"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870212
Đang truy cập:179

LA-MÃ BÀI 33-

tamoxifen

tamoxifen uk pct

buy zoloft

buy antidepressant online crownlimos.ca antidepressant online delivery

 

NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÁC CHƯƠNG TỪ 5 ĐẾN 8
 
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một vài điểm cơ bản của Sách La-mã, các chương từ 5 đến 8.
 
HAI SỰ KIỆN VÀ HAI KINH NGHIỆM
Phần cuối chương 5 đề cập đến sự kiện chúng ta đã ở trong A- đam. Chúng ta từng ở trong A-đam là sự kiện không ai có thể phủ nhận. Mỗi một người đều đang ở trong A-đam hoặc đã từng ở trong A-đam. Chương 6 đề cập đến sự kiện bây giờ chúng ta đang ở trong Đấng Christ. Do đó, có thể đặt tên cho La-mã chương 5 là “Trong A-đam”, và La-mã chương 6 là “Trong Đấng Christ”. Xin hãy nhớ hai điều này là những sự kiện, một điều thuộc quá khứ và một điều thuộc hiện tại. Chúng ta đã  trong A- đam, nhưng bây giờ đang ở trong Đấng Christ.Sự kiện trong hiện tại tốt hơn nhiều biết bao!
Chương 7 đề cập đến kinh nghiệm trong xác thịt. Đây không chỉ là một sự kiện mà còn là kinh nghiệm. Vì vậy, chúng ta có thể viết “Trong Xác Thịt” trên chương 7.
Chương 8 đề cập đến kinh nghiệm của chúng ta trong linh. Khó có thể khẳng định dó là Thánh Linh hay nhân linh vì chỉ về linh hòa quyện. Vì vậy, chúng ta có thể ghi “Trong linh” trên chương 8.

Trong các chương 5 và 6, chúng ta có hai sự kiện, sự kiện  trong A-đam và trong Đấng Christ. Trong các chương 7 và 8, chúng ta có hai loại kinh nghiệm, kinh nghiệm trong xác thịt và kinh nghiệm trong linh. Kinh nghiệm trong xác thịt làkinh nghiệm sự kiện ở trong A-đam. Sự kiện  trong A-đam được khải thị trong chương 5 là kinh nghiệm trong xác thịt được mô tả trong chương 7. Nếu chỉ có chương 5 mà không có chương 7 thì chúng ta chỉ có sự kiện là chúng ta thật chết chóc, nhưng không có kinh nghiệm. Cũng vậy, kinh nghiệm trong linh của chương 8 là kinh nghiệm về sự kiện ở trong Đấng Christ được khải thị trong chương 6. Nói cách khác, sự kiện ở trong Đấng Christ chỉ có thể được kinh nghiệm trong linh.
 
TRONG A-ĐAM
Trong A-đam có ba điều chính: tội, sự chết, và là tội nhân trong cấu tạo (5:19). Trong A-đam, chúng ta thừa hưởng tội, ở dưới sự cai trị của sự chết (5:12,14) và là tội nhân trong cấu tạo. Dĩ nhiên chúng ta cũng  dưới sự định tội của Đức Chúa Trời. Chúng ta tốt hay xấu không có ý nghĩa gì cả. Dầu là người tốt nhất, chúng ta vẫn là tội nhân trong A-đam và  dưới sự định tội của Đức Chúa Trời. Trong A-đam, chúng ta thừa hưởng tội, ở dưới sự cai trị của sự chết, và là tội nhân trong cấu tạo dưới sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Đó là những sự kiện. Tất cả chúng ta đều bị định tội thậm chí trước khi ra đời. Đó là tình trạng của chúng ta.
 
