"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870061
Đang truy cập:64

LA-MÃ BÀI 16-

buy antidepressant

buy amitriptyline tonydyson.co.uk amitriptyline 50mg

 

SỰ TỰ DO CỦA LINH TRONG LINH CHÚNG TA
(3)
III. SỰ NỘI CƯ CỦA ĐẤNG CHRIST LÀ LINH
Mặc dầu trong La-mã 8:1-6, chúng ta thấy rõ sự tự do của luật của Linh Sự Sng, nhưng khó có thể thấy trọng điểm của bảy câu tiếp theo. Tuy nhiên, nếu vào sâu trong ý tưởng của phần này, chúng ta sẽ thấy trong đó Phao-lô tìm cách cho biết một điều gì đó khác hơn tội đang cư trú trong chúng ta. Trong 7:20, Phao-lô nói: “Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa, bèn là tội  trong tôi”. Như vậy, La-mã chương 7 phơi bày tội nội cư. Như chúng ta đã thấy, La-mã chương 8 tương phản với La-mã chương 7 cách rõ nét. La-mã chương 7 có ách nô lệ; La-mã chương 8 có sự tự do. La-mã chương 7 có Luật; La-mã chương 8 có Linh. La-mã chương 7 có xác thịt; La-mã chương 8 có linh của chúng ta. Hơn nữa, La-mã chương 7 có tội nội cư. Theo La-mã chương 8, điều gì nội cư trong chúng ta? Đó là Đấng Christ, Đấng ChristNội Cư. Trong La-mã chương 7, chúng ta có tội nội cư như nhân tố chính của moi sự khn khổ. Trong La-mã chương 8, chúng ta có Đấng Christ Nội Cư là nhân t của mọi phước hnh.
Nếu Đấng Christ không phải là Linh thì Ngài không thể nội cư trong chúng ta. Ngài phải là Linh để nội cư trong chúng ta. Trong câu 9 và 10, chúng ta thấy ba từ đồng nghĩa hoán đổi được cho nhau: “Linh của Đức Chúa Trời”, “Linh của Christ”,  “Christ”.Hơn nữa, câu 11 nói đến Linh Nội Cư. Những từ đồng nghĩa này cho thấy và chứng tỏ rằng Đấng Christ là Linh Nội Cư. Chắc chắn “Linh của Đức Chúa Trời” trong câu, 9 là “Linh Sự Sng” trong câu 2. Sau khi Phao-lô đề cập “Linh của Đức Chúa Trời”, ông nói về “Linh của Đấng Christ” và chính “Đấng Christ”. Sau đó trong câu 11, ông nói đến Linh Nội Cư.

Điều này có nghĩa là “Linh của Đức Chúa Trời” là “Linh của Đấng Christ”, và “Linh của Đấng Christ” là chính “Đấng Christ”. Như vậy, Đấng Christ ở trong chúng ta là Linh Nội Cư. Ngài là “Linh Sự Sng”, Ngài là “Linh của Đức Chúa Trời”, và Ngài cũng là “Linh của Christ” đang cư ngụ trong chúng ta để có thể truyền chính Ngài là sự sng cho chúng ta. Đấng Christ không những truyền sự sng cho linh chúng ta (c. 10) mà còn truyền sự sống cho tâm trí chúng ta (c. 6) và cho thân thể hay chết của chúng ta (c. 11). Vì vậy, Đấng Christ bây giờ là sự sng trong Thánh Linh (c. 2), sự sng trong linh chúng ta (c. 10), sự sng trong tâm trí chúng ta (c. 6), và sự sng trong thân thể hay chết của chúng ta (c. 11). Đấng Christ là sự sống với sự phong phú gồm bốn phương diện.
Mặc dầu Sách La-mã đã ở trong tay tôi nhiều năm, nhưng chỉ gần đây tôi mới thấy Đấng Christ là sự sống gồm bốn phương diện. Đấng Christ là sự sống cho chúng ta với sự phong phú gồm bốn phương diện được tăng cường. Ngài không những là sự sống trong Linh Thần Thượng và trong nhân linh mà còn là sự sống trong tâm trí chúng ta. Hơn nữa, Đấng Christ có thể là sự sống cho thân thể hay chết của chúng ta. Nói cách khác, bây giờ Ngài là sự sống trong Đức Chúa Trời cũng như sự sống trong dân của Đức Chúa Trời. Đó là điểm chính của 8:7-13. Trọng điểm là Đấng Christ là Linh Nội Cư là sự sống cho chúng ta với sự phong phú gồm bôn phương diện. Ngài thật phong phú. Ngài nâng đỡ linh của chúng ta, cung ứng cho tâm trí chúng ta, và thậm chí làm sống động thân thể hay chết của chúng ta. Sự sống này, tức chính Đấng Christ, là sự sống mà chúng ta vui hưởng ngày nay. Nguyện Chúa bày tỏ điều này cho chúng ta cách trọn vẹn, không chỉ theo giáo lý mà còn theo kinh nghiệm. Tất cả chúng ta phải thấy Đấng Christ của mình là Linh Nội Cư như sự sống với sự phong phú gồm bốn phương diện.
