prednisolone pharmacy
prednisolone
without prescription
CỨ Ở TRONG ĐẤNG CHRIST BẰNG CÁCH CHÚ TÂM ĐẾN LINH
La-mã chương 8 không những là cốt lõi của Sách La-mã mà còn là cốt lõi của cả Kinh Thánh. Vì lý do đó, kinh nghiệm trong phần Lời này phải trở nên sự sống hằng ngày của chúng ta.
LINH TRONG LA-MÃ CHƯƠNG 8
Trong chương này, Linh của Đức Chúa Trời được gọi là Linh Sự Sống và Linh của Đấng Christ, là những từ không được dùng trong Cựu Ước, các Sách Phúc Âm cũng như Sách Công Vụ. Tuy nhiên, từ liệu Linh của Đức Chúa Trời được dùng nhiều lần trước Sách La-mã, nhưng La-mã chương 8 khải thị rằng Linh của Đức Chúa Trời là Linh Sự Sống và Linh của Đấng Christ. Trong các câu 9 và 10, Linh của Đức Chúa Trời, Linh của Đấng Christ và Đấng Christ được dùng hoán đổi cho nhau. Điều này cho thấy Linh của Đức Chúa Trời là Linh của Đấng Christ, và Linh của Đấng Christ là chính Đấng Christ. Ngày nay, Đấng Christ là Linh Sự Sống cư ngụ trong lin
h chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm điều này khi không bước theo xác thịt mà bước theo linh.
SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT
Câu 6 chép: “Vì đặt tâm trí vào xác thịt là sự chết, nhưng đặt tâm trí vào linh là sự sống và bình an” (RcV). Ở đây, chúng ta thấy hậu quả của việc chú ý đến xác thịt là sự chết, và kết quả của việc chú ý đến linh là sự sống và bình an. Ngay từ phần mở đầu của Kinh Thánh, sự sống được tượng trưng bởi Cây Sự Sống, và sự chết được tượng trưng bởi Cây Biết Thiện-Ác. Hai cây này tượng trưng cho hai nguồn khác nhau với hai kết quả ngược nhau. Cây Sự Sống đem chúng ta vào trong sự sống, còn Cây Biết Thiện-Ác đem chúng ta vào trong sự chết. Hơn nữa, Kinh Thánh kết thúc với hai chung cuộc: Hồ Lửa, là sự chết thứ hai, và Giê-ru-sa-lem Mới, là Thành Phố Sự Sống. Vì vậy, cũng như phần khởi đầu, Kinh Thánh kết thúc với sự sống và sự chết.
La-mã chương 8 nằm giữa phần mở đầu trong Sáng Thế Ký và chung kết trong Sách Khải Thị. Giữa hai nguồn và hai kết cuộc này, có hai con đường: đường sự sống và đường sự chết. Như chúng tôi đã nêu lên trong bài trước, đôi khi chúng ta đứng chân này trên đường sự sống và chân kia trên đường sự chết. Vào lúc khác, có thể chúng ta lúc thì hoàn toàn ở trên đường này, lúc thì hoàn toàn ở trên đường kia. La-mã chương 8 đề cập đến hai con đường này theo kinh nghiệm của chúng ta.
BA CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
CỨ Ở TRONG ĐẤNG CHRIST
Trong Giăng chương 15, Chúa Jesus khải thị rằng Ngài là Cây Nho còn chúng ta là nhánh. Ngài cũng nói chúng ta cần cứ ở trong Ngài, và nếu chúng ta cứ ở trong Ngài, Ngài sẽ cứ ở trong chúng ta. Tình trạng cứ ở trong nhau này là một sự sống kỳ diệu biết bao! Mặc dầu Giăng chương 15 bảo chúng ta cứ ở trong Đấng Christ, nhưng không trình bày phương cách cứ ở. Như chúng ta sẽ thấy, phương cách cứ ở trong Đấng Christ được tìm thấy trong La-mã chương 8, là sự phát triển của Giăng chương 15.
