"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870214
Đang truy cập:181

Rô-Ma BÀI 5-

 

SỰ XƯNG CÔNG BÌNH
THEO CÁCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Bây giờ, chúng ta đến phần nói về sự xưng công chính, là giáo lý quan trọng nhất (3:21-5:11). Martin Luther được Đức Chúa Trời dấy lên để tiến hành cuộc chiến khốc liệt về sự xưng công chính vì đó là một giáo lý quan trọng trong Kinh Thánh. Mặc dầu Lutherchiến đấu cho lẽ thật về sự xưng công chính, nhưng chúng ta phải hiểu sự công chính có liên hệ như thế nào vi sự vãn hồi, sự cứu chuộc và sự giải hòa. Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến tất cả những từ liệu này và tìm cách làm sáng tỏ những từ liệu đó. Nhưng trước hết, chúng ta cần xem xét sự công chính của Đức Chúa Trời.
I. SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
A. Đức Chúa Trời Trong Sự Chánh Trực Và Đúng Đắn
Sự công chính của Đức Chúa Trời là gì? Chúng ta có thể nói sự công chính của Đức Chúa Trời là những gì Ngài “là” đối với sự chánh trực và sự đúng đắn (La. 3:21-22; 1:17; 10:3; Phi. 3:9). Đức Chúa Trời thì chánh trực và đúng đắn. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời “là” trong sự chánh trực và đúng đắn đều tạo nên sự công chính của Ngài. Hơn nữa, tất cả những gì Đức Chúa Trời “là” trong sự chánh trực và đúng đắn của Ngài thật ra là chính Ngài. Vì vậy, sự công chính của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời. Sự công chính của Đức Chúa Trời là một Thân V, chứ không chỉ là một thuộc tính thần thượng.

B. Đấng Christ Là Sự Công Chính Của Đức Chúa Trời
Đối Với Tín Đồ
Nhiều Cơ-đốc nhân nói sai rằng họ có sự công chính của Đấng Christ. Chúng ta không nên nói như vậy. Sự công chính của chúng ta không phải là sự công chính của Đấng Christ, mà là chính Đấng Christ. Chính Đấng Christ như một Thân Vị, chứ không phải thuộc tính công chính của Ngài, đã được làm cho trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời cho chúng ta (1Cô. 1:30). Đừng nói rằng sự công chính của Đấng Christ đã trở nên sự công chính của chúng ta. Thay vào đó, anh em nên nói “Đấng Christ là sự công chính của tôi. Sự công chính của tôi trước mặt Đức Chúa Trời là Thân Vị sng của Đấng Christ, chứ không phải là một thuộc tính. Đấng Christ công chính thuộc về tôi”. Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ, là hiện thân của chính Đức Chúa Trời, trở nên sự công chính của chúng ta.
C. Tín Đồ Được Làm Cho Trở Nên Sự Công Chính
Của Đức Chúa Trời Trong Đấng Christ
2Cô-rin-tô 5:21 nói rằng tín đồ được làm cho trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Phao-lô không nói rằng tín đồ được làm cho trở nên công chính; ông nói rằng họ được làm cho trở nên sự công chính. Chúng ta đã được làm cho trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Đây là một vấn đề sâu xa. Làm thế nào chúng ta có thể trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời? Bằng cách có Đấng Christ được đem vào trong chúng ta. Chúng ta đã thấy Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là một Thân Vị sống, là sự công chính. Như vậy, sự công chính, Đức Chúa Trời, và Đấng Christ, là một. Sự công chính của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời này được hiện thân trong Đấng Christnên Đấng Christ là sự công chính của Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã được đem vào trong chúng ta, và chúng ta được đặt vào trong Đấng Christ. Chúng ta đã được hòa quyện với Đấng Christ như một. Do đó, chúng ta trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời. Phao-lô tuyên bố: Vì đối với tôi, sống là Christ” (Phi. 1:21). Vì Đấng Christ đã được đem vào trong chúng ta, nên cùng với Phao-lô, chúng ta có thể nói: Vì đối với tôi, sống là Christ”. Giả sử có một ly nước. Một khi trà được hòa lẫn với nước, nước đó không còn là nước trong nữa, mà là nước trà. Cũng vậy, một khi Đấng Christ được đem vào trong chúng ta, chúng ta trở nên một với Ngài.