A. Xác Thịt
La-mã 8:7 chép: “Bởi chưng chí hướng của xác thịt thù nghịch với Đức Chúa Trời, vì nó không phục luật pháp của Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được”. Câu này nhấn mạnh đến việc xác thịt là vô vọng. Nếu tâm trí đặt nơi xác thịt thì nó cũng trở nên vô vọng. Bất cứ điều gì hiệp một với xác thịt đều vô vọng. Đừng nghĩ anh em có thể thánh hóa được xác thịt. Điều đó là không thể. Xác thịt là xác thịt, và xác thịt hoàn toàn vô vọng. Đừng bao giờ hi vọng gì nơi xác thịt. Chúng ta không bao giờ có thể cải thiện xác thịt. Đức Chúa Trời đã quyết định dứt khoát rằng xác thịt phải bị kết liễu vì nó cực kỳ bại hoại. Đức Chúa Trời phán xét thế hệ của Nô-ê bằng cơn lụt vì thế hệ ấy đã trở nên xác thịt (Sáng 6:3). Khi thế hệ ấy trở nên xác thịt, Đức Chúa Trời kể nó là vô vọng. Đức Chúa Trời nhận thấy không thể nào giải cứu, phục hồi hay cải thiện thế hệ ấy. Dường như Đức Chúa Trời nói: “Hãy bỏ mặc thế hệ này. Ta phải triệt để phán xét thế hệ này”. Cơn lụt phán xét là sự phán xét trên xác thịt. Chỉ khi con người trở nên xác thịt, Đức Chúa Trời mới thi hành sự phán xét trên con người là xác thịt. Vì vậy, đừng bao giờ nói xác thịt có thể được cải thiện. Đừng bao giờ nghĩ xác thịt anh em ngày nay tốt hơn trước khi anh em được cứu. Dầu một người có được cứu hay không, xác thịt vẫn là xác thịt. Xác thịt là vô vọng, và mọi sự liên quan đến nó cũng vô vọng.
Phao-lô nói: “Bởi chưng chí hướng của xác thịt thù nghịch với Đức Chúa Trời (hoặc: tâm trí đặt nơi xác thịt là thù nghịch với Đức Chúa Trời)”. Xác thịt thù nghịch với Đức Chúa Trời, và tâm trí đặt nơi xác thịt cũng thù nghịch với Đức Chúa Trời. Tâm trí đặt nơi xác thịt không phục Luật của Đức Chúa Trời. Một tâm trí như vậy không thể phục Luật của Đức Chúa Trời dầu nó có muốn vâng phục. Do đó, lời phán quyết về xác thịt là lời chung thẩm. Xác thịt bị kết liễu, và những gì liên quan đến xác thịt cũng bị kết liễu.
Phao-lô tiếp tục ý tưởng này trong câu 8; câu ấy chép: “Mà thật, kẻ thuộc (Bản RcV: ở trong) xác thịt không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Hễ ở trong xác thịt, chúng ta không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ nói xác thịt là tt lành. Trong các câu 7 và 8, chúng ta thấy bn điểm: xác thịt thù nghịch với Đức Chúa Trời, xác thịt không phục Luật của Đức Chúa Trời, xác thịt không thể phục Luật của Đức Chúa Trời, và xác thịt không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đó là tình trạng của xác thịt.
