ÁCH NÔ LỆ CỦA LUẬT
TRONG XÁC THỊT CHÚNG TA
(1)
Trong La-mã 5:12-21, chúng ta thấy sự ban tứ trong Đấng Christ trỗi hơn di sản trong A-đam. La-mã chương 6 bày tỏ sự đồng nhất của chúng ta với Đấng Christ. Để có kinh nghiệm thật về sự đồng nhất với Đấng Christ, chúng ta phải chú ý đến hai điều tiêu cực được tìm thấy trong La-mã chương 7 “Kinh Luật và xác thịt. La-mã chương 7 phơi bày ách nô lệ của Kinh Luật trong xác thịt chúng ta. Mặc dầu chúng ta đã được đồng nhất với Đấng Christ nhờ báp-têm, và mặc dầu chúng ta đã cùng lớn lên với Ngài trong hình trạng của sự chết Ngài và đang lớn lên với Ngài trong hình trạng của sự phục sinh Ngài, nhưng Kinh Luật và xác thịt vẫn tiếp tục tồn tại. Chúng ta có thể dâng mình làm nô lệ và dâng chi thể mình làm vũ khí của sự công chính cho Đức Chúa Trời để được thánh hóa và vui hưởng sự phong phú của sự sống thần thượng, nhưng Kinh Luật của Đức Chúa Trời bên ngoài chúng ta và xác thịt bên trong chúng ta vẫn tồn tại.
Tại sao trong La-mã chương 7, Phao-lô nói về Kinh Luật và xác thịt cách chi tiết như vậy? Vì La-mã 6:14 chép: “Anh em chẳng ở dưới Kinh Luật, bèn là ở dưới ân điển”. Trong La-mã chương 5 và 6, Phao-lô giải thích rõ bây giờ chúng ta đang ở dưới ân điển, không ở dưới Kinh Luật. Tuy nhiên, ông chưa giải thích bằng cách nào chúng ta không ở dưới Kinh Luật. Vì trong 6:14, Phao-lô nói: “Anh em chẳng ở dưới Kinh Luật”, nên ông phải viết một chương khác để giải thích làm thế nào chúng ta không ở dưới Kinh Luật. Không có La-mã chương 7, chúng ta không bao giờ có thể sáng tỏ về vấn đề này. Mặc dầu Kinh Luật tiếp tục tồn tại, nhưng chúng ta không ở dưới Kinh Luật; chúng ta không liên quan gì đến Kinh Luật nữa. Phải chăng Đức Chúa Trời đã nhớ lại Kinh Luật? Ngài có vô hiệu hóa hay hủy bỏ Kinh Luật không? Lời đáp cho những câu hỏi này là không. Vậy làm thế nào chúng ta có thể nói mình không ở dưới Kinh Luật? Làm thế nào chúng ta có thể ở bên ngoài Kinh Luật và được thoát khỏi Kinh Luật? Làm thế nào chúng ta được giải phóng khỏi Kinh Luật? Lời đáp cho những câu hỏi này được tìm thấy trong La-mã chương 7, đặc biệt trong sáu câu đầu. Phần Kinh Thánh này cho một định nghĩa và lời giải thích đầy đủ về lý do vì sao chúng ta không còn ở dưới Kinh Luật. Nếu hiểu La-mã 7:1-6, chúng ta sẽ biết làm thế nào được thoát khỏi Kinh Luật.
I. HAI NGƯỜI CHỒNG
Nếu muốn hiểu làm thế nào được giải phóng khỏi Kinh Luật, chúng ta phải biết hai người chồng trong La-mã chương 7. Trong La-mã chương 5, chúng ta có hai con người, hai hành động, và hai kết quả với bốn điều cai trị. Trong La-mã 7:1-6 chúng ta có hai người chồng, và trong 7:7-25 chúng ta có ba luật. Hai người chồng trong La-mã chương 7 là gì?
Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ tuổi, tôi tha thiết muốn biết Kinh Thánh. Tôi nhận thấy khó mà biết được ai là người chồng đầu tiên trong La-mã chương 7. Tôi cố gắng thâu thập những lời giải nghĩa Kinh Thánh tốt nhất. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể khẳng định ai là người chồng đầu tiên trong La-mã chương 7. Kinh Luật hay xác thịt? Tôi hỏi những người thông thạo Kinh Thánh, nhưng không ai sáng tỏ điều này. Một số nói người chồng đầu tiên là Kinh Luật, trong khi người khác nói là xác thịt. Tôi đã đọc đi đọc lại La-mã chương 7, hết sức cố gắng hiểu chương này. Tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này nhiều năm. Cách đây 22 năm, tôi có hướng dẫn một lớp nghiên cứu Sách La-mã cách thấu đáo, nhưng thậm chí lúc ấy tôi cũng không hoàn toàn chắc chắn về người chồng thứ nhất. Bây giờ, sau nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm, vấn đề này đã sáng tỏ.
Ai là người chồng thứ nhất trong La-mã chương 7? Chúng ta phải tiếp cận vấnđề này với cách nhìn của cả Kinh Thánh, vì chúng ta nên hiểu một câu Kinh Thánh theo toàn bộ Kinh Thánh. Bây giờ, hãy chấp nhận quan điểm này về người chồng thứ nhất trong La-mã chương 7.
A. Địa Vị Nguyên Thủy Của Con Người
-Địa Vị Của Một Người Vợ
Trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, địa vị nguyên thủy của con người là địa vị của một người vợ. Ê-sai 54:5 nói rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo nên chúng ta chính là Chồng của chúng ta. Do đó, theo sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, con người có địa vị là một người vợ. Là Vợ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải lệ thuộc Ngài và nhận Ngài làm Đầu. Đó là địa vị nguyên thủy của chúng ta.
B. Địa vị Tự Phong Của Con Người Sa Ngã
Khi sa ngã, con người nhận một địa vị khác, địa vị tự phong của người cũ. Con người sa ngã đã tự phong cho mình địa vị làm chồng. Con người Đức Chúa Trời tạo nên là một người vợ; con người sa ngã trở nên một người chồng. Khi nhận lấy địa vị người chồng, con người sa ngã trở nên độc lập với Đức Chúa Trời và tự lập mình làm đầu như người chồng. Trước khi được cứu, anh em không bao giờ xem mình là vợ. Nếu là người nữ, có lẽ anh em nghĩ chính mình mạnh hơn một người nam. Giữa vòng nhân loại sa ngã, cả nam lẫn nữ đều nghĩ mình là chồng. Nhiều người vợ nói: “Tại sao tôi phải ở dưới quyền chồng? Tại sao anh ta lại là đầu? Tôi muốn làm đầu”. Như vậy con người sa ngã trở nên một người chồng mạnh mẽ, xấu xa.
C. Luật Của Người Cũ
Vì con người sa ngã muốn làm chồng, nên Đức Chúa Trời ban Kinh Luật cho họ. Kinh Luật không dành cho người vợ, mà dành cho người chồng sa ngã. Do đó, Kinh Luật trở nên Luật của người cũ, Luật của người chồng (7:2). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không định cho người cũ giữ Luật này, vì người cũ không thể giữ Kinh Luật. Kinh Luật được ban ra để người cũ bị phơi bày. Người ta nhầm lẫn lớn khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời ban cho con người Kinh Luật để họ giữ. Trái lại, Đức Chúa Trời ban Kinh Luật để con người vi phạm, và qua việc vi phạm Kinh Luật, họ hoàn toàn bị phơi bày. Nếu cố gắng giữ Kinh Luật, anh em đã sai; nếu vi phạm Kinh Luật, anh em đúng! Kinh Luật không phải ban cho để giữ, mà để vi phạm.
Tư tưởng này phù hợp với Kinh Thánh. La-mã 3:20 chép: “Do Kinh Luật mà người ta biết tội”. Kinh Luật cho chúng ta biết tội. Nếu không có Kinh Luật, con người sẽ tiếp tục phạm tội nhưng không nhận biết như vậy là tội. Con người sẽ bào chữa cho những việc làm tội lỗi của mình, dùng lời lẽ đầy thiện cảm nói về tội. Tuy nhiên, Kinh Luật nhận dạng tội là tội. Hơn nữa, La-mã 4:15 chép: “Song đâu không có Kinh Luật, đấy cũng không có sự quá phạm”. Có lẽ anh em nghĩ Kinh Luật ngăn cản sự quá phạm, nhưng câu này nói Kinh Luật phơi bày sự quá phạm. Hơn nữa, La-mã 5:20 chép: “Vả, Kinh Luật đã xen vào hầu cho sự quá phạm thêm lên”. Kinh Luật không bước vào để sự quá phạm giảm bớt hay bị ngăn cản. Đó là quan niệm và tư tưởng thiên nhiên của chúng ta. Phao-lô nói Kinh Luật bước vào để sự vi phạm nhiều lên, nghĩa là gia tăng nhiều. Do đó, Kinh Thánh cho thấy Kinh Luật không được ban cho để chúng ta giữ, mà để chúng ta vi phạm.