Suốt hơn 50 năm, tôi cứ mãi suy xét làm thế nào chúng ta có thể cứ ở trong Đấng Christ. Đấng Christ ở xa tận từng trời thứ ba, còn chúng ta ở dưới đất. Làm sao chúng ta có thể cứ ở trong Ngài? Cách đây nhiều năm, các giáo sư Kinh Thánh mà tôi thụ giáo không thể trả lời câu hỏi này cách đầy đủ. Họ chỉ có thể cho tôi biết rằng chúng ta cứ ở trong Đấng Christ nhờ Thánh Linh. Nhưng trong Giăng chương 15, Đấng Christ không nói cứ ở trong Ngài nhờ Linh. Là một thanh niên ước ao biết Kinh Thánh cách có lý lẽ, không theo mê tín hay truyền thống, nên tôi nghĩ rằng nói cứ ở trong Đấng Christ nhờ Linh là không hợp lý. Làm thế nào anh em có thể cứ ở trong một người nhờ một thân vị khác? Do đó, về vấn đề cứ ở trong Đấng Christ, trước hết chúng ta cần tìm câu trả lời cho câu hỏi này: Đấng Christ mà chúng ta phải cứ ở trong, hiện ở đâu?
Câu hỏi thứ hai là: “Ta” được nói đến trong các câu 4 và 5 của Giăng chương 15 là gì? Để trả lời, chúng ta không những phải biết Đấng Christ là ai, mà còn phải biết Đấng Christ là gì. Nếu có thể cứ ở trong Đấng Christ là Cây Nho, chúng ta phải trả lời được câu hỏi này. Làm thế nào chúng ta có thể cứ ở trong một điều gì đó nếu không biết điều mình sẽ ở trong là gì? Làm sao Đấng Christ có thể là Đấng mà chúng ta cứ ở trong Ngài được? Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của cụm từ “Hãy theo Ta”, nhưng không dễ gì hiểu được cụm từ “Hãy cứ ở trong Ta”. Theo Chúa nghĩa là Ngài đi trước và chúng ta đi theo sau. Nhưng cứ ở trong Ngài nghĩa là gì? Chúng ta có thể dễ dàng hiểu cứ ở với Đấng Christ nghĩa là gì, nhưng cứ ở trong Ngài không phải dễ hiểu.
Câu hỏi thứ ba là: Làm thế nào chúng ta có thể cứ ở trong Ngài? Dầu biết Đấng Christ ở đâu và “Ta” mà chúng ta phải ở trong là gì, nhưng vẫn cần phải biết làm thế nào để cứ ở trong Ngài. Những từ “Hãy cứ ở trong Ta” chắc chắn là huyền nhiệm và phức tạp. Tương tự như nhiều câu nói khác trong Phúc Âm Giăng, những từ này đơn sơ, nhưng ý nghĩa thật sâu nhiệm.
Để trả lời tất cả những câu hỏi chúng tôi đã nêu về việc cứ ở trong ĐấngChrist, chúng ta cần đến với La-mã chương 8 một lần nữa. Khải thị thần thượng trong Lời Thánh mang tính tiệm tiến; vì vậy, để hiểu vấn đề cứ ở trong Đấng Christ,chúng ta cần đi từ Giăng chương 15 đến La-mã chương 8. Giả sử cha anh em viết cho anh em một bức thư dài nhiều trang; để hiểu ý tưởng của ông được diễn đạt trong bức thư đó, anh em cần đọc trọn bức thư, không chỉ vài trang đầu mà thôi. Ý tưởng trong bức thư đó càng lúc càng lộ ra. Cũng vậy, khi đi từ Giăng chương 15 đến La- mã chương 8, chúng ta thấy diễn tiến của việc cứ ở trong Đấng Christ.
ĐẤNG CHRIST Ở TRONG CHÚNG TA
Trước hết, trong La-mã chương 8, chúng ta tìm thấy lời đáp cho câu hỏi ngày nay Đấng Christ ở đâu. Chương này cho thấy rằng Đấng Christ không những ở trên các từng trời mà còn ở trong chúng ta. Câu 34 nói Đấng Christ ở bên hữu Đức Chúa Trời, trong khi câu 10 cho thấy Đấng Christ đang ở trong chúng ta. Chính Đấng Christ ngồi ở từng trời thứ ba, hiện đang sống trong chúng ta. Thật kỳ diệu! Do đó, qua La-mã chương 8, chúng ta biết Đấng Christ ở đâu.