B. Sự Nội Cư Của Đấng Christ Là Linh
“Nhưng nếu quả Linh của Đức Chúa Trời ở trong (hoặc: cư ngụ trong) anh em, thì anh em không thuộc (Bản RcV: không ở trong) xác thịt, bèn là thuộc Thánh Linh (Bản RcV: ở trong linh). Song nếu ai không có Linh của Christ, thì nấy chẳng thuộc về Ngài” (c, 9). Nhiều câu trong Các Thư Tín bắt đầu với từ kỳ diệu “nhưng”. Ha-lê-lu-gia về từ “nhưng”! Trong lịch sử của mình, chúng ta cần nhiều từ “nhưng” như vậy. Chúng ta nên nói: “Ô, sáng hôm nay tôi chán nản, nhưng. Tôi yếu đuôi trong chính mình, nhưng. Tôi hoàn toàn vô vọng, ‘nhưng Phao-lô nói: “Nhưng... anh em không thuộc về xác thịt... “ Đừng bao giờ nói anh em có một xác thịt tốt, và anh em đang  trong xác thịt tốt của mình. Chúng ta không nên ở trong xác thịt vì xác thịt đã bị định tội. Nếu một căn nhà đã bị chính phủ qui tội, anh em ở trong đó là bất hợp pháp. Cũng vậy, xác thịt đã bị Đức Chúa Trời hoàn toàn định tội, chúng ta không nên lưu lại đó mà tranh luận rằng xác thịt của mình đã được cải thiện. Chúng ta không nên ở trong xác thịt, nhưng ở trong linh. Linh này chỉ về nhân linh hòa quyện với Linh Thần Thượng.   
1. Sự Nội Cư Của Linh Đức Chúa Trời
Có một điều kiện để chúng ta ở trong linh. Điều kiện ấy là Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ trong chúng ta (c. 9). Từ “cư ngụ” thật sự có nghĩa là “lập nhà”. Chúng ta ở trong linh nếu Linh của Đức Chúa Trời cư ngụ, lập nhà của Ngài trong chúng ta. Mặc dầu anh em đã dược cứu, nhưng có lẽ Linh của Đức Chúa Trời chưa lập nhà của Ngài trong anh em. Điều này giải thích vì sao anh em vẫn chưa ở trong linh. Mặc dầu Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em nhưng Ngài vẫn chưa thể lập Nhà Ngài trong anh em. Ngài không cư ngụ trong anh em. Tôi có thể được mời đến nhà anh em, nhưng tôi không thể lập nhà của mình trong nhà anh em. Tôi ở đó như một người khách, không thể định cư tại đó. Cũng vậy, Linh của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, nhưng có lẽ Ngài không thể cư ngụ trong chúng ta. Ngài là khách, không phải người cư ngụ. Nếu Linh của Đức Chúa Trời có thể lập Nhà Ngài trong chúng ta, định cư trong chúng ta với phòng ốc đầy đủ, thì chúng ta sẽ ở trong linh và không ở trong xác thịt. Tuy nhiên, nếu Linh của Đức Chúa Trời không có phòng để cư ngụ thì chúng ta vẫn còn ở trong xác thịt, không ở trong linh.
2. Sự Nội Cư Của Linh Đấng Christ
Câu 9 chép: “Song nếu ai không có Linh của Christ, thì nấy chẳng thuộc về Ngài”. Ngay lập tức “Linh của Đức Chúa Trời” được đổi thành “Linh của Christ”. Không ai có thể phủ nhận rằng điều này cho thấy “Linh của Đức Chúa Trời” là “Linh của Christ” và “Linh của Christ” là “Linh của Đức Chúa Trời”. Phao-lô nói: “Nếu ai không có Linh củaChrist thì nấy chẳng thuộc về Ngài”. Nếu nhận thấy Linh của Đức Chúa Trời chưa lập Nhà Ngài trong mình thì đừng nản lòng.
Đừng nói: “Vì Linh của Đức Chúa Trời chưa thường trú trong tôi, nên tôi bỏ cuộc”. Mặc dầu Linh của Đức Chúa Trời chưa cư ngụ trong anh em, nhưng anh em thật có Linh của Đức Chúa Trời là Linh của Đấng Christ. Hễ anh em có Linh của Đấng Christ,thì anh em thuộc về Đấng Christ. Anh em không thuộc về Đấng Christ sao? Tất cả chúng ta đều phải tuyên b: “Ha-lê-lu-gia, tôi thuộc về Đấng Christ!” Chúng ta có Linh của Đấng Christ bên trong và chúng ta thuộc về Đấng Christ. Tuy nhiên, Linh của Đức Chúa Trời, tức là Linh của Đấng Christ, có cư ngụ trong anh em hay không là vấn đề có điều kiện. Linh của Đấng Christ phải lập Nhà Ngài trong chúng ta, phải chiếm hữu bản thể bề trong của chúng ta, để chúng ta  trong linh.
