật sự hiệp một với chồng hoặc vợ của mình không? Trong đời sống hôn nhân, chúng ta có cơ hội học tập thế nào là được xây dựng trong nếp sống Hội Thánh. Nhiều lần Chúa đã chỉ cho tôi thấy nếu tôi không thể xây dựng với vợ, tôi không thể mong xây dựng với người khác. Để được xây dựng với chồng hoặc vợ, hay với người khác trong Hội Thánh, tâm trí, tình cảm, và ý chí chúng ta phải được xử lý.
Trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta vì sự khôi phục Đấng Christ và Hội Thánh để xây dựng Thân Thể. Vấn đề quan trọng với chúng ta ngày nay là xây dựng. Xây dựng hoàn toàn tùy thuộc vào việc xử lý tâm trí, tình cảm, ý chí. Nan đề ngày nay không ở nơi tấm lòng hay động cơ, mà ở tâm trí, tình cảm, và ý chí. Trong một số lãnh vực phục vụ của Hội Thánh, không có sự hài hòa vì một số thánh đồ có quan niệm khác nhau, hay cảm xúc khác nhau, một số khác lại có ý chí mạnh mẽ và luôn luôn muốn điều khiển mọi sự. Một ý chí mạnh mẽ như vậy là yếu tố lạ trong Thân Thể Đấng Christ. Quan niệm và cảm xúc lập dị cũng là yếu tố lạ gây thiệt hại cho Thân Thể. Vì tất cả chúng ta đều bị tâm trí, tình cảm, và ý chí gây rắc rối nên cần sự thương xót và ân điển của Chúa để dâng chính mình cho Ngài hầu Ngài có thể xử lý chúng ta. Nhiều người đã dâng chính mình cho Đấng Christ và Hội Thánh, nhưng vẫn có nan đề trong tâm trí, tình cảm, và ý chí. Điều này cho thấy rằng nan đề về xây dựng không phải bề ngoài mà là bề trong. Môi trường bên ngoài của nếp sống Hội Thánh là thử nghiệm cho bản thể bề trong của chúng ta, phơi bày chúng ta là người thế nào trong tâm trí, tình cảm, và ý chí.
Cuộc sống hôn nhân cũng phơi bày chúng ta trong những vấn đề này. Không lập gia đình, chúng ta không biết chính mình cách đầy đủ. Chúng ta nên cảm tạ Chúa về sự phơi bày trong đời sống hôn nhân. Trước khi lập gia đình, chúng ta tự cho mình là người khá thánh khiết, là Cơ-đốc nhân yêu mến Chúa và luôn luôn tìm kiếm Ngài. Nhưng cuộc sống hôn nhân phơi bày chúng ta. Toàn bộ “sự thánh khiết” của chúng ta vỡ tan thành từng mảnh, và chúng ta khám phá ra tình trạng của mình kinh khủng là dường nào. Nếp sống Hội Thánh thậm chí còn phơi bày chúng ta hơn cả đời sống hôn nhân vì nếp sống Hội Thánh còn dữ dội hơn. Không có nếp sống Hội Thánh, nhiều người nghĩ mình không có nan đề nào cả, và mình vì Hội Thánh, vì Đấng Christ. Tuy nhiên, khi bị người khác gây tổn thương trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta khám phá thấy mình có những nan đề  bên trong đối với tâm trí, tình cảm, và ý chí. Khi thấy điều này, cần cầu xin Chúa cứu chúng ta trong sự sống của Ngài.
Để được cứu trong sự sống khỏi những yếu tố tiêu cực có tính chủ quan bên trong, chúng ta cần ân điển của Chúa nhiều. Chúng ta nên cầu nguyện: “Chúa ơi, con không còn tin gì nơi mình. Con ngửa trông sự thương xót của Ngài. Con đặt chính mình trong đôi tay Ngài để Ngài có thể hành động trong con. Chúa ơi, xin giữ con trên bàn thờ, và giữ con mở ra cho Ngài. Vì sự xây dựng của Ngài, xin làm bất cứ điều gì Ngài muốn trong tâm trí, tình cảm, và ý chí con”. Nếu vui lòng dâng chính mình cho Chúa như vậy, chúng ta có thể được xây dựng với người khác. Để được cứu khỏi chủ nghĩa cá nhân và được xây dựng trong Thân Thể, chúng ta phải sẵn lòng để Chúa xử lý tâm trí, tình cảm, và ý chí theo lòng mong muốn của Ngài.
 
ĐỂ ĐẤNG CHRIST SỐNG TRONG CHÚNG TA
Nếu muốn được sự sống của Đấng Christ cứu, phải để Ngài sống trong chúng ta. Phải, chúng ta có Đấng Christ là sự sống bên trong, nhưng tâm trí, tình cảm, và ý chí chúng ta rất mạnh mẽ. Hầu như chúng ta không cho Đấng Christ được tự do sống bên trong. Đó là vì sao cần đặt chính mình trên bàn thờ, cầu xin Chúa giữ mình mở ra cho Ngài, và cho phép Ngài xử lý những phần khác nhau trong bản thể chúng ta. Rồi Ngài sẽ có cơ hội sống trong chúng ta.
Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói: “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ trên thập tự giá”. “Tôi” được nói đến trong câu này nằm trong tâm trí, tình cảm, và ý chí của chúng ta. Những nan đề trong đời sống hôn nhân và trong nếp sống Hội Thánh đều do “tôi” này gây ra. Chúng ta có thể biết giáo lý rằng “tôi” đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ và có thể tuyên bố điều này cách dạn dĩ, nhưng tâm trí, tình cảm, và ý chí của chúng ta vẫn mạnh mẽ. Chúng ta cần cẩn thận mỗi khi tâm trí mạnh mẽ, mỗi khi tình cảm bị khuấy động và ý chí hoạt động. Hễ chúng ta cho phép “tôi” thắng hơn thì Chúa Jesus bị truất quyền và không có cơ hội sống trong chúng ta. Nếu chúng ta truất quyền Ngài như vậy thì vấn đề được cứu trong sự sống của Ngài chỉ là giáo lý. Ngài không phải là Đấng sống trong chúng ta, nhưng là “tôi” tiếp tục sống.
 
BỊ PHƠI BÀY VÀ ĐƯỢC CỨU
Chúng tôi đã chỉ ra rằng đời sống hôn nhân phơi bày chúng ta. Khi có những khó khăn thì chồng có khuynh hướng đổ thừa cho vợ, vợ có khuynh hướng đổ thừa cho chồng, và cả hai đều có khuynh hướng ngầm đổ thừa cho Chúa. Nhưng nếu không có chính người vợ hay người chồng như mình đang có, chúng ta sẽ không bị phơi bày hoàn toàn. Một số người khi gặp khó khăn trong đời sống hôn nhân, họ nghĩ đến ly dị. Tương tự như vậy, khi một số người thấy Hội Thánh không hoàn hảo, họ nghĩ đến “ly dị” khỏi nếp sống Hội Thánh. Nhiều người mơ tưởng một nếp sống Hội Thánh lý tưởng. Nhưng sau khi “tuần trăng mật” với nếp sống Hội Thánh chấm dứt, họ thất vọng. Khi đối diện với các nan đề trong Hội Thánh, họ bắt đầu nghi ngờ Hội Thánh có thật sự là Hội Thánh không.
Sự ấn định của Đức Chúa Trời không bao giờ sai. Tất cả các cuộc hôn nhân đều được ấn định cách thần thượng để hoàn thành mục đích của Ngài. Mỗi khi bị phơi bày trong đời sống hôn nhân, chúng ta nên cảm tạ Chúa. Sự phơi bày này là vì sự cứu rỗi của Chúa. Chúa có ý định phơi bày như vậy để cứu chúng ta khỏi bản thể thiên nhiên trong sự Sống Ngài. Khi chúng ta bị phơi bày, Chúa có cơ hội sống trong chúng ta. Cả trong đời sống hôn nhân lẫn trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta bị phơi bày để Chúa có thể sống trong chúng ta. Vì vậy, đừng đổ thừa cho chồng hay vợ và đừng đổ lỗi cho Hội Thánh. Hơn nữa đừng đổ lỗi cho Chúa. Thay vào đó, anh em nên nói: “Chúa ơi, con cảm tạ Ngài biết bao vì tình huống này. Con yêu Hội Thánh, không phải vì Hội Thánh hoàn hảo nhưng vì Hội Thánh phơi bày con. Chúa ơi, xin đặt con trên bàn thờ và xử lý tâm trí, tình cảm, ý chí con để Ngài có thể sống trong con”.
Khi Chúa sống trong chúng ta, Ngài cứu chúng ta. Sự sống cứu rỗi của Ngài chỉ hành động khi Ngài có cơ hội sống trong chúng ta. Nếu Ngài sống trong chúng ta, chúng ta cần dâng chính mình cho Ngài. Một sự dâng mình như vậy liên quan đến việc xử lý tâm trí, tình cảm, và ý chí cách thực tế.
Tất cả chúng ta đều cần được cứu trong sự sống của Đấng Christ. Về điều này, cần có một tiến trình phơi bày lâu dài, đặc biệt trong vấn đề chủ nghĩa cá nhân. Để được xây dựng với nhau, chúng ta cần được phơi bày về tâm trí, tình cảm, và ý chí thiên nhiên. Một khi đã bị phơi bày, chúng ta sẽ dâng bản thể bề trong của mình cho Chúa, và Ngài sẽ tự do sống trong chúng ta. Khi ấy sự sống thần thượng sẽ cứu chúng ta khỏi tình trạng cá nhân. Khi được cứu trong sự sống của Ngài, chúng ta trở nên Thân Thể và là các Chi Thể của nhau. Nguyện Chúa thương xót để chúng ta thấy mình cần được cứu trong sự sống của Ngài khỏi chủ nghĩa cá nhân hầu xây dựng Thân Thể.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2