KINH NGHIỆM ĐẤNG CHRIST
LÀ LINH BAN SỰ SỐNG
Bây giờ chúng ta đến câu hỏi về “Ta” trong Giăng 15:5. Câu hỏi này liên quan đến vấn đề Đấng Christ là gì. Hầu hết Cơ-đốc nhân chỉ biết Đấng Christ theo giáo lý khách quan về Đấng Tam-Nhất. Chúng ta dứt khoát tin rằng Đức Chúa Trời là Tam— Nhất. Là Cha, Con, và Linh, Đức Chúa Trời là Ba-trong-Một. Đó là một huyền nhiệm thiên thượng, thần thượng, thuộc linh mà không ai có thể giải thích đầy đủ. Chúng ta thậm chí không hiểu chính mình cách thấu đáo, huống chi là về Đức Chúa Trời Tam- Nhất. Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời Tam—Nhất không phải để phân tích theo giáo lý, nhưng để ban phát chính Ngài vào trong chúng ta.
Phúc Âm Giăng khải thị rằng Đức Chúa Trời Cha được hiện thân trong Đức Chúa Trời Con và được biểu lộ ra qua Con. Giăng 1:18 chép: “Chẳng ai từng thấy Đức Chúa Trời bao giờ; duy Con Độc Sanh ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha”. Khi Phi-líp xin Chúa Jesus chỉ Cha cho các môn đồ, dường như Chúa ngạc nhiên trước câu hỏi ấy, và Ngài phán với ông: “Phi-líp ơi, Ta ở cùng các ngươi lâu dường này mà ngươi há chưa biết Ta sao? Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha” (Gi. 14:9). Chúa trả lời Phi-líp cách huyền nhiệm, cho ông biết rằng hễ ông thấy chính Chúa, tức là ông đã thấy Cha. Trong Giăng 14:10, Chúa đi xa hơn: “Ngươi há không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta sao? Lời Ta nói với các ngươi chẳng phải từ Ta nói đâu, bèn là Cha ở trong Ta làm việc của Ngài”, ở đây chúng ta thấy Cha được hiện thân trong Con và được nhìn thấy trong Con.
Giăng chương 14 thậm chí khải thị thêm về Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Trong các câu 16 và 17, Chúa Jesus nói về Đấng An ủi khác, là Linh Thực Tại. Nếu suy xét cẩn thận các câu 17 và 18, chúng ta sẽ thấy Linh Thực Tại thật ra là chính Chúa Jesus. Linh Thực Tại chính là thực tại hóa về Con. Cha được hiện thân trong Con, và Con được thực tại hóa là Linh. Vì vậy, trong 1Cô- rin-ô 15:45, Phao-lô có thể nói: “A-đam Sau Cùng đã trở nên Linh Ban Sự Sống” (Hi-văn). A-đam Sau Cùng, là Jesus trong xác thịt, đã được biến hóa qua sự chết và phục sinh để trở nên Linh Ban Sự Sống. Vì lý do này, 2Cô-rin-tô 3:17 chép: “Chúa là Linh”. Trong kinh nghiệm về Đức Chúa Trời Tam-Nhất, tất cả chúng ta đều cần biết rằng Đức Chúa Trời Cha được hiện thân trong Đức Chúa Trời Con, và Đức Chúa Trời Con được thực tại hóa là Linh, Đấng ban sự sống. Vì lý do này, La-mã 8:2 nói về Linh Sự Sống, tức Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời được thực tại hóa là Linh.
Vì Linh là thực tại hóa của Con nên chúng ta nhận được Linh mỗi khi kêu cầu danh Chúa Jesus. Nếu tôi gọi tên một anh em, anh ấy đáp ứng vì anh ấy, con người ấy, là thực tại của tên anh. Cũng vậy, khi kêu cầu danh Chúa Jesus, chúng ta nhận được Linh vì Linh là thực tại của danh Jesus. Đó là kinh nghiệm của chúng ta. Anh em có thể nói: “Chúa Jesus ơi, con tin Ngài, con nhận Ngài, và con yêu Ngài”. Mỗi khi cầu nguyện như vậy, anh em nhận được Linh. Chúng ta kêu cầu danh Jesus nhưng lại kinh nghiệm Linh là thực tại hóa của Đấng Christ. Điều này cho thấy Linh Ban Sự Sống là thực tại của Đấng Christ.