TRONG ĐẤNG CHRIST
Ngợi khen Chúa, chúng ta có sự kiện thứ hai, sự kiện ở trong Đấng Christ!Kết quả của tình trạng  trong Đấng Christ là chúng ta có ân điển với sự công chính (5:17). Trong A-đam, chúng ta có tội; trong Đấng Christ chúng ta có ân điển với công chính. Điều chúng ta có không chỉ là công chính hay chỉ là, ân điển mà là ân điển với công chính. Ân điển với công chính trái với tội. Trong A-đam, chúng ta thừa hưởng tội. Trong Đấng Christ, chúng ta nhận được ân điển với ban tứ là sự công chính. Ân điển và công chính cùng hành động chung vì ân điển hành động qua sự công chính. Hơn nữa, trong Đấng Christ chúng ta có sự sng đời đời thay vì sự chết. Thậm chí chúng ta có thể cai trị trong sự sống đời đời này (5:17). Mặc dầu sự chết từng cai trị trên chúng ta (5:14) nhưng bây giờ chúng ta có thể cai trị trong sự sng. Hơn nữa, trong Đấng Christ, chúng ta không ở dưới sự định tội của Đức Chúa Trời nhưng ở dưới sự xưng công chính của Ngài. Trong ĐấngChrist, tất cả chúng ta đều được xưng công chính.
Có lẽ anh em hỏi làm thế nào có thể ở trong Đấng Christ? Chúng ta không nghi ngờ về việc mình ở trong A-đam. Nhưng làm thế nào chúng ta ở trong ĐấngChrist? Đó là bởi được báp- têm vào trong Ngài (6:3), và bởi tin vào Ngài (Gi. 3:15). Được báp-têm vào trong Đấng Christ bao hàm việc tin vào Ngài.. Vì vậy, chúng ta  trong Đấng Christ bằng cách tin và bằng cách chịu báp-têm. Khi tin Đấng Christ, thật ra anh em đem chính mình tin vào trong Ngài. Cũng vậy, đựợc báp-têm vào trong nước là dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang được báp-têm vào trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta vào trong Đấng Christ (1CÔ. 1:30), tất cả chúng ta phải tin sự kiện này và kể đến sự kiện này. Ha-lê-lu-gia, chúng ta ở trong Đấng Christ! Chúng ta đã được dời khỏi A-đam vào trong ĐấngChrist. Ngày nay, tôi có thể dạn dĩ làm chứng rằng tôi không còn ở trong A- đam -tôi ở trong Đấng Christ. Vì tôi  trong Đấng Christ nên sự chết, phục sinh, và tất cả những gì Ngài là đều trở thành của tôi. Tất cả những gì Ngài đã làm đều thuộc về tôi vì tôi ở trong Ngài.
Xin xem xét ví dụ về chiếc tàu Nô-ê. Chiếc tàu với 8 người trên tàu đã trải qua nhiều điều. Tất cả những gì chiếc tàu trải qua đều là kinh nghiệm của 8 người ấy, vì họ ở trong tàu. Đó là hình bóng rõ ràng về việc chúng ta ở trong Đấng Christ.Đấng Christ là Chiếc Tàu, còn chúng ta, tức là những người được phục sinh, đều trong Ngài (Số 8 chỉ về sự phục sinh). Bất cứ điều gì Đấng Christ dạt dược, có được, và tất cả những gì Ngài là hiện nay đều thuộc về chúng ta. Sự chết của Ngài thuộc về chúng ta, sự phục sinh của Ngài thuộc về chúng ta, và sự sống của Ngài thuộc về chúng ta. Sự chết của Đấng Christ đã kết liễu mọi điều tiêu cực trong vũ trụ, và sự chết của Ngài thuộc về chúng ta. Ngoài sự chết, không một điều gì có thể kết liễu được một người. Nếu có ai hỏi anh em đã chết hay chưa, anh em nên trả lời: “Phải, tôi đã chết cách đây 2000 năm (6:6). Sự chết của ĐấngChrist trên thập tự giá đã giải quyết mọi sự cho tôi và kết liễu tôi hoàn toàn. Tôi chết rồi!”. Ngợi khen Chúa vì chúng ta đều đã chết! Một mặt, chúng ta chết với Đấng Christ, mặt khác, chúng ta được sống lại với Ngài (6:8,11). Chúng ta đã được phục sinh, đang sống, và cùng lớn lên với Đấng Christ trong hình trạng của sự phục sinh của Ngài (6:5). Tất cả chúng ta phải tin những sự kiện này, nhận biết những sự kiện này, và kể theo những sự kiện này.
Nếu đứng trên những sự kiện ấy, chúng ta có thể trình dâng chính mình cho Đức Chúa Trời như nô lệ và trình dâng các chi thể mình như vũ khí công chính dẫn đến sự thánh hóa (6:13,19). Khi kể mình theo sự kiện người cũ đã bị đóng đinh trên thập tự giá và mình sống động đối với Đức Chúa Trời trong Christ Jesus, và khi trình dâng chính mình với mọi chi thể mình như vũ khí công chính cho Đức Chúa Trời, điều này sẽ mở đường cho sự sống thần thượng hành động trong bản thể chúng ta cách tự do. Sự sng thần thượng này sẽ truyền tất cả những gì Đức ChúaTrời là vào trong bản thể chúng ta. Đó là sự thánh hóa. Đó không phải là sự cứu chuộc khách quan trên thập tự giá mà là công tác thánh hóa, mang tính chủ quan của Đức Chúa Trời trong chính bản thể chúng ta.
 
