10. Gia Cơ—Tín Đồ Cướp Công Sang Đoạt
Lu 6:13-14-Đến sáng, Ngài vời môn đồ đến, lựa chọn mười hai trong họ, gọi là sứ đồ: 14 Si-môn, Ngài cũng đặt tên là Phi-e-rơ, Anh-rê em người, Gia-cơ và Giăng, Phi-líp và Ba-thê-lê-my
Mathio 16:19-Ta sẽ giao chìa khoá nước trời cho ngươi, hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất thì điều đó trên trời cũng bị buộc, và điều gì mà ngươi mở dưới đất thì điều đó trên trời cũng được mở."
Giăng 21:15-Phi-e-rơ đáp rằng: “Thưa Chúa, phải, Ngài biết rằng tôi kính mến Ngài.” Ngài phán rằng: “Hãy nuôi chiên con ta.”
Galati 2:9-Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng, là những người có danh là rường cột,
Công 15:12 ; 21: - Vừa dứt lời, Gia-cơ bèn nói rằng: “Anh em ơi, xin nghe tôi.-Bữa sau Phao-lô đi với chúng tôi tới thăm Gia-cơ; hết thảy các trưởng lão đều có mặt ở đó.—
Tit 1:10 Vì có nhiều người bất phục, nói bông lông, hay lừa dối, nhứt là những kẻ thuộc đảng cắt bì;
-
Hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời, cơ nghiệp của Chúa, làm sao mà cướp được. Ở đây tôi muốn nói cướp quyền quản lí Hội thánh, do đó người ta cướp đoạt chiếm lĩnh nhà của Đức Chúa Trời làm tài sản riêng.
Trước tiên Chúa kêu gọi và chọn Phi-ero làm sứ đồ với mấy người kia. Chúa giao chìa khóa nước thiên đàng cho ông. Ông đã mở cửa cho dân Do thái vào hội thánh ngay ngày lễ Ngũ tuần, và tại nhà Cọt nây, ông mở cửa cho dân ngoại bang, ngoài dân Do thái vào vương quốc Chúa. Trong phúc âm Giăng 21, Phiero còn được Chúa ủy nhiệm chức vụ người chăn hội thánh là bầy của Chúa.
Nhưng đọc Tân ước, tôi không thấy Chúa Jesus ủy nhiệm cho Gia cơ, em Ngài, làm một chức vụ gì cả. 1 Cor 15:7 chỉ nói sau khi sống lại, Ngài có hiện ra cùng Gia cơ cách tư riêng để ông tin Chúa. Ngoài ra tôi không thấy Chúa lập Gia cơ làm trưởng lão hội thánh hay sứ đồ gì cả. Trong thơ Gia cơ 1:1, ông tự xưng mình là nô lệ của Chúa Jesus, là Anh của ông.
Chúa chết vào khoảng năm 30 S.C. đến khi giáo hội nghị họp lần thứ I, có lẽ năm 50 S.C.,-- mới sau 20 năm mà Gia cơ đã lên ngồi ghế quản nhiệm hội thánh tại Giê-ru-sa-lem và cai trị, cũng như có ảnh hưởng rất mạnh trên nhiều hội thánh địa phương các nơi.
Hình ảnh hai sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng nổi bật trong Công vụ từ chương 1 đến 12. Tôi không hiểu làm sao Gia cơ, một người tín đồ tái sinh sau, tin Chúa sau, không được nghe nhiều lời Chúa dạy suốt 3 năm trước, mà chiếm được ghế chủ tịch trên tất cả các trưởng lão hội thánh Giê ru sa lem? Phải chăng ông dựa vào liên hệ máu mũ thiên nhiên với Chúa Jesus, là Anh theo xác thịt của ông. Một số nhà giải kinh có ý kiến là Gia cơ đã thành trừng loại bỏ sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng ra khỏi địa vị đứng đầu. Có thể 10 sứ đồ kia nể trọng Gia cơ là em Chúa, nên cúi đầu tuân phục. Thậm chí Phao lô cũng rất nể vì Gia cơ.
Về trình độ thuộc linh và chức vụ ban phát lời Chúa. Bạn không cần so sánh sách Gia cơ với 14 thơ tín quá sâu nhiệm của Phao-lô, nếu bạn so sánh sách đó với hai thơ của Phi e rơ, bạn cũng thấy sự nông cạn, sụ dốt nát thuộc linh của ông. Tôi tạm đồng ý với nhà cải chánh Martin Luther đánh giá sách Gia cơ như trấu. Không có lúa chắc. Thực ra sách cũng có lúa chắc, nhưng loại lúa lép lừng, không mẩy hạt. Sách Gia cơ không chép các điều sâu nhiệm của Chúa.
Gia cơ nhỏ tuổi hơn Phi-e-rơ, lịch sử thuộc linh ngắn hơn, và không được Chúa ủy nhiệm công việc gì trong hội thánh, thế mà ông tự leo lên ghế chủ tịch trên các trưởng lão và hội thánh. Quanh ông còn có đảng cắt bì, tuân thủ luật pháp cựu ước, và nhưng người quanh ông đi đây đó khủng bố các hội thánh- Phao-lô nói, “Bởi trước khi mấy kẻ từ Gia-cơ chưa đến, thì ông ăn chung với người Ngoại bang;nhưng khi họ đã đến thì ông lại lui riêng ra, vì sợ những kẻ chịu cắt bì: (Gal. 2:12).
Ngày nay có khá nhiều Gia cơ cướp công sang đoạt công việc Chúa của người khác, loại trừ chức vụ mà Đức Chúa Trời đã ủy nhiệm cho người ta. Đáng tiếc là các hội thánh địa phương tối tăm, và nhiều tôi tớ Chúa vì tiền, và vì mù mờ mà ủng hộ công việc bất pháp, bất chính của Gia cơ.
-
Được cứu trễ trong hội thánh Chúa,
Quá dốt nát, nông cạn thuộc linh,
Gia cơ chiếm quyền trên hội thánh,
Thủ lĩnh đảng cắt bì nhiệt tình.
Minh Khải—3-7-2016