Sự công chính của Đức Chúa Trời không những là chính Đức Chúa Trời trong sự chánh trực và đúng đắn của Ngài, và không những là Thận Vị sng của Đấng Christ, mà còn là chính chúng ta, những người được làm nên một với Đấng Christ. Là sự công chính của Đức Chúa Trời, Thân Vị sống của Đấng Christ đã được đem vào trong chúng ta, và chúng ta đã được đặt vào trong Ngài. Vì vậy, chúng ta đã được làm cho trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải công bố: Tôi là sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi đã được xưng công chính. Đức Chúa Trời là sự công chính, và tôi cũng vậy. Tôi là sự công chính của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Tôi là những gì Đức Chúa Trời ‘là’. Tôi hoàn toàn được xưng công chính. Đức Chúa Trời và tôi được đồng nhất với nhau. Tôi chấp nhận Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời chấp nhận tôi. Chúng tôi chấp nhận lẫn nhau”. Đó là xưng công chính bởi đức tin.
Có lẽ một số người nghĩ chúng ta không nên nói mình chấp nhận Đức Chúa Trời. Tuy vậy, tất cả chúng ta đều phải chấp nhận Ngài. Đức Chúa Trời thích được chúng ta đánh giá và chấp nhận (La. 3:4). Do đó, chúng ta có thể nói với Đức Chúa Trời rằng:Ngài chấp nhận chúng con, và chúng con chấp nhận Ngài”.
D. Xưng Công Chính-Được Chấp Nhận
Theo Tiêu Chuẩn Công Chính Của Đức Chúa Trời
Xưng công chính là gì? Xưng công chính là hành động của Đức Chúa Trời trong việc chấp nhận con người theo tiêu chuẩn công chính của Ngài. Sự công chính của Ngài là tiêu chuẩn, chứ không phải sự công chính của chúng ta. Mặc dầu chúng ta nghĩ mình công chính, nhưng sự công cnh đó chỉ cao có nửa phân. Dầu công chính đếnđâu hay tự nghĩ mình công chính đến đâu thì sự công chính của chúng ta cao lắm cũng không đến một phân. Sự công chính của Đức Chúa Trời cao bao nhiêu? Vô hạn! Anh em có thể nào được Đức Chúa Trời chấp nhận theo sự công chính riêng của anh em không? Không thể có điều đó. Mặc dầu anh em đúng đắn với mọi người-với cha mẹ, con cái, bạn bè-nhưng sự công chính đó không bao giờ làm cho anh em công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Anh em có thể tự xưng là công chính theo tiêu chuẩn công chính của mình, nhưng điều đó không làm cho anh em được Đức Chúa Trời xưng công chính theo tiêu chuẩn của Ngài. Chúng ta cần được xưng công chính bởi đức tin. Xưng công chính bởi đức tin trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận theo tiêu chuẩn công chính của Ngài.
Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể thực hiện điu này? Ngài có thể thực hiện điều này vì sự xưng công chính chúng ta dựa trên sự cứu chuộc của Đấng Christ. Khi sự cứu chuộc của Đấng Christ được áp dụng cho chúng ta, chúng ta được xưng công chính. Nếu không có sự cứu chuộc ấy, chúng ta không thể nào được Đức Chúa Trời xưng công chính. Sự cứu chuộc là nền tảng của sự xưng công chính.
II. SỰ CỨU CHUỘC CỦA ĐẤNG CHRIST
A. Sự Chuộc Tội Trong Cựu Ưc
Khi đến với chủ đề sự cứu chuộc của Đấng Christ, chúng ta cần xem xét sự chuộc tội trong Cựu ước (Lê. 16:34; 25:9).
A. Sự Đền Tội
Sự chuộc tội trong Cựu Ước là sự đền tội (Lê. 25:9; Dân. 5:8). Sự đền tội nghĩa là xoa dịu Đức Chúa-Trời vì chúng ta; giải hòa với Đức Chúa Trời bằng cách thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Ngài.