3. Sự Nội Cư Của Đấng Christ
Câu 10 chép: “Vậy, nếu Christ ở trong anh em, thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn tâm linh nhơn sự công nghĩa (hoặc: sự công chính) mà sống”, ở đây, câu này nói Đấng Christ ở trong chúng ta. Trong câu 9 viết là “Linh của Đức Chúa Trời” và sau đó “Linh của Đấng Christ”. Bây giờ, trong câu 10 là chính “Đấng Christ”. Chắc chắn điều này chứng minh “Đấng Christ” là “Linh của Đức Chúa Trời” và “Linh của Christ”. Tt cả chúng ta phải thừa nhận điều này. Đấng Christ là Linh đang ở trong chúng ta. Đây là một vấn đề lớn. Trong La-mã chương 3, Đấng Christ ở đâu? Ngài ở trên thập tự giá, đổ huyết để cứu chuộc. Trong chương 4, Đấng Christ ở đâu? Ngài  trong sự phục sinh. Nhưng trong chương 8, Đấng Christ ở trong chúng ta. Trong chương 6, chúng ta ở trong Đấng Christ, nhưng trong chương 8, Đấng Christ ở trong chúng ta. Ở trong Đấng Christlà một phương diện; có Đấng Christ ở trong chúng ta là một phương diện khác. Trước hết, chúng ta cứ ở trong Đấng Christ, sau đó Đấng Christ cứ  trong chúng ta (Gi. 15:4). Việc chúng ta cứ  trong Đấng Christ đem đến tình trạng Ngài cứ ở trong chúng ta. Ở trong Đấng Christ là điều kiện để Đấng Christ ở trong chúng ta! Ngợi khen Chúa vì Đấng Christ ở trong chúng ta. Đấng Christ đã đem chính Ngài vào trong chúng ta; Ngài đã trải qua một tiến trình để vào trong chúng ta. Đấng Christ này phải cư ngụ và lập Nhà Ngài trong chúng ta.
a. Tội Nội Cư Đem Sự Chết Đến Cho Thân Thể
Mặc dầu Đấng Christ ở trong chúng ta nhưng thân thể chúng ta vẫn ở trong tình trạng chết vì tội. Sau khi đọc bài trưc, là bài chúng tôi đã nêu lên rằng Đức Chứa Trời kết án tội trong xác thịt, có lẽ một số người nói: “Vì Đức Chúa Trời đã kết án tội, nên tội không thể hoạt động gì nữa. Thân thể của tôi không còn chết chóc nữa mà bây giờ trở nên sống động”. Đó không phải là sự hiểu biết đúng đắn về lời của Phao-lô. Mặc dầu Đức Chúa Trời đã kết án tội trong xác thịt, nhưng tội vẫn tiếp tục cư ngụ trong thân thể chúng ta, do đó, thân thể chúng ta vẫn chết chóc. Người ta tranh luận nhiều về điểm này. Một số người nói rằng vì Đức Chúa Trời đã kết án tội trên thập tự giá nên tội đã bị vô hiệu hóa và tín đồ không thể phạm tội. Thậm chí một số người nói rằng sau khi chúng ta được cứu, tội bị xóa sạch hay bị nhổ tận gốc. Những giáo sư thuộc trường phái xóa sạch này dạy rằng khi chúng ta được cứu, gốc rễ của tôi bên trong chúng ta bị nhổ đi. Tất cả những người theo trường phái này đều tin rằng tội đã bị xóa sạch khỏi bản thể một người được cứu.
Cách đây khoảng 40 năm tại Thượng Hải có một thầy giảng dạy quan niệm xóa sạch này cách mạnh mẽ. Ông bảo người ta rằng họ không thể phạm tội sau khi được cứu. Một ngày nọ, thầy giảng này và vài thanh niên thọ giáo ông đi ra công viên tại Thượng Hải. Công viên ấy yêu cầu phải mua vé mới được vào. Ông ấy mua ba, bốn vé để sử dụng cho tất cả năm người. Ông ấy làm cách nào? Trước hết, một vài người cầm vé vào công viên. Sau đó, một người trong số đó cầm các vé ấy ra và trao cho những người ở ngoài mỗi người một vé. Điều này tiếp tục cho đến khi cả năm người đều vào công viên. Thầy giảng ấy đã đem bốn môn đồ trẻ tuổi của mình vào cổng công viên bằng phương cách tội lỗi ấy. Kết quả là một trong các thanh niên ấy bắt đầu nghi ngờ sự dạy dỗ về sự xóa sạch [tội]. Anh ta tự nhủ: “Mình đang làm gì vậy? Mình nói tội đã bị xóa sạch khỏi mình rồi. Điều này là sao vậy?” Cuối cùng thanh niên ấy đến gặp thầy giảng và nói: “Đó không phải là tội sao?” Thầy giảng đáp: “Không, đó không phải là tội. Đó chỉ là một sự yếu đui nhỏ”. Dầu chúng ta có dùng từ nào chăng nữa, tội vẫn là tội. Mặc dầu anh em có thể gọi tội với một tên khác nhưng tội vẫn là tội. Đừng bao giờ chấp nhận một sự dạy dỗ nói rằng chúng ta đã trở nên thuộc linh và thánh khiết đến nỗi không thể phạm tội. Nếu chấp nhận một giáo lý như vậy, chúng ta sẽ bị lừa dối, và hậu quả sẽ thật thảm thương.
