Kinh Thánh không phải là một văn bản khoa học, tuy nhiên nó chứa đựng những tuyên bố về những sự kiện khoa học đi trước thời đại-
1- Có phải vũ trụ vật lý có sự bắt đầu?
Các nhà khoa học hàng đầu từng cảm thấy câu trả lời mạnh mẽ là không. Nhưng bây giờ họ thường chấp nhận rằng có một khởi đầu cho vũ trụ. Kinh thánh nói cách rõ ràng về sự bắt đầu đó. Sáng thế ký 1: 1“ Ban đầu Đức Chúa Trời đã sáng tạo các từng trời và trái đất đất”.
2. Hình dạng của trái đất là gì?
Vào thời cổ đại, nhiều người nghĩ rằng trái đất phẳng. Vào thế kỷ thứ năm TCN các nhà khoa học Hi Lạp cho rằng đó là một quả cầu. Nhưng rất lâu trước đó, vào thế kỷ thứ tám trước Công nguyên, tác giả Kinh thánh, Ê-sai, đã nhắc đến “vòng của trái đất”, sử dụng một từ ngữ cũng có thể được đưa ra hình cầu. - Ê-sai 40:22 “Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất nầy”.
3. Các từng trời có thể bị mục nát chăng?
Nhà khoa học Hi Lạp Aristotle, ở thế kỷ thứ 4 TCN, đã dạy rằng sự mục nát chỉ xảy ra trên trái đất, trong khi các bầu trời đầy sao không bao giờ có thể thay đổi hoặc phân hủy. Quan điểm đó đã thắng thế trong nhiều thế kỷ. Nhưng vào thế kỷ 19, các nhà khoa học đã hình thành khái niệm entropy. Nó cho thấy rằng tất cả các vật chất, cho dù trên trời hay dưới đất, có xu hướng phân hủy. Một trong những nhà khoa học đã giúp thúc đẩy khái niệm này, huân tước Kelvin, lưu ý rằng Kinh thánh đã nói trước về trời và đất: “Trời đất sẽ bị hư hoại, song Chúa hằng còn; Trời đất sẽ cũ mòn hết như áo xống; Chúa sẽ đổi trời đất như cái áo, và nó bị biến thay” (Thi thiên 102: 25, 26). Kelvin tin, như kinh thánh dạy rằng, Đức Chúa Trời có thể cho phép sự hư hoại như vậy phá hủy cõi sáng tạo của Ngài. Truyền đạo 1: 4 “Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn”.
4. Điều gì nắm giữ các hành tinh cũng như trái đất của chúng ta?
Aristotle đã dạy rằng tất cả các thiên thể được bọc trong các quả cầu tinh thể, mỗi cái được lồng chặt vào bên trong, bên trong cùng là trái đất. Vào thế kỷ 18 SCN, các nhà khoa học đã chấp nhận ý tưởng rằng các ngôi sao và hành tinh có thể được treo trong một khoảng trống. Nhưng trong sách Gióp, ở thế kỷ 15 TCN., chúng ta đã đọc rằng Đấng Tạo Hóa “treo trái đất trong khoảng không không” - (Gióp 26: 7).
5. Dược Phẩm -
Kinh thánh không phải là một văn bản y khoa, nhưng nó có chứa đựng một số nguyên tắc phản ảnh tri thức tiến bộ về việc chăm sóc sức khỏe từ thế kỉ 15 TCN.
-Cô lập người bệnh.
Luật Môi-se quy định giữ những người mắc bệnh phong tách biệt với những người khác từ thế kỉ 15 TCN. Mãi cho đến khi những tai họa của thời Trung cổ xảy ra rồi, các bác sĩ y khoa mới học được cách áp dụng nguyên tắc này, điều này vẫn được coi là có hiệu quả. Xem Lê vi kí 13 và 14-
--Rửa sạch sau khi chạm vào một xác chết.
Cho đến cuối thế kỷ 19, các bác sĩ thường làm việc trên các xác chết và sau đó đặt tay trên các bệnh nhân sống mà không cần rửa tay ở khoảng giữa. Thực tế đó đã gây cho nhiều người chết. Tuy nhiên, luật Môi-se tuyên bố rằng bất cứ ai chạm vào xác chết đều bị ô uế về mặt nghi lễ. Nó thậm chí còn hướng dẫn rằng nước được sử dụng để làm sạch theo nghi lễ trong những trường hợp như vậy. Những thực hành tôn giáo đó chắc chắn cũng có lợi ích cho sức khỏe. Dân số kí 19:11, 19.
--Loại bỏ chất thải.
Mỗi năm, hơn nửa triệu trẻ em chết vì bệnh tiêu chảy, phần lớn là do tiếp xúc với chất thải của con người mà không được xử lý đúng cách. Luật Môi-se nói rằng chất thải của con người nên được chôn cất, xử lý tránh xa nơi cư trú của con người. Phục truyền luật lệ ký 23: 12-13 “Ngươi phải có một chỗ riêng ở ngoài trại quân; ấy là nơi ngươi phải đi ra; phải có một cây nọc với đồ tùy thân, khi nào muốn đi ra ngoài, hãy lấy cây nọc nầy mà đào, rồi khi đi, phải lấp phẩn mình lại”.
--Thời điểm cắt bì cho trẻ sơ sinh.
Luật của Đức Chúa Trời quy định rằng một đứa trẻ nam nên được cắt bao quy đầu vào ngày thứ tám của cuộc đời. (Lê-vi-kí 12: 3) Ở trẻ sơ sinh, khả năng đông máu được hiểu là đạt mức bình thường sau tuần đầu tiên. Trong thời Kinh Thánh, trước khi các phương pháp điều trị y khoa tiến bộ như hiện nay, chờ đợi hơn một tuần trước khi cắt bao quy đầu là một sự bảo vệ khôn ngoan.
--Mối liên hệ giữa sức khỏe cảm xúc và sức khỏe thể chất.
Các nhà nghiên cứu và nhà khoa học y tế nói rằng những cảm xúc tích cực như niềm vui, hi vọng, lòng biết ơn và sự sẵn sàng tha thứ có một số tác dụng có lợi ích cho sức khỏe. Kinh thánh nói: “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay;
Còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo”.- ( Châm ngôn 17:22)
Thiên Trình sưu tầm và tạm dịch –19-01-2019
Nguồn: internet