Chúng ta đã thấy Con là hiện thân của Cha và Linh là thực tại của Con. Linh ngày nay ở trong linh chúng ta. Vì vậy, toàn thể Đức Chúa Trời Tam—Nhất kỳ diệu, tức Cha, Con, và Linh, ở trong linh chúng ta để chúng ta kinh nghiệm. Đấng kỳ diệu này là tất cả những gì chúng ta cần: sự sống, thức ăn, nước sống, ánh sáng, sức mạnh, an ủi, thánh khiết, đắc thắng, khôn ngoan, bình an, khiêm nhường, thuận phục, tình yêu và mọi sự. Đó không phải là giáo lý, cũng không phải là phương pháp hay hệ thống. Đó là sự vui hưởng và kinh nghiệm về Đức Chúa Trời Tam-Nhất sống động là Đấng cư ngụ trong chúng ta. Sau khi hoàn thành sự sáng tạo và trải qua sự nhục hóa, đóng đinh, phục sinh và thăng thiên, Đấng sống động này đến với chúng ta, và thậm chí cư ngụ trong chúng ta, trong linh chúng ta. Đấng sống động này, tức Đấng Christ là Linh ban-sự-sống-bao-hàm- tất-cả, chính là “Ta” mà chúng ta cứ ở trong.
CHÚ TÂM ĐẾN LINH
Làm thế nào chúng ta cứ ở trong Ngài? La-mã 8:6 chỉ cho phương cách: “Vì tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết, nhưng tâm trí đặt vào linh là sự sống và bình an” (RcV). Vì Linh thần thượng hòa quyện với linh chúng ta nên khó nói linh trong câu này chỉ về linh chúng ta hay Linh thần thượng. Linh ở đây là linh hòa qùyện. Như câu 16 chép: “Chính Linh cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng...”.
Đối nghịch với linh hòa quyện kỳ diệu này là xác thịt, là thân thể bại hoại. Trong thân thể ban đầu do Đức Chúa Trời tạo dựng không có yếu tố tội lỗi; trái lại, thân thể con người thuần khiết và vô tội. Nhưng qua sự sa ngã, Sa-tan là Kẻ Ác, đã tiêm chính hắn là tội vào trong thân thể con người. Điều này xảy ra khi con người ăn trái Cây Biết Thiện-Ác. Sau khi Sa-tan vào trong thân thể con người, thân thể bị nhiễm độc và ô nhiễm, do đó, trở nên xác thịt. Vì vậy, linh chúng ta hòa quyện với Đức Chúa Trời Tam-Nhất, còn thận thể đã trở nên xác thịt, pha trộn với yếu tố tội lỗi của Sa-tan.
Điều này làm cho Cơ-đốc nhân trở nên mô hình thu nhỏ của vườn Ê-đen. Trong vườn, một mặt con người đối diện với Cây Sự Sống, và mặt khác đối diện với Cây Biết Thiện-Ác. Bây giờ, là những người được A-đam đại diện trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta có Cây Sự Sống trong linh và Cây Biết Thiện-Ác trong xác thịt. Chúng ta cần quyết định nên đặt tâm trí vào xác thịt để chịu đựng sự chết hay đặt tâm trí vào linh để vui hưởng sự sống và sự bình an. Bằng cách đặt tâm trí vào linh, chúng ta cứ ở trong Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống đang cư ngụ trong linh chúng ta.
Không có giáo lý, phương pháp hay hệ thống nào có thể chinh phục được yếu tố của Sa-tan trong xác thịt chúng ta. Trong cả vũ trụ chỉ có Đức Chúa Trời mạnh hơn Sa-tan; không giáo lý nào có thể thắng hơn hắn. Anh em có nghĩ rằng mình có thể đánh bại Sa-tan bằng những sự dạy dỗ lành mạnh, phương pháp đúng đắn, hay kiến thức về Kinh Thánh theo văn tự không? Thật ngớ ngẩn! Ngợi khen Chúa vì chính Đức Chúa Trời Tam-Nhất hiện ở trong chúng ta đã đánh bại Sa-tan rồi. Thay vì làm theo những phương pháp nào đó, chúng ta nên đơn sơ liên tục lệ thuộc Chúa. Lời Chúa trong Giăng 15:5 áp dụng ở đây: “Ngoài Ta, các ngươi không thể làm chi được”. Chúng ta chỉ cần cứ ở trong Ngài bằng cách đặt tâm trí vào linh.