TRONG XÁC THỊT
Sau khi nhận biết mình đã chết với Đấng Christ, chúng ta cũng phải thấy mình không còn liên hệ gì với Luật. Vì đã chết nên chúng ta dược tự do, được thoát khỏi Luật (7:6). Đừng trở về với Luật. Trở về với Luật nghĩa là quyết định làm lành. Mỗi khi quyết định làm lành, anh em đang trở về với Luật. Nếu cầu nguyện: “Ôi Đức Chúa Trời, từ nay về sau xin giúp con khiêm nhường” là anh em đang trở về với Luật. Mặc dầu đang cầu nguyện với Đức Chúa Trời nhưng anh em không đến với Ngài; anh em đang đến với Luật. Hãy xem trường hợp một người chồng ăn năn vì không yêu vợ. Anh ta quyết định từ nay trở đi sẽ yêu vợ và xin Chúa giúp mình. Lời cầu nguyện này cho thấy anh đang trở về với Luật. Tôi có thể bảo đảm với anh em rằng anh ấy không thể yêu vợ. Càng cố gắng yêu vợ, anh ấy càng thất bại. Anh ấy sẽ thấy mình ở trong La-mã chương 7, trong tình trạng không làm điều mình mun, nhưng làm điều mình không muốn (7:19). Mặc dầu mun yêu vợ, nhưng anh em không thể làm được. Có thể anh em muốn không bao giờ nổi nóng, nhưng cuối cùng anh em lại nổi nóng hơn bao giờ hết. Tại sao? Vì khi đến với Luật, anh em đã đến sai nguồn. Anh em chưa nhận biết tình trạng vô vọng và bất lực đến cùng cực của mình. Chúng ta cần khước từ chính mình và nói với bản ngã: “Bản ngã ơi, ta không tin cậu ngươi. Hỡi bản ngã, đừng quyết định làm gì cả. Ngươi không thể làm gì được”. Hễ khi một người chồng bị cám dỗ quyết định yêu vợ, anh ấy nên nói ngay: “Hỡi ;Sa-tan, hãy đi khỏi ta. Ta sẽ không bao giờ cgắng làm điều này. Thay vào đó, ta sẽ từ chối bản ngã. Bản ngã của ta phải ra đi”.Đừng quyết định làm lành. Phao-lô nói: “Lòng muốn  nơi tôi, nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có” (7:18). Phao-lô nói tiếp: “Cho nên điều thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn thì tôi lại làm” (7:19). Vì vậy, trong câu tiếp theo, ông kết luận: “Song, nếu tôi làm điều tôi không mun, thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội  trong tôi” (7:20). Như chúng tôi đã nêu, đó là kinh nghiệm của Phao-lô trước khi được cứu, nhưng hầu như tất cả các Cơ-đốc nhân đều trải qua điều này sau khi được cứu. Nếu không kinh nghiệm như vậy, chúng ta sẽ không bị phơi bày đến cực điểm và sẽ không nhận biết mình vô vọng là dường nào.
Có lẽ thậm chí hôm nay anh em đã quyết định làm lành, Muốn là điều rất tự nhiên, rất dễ dàng. Khi hơi nguội lạnh với Chúa, anh em không quyết định làm điều lành cho Ngài. Nhưng sau khi được phục hưng và trở về với Chúa, ngay lập tức anh em quyết định làm lành. Mỗi khi quyết định làm lành, anh em lập một điều răn, một luật tự dặt cho chính mình. Đó không phải luật do Môi-se ban bố mà là luật do bản ngã đề ra. Tuy nhiên, nguyên tắc vẫn giống nhau. Dầu đó là Kinh Luật do Môi-se ban b hay luật do bản ngã đề ra thì cuối cùng anh em cũng bị phơi bày.
Cách đây nhiều năm, tôi thường cầu nguyện: “Chúa ơi, con không mun nổi nóng với vợ. Con mun làm một người chồng tốt và luôn luôn yêu vợ. Chúa ơi, xin giúp con yêu vợ”. Theo kinh nghiệm, tôi không bao giờ được đáp cho những lời cầư nguyện như vậy. Thật ra, càng cầu nguyện về tánh nổi nóng của mình, tôi càng nổi nóng. Nếu không cầu nguyện như vậy, có thể anh em sẽ không nổi nóng suốt một hoặc hai tuần. Nhưng nếu cầu nguyện về điều đó, anh em sẽ nổi nóng rất mau sau đó. Trong những năm qua, nhiều chị em đến nói với tôi rằng họ cầu nguyện để có thái độ tốt đối với chồng con, nhưng ngay vào ngày họ cầu nguyn, thái độ của họ lại tệ hơn bao giờ hết. Vào những năm đầu của chức vụ, khi người ta hỏi tôi như vậy, tôi giống y như họ. Nói theo giáo lý, tôi bảo họ rằng điều đó làđể giúp họ biết họ là ai. Điều này chỉ là giáo lý cho đến một ngày chúng ta bị bắt buộc phải nhận biết mình hoàn toàn không tốt chút nào. Một khi thấy như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ quyết định làm lành. Thay vào đó, chúng ta sẽ đến với La-mã chương 8.
 