Có lẽ anh em nói: “Tôi sẽ không tìm cách vi phạm Kinh Luật”. Anh em muốn vi phạm Kinh Luật hay không vẫn không có ý nghĩa gì, vì anh em sẽ vi phạm. Anh em không thể không vi phạm Kinh Luật. Kinh Luật nói: “Hãy yêu người lân cận như mình”. Mặc dầu cố gắng yêu người lân cận, nhưng anh em không thể yêu được. Thậm chí trẻ em ở trường cũng không thể yêu các bạn cùng lớp như chính mình. Mọi người đang đọc bài này đã vi phạm và tiếp tục vi phạm ít nhất một trong Mười Điều Răn. Ai cổ thể giữ Kinh Luật? Không một ai. Kinh Luật đã bước vào để sự vi phạm thêm nhiều.
Theo La-mã 7:7, nếu không nhờ Kinh Luật thì chúng ta không biết tội là gì. Trong câu này, Phao-lô nói ông hẳn không biết tham lam là; gì nếu Kinh Luật không nói: “Ngươi chớ tham dục (nguyên văn; tham lam)”. Tóm lại, chúng ta có thể nói Kinh Luật hành động để sự vi phạm thêm nhiều. Một khi sự vi phạm thêm nhiều, Kinh Luật phơi bày đó là tội. Bằng cách này, Kinh Luật dẫn chúng ta đến chỗ nhận biết tội.
D. Địa Vị Của Con Người Được Tái Sinh
-Địa Vị Của Người Vợ Đích Thực
Địa vị của người mới, con người được tái sinh là địa vị của người vợ đích thực. Sự tái sinh phục hồi chúng ta trở về địa vị ban đầu của mình.
1. Để Người Cũ Bị Đóng Đinh
Người chồng đầu tiên trong La-mã 7:2-3 không phải là xác thịt hay ! Kinh Luật, mà là người cũ trong La-mã 6:6, là con người đã bị đóng đinh vào thập tự giá với ĐấngChrist. Nếu đọc kỹ La-mã 7:1-6, chúng ta có thể thấy sự tương ứng giữa phần Kinh Thánh này với La-mã 6:6.
Nhiều Cơ-đốc nhân khó có thể hiểu người chồng đầu tiên được đề cập trong La-mã chương 7 là ai vi hầu hết đã bỏ qua sự kiện là sau khi được cứu, tín đồ chúng ta có hai địa vị-cũ và mới. Do sa ngã, chúng ta có địa vị cũ; do tái sinh, chúng ta có địa vị mới. Vì sa ngã, chúng ta là người cũ, và vi tái sinh, chúng ta là người mới. Là người cũ, chúng ta là người chồng; là người mới, chúng ta là người vợ. Vì vậy, chúng ta có hai địa vị.
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm điều này bằng cách xem xét La-mã 7:1-6 trong mối quan hệ với La-mã 6:6 và Ga-la-ti 2:19-20. La-mã 7:1 chép: “Kinh Luật chỉ chủ trị người ta đang khi còn sống”. Câu này không tạo ra điều gì khó khăn. Trong 7:2, chúng ta được biết rằng “đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì bị luật ràng buộc với chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết thì nàng được thoát ly khỏi luật của chồng”. Xin lưu ý câu này không nói “nàng còn sống”, mà nói “chồng còn sống”. Nếu người chồng chết, người vợ được thoát khỏi luật của người chồng. La-mã 7:3 nói rằng đang khi chồng còn sống, nếu người vợ lấy chồng khác thì bà ta sẽ bị gọi là người ngoại tình. Tuy nhiên, nếu người chồng chết, thì bà thoát khỏi luật và có thể lấy người khác.