Bây giờ, chúng ta có lời đáp cho ba câu hỏi đưa ra về việc cứ ở trong ĐấngChrist. Đấng Christ ở đâu? Ngài ở trong linh chúng ta. Đấng Christ là ai? Ngài là Linh Ban Sự Sống cư ngụ trong linh chúng ta. Làm thế nào có thể cứ ở trong Đấng Christ? Chúng ta cứ ở trong Ngài bằng cách đặt tâm trí vào linh. Đặt tâm trí vào linh thật ra là cứ ở. Hằng ngày và thậm chí từng giây phút, cần đặt tâm trí, là phần đại diện cho toàn bản thể của chúng ta, vào linh hòa quyện. Kết quả luôn luôn là sự sống và bình an.
La-mã chương 8 chắc chắn là sự phát triển từ Giăng chương 15 về việc cứ ởtrong Đấng Christ. Nếu không có La-mã chương 8, chúng ta vẫn còn mò mẫm tìm con đường thực tế để cứ ở trong Đấng Christ. Ngợi khen Chúa vì chúng ta không còn mò mẫm trong bóng tối để tìm đường! Thay vào đó, chúng ta đã học tập từ La-mã chương 8 rằng tất cả những gì cần phải làm là xoay bản thể về Đấng sống động đang cư ngụ trong linh mình và ở đó với Ngài. Khi xoay qua Ngài và đặt tâm trí nơi Ngài, chúng ta có sự sống, bình an, ánh sáng, an ủi, sức mạnh và tất cả những gì chúng ta cần. Chúng ta hết khát và được no đủ.
ĐẶT TÂM TRÍ VÀO LINH
BẰNG CÁCH CẦU NGUYỆN
Để đặt bản thể vào linh hòa quyện, cần phải cầu nguyện. Chúng ta dễ xao lãng khỏi Linh thần thượng trong linh mình biết bao! Tâm trí rất mau bị điều khác lôi kéo. Vì vậy, cần cầu nguyện, chủ yếu không phải xin Chúa làm nhiều điều cho mình mà để giữ tâm trí đặt vào linh. Bảo đảm Chúa sẽ chăm sóc và làm mọi sự cho anh em. Vì vậy, trong lời cầu nguyện, anh em không cần để nhu cầu xâm chiếm. Thay vào đó, hãy tiếp xúc với Đấng sống động trong linh. Càng tiếp xúc với Ngài, anh em càng vui hưởng Ngài. Đừng cầu nguyện cho nhu cầu về tình yêu hay tính kiên nhẫn. Kinh nghiệm của chúng ta chứng tỏ rằng càng cầu nguyện về những điều ấy, chúng ta càng bị xao lãng khỏi linh hòa quyện, và càng ít ở trong Đấng Christ. Chỉ nên ngợi khen Chúa vì Ngài là tình yêu, kiên nhẫn và mọi sự của chúng ta. Nếu ngợi khen Ngài như vậy, công bố Ngài tốt lành dường nào, tự phát tình yêu và kiên nhẫn sẽ tuôn chảy ra từ chúng ta, dầu chúng ta có ý thức về điều đó hay không. Người khác sẽ ngạc nhiên trước sự thay đổi trong chúng ta. Họ sẽ không thấy kết quả tạm thời từ nỗ lực riêng của chúng ta, nhưng họ sẽ thấy ĐấngChrist là Linh Ban Sự Sống được sống biểu lộ ra qua chúng ta. Càng đặt tâm trí vào Đấng sống động trong linh mình, Ngài sẽ càng sống biểu lộ chính Ngài qua chúng ta. Đó là đời sống Cơ-đốc. Đó là con đường dẫn đến một đời sống thánh khiết và đắc thắng. Hãy quên những hệ thống và phương pháp đi, mà thay vào đó, hãy xoay qua Đấng sống động ở trong mình và đặt tâm trí nơi Ngài. Ngài đang chờ đợi chúng ta làm điều này. Đó là phương cách cứ ở trong Ngài.