Chúa Jesus đã hoàn thành mọi sự trên thập tự giá, nhưng hiệu quả của những gì Ngài thực hiện chỉ được chúng ta thực tại hóa khi ở trong Linh. Thật ra, điều gì ĐấngChrist thực hiện trên thập tự giá cũng bao gồm chúng ta. Chúng ta thật có phần trong mọi sự Đấng Christ đã hoàn thành trên thập tự giá. Đó là một sự thật vinh hiển. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần kinh nghiệm điều này. Mặc dầu tội trong thân thể chúng ta đã hoàn toàn được xử lý bởi thập tự giá của Đấng Christ, nhưng làm thế nào kinh nghiệm sự thật này? Cách duy nhất là ở trong Linh. Linh của Đấng Christ bao hàm tất cả. Bất cứ điều gì Đấng Christ là, đã thực hiện, nhận được và đạt đến đều ở trong Linh Bao Hàm Tất Cả này. Do đó, nếu mun kinh nghiệm tất cả những gì có trong Đấng Christ, chúng ta cần ở trong Linh cách thực tiễn và trong kinh nghiệm. Chính Linh Bao Hàm Tất Cả truyền vào chúng ta mọi điều chúng ta có trong Đấng Christ.
Chúng ta không thể xa cách Linh. Hằng ngày, hằng giờ, thậm chí từng giây phút, chúng ta cần ở trong Linh. Đừng nói: “Đêm qua tôi có một thì giờ tuyệt vời với Chúa. Bây giờ, tôi thánh khiết hơn các thiên sứ và mọi nan đề của tôi đều chấm dứt”. Mặc dầu anh em có thể kinh nghiệm điều đó trong một lúc ngắn ngủi đêm qua, nhưng nếu không cứở trong Linh Bao Hàm Tất Cả, anh em có thể chìm xuống tận địa ngục. Đừng nói vì anh em đã nhận được một khải tượng hay khải thị nào đó hoặc có một kinh nghiệm thuộc linh đặc biệt nào đó nên anh em thánh khiết và không có nan đề. Nếu nói như vậy, về sau anh em có thể thấy chính mình rơi vào tình trạng khn khổ.
Một biểu tựợng tốt về Linh là không khí. Chúng ta cần hít thở không khí liên tục. Không bao giờ chúng ta có thể nói: “Sáng nay tôi hít thở thật sâu, nhận thật nhiều không khí trong lành. Bây giờ tôi đầy dẫy không khí và không cần thở nữa”. Anh em đừng bao giờ ngưng thở và đừng bao giờ xa cách không khí. Đừng bao giờ nghĩ rằng vì đã đầy dẫy một lần nên không cần thở nữa. Nếu ngừng thở, sau năm phút anh em sẽ chết. Kinh nghiệm về Linh Sự Sống cũng giống như thở. Chúng ta cần thở từng giây phút. Chúng ta phải ở lại trong Linh Ban Sự Sống, vì một khi xa cách Ngài, chúng ta sẽ chết. Đừng nói anh em đủ điều kiện và đầy kinh nghiệm. Anh em cần phải luôn luôn tươi mới. Tôi không quan tâm đến việc mình đã được cứu bao lâu và đã kinh nghiệm sự phong phú của Chúa bao lâu. Tôi chỉ quan tâm đến một điều là hiện giờ tôi đang ở trong Linh. Tôi phải ở trong Linh cách tươi mới ngay giây phút này, Linh Ban Sự Sống giống như hơi thở, Chúng ta phải hít thở Ngài không ngừng.