Ba câu kế tiếp trong La-mã chương 7 tạo ra một vài nan đề. Điểm quyết định nằm trong 7:4. Chúng ta hãy xem xét kỹ câu này. “Cho nên, anh em tôi ơi, anh em nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với Kinh Luật”. Chúng ta không chết do tự tử, nhưng nhờ thân thể của Đấng Christ, nghĩa là chúng ta chết trên thập tự giá của ĐấngChrist. Cụm từ “nhờ thân thể của Đấng Christ” bổ nghĩa cho sự chết, cho thấy đó là loại sự chết gì. Đó không phải tự tử, mà là cùng bị đóng đinh với Đấng Christ. Khi ĐấngChrist bị đóng đinh, chúng ta đồng chết với Ngài. Chúng ta cần so sánh điều này với La-mã 6:6; câu ấy chép: “Vì biết rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài trên thập tự giá”. Anh em không tin rằng câu này nói người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài là tương ứng với La-mã 7:4, là câu nói chúng ta đã chết nhờ thân thể của ĐấngChrist sao? Chúng ta phải thừa nhận hai lời tuyên bố này tương ứng với nhau. Chắc chắn, “anh em” mà “nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với Kinh Luật” trong 7:4, chính là “người cũ” mà “đã bị đóng đinh với Ngài” trong 6:6. Nói cách đơn giản, “anh em” trong 7:4 là “người cũ” trong 6:6.
La-mã 6:6 nói người cũ đã bị đóng đinh với Ngài để thân thể của tội bị làm cho mất hiệu lực. Người cũ, chứ không phải thân thể, đã bị đóng đinh. Nếu anh em nói thân thể mình đã bị đóng đinh, thì anh em cần có đám tang và được chôn. Vậy điều gì đã xảy ra cho thân thể? Thân thể đã bị làm cho mất tác dụng; nó đã bị làm cho vô dụng. Người cũ đã bị đóng đinh, nhưng thân thể còn lại. Vì người cũ đã bị đóng đinh, nên thân thể thất nghiệp. Tuy nhiên, La-mã 6:6 tiếp tục với cụm từ “để chúng ta không còn làm tôi mọi cho tội nữa”. Người cũ đã bị đóng đinh, nhưng chúng ta vẫn sống. Chúng ta không nên phục vụ tội như nô lệ nữa.
Bây giờ, hãy quay sang Ga-la-ti 2:19. Câu này chép: “Vì bởi Kinh Luật tôi đã chết đối với Kinh Luật, để tôi được sống đối với Đức Chúa Trời”. Chúng ta đang chết hay đang sống? Chúng ta là hai con người hay một? Nhờ câu này, chúng ta có thể thấy mình có hai địa vị, có hai cái tôi-một cái “tôi” cũ và một cái “tôi” mới. Cái “tôi” cũ chết để cái “tôi” mới sống. Đây không phải là lời giải thích của tôi mà là lời trích từ Ga-la-ti 2:19. Ga-la-ti 2:19 nói tôi chết để tôi sống. Nếu tôi không chết, không bao giờ tôi có thể sống. Tôi cần phải chết để có thể sống. Tôi chết để sống. Tôi chết đối với điều gì? Theo Ga-Ia-ti 2:19, tôi chết đối với Kinh Luật.
Ga-la-ti 2:20 tiếp theo với lời tuyên bố: ‘Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ trên thập tự giá”, là cụm từ chắc chắn tương đương với La-mã 6:6 và 7:4. Ba câu này tương đương với nhau. Ga-la-ti 2:20 chép: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ vào thập tự giá; dầu vậy tôi sống”. Làm thế nào chúng ta là những người bị đóng đinh vẫn tiếp tục sống? Chúng ta chết hay sống? Cả hai đều đúng. Là người cũ, tôi chết; là người mới, tôi sống. Mặc dầu tôi sống, nhưng đó không phải tôi, mà là Christ sống trong tôi. Tôi thích ba từ: “dầu vậy”, “nhưng” và “mà”. Nếu tập trung vào ba từ này, chúng ta sẽ sáng tỏ địa vị hai mặt của mình. Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ vào thập tự giá, dầu vậy tôi sống,nhưng không phải tôi, mà là Đấng Christ sống trong tôi. Điều này thật lạ lùng. Đây rõ ràng là sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Kế đến, Ga-la-ti 2:20 chép: “Nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi nhơn đức tin mà sống, tức đức tin đến Con Đức Chúa Trời”. Câu này bày tỏ rằng tín đồ có hai địa vị-địa vị của người cũ và địa vị của người mới được tái sinh.