SA-TAN LÀ TỘI CƯ NGỤ TRONG XÁC THỊT
CHÚNG TA
Để có ấn tượng sâu xa về nhu cầu cứ ở trong Đấng Christ bằng cách đặt tâm trí vào linh, chúng ta cần thấy rõ hơn nữa về những gì cư ngụ trong xác thịt và những gì cư ngụ trong linh. Từ “cư ngụ” (BNC: ở) được dùng trong 7:17,18 và 20. Trong câu 17 và 20, Phao-lô nói tội cư ngụ trong ông, và trong câu 18, ông nói trong ông, tức trong xác thịt ông, không có điều gì tốt lành cư ngụ. Trong La-mã chương 5 đến chương 8, tội được khải thị như là sự nhân cách hóa của Sa-tan. Theo một ý nghĩa, tội cư ngụ trong xác thịt chúng ta, tức thân thể sa ngã bị nhiễm độc do bản chất của kẻ ác, là Sa-tan nhục hóa. Sa-tan là tội ở trong xác thịt chúng ta. Trong 7:21 ,Phao-lô nói: “Tôi thấy trong tôi có luật này: khi tôi muốn làm điều thiện, thì điều ác lại cặp theo”. Từ “điều ác” trong câu này ngụ ý bản chất gian ác của Sa-tan. Vì vậy, La-mã chương 7 cho thấy rằng Sa-tan là tội cư ngụ trong xác thịt chúng ta.
Từ Hi-lạp được dịch là “cư ngụ” trong những câu này không phải là từ được dịch là “cứ ở” trong những chỗ khác. Nhưng từ gốc của từ này có nghĩa là “nhà”. Chính từ này được dùng trong Ê-phê-sô 3:17 về việc Đấng Christ lập nhà Ngài trong lòng chúng ta. Vì vậy, ý nghĩa ở đây là tội đang lập nhà của nó trong xác thịt chúng ta. Tuy nhiên, có thể chúng ta mù lòa về sự thật này. Qua kinh nghiệm, Phao-ô khám phá có một điều gì đó gian ác, là bản chất gian ác của Sa-tan, đang sống và cư ngụ trong xác thịt ông. Nếu được khải thị sự thật về tội nội cư này, chúng ta sẽ thấy mình đang sở hữu một điều kinh khủng như vậy, tức là tội như là chính sự nhân cách hóa của Sa-tan, đang lập nhà của nó trong xác thịt chúng ta. Ngợi khen Chúa vì Ngài đã khải thị điều này cho chúng ta.
LINH CHÚNG TA LÀ SỰ SỐNG
Trái với La-mã chương 7 là chương phơi bày tội cư ngụ trong xác thịt, La-mã chương 8 khải thị một điều gì đó kỳ diệu đang cư ngụ trong linh chúng ta. Câu 10 và 11 chép: “Vậy, nếu Christ ở trong anh em, thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn tâm linh nhơn sự công nghĩa mà sống (RcV: nhưng linh là sự sống vì sự công chính). Nhưng nếu Thánh Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại ởtrong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống động”. Nếu Đấng Christ ở trong chúng ta, thì linh là sự sống vì sự công chính dầu thân thể sa ngã vẫn chết chóc vì tội. Do đó, trong câu 10, chúng ta có hai sự thật: thứ nhất là thân thể vẫn chết, và thứ hai là linh là sự sống. Hễ Đấng Christ ở trong chúng ta, thì linh là sự sống. Không có điều kiện hay đòi hỏi nào khác. Tuy nhiên, thân thể vẫn chết vì tội hội cư.
LINH NỘI CƯ BAN SỰ SỐNG
CHO THÂN THỂ HAY CHẾT CỦA CHÚNG TA
Từ “nhưng” ở đầu câu 11 rất quan trọng, cho thấy một điều gì đó tốt hơn đang đến. Câu này nói về Linh của Đấng làm cho Jesus từ kẻ chết sống lại cư ngụ trong chúng ta. Trước hết, Đấng Christ ở trong chúng ta. Đó là giai đoạn đầu, là bước đầu. Nhưng Đấng Christ là Linh nội cư trong chúng ta, tức lập nhà Ngài trong chúng ta, là sự tiếp tục. Vì Đấng Christ ở trong chúng ta nền linh là sự sống, mặc dầu thân thể vẫn chết. Nhưng nếu Đấng Christ là Đấng ở trong chúng ta, cũng lập nhà Ngài trong chúng ta, thì Linh Nội Cư sẽ ban sự sống cho thân thể hay chết của chúng ta.