TRONG LINH
Trong La-mã chương 8, chúng ta tìm thấy một điều rất đơn giản. Hãy thôi quyết định làm lành. Lẽ ra, tâm trí nên làm một người vợ vâng phục, nhưng tâm trí lại cả gan làm chồng. Trong chương 7, Phao-lô nói rõ: “Chính mình tôi lấy tâm trí phục Luật của Đức Chúa Trời” (c. 25). Một tâm trí như vậy là quá độc lập. Tâm trí nên làm người nữ, nhưng lại cả gan làm người nam. Trong chương 8, chúng ta thấy chỉ nên bước theo linh (8:4). Nhưng còn tâm trí thì sao? Tâm trí phải đặt vào linh (8:6). Chúng ta cần bước theo linh và đặt tâm trí vào linh. Như vậy là đủ. Đừng quyết định làm lành hay cầu xin Chúa giúp mình làm lành. Hãy quên những quan niệm tôn giáo ấy. Chúng ta cần bước đi, cư xử, tồn tại theo linh, và liên tục đặt tâm trí vào linh. Khi đó, chúng ta sẽ có tự do, và Đấng Christ Nội Cư sẽ truyền sự sống vào trong mỗi phần của bản thể chúng ta, thậm chí vào trong những chi thể yếu đuối của thân thể hay chết của chúng ta (8:11). Toàn bản thể chúng ta khi ấy sẽ được truyền sự sống thần thượng. Đó không phải vấn đề làm lành, giữ luật, hay hoàn thành những đòi hỏi của luật. Đó là vấn đề sự sống được sống biểu lộ ra qua linh chúng ta. Sự sống này sẽ làm nhiều điều hơn là chỉ hoàn thành những đòi hỏi công chính của Luật. Khi cư xử, bước đi, tồn tại theo linh hòa quyện, và khi đặt tâm trí vào linh, không cho phép tâm trí tự làm gì cả, thì chúng ta vui hưởng việc Đấng Christ Nội Cư truyền sự sống, vui hưởng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và sự thánh hóa đến từ tình trạng được dầm thấm sự Sống của Ngài.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2