Chúng ta bối rối về người chồng cũ trong La-mã 7:4 vì không chú ý đến địa vị hai mặt của Cơ-đốc nhân. Là người cũ, chúng ta là chồng; là người mới, chúng ta là vợ.
Bây giờ, chúng ta trở về với La-mã 7:4. “Cho nên, anh em tôi ơi, anh em nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với Kinh Luật, để anh em kết hiệp với người khác, tức là kết hiệp với Người đã từ kẻ chết sống lại, hầu chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời”. Trong câu này, Phao-lô đem một đám tang và một đám cưới đặt chung với nhau. Một mặt chúng ta bị chôn; mặt khác, chúng ta kết hôn. Chúng ta đã được làm cho chết để có thể kết hôn với người khác. Trong La-mã 7:4, chúng ta chết để kết hôn; trong Ga-la-ti 2:19, chúng ta chết để sống. Nếu chúng ta không có hai địa vị, thì làm sao có được điều này? Chúng ta được làm cho chết theo địa vị cũ để có thể kết hôn một người khác theo địa vị mới. Theo địa vị mới, chúng ta kết hôn với Đấng đã từ kẻ chết sống lại, để có thể kết quả cho Đức Chúa Trời.
Bây giờ, chúng ta đến La-mã 7:5-6. Câu 5 chép: “Vì khi chúng ta còn thuộc xác thịt, thì các ác dục, bởi Kinh Luật đánh thức, hành động trong chi thể chúng ta mà kết quả sự chết”. Câu này nói về chúng ta là gì. Câu 6 chép: “Nhưng bây giờ chúng ta đã được giải thoát khỏi Kinh Luật, vì đã chết đối với điều đã đè giữ mình, để chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời [như nô lệ] trong sự mới mẻ của linh, chớ không theo sự cũ kỹ của văn tự”. Khi ở trong xác thịt (c. 5), chúng ta là người chồng cũ. Khi được thoát khỏi Kinh Luật (c. 6), chúng ta trở nên người vợ. Chúng ta đã được thoát khỏi luật của người chồng cũ, đã chết đối với điều đã cầm giữ mình.
Bây giờ, vấn đề đã sáng tỏ ai là người chồng cũ. Người chồng cũ là người cũ của chúng ta. Người vợ là người mới, người được tái sinh của chúng ta. Là người cũ, chúng ta chết, và là người mới, chúng ta sống. Chúng ta chết như người chồng cũ, nhưng bây giờ chúng ta sống như người vợ. Như chúng ta sẽ thấy, người vợ làm hai điều-kết quả cho Đức Chúa Trời và hầu việc trong sự mới mẻ của linh.
2. Được Thoát Khỏi Luật Của Người Cũ
Sau khi để người cũ bị đóng đinh, con người được tái sinh bây giờ đã thoát khỏi luật của người cũ (La. 7:3,4,6; Ga. 2:19). Kinh Luật đã được ban cho người cũ, nhưng người cũ, là người chồng cũ, chết rồi. Vì người chồng cũ của tôi đã chết, nên là vợ của ông ta, tôi được thoát khỏi luật của ông ta. Phao-lô nói rằng luật của người chồng cai trị người vợ khi người chồng còn sống. Tuy nhiên, khi người chồng chết đi, người vợ được tự do. Người chồng cũ của chúng ta là người cũ của chúng ta. Bây giờ, chúng ta là người mới được tái sinh. Vì Kinh Luật đã được ban cho người chồng cũ và vì ông ta đã chết trên thập tự giá, nên chúng ta được giải thoát khỏi luật của ông ta. Đó là lý do vì sao chúng ta không còn ở dưới Kinh Luật nữa.
3. Kết Hôn Với Đấng Christ Là Người Chồng Mới
Bây giờ, chúng ta được kết hôn với Đấng Christ là người chồng mới. Chúng ta đã thấy rằng La-mã 7:4 nói chúng ta được kết hôn với Đấng Christ, “tức là kết hiệp với Người đã từ kẻ chết sống lại”. Trong 2Cô-rin-tô 11:2, Phao-lô cũng nói rằng ông đã gả chúng ta cho một người chồng là Đấng Christ. Đấng Christ là Chồng Mới của chúng ta.