Thân thể chúng ta được sống động nhờ Linh nội cư. Thân thể hay chết ấy có được làm cho sống động hay không tùy thuộc vào việc chúng ta có để cho Linh lập nhà Ngài bên trong hay không. Phải, Đấng Christ là Linh ở trong anh em; điều này làm cho linh anh em là sự sống. Nhưng Linh có thể lập nhà Ngài trong anh em hay không tùy thuộc vào thái độ của anh em. Anh em có muốn để Ngài lập nhà trong mình không, hay đang giới hạn Ngài ở một góc nào đó của bản thể mình? Giả sử tôi được mời đến nhà của một anh chị em nọ. Tuy nhiên, sau khi tôi vào nhà, họ giới hạn tôi ở một góc; họ không cho phép tôi đi lại tự do và tự nhiên như đang ở nhà mình. Điều này có nghĩa là tôi không được tự do làm gì cả trong nhà họ. Cũng vậy, Đấng Christ có thể ở trong linh chúng ta, nhưng chúng ta không cho Ngài quyền tự do đi lại khắp bản thể mình. Kết quả là vòng bên trong của bản thể chúng ta, tức linh, là sự sống, nhưng vòng bên ngoài là thân thể thì vẫn chết. Để thân thể hay chết được sống động, Đấng Christ Nội Cư phải được tự do hành động để lan rộng chính Ngài khắp bản thể chúng ta. Ngài phải được tự do định cư trong tất cả các phần bên trong chúng ta, và qua đó, lập Nhà Ngài trong chúng ta. Nếu cho phép Ngài làm như vậy, sự sống không những sẽ được truyền đến linh mà còn cho cả thân thể nữa.
VỊ TRÍ CỦA TÂM TRÍ
Trong La-mã chương 7 và 8, chúng ta thấy có hai điều cư ngụ trong tín đồ. Trong chương 7, chúng ta có tội cư-ngụ-bên-trong, tức bản chất gian ác của Sa-tan, còn trong chương 8, chúng ta có Linh Nội Cư là chính Đấng Christ. Tội là bản chất Sa-tan được nhân cách hóa cư ngụ trong xác thịt chúng ta, còn Linh là ĐấngChrist nội cư trong linh chúng ta. Giữa tội nội cư và Linh nội cư, là tâm trí, đại diện cho chính chúng ta. La-mã 7:25 chép: “Như vậy, chính mình tôi lấy tâm trí phục Luật của Đức Chúa Trời”.
Xin chú ý những từ “chính tôi lấy tâm trí...” Những từ này cho thấy tâm trí đại diện cho chúng ta, là chính chúng ta. Khi Phao- lô nói chính ông lấy tâm trí phục Luật của Đức Chúa Trời, ông có ý nói chính ông cố gắng giữ Luật, ra sức làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng cách vâng theo Luật. Khi cố gắng hoàn thành những đòi hỏi của Luật, tâm trí đang làm một điều gì đó tốt, nhưng nó hành động cách độc lập.
La-mã 8:6 cho một cái nhìn khác về tâm trí: “Vì tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết, nhưng tâm trí đặt vào linh là sự sống và bình an” (RcV). Chúng ta đã thấy rõ Sa-tan là tội cư ngụ trong xác thịt, còn Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống cư ngụ trong linh. Nếu chúng ta quyết định làm lành, tội cư ngụ trong xác thịt sẽ được kích hoạt và đánh bại chúng ta. Luật của tội sẽ chiến đấu chống lại luật của tâm trí và làm cho chúng ta bị giam cầm trong luật của tội trong các chi thể mình (7:23). Do dó, chúng ta cần sự khải thị về tội trong xác thịt và về Đấng Christ trong linh. Rồi chúng ta cần thấy rằng là những người độc lập, chúng ta không thể xử lý tội trong xác thịt. Để xử lý điều này, chúng ta cần kêu cầu chính Chúa Jesus là Đấng cư ngụ trong linh và tiếp tục đặt tâm trí vào linh. Đó không phải là vấn đề làm theo một phương pháp, nhưng là tiếp xúc một Thân Vị sống động. Chúng ta cần thường xuyên nói: “A-men, ôi Chúa Jesus, con yêu Ngài”. Khi làm như vậy, tội nội cư này bị đánh bại, và Đấng Christ trở nên mọi sự cho chúng ta. Khi ấy ChúaJesus được đem vào bản thể chúng ta để lan tỏa và dầm thấm chúng ta bằng chính Ngài. Đó là ý nghĩa của việc được thánh hóa, biến đổi, và đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Đây là kinh nghiệm cứ ở trong Đấng Christ bằng cách đặt tâm trí vào linh hòa quyện, như được khải thị trong La-mã chương 8