2. Nắp Đền Tội Của Hòm
Nắp Đền Tội (Bản King James dịch là ngai thương xót”) là nắp của Hòm Chứng Cớ (Xuất. 25:17-22; Lê. 16:14; Hê. 9:5). Dưới nắp này là Bảng Luật được gọi là chứng cớ của Đức Chúa Trời (Xuất. 25:21). Tại sao gọi Bảng Luật là chứng cớ của Đức Chúa Trời? Vì Bảng Luật ấy làm chứng về những gì Đức Chúa Trời là. Đức Chúa Trời được làm chứng và được bày tỏ cách trọn vẹn qua Luật của Ngài. Trên nắp đền tội có chê-ru-bim vinh hiển, chỉ về sự biểu lộ Đức Chúa Trời (Xuất. 25:19-20; Hê. 9:5; La. 3:23). Vì vậy, dưới nắp có chứng cớ của Đức Chúa Trời, cho thấy Ngài là Đức Chúa Trời như thế nào, và trên nắp là chê-ru-bim vinh hiển, biểu lộ vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Nắp đền tội được rảy bằng huyết đền tội (Lê. 16:14, xin so sánh với câu 18). Vào ngày lễ chuộc tội, hay nói đúng hơn, vào ngày đền tội, huyết của sinh tế đền tội đã để ra, được đem vào Nơi Chí Thánh và được rảy trên nắp đền tội. Huyết ấy là huyết phát ngôn. Vào thời điểm đó, giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài có một s nan đề. Mọi người đều phạm tội với Đức Chúa Trời và thiếu hụt vinh hiển của Ngài. Do đó, giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài có hai nan đề là tội và tình trạng thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời, tạo nên một sự phân cách giữa hai bên. Hai bên không có cách nào đến với nhau. Mặc dầu dân của Đức Chúa Trời cần ân điển của Ngài, và mặc dầu Đức Chúa Trời có ân điển để ban phát cho họ, nhưng hai bên không cách nào đến gần nhau được. Đền tội là phương cách. Đó là phương cách chuộc tội. Trong thời Cựu Ước, phương cách chuộc tội, tức phương cách đền tội, đòi hỏi một sinh tế đổ huyết ra. Huyết này được đem vào trong Nơi Chí Thánh và rảy trên nắp Hòm. Như chúng ta đã thấy, dưới nắp này là Bảng Luật phơi bày và định tội dân sự khi họ đến gần Đức Chúa Trời, và trên nắp này là chê-ru-bim vinh hiển đang quan sát mọi sự. Khi huyết chuộc tội rảy trên nắp Hòm, huyết ấy thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Luật Đức Chúa Trời và làm trọn những đòi hỏi của vinh hiển Đức Chúa Trời. Vì vậy, trên nắp đền tội của Hòm, Đức Chúa Trời có thể gặp gỡ con người, nói chuyện với con người, và tương giao với con người cách hợp pháp mà không mâu thuẫn với sự công chính hay vinh hiển của Ngài. Tại nơi đó, Đức Chúa Trời và con người được hiệp một, Đó là sự chuộc tội, sự đền tội.
B. Sự Cứu Chuộc Trong Tân Ưc
1. Vãn Hồi
Sự đền tội trong Cựu ước là hình bóng của sự vãn hồi trong Tân ước. Sự vãn hồi được đề cập ít nhất 5 lần trong Tân Ước. Trong lGiăng 2:2 và 4:10, chúng ta được biết chính Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là sự vãn hồi cho tội của chúng ta. Trong cả hai chỗ, từ liệu vãn hồi thật ra có nghĩa là sinh tế và nên dịch là “sinh tế vãn hồi”. Từ Hi-lạp trong hai câu này là hilasmos, nghĩa là “điều làm cho vãn hồi”, tức sinh tế vãn hồi. Trong lGiăng 2:2 và 4:10, Chúa Jesus là sinh tế vãn hồi cho tội chúng ta. Một từ Hi-lạp khác về sự vãn hồi là hilasterion được tìm thấy trong Hê-bơ-rơ 9:5 và La-mã 3:25. Hilasterionnghĩa là nơi sự vãn hồi được thực hiện. Những sách tham khảo tốt cho thấy từhilasterion trong hai câu này nghĩa là nơi vãn hồi, và bản King James dịch là “ngai thương xót”. Trong Bản Bảy Mươi, là bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hy-lạp, từ “ngai thương xót” trong Xuất Ai-cập Ký chương 25 và Lê-vi Ký chương 16 dược dịch là hilasterion. Do đó, hilasterion là nơi vãn hồi. Hơn nữa, trong Hê-bơ-rơ 2:17 có từ hilaskomai là hình thức động từ của danh từ hilamos. Bản King James dịch hilaskomai là “thực hiện sự giải hòa cho”; nhưng từ này nên được dịch là “vãn hi”. Đấng Christ vãn hồi cho tội chúng ta. Vấn đề sự vãn hồi được đề cập năm lần trong Tân ước đều liên quan đến Đấng Christ: hai lần chỉ về chính Đấng Christ là Sinh Tế Vãn Hồi, hai lần chỉ về nơi mà sự vãn hồi được hoàn thành, và một lần chỉ về hành động vãn hồi.
Ngoài năm chỗ chỉ về sự vãn hồi trong Tân Ước vừa nêu trên, chúng ta thấy người thâu thuế cũng dùng cùng một từ gốc đó khi cầu nguyện trong Đền Thờ (Lu. 18:13). Theo bản King James, người thâu thuế cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót tôi”. Nhưng tiếng Hi-lạp có nghĩa là: “Xin vãn hồi cho tôi”. Người thâu thuế thật sự nói: “Đức Chúa Trời ôi, xin vãn hồi cho con. Con tội lỗi theo cách nhìn của Ngài. Con cần sự vãn hồi”.
Vãn hồi nghĩa là gì? Làm thế nào chúng ta một mặt phân biệt vãn hồi với cứu chuộc, và mặt khác, phân biệt vãn hồi với giải hòa? Nếu đọc kỹ Tân Ưc, chúng ta sẽ khám phá ra rằng sự giải hòa bao hàm sự vãn hồi. Tuy nhiên, hai điều này khác nhau. Vãn hồi có nghĩa là anh em có nan đề với một người. Anh em làm tổn thương hoặc mắc nợ người ấy. Ví dụ, nếu tôi đối xử xấu hoặc mắc nợ anh em thì giữa chúng ta có nan đề. Vì có nan đề hay món nợ này, nên anh em đòi hỏi nơi tôi một điều gì đó, và hễ khi nàođòi hỏi ấy chưa được thỏa đáp thì nan đề giữa chúng ta không thể được giải quyết. Dođó cần có sự vãn hồi.
Từ liệu hilamos trong tiếng Hi-lạp ngụ ý tôi đã đối xử xấu với anh em và bây giờ tôi mắc nợ anh em. Có một nan đề giữa chúng ta, cản tr mối quan hệ giữa chúng ta. Vì vậy, vãn hồi liên quan đến hai bên, một bên đối xử xấu với bên kia, nên mắc nợ bên kia, và phải hành động để thỏa đáp yêu cầu của bên kia. Nếu bên gây tổn thương mun xoa dịu bên bị tổn thương thì phải đáp ứng đòi hỏi của bên bị tổn thương. Bản Bảy Mươi dùng từ hilamos cho từ sự chuộc tội trong Lê-vi Ký 25:9 và Dân S Ký 5:8 vì từ liệu này trong tiếng Hi-lạp có nghĩa là giải hòa hai bên và làm cho họ trở nên một. Đó là vấn đề chuộc tội.
Trong tiếng Anh, từ chuộc tội (atone) bao hàm hai từ “at”  “one” (hòa hợp). Chúng ta có thể viết từ chuộc tội (atonement) như vầy: at-one-ment (sự hòa hợp). Chuộc tội  hòa hợp. Ý nghĩa của từ chuộc tội là đem hai bên lại làm một. Khi hai bên đã phân cách và tìm cách hiệp một, họ cần sự vãn hồi. Đó là sự chuộc tội. Hành động vãn hồi là sự chuộc tội. Sự vãn hồi có nghĩa là làm cho chúng ta hiệp một với Đức Chúa Trời vì có sự phân cách giữa Đức Chúa Trời và chúng ta. Nan đề khiến chúng ta xa cách Đức Chúa Trời, khiến chúng ta không thể trực tiếp tương giao với Ngài là gì? Nan đề là các tội phạm của chúng ta. Các tội phạm của chúng ta khiến chúng ta xa cách hiện diện của Đức Chúa Trời và ngăn trở Đức Chúa Trời đến vi chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần sự vãn hồi để thỏa đáp đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã hoàn thành điều này trên thập tự giá khi Ngài dâng chính mình làm sinh tế vãn hồi. Trên thập tự giá, Ngài vãn hồi chúng ta và đem chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời, làm cho chúng ta hiệp một với Đức Chúa Trời.
2. Cứu Chuộc
Khác biệt giữa vãn hồi và cứu chuộc là gì? Từ cứu chuộc nghĩa là mua lại một điều gì vn thuộc về anh em nhưng đã bị mất. Quyển Thánh Ca này thuộc về tôi. Nếu quyển Thánh Ca bị mất và tôi phải trả một giá để mua lại tức là tôi chuộc lại quyển Thánh Ca. Do đó, cứu chuộc nghĩa là tái sở hữu bằng một giá.
Ban đầu chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta là sở hữu của Ngài. Nhưng chúng ta bị lạc mất. Dầu vậy Đức Chúa Trời không bỏ chúng ta. Ngài đã trả một giá để có lại chúng ta, Ngài tái sở hữu chúng ta bằng một giá rất cao. Đó là cứu chuộc. Thậm chí sau khi chúng ta đã hư mất, Ngài đã muốn có lại chúng ta. Tuy nhiên, để Đức Chúa Trời làm như vậy là không dễ vì sự lạc mất của chúng ta liên quan đến việc chúng ta ở trong các tội phạm và nhiều điều khác nghịch lại sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Ngài. Vì bị hư mất nên chúng ta có nhiều nan đề với Đức Chúa Trời liên quan đến sự công chính, thánh khiết và vinh hiển của Ngài. Chúng ta phải thỏa đáp một đòi hỏi gồm ba phương diện là công chính, thánh khiết và vinh hiển. Chúng ta bị đòi hỏi nhiều, và không thể thỏa đáp được. Giá quá cao. Đức Chúa Trời trả giá cho chúng ta, tái sở hữu chúng ta với một giá rất đắt. Đấng Christ đã chết trên thập tự giá để hoàn thành sự cứu chuộc đời đời cho chúng ta (Ga. 3:13; lPhi. 2:24; 3:18; 2Cô. 5:21; Hê. 10:12; 9:28). Huyết Ngài đã đạt được sự cứu chuộc đời đời cho chúng ta (Hê. 9:12,14; lPhi. 1:18-19).
3. Giải Hòa
Thù nghịch là nan đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với nan đề cần được vãn hồi. Nếu tôi là kẻ thù của anh em thì vãn hồi không đủ. Tôi cần giải hòa. Tội nhân cần được vãn hồi; kẻ thù cần được giải hòa. Thù nghịch là nan đề lớn nhất giữa con người và Đức Chúa Trời. Khi là kẻ thù của Đức Chúa Trời, không những chúng ta cần được vãn hồi, mà cũng cần được giải hòa. Sự vãn hồi chủ yếu giải quyết các tội phạm; sự giải hòa giải quyết sự thù nghịch cũng như các tội phạm. Vì vậy, giải hòa bao hàm cả vãn hồi. La-mã chương 5 nói rằng trước khi được cứu, chúng ta vừa là tội nhân, vừa là kẻ thù. Là tội nhân, chúng ta cần được vãn hồi; là kẻ thù, chúng ta cần được giải hòa. Ở đây có sự khác biệt giữa vãn hồi và giải hòa: vãn hồi dành cho các tội phạm; giải hòa vừa dành cho các tội phạm, vừa dành cho thù nghịch.
Sự giải hòa dựa trên sự cứu chuộc của Đấng Christ (La. 5:10,11) và được hoàn thành nhờ sự xưng công chính của Đức Chúa Trời (2Cô. 5:18-19; La. 5:1,11). Như vậy, giải hòa là kết quả của sự cứu chuộc cùng với xưng công chính.
Qua những điểm vừa nêu, chúng ta chủ yếu đề cập đến định nghĩa cho những từ liệu khác nhau “Sự công chính của Đức Chúa Trời, sự xưng công chính, vãn hồi, cứu chuộc và giải hòa. Một khi có định nghĩa đúng đắn về những từ này, chúng ta có thể hiểu xưng công chính nghĩa là gì. Bây giờ, chúng ta sẽ đề cập thẳng vào xưng công chính.
III. CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐÃ ĐƯỢC TỎ RA
Xưng công chính là gì? Xưng công chính có nghĩa là sự công chính của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra. Mặc dầu sự công chính của Đức Chúa Trời đã tồn tại suốt các thời đại, nhưng sự công chính ấy chưa được tỏ ra cho đến khi chúng ta tin Chúa và kêu cầu danh Ngài. Khi ấy, sự công chính của Đức Chúa Trời được khải thị cho chúng ta. Khi sự công chính của Đức Chúa Trời được khải thị thì cũng được tỏ ra. Điều này được bày tỏ khi chúng ta tin Chúa Jesus. Sách La-mã hai lần đề cập đến sự công chính Đức Chúa Trời được tỏ ra. La-mã 1:17 nói sự công chính của Đức Chúa Trời được khải thị do đức tin và cho đức tin. Sự công chính của Đức Chúa Trời được tỏ ra trong Phúc Âm do đức tin của chúng ta và cho đức tin của chúng ta. Sau đó La-mã 3:21 nói về sự công chính của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra ở ngoài Kinh Luật, được Kinh Luật và các tiên tri làm chứng cho.
A. Ngoài Kinh Luật
Sự công chính của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra ngoài Kinh Luật nghĩa là không liên quan gì đến Kinh Luật. Đừng bao giờ pha trộn sự công chính của Đức Chúa Trời với Kinh Luật. Phải tách biệt hai điều này. Sự công chính của Đức Chúa Trời không liên quan gì đến Kinh Luật. Chúng ta không bao giờ có thể nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời bằng cách đến với Kinh Luật. Theo sự công chính của Đức Chúa Trời, Kinh Luật đã chấm dứt. Kinh Luật là thời đại cũ. Bây giờ, sự công chính của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra qua đức tin của Jesus Christ, ở ngoài Kinh Luật, không liên quan gìđến Kinh Luật.
B. Qua Đức Tin Của Jesus Christ
Các học giả Kinh Thánh đã gặp khó khăn lớn với cụm từ đức tin của Jesus Christ” (3:22 RcV). Một số người nói điều đó có nghĩa là hành động tin của chúng ta vàoJesus Christ. Người khác thì tranh luận rằng điều này chỉ về đức tin của Jesus, đức tin của Jesus trở nên đức tin của chúng ta. Tôi sẽ trình bày như sau: tin đích thực là tin Chúa Jesus bởi đức tin của Ngài. Chúng ta tin Jesus Christ bi đức tin của Ngài, vìchúng ta không có đức tin riêng của mình. Jesus là Căn Nguyên và Thành Toàn của đức tin chúng ta (Hê. 12:2). Càng nhìn xem chính mình và kiểm tra chính mình, đức tin chúng ta càng mau biến mất. Đức tin không phải là phát minh của chúng ta; đức tin không bao giờ do chúng ta khởi xướng. Chúng ta không thể sản sinh đức tin. Đức tin là một phương diện của chính Đấng Christ. Thật ra, đức tin là Đấng Christ. Ga-la-ti 2:20 nói rằng chúng ta sống bởi đức tin của Con Đức Chúa Trời. Tôi không sống bởi đức tin của tôi-tôi không có đức tin của riêng mình-nhưng bởi đức tin của Con Đức Chúa Trời hằng sng là Đấng có đức tin và chính Ngài là đức tin cho tôi. Nếu nhìn vào chính mình, anh em không bao giờ tìm được đức tin, nhưng nếu quên chính mình đi và nói: Ô ChúaJesus, con yêu Ngài”, ngay lập tức đức tin sẽ dấy lên trong anh em. Đức tin này là đức tin ca Jesus, hay chúng ta có thể nói đó là Jesus tin trong chúng ta. Do đó, cụm từqua đức tin của Jesus Christ” có nghĩa là tin Jesus Christ bởi đức tin của Ngài.
Sự công chính của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ bên ngoài Kinh Luật bởi chúng ta tin Jesus Christ bằng đức tin