4. Nhận Đấng Christ Làm Đầu
Là những người được tái sinh, tín đồ cả nam lẫn nữ đều là một phần của người vợ. Vì Đấng Christ là Chồng của chúng ta nên chúng ta phải lệ thuộc và nhận Ngài làm Đầu (Êph. 5:23). Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ kết quả trong sự phục sinh cho Đức Chúa Trời (7:4), và hầu việc Chúa trong sự mới mẻ của linh (7:6). Chúng ta sẽ không còn ở trong xác thịt, nhưng ở trong sự mới mẻ của linh.
Tư tưởng sâu sắc ở đây tương ứng với sự sâu sắc của sự xưng công chính của Đức Chúa Trời được thấy trong ví dụ về Áp-ra-ham. Trong sự xưng công chính của Đức Chúa Trời, Ngài kêu gọi những người được lựa chọn của Ngài ra khỏi mọi điều khác hơn là Đức Chúa Trời để trở về với chính Ngài. Ngài kêu gọi họ ra khỏi tình trạng sa ngã, trở về với chính Ngài, để những người được kêu gọi và lựa chọn của Ngài không nên lệ thuộc chính mình mà sống, nhưng nên lệ thuộc Đức Chúa Trời về mọi sự. Điều này có nghĩa là khi trở về với Đức Chúa Trời, họ nhận Ngài làm chồng. Nhận Đức Chúa Trời làm chồng có nghĩa là chấm dứt tất cả những gì chúng ta là, chúng ta có, chúng ta làm, và tin cậy Đức Chúa Trời về mọi sự. Nhận Đấng Christ làm chồng cũng có nghĩa là tin Đấng Christ. Chúng ta không còn sống bởi chính mình, nhưng sống bởi ĐấngChrist. Chúng ta phải để Đấng Christ sống cho mình. Vì vậy, tư tưởng sâu sắc trong La-mã 7:1-6 tương ứng với tư tưởng sâu sắc về sự xưng công chính trong La-mã chương 4: Đức Chúa Trời dự định đem chúng ta trở về với chính Ngài và làm cho chúng ta đặt lòng tin cậy trọn vẹn nơi Ngài. Chúng ta không nên còn tự sống, tự hành động hay tự là một điều gì đó nữa. Chúng ta phải hoàn toàn bị kết liễu, và đầu của chúng ta phải hoàn toàn được trùm lại. Chúng ta không còn làm chồng. Là người cũ, chúng ta đã bị đóng đinh. Đấng Christ bây giờ là Chồng của chúng ta.
Trong mọi lễ cưới, Cô Dâu luôn luôn trùm dầu lại. Do đó, trong đám cưới có hai người nhưng chỉ có một đầu. Đầu của người vợ được người chồng che phủ, và người chồng là đầu. Người vợ trở nên điều gì? Cô không còn độc lập nữa. Cô đã bị giảm hạ đến chỗ không còn là ai trong chính mình. Anh em có thích nghe điều này không? Tôi thích. Không phải tôi thích nghe điều này vì tôi là chồng, nhưng vì tôi là một phần của Người Vợ. Tôi đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn, và tôi không là ai cả. Đấng Christ là Chồng và là Đầu của tôi. Tôi không có đầu của riêng mình. Đầu tôi đã được trùm lại.
Đấng Christ không những là đầu của tôi mà còn là thân vị của tôi. Vợ phải nhận chồng làm thân vị, chứ không chỉ là đầu. Thậm chí chúng ta phải nhận Đấng Christ làm sự sống. Đấng Christ là chồng, là đầu, là thân vị và là sự sống của chúng ta. Chúng ta đã bị kết liễu và không còn là ai cả. Đấng Christ sống trong chúng ta và cho chúng ta. Tôi đã được kêu gọi hoàn toàn ra khỏi mọi điều khác và được kêu gọi vào trong Ngài. Tôi tin Ngài và đặt trọn lòng tin cậy nơi Ngài. Đấng Christ là mọi sự đối với tôi. Ngài là chồng tôi, đầu tôi, thân vị tôi, và sự sống tôi. Vì vậy, tôi hoàn toàn ở dưới ân điển, không còn ở dưới Kinh Luật về bất cứ phương diện nào. Kinh Luật không liên hệ gì với tôi, và tôi không liên hệ gì với Kinh Luật. “Vì bởi Kinh Luật tôi đã chết đối với Kinh Luật” (Ga. 2:19). Bây giờ, tôi sống đối với Đức Chúa Trời trong ân điển.
Anh em có còn chất chứa những lời dạy dỗ cũ kỹ đối hỏi anh em phải làm rất nhiều điều không? Mỗi khi anh em cố gắng tự mình làm một điều gì, có nghĩa là một lần nữa như người cũ, anh em quay sang A-ga. Tất cả những gì anh em có thể sản sinh là Ích-ma-ên. Đừng liên kết chính mình với A-ga, hãy ly dị bà ta đi. Hãy để bà ta qua một bên và nói với bà ấy rằng anh em không có liên hệ gì với bà. Sau đó, là người mới, hãy đến với Sa-ra, là ân điển của Đức Chúa Trời, và trong sự liên hiệp với Sa-ra, anh em sẽ sinh ra Y-sác, là Đấng Christ. Anh em sẽ kinh nghiệm Đấng Christ và vui hưởng Ngài. Điều này không những đúng về phương diện giáo lý mà cũng đúng cách kỳ diệu theo kinh nghiệm của chúng ta.
Hãy xem xét Ga-la-ti 4:21-26 thêm một chút. Trong phân đoạn này, Phao-lô ẩn dụ hóa A-ga và Sa-ra như hai giao ước: A-ga như giao ước của Kinh Luật và Sa-ra như giao ước của ân điển. Bởi điều này, chúng ta có thể hiểu A-ga tượng trưng cho giao ước của Kinh Luật và Sa-ra tượng trưng cho giao ước của ân điển. Do đó, Ích-ma-ên được sinh ra bởi công việc của Kinh Luật, còn Y-sác được sinh ra bởi ân điển. Ga- la-ti 4:31 chép: “Ấy vậy, anh em ơi, chúng ta chẳng phải là con cái của con đòi đâu, bèn là con cái của đàn bà tự chủ”. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải con cái của Kinh Luật mà là con cái của ân điển. Vì vậy, nếu đến với A-ga, chúng ta quay sang Kinh Luật, nhưng nếu đến với Sa-ra, chúng ta quay sang ân điển. Tất cả chúng ta phải đến với Sa-ra và ở dưới ân điển để kinh nghiệm Đấng Christ ngày càng nhiều hơn.
5. Kết Quả Cho Đức Chúa Trời
Là vợ, chúng ta kết quả cho Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa gì và tại sao Phao-lô đề cập đến điều này trong La-mã 7:4? Khi còn ở trong xác thịt-tức là khi chúng ta là người chồng cũ-mọi sự liên hệ đến chúng ta đều là sự chết. Tất cả những gì chúng ta có thể sản sinh đều là sự chết. Mọi sự chúng ta sinh ra đều là bông trái của sự chết và cho sự chết. Bây giờ, là người được tái sinh-tức là người vợ-chúng ta kết quả cho Đức Chúa Trời. Điều này đơn giản có nghĩa là bây giờ mọi sự chúng ta làm đều liên quan đến Đức Chúa Trời. Trước đây, bất cứ điều gì chúng ta là và bất cứ điều gì chúng ta làm đều là sự chết. Vì vậy, trong những câu này, chúng ta thấy một sự tương phản rõ rệt giữa sự chết và Đức Chúa Trời, giữa việc kết quả cho sự chết và kết quả cho Đức Chúa Trời. Điều này chứng minh rằng khi chúng ta là người cũ và người chồng cũ, bị giữ dưới Kinh Luật thì mọi sự chúng ta là và làm đều là sự chết. Kết quả là bông trái cho sự chết. Là người mới và người vợ, được gả cho chồng mới, bất cứ điều gì chúng ta là và làm đều liên hệ đến Đức Chúa Trời. Chúng ta kết quả cho Đức Chúa Trời. Cụm từ “kết quả cho Đức Chúa Trời” có nghĩa là gì? Có nghĩa là Đức Chúa Trời lộ ra, Đức Chúa Trời được sinh ra như bông trái. Do đó, tất cả những gì chúng ta là và làm phải là Đức Chúa Trời hằng sống. Chúng ta phải sản sinh Đức Chúa Trời như là sự tuôn đổ Đức Chúa Trời. Bằng cách này, chúng ta có Đức Chúa Trời hằng sống làm bông trái của mình, và chúng ta kết quả cho Đức Chúa Trời.
6. Hầu Việc Chúa Trong Sự Mới Mẻ Của Lỉnh
Là Vợ, chúng ta cũng phải hầu việc Chúa trong sự mới mẻ của linh, không trong sự cũ kỹ của văn tự. Từ linh trong câu này chỉ về nhân linh đã được tái sinh của chúng ta, trong đó Chúa là Linh đang cư ngụ (2Ti. 4:22). Chúng ta có thể hầu việc trong sự mới mẻ của linh vì Đức Chúa Trời đã làm mới lại linh của chúng ta, Nhân linh được tái sinh, đổi mới là nguồn của sự mới mẻ cho toàn bản thể chúng ta. Với linh được tái sinh của chúng ta, mọi sự đều mới và mọi sự ra từ linh đều mới. Sự cũ kỹ không ở trong linh được tái sinh của chúng ta, mà ở trong Kinh Luật cũ, luật lệ cũ, và văn tự cũ. Vì vậy, chúng ta không hầu việc Chúa trong sự cũ kỹ của văn tự, nhưng trong sự mới mẻ của linh tái sinh của mình.
Tất cả chúng ta phải học tập cách vận dụng linh. Khi anh em đến các buổi nhóm của Hội Thánh, đừng vận dụng trí nhớ. Hãy vận dụng linh. Nếu vận dụng linh, anh em sẽ có điều gì đó mới mẻ cho các anh chị em. Điều này cũng đúng khi rao giảng. Nếu tôi nhớ được nhiều thông tin trong trí và cố gắng giảng một bài theo tài liệu đã ghi nhớ thì bài giảng ấy sẽ cũ kỹ, đầy dẫy sự cũ kỹ của kiến thức chết. Tuy nhiên, nếu tôi quên trí nhớ đi và vận dụng linh khi giảng dạy, thì một điều gì đó mới mẻ sẽ bộc phát. Tôi có kinh nghiệm này tại hội đồng Erie vào năm 1969. Trong một buổi nhóm, tôi đứng lên chia sẻ, nhưng không rõ nội dung của bài giảng. Tôi đứng lên bởi đức tin, vận dụng linh. Ngay lập tức, vấn đề Bảy Linh trong Sách Khải Thị đến. Người nào nghe bài giảng ấy cũng có thể làm chứng rằng bài ấy tươi mới, mới mẻ, đầy quyền năng và sống động. Đó là ngày đầu tiên Linh tăng cường gấp bảy đã đến. Sau đó tôi trở về Los Angeles để tổ chức hội đồng mùa hè năm 1969 về chính đề tài ấy. Trong sự khôi phục của Chúa tại đất nước này, mùa hè ấy thật quan trọng và đã chứng kiến một bước ngoặc lớn.
Chúng ta cần liên tục vận dụng linh vì linh được tái sinh của chúng ta là nguồn của sự mới mẻ. Chúa, sự sống thần thượng và Thánh Linh, đều ở trong linh tái sinh của chúng ta. Mọi sự trong linh tái sinh của chúng ta đều tươi mới. Đừng nhớ Kinh Luật, vì với Kinh Luật không có gì ngoài cũ kỹ. Trong linh tái sinh của chúng ta không có gì ngoài sự mới mẻ.
Là những người được tái sinh, đã được kết hôn với Đấng Christ là người chồng mới, chúng ta phải kết quả cho Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì chúng ta làm, chúng ta là và chúng ta có đều phải là chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tuôn trào ra từ bản thể chúng ta để trở nên bông trái của chúng ta cho chính Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải hầu việc Chúa trong sự mới mẻ của linh, chứ không trong sự cũ kỹ của văn tự, không trong sự cũ kỹ của Kinh Luật. Chúng ta không còn liên hệ gì với Kinh Luật nữa. Chúng ta đã được giải thoát khỏi Kinh Luật. Bây giờ, chúng ta ở dưới ân điển, sống với và sống bởi người Chồng Mới của mình, là Đấng Christ.