b. Đấng Christ Nội Cư
Đem Sự Sống Đến Cho Linh Chúng Ta
Mặc dầu Đấng Christ ở trong chúng ta, thân thể chúng ta vẫn chết chóc vì tội. Tội nội cư đã đem sự chết đến cho thân thể chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nên bối rối bởi thân thể hay chết của mình vì linh tái sinh của chúng ta là sự sng vì sự công chính. Đấng Christ Nội Cư đem sự sng đến với linh chúng ta qua sự công chính. Sự công chính này là sự công chính của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ. Trước hết, ĐấngChrist là sự công chính đối với chúng ta, và do đó, Ngài cũng là sự sng đối với chúng ta. Khi người con hoang đàng trở về nhà gặp cha, anh ta không đủ điều kiện ngồi với cha và ăn bò con mập. Anh ta chưa mặc chiếc áo đúng đắn, tức chiếc áo tốt nhất, tượng trưng cho Đấng Christ là sự công chính của Đức Chúa Trời, làm sự bao phủ để đủ điều kiện ngồi với Cha và vui hưởng Đấng Christ là sự sng. Trước hết, chúng ta phải có Đấng Christ là sự công chính của mình. Sau đó dưới sự công chính này, dưới “chiếc áo” công chính này, chúng ta đủ điều kiện vui hưởng Đấng Christ là sự sống của mình. Hễ Đấng Christ ở trong linh chúng ta thì linh là sự sng vì Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Bây giờ, không những Linh của Đức Chúa Trời là sự sng, mà thậm chí linh được tái sinh của chúng ta cũng là sự sng. Linh là chính Đấng Christ, bây giờ là sự sống trong linh chúng ta. Vì vậy, linh chúng ta trở nên sự sống. Đấng Christ Nội Cư đã đem sự sng đến cho linh chúng ta.
C. Truyền Sự Sng
Câu 11 chép: “Nhưng nếu Linh của Đấng đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại ở (hoặc: cư ngụ) trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống động”. Linh trong câu này là Linh của sự phục sinh. Chúng ta đã thấy linh mình là sự sng (c. 10) và tâm trí chúng ta cũng là sự sng (c. 6). Bây giờ, chúng ta đến điều sau cùng của bản thể mình, là thân thể hay chết. Thân thể chúng ta đang chết. Tuy nhiên, sự sống thậm chí vẫn được ban cho thân thể đang chết này. Thân thể có thể dự phần trong sự sống này, được nâng đỡ bằng sự sng này, và được cung ứng sự sng này nhờ Linh Ngài cư ngụ trong linh chúng ta. Chắc chắn Linh Nội Cư là Đấng Christ phục sinh (1Cô. 15:45; 2Cô. 3:17). Là Linh Nội Cư, Đấng Christ liên tục truyền sự sng cho mọi phương diện của bản thể chúng ta.
Điện là minh họa tuyệt hảo cho điều này. Mặc dầu điện đã được lắp đặt vào một tòa nhà, nhưng dòng điện vẫn có thể bị ngăn trở. Đấng Christ, là Linh Ban Sự Sống, đã được “cài đặt” vào bản thể chúng ta như điện thiên thượng. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ của bản thể chúng ta đã cho Ngài tự do hành động; phần lớn bản thể chúng ta không mở ra cho Ngài, nhưng cản trở Ngài. Chẳng hạn, tình cảm của chúng ta có thể cản trở Ngài. Vì vậy, Đấng Christ khó truyền chính Ngài là sự sng vào tình cảm của chúng ta. Anh em cần cầu nguyện rằng: “Chúa ơi, xin xử lý tình cảm của con. Hãy phá vỡ tình cảm của con để Ngài có thể truyền chính Ngài là sự sống vào đó”. Chúng ta cần có kinh nghiệm này. Đừng nhận điều này như giáo lý hay sự dạy dỗ mà phải thực hành. Nếu thực hành điều này, anh em sẽ thấy Đấng Christ là sự sống hiện đang  trong linh anh em, đang chờ cơ hội lan rộng chính Ngài vào mọi nơi và mọi lối của bản thể anh em. Ngài đang chờ đợi để thâm nhập vào những nơi ẩn giấu của bản thể anh em. Nếu anh em mở chính mình ra cho Ngài, thậm chí Ngài sẽ truyền chính Ngài là sự sng vào trong thân thể hay chết của anh em, làm cho anh em thành một người đầy dẫy mọi phong phú của sự sống Ngài. Ngài sẽ trở thành một sự sng gồm bn phương diện trong anh em, để làm cho linh, tâm trí và thân thể anh em được sống động.
D. Hợp Tác Của Chúng Ta
Câu 12 chép: “Anh em ơi, dường ấy chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, mà phải sống theo xác thịt”. Câu này cũng chứng minh rằng sau khi được cứu, chúng ta vẫn có thể tiếp tục sống theo xác thịt. Nếu điều này không thể xảy ra thì tại sao Phao-lô nhắc nhở rằng chúng ta không mắc nợ xác thịt? Chúng ta cần phải nói: “Ha-lê-lu-gia! Tôi không mắc nợ xác thịt. Tôi không nợ nó gì cả. Tôi không mang ơn nó gì cả. Tôi đã trả xong nợ và được giải thoát khỏi nó rồi. Tôi đã được hoàn toàn giải phóng khỏi điều vô vọng gọi là xác thịt này. Tôi không còn mắc nợ xác thịt mà phải sng theo nó nữa”.
1. Bằng Cách Không sống Theo Xác Thịt
Phao-lô nói tiếp: “Vì nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết, song nếu nhờ Linh làm cho chết các hành vi của thân thể thì anh em sẽ sống” (8:13). Từ “anh em” ở đây chắc chắn chỉ về những người được cứu. Vì vậy, câu này càng chứng minh rằng một người được cứu có thể sng theo xác thịt. Nếu sống theo xác thịt, chúng ta phải chết. Dĩ nhiên, sự chết này không phải là chết thuộc thể mà là chết thuộc linh. Nếu sng theo xác thịt, anh em sẽ chết trong linh. Tuy nhiên, nếu anh em nhờ Linh làm cho chết các hành vi của thân thể-tức là giết chết hay đóng đinh chúng-thì anh em sẽ sng. Điều này có nghĩa là anh em sẽ sng trong linh. Câu này tương ứng với câu 6 là câu nói rằng tâm trí đặt nơi xác thịt là sự chết và tâm trí đặt nơi linh là sự sống. Sng theo xáe thịt chủ yếu có nghĩa là đặt tâm trí nơi xác thịt, và tương tự như vậy, đặt tâm trí nơi xác thịt chủ yếu có nghĩa là sống theo xác thịt. Để làm cho chết các hành vi của xác thịt, chúng ta cầnđặt tâm trí vào linh và bước theo linh.
Ví dụ, một chị em đi mua sắm. Chị thấy trong tiệm một món hàng trị giá giá 12,99 Mỹ kim. Chị tự lý luận rằng: “Mỗi tháng mình kiếm được 1.200 Mỹ kim. Mình có tiêu 12,99 Mỹ kim cho quần áo thì cũng chẳng thấm vào đâu. Chúa không nghèo nàn đâu. Ngài giàu có. Tuần vừa qua mình đã dâng 250 Mỹ kim cho việc xây cất phòng nhóm. Tiêu 12,99 Mỹ kim đâu có gì sai? Chắc chắn là Chúa rất nhân từ”. Càng lý luận, chị càng chết. Đang khi suy nghĩ như vậy, linh chị bị đè nén. Có lẽ chị c tự an ủi rằng: “Mình không nên tôn giáo quá. Điều mình đang làm không có gì sai”. Tuy nhiên, càng cố nâng linh lên, linh chị càng xuống thấp. Khi đến buổi nhóm, tất cả những gì chị có thể làm là giữ theo hình thức và cố duy trì hình ảnh của một chị em thuộc linh. Mặc dầu chị la lên: “Ha-lê-lu-gia”, nhưng lời đó không có sự sống và trng rỗng, đó là dấu hiệu cho thấy chị chết trong linh. Mặc dầu bị chết trong linh, nhưng chị không ăn năn ngay. Tuần sau chị tự hỏi không biết món hàng ấy có còn hay không. Cuối cùng, chị mưa và đem về nhà. Vào lúc ấy, không những chị chết, mà linh chị đã bị đặt trong hòm và chuẩn bị đem chôn. Bây giờ, khi đến buổi nhóm, thậm chí chị không thể nói Ha-lê-lu-gia theo hình thức nữa. Chị tham dự các buổi nhóm, nhưng ngồi đó như một xác chết. Một trưởng lão nói với một trưởng lão khác rằng: “Điều gì đã xảy ra cho chị em ấy vậy? Cách đây hai tháng chị rất sng động. Bây giờ, có vấn đề gì? Hôn nhân của chị có nan đề gì chăng?” Không cần đến một nan đề lớn lao như trục trặc trong hôn nhân để đặt chị vào hòm. Chỉ mua một món quần áo nhỏ nhặt, trị giá 12,99 Mỹ kim cũng đã giết chết linh chị. Chị ở trong tình trạng đó cho đến một ngày chị -ăn năn nhờ sự thương xót của Chúa.
Anh em cần xem xét kinh nghiệm của riêng mình. Nếu khi nghĩ về một điều gì đó mà anh em không được an nghỉ trong linh thì hãy dừng suy nghĩ ấy lại. Tâm trí anh em hãy nhớ lại điều làm cho linh mình bất ổn. Bất cứ khi nào anh em tìm cách lý luận và cảm thấy trống rỗng trong linh thì hãy dừng lại và quay tâm trí về linh. Anh em cần nói: “Chúa Jesus ôi, xin giải cứu con. Chúa ôi, xin giải thoát con khỏi suy nghĩ làm cho con chết”. Nếu làm như vậy, ngay lập tức anh em sẽ có sự an nghỉ, yên ủi, thỏa mãn và thậm chí được mạnh mẽ trong linh. Hễ anh em được an nghĩ, yên ủi, và thỏa mãn ở bề trong, đó là dấu hiệu cho thấy tâm trí anh em đặt đúng hướng. Nếu anh em không được an nghỉ, yên ủi hay thỏa mãn mà cảm thấy tối tăm, trống rỗng và bất an, đó là dấu hiệu cho thấy anh em đang hướng về sự chết. Trong trường hợp đó, anh em cần quay tâm trí về linh.
Trong La-mã chương 8, chúng ta không tìm thấy những giáo điều. Chúng ta chỉ được dặn bảo bước theo linh. Làm thế nào có thể bước theo linh? Bằng cách chăm sóc tâm trí, luôn đặt tâm trí vào đúng hướng. Tâm trí không nên hướng ra bên ngoài, nhưng nên hướng vào bên trong, không hướng đến việc mua sắm bên ngoài, nhưng hướng về linh ở bên trong. Nếu đặt tâm trí vào linh, anh em sẽ bước theo linh. Bằng cách này, chúng ta vui hưởng Đấng Christ và hoàn toàn dự phần trong Linh bao-hàm-tất-cả. Chúng ta thực hiện những đòi hỏi công chính của luật pháp Đức Chúa Trời một cách tự động và vô thức (c. 4). Hằng ngày chúng ta vui hưởng Đấng Christ là sự sng gồm bn phương diện của mình. Tất cả những gì chúng ta cần làm là chăm sóc tâm trí. Tâm trí anh em ở đâu? Tâm trí anh em hướng về đâu? Chúng ta cần nói: “Chúa ôi, xin thương xót con và ban cho con ân điển của Ngài để con luôn luôn hướng tâm trí về Ngài và đặt tâm trí vào linh của con”.
2. Bằng Cách
Làm Cho Chết Những Hành Vi Của Thân Thể
Khi chúng ta đặt tâm trí vào linh, xác thịt bị giết chết. Bằng cách đặt tâm trí vào linh, chúng ta làm cho chết những hành vi của thân thể. Đó là “đóng đinh xác thịt” (Ga. 5:24). Khi chúng ta muốn đi mua sắm, đôi chân có thể muốn đi, nhưng linh thì nói: “Hãy ở trên thập tự giá”. Đó là làm cho chết, giết chết, hoặc đóng đinh những hành vi của thân thể. Kết quả là chúng ta sẽ kinh nghiệm sự chết của Đấng Christ. Kinh nghiệm thật về sự đồng chịu đóng đinh với Đấng Christ là làm cho chết những hành vi của thân thể bởi Linh. Điều này không xảy ra một lần đủ cả mà phải tập luyện liên tục hằng ngày. Mỗi hành vi của thân thể phải bị giết chết bằng cách quay tâm trí về linh và đặt nó vào linh. Đó là phương cách “noi theo Thánh Linh (Bản RcV: bước theo Linh)” (c. 4).
Từ “bước đi” bao hàm cả cuộc sống của chúng ta-những gì chúng ta nói, những gì chúng ta làm, và nơi chúng ta đến. Khi liên tục đặt tâm trí vào linh, toàn bộ bước di của chúng ta sẽ theo linh. Chúng ta có thể gọi điều này là đời sống thánh khiết, đời sống đắc thắng, hay đời sống vinh hiển. Dầu có gọi là gì thì điều đó cũng là sự bày tỏ Đấng Christ Nội Cư là sự sng tứ diện của chúng ta. Đó là kinh nghiệm chúng ta cần có trong nếp sng Hội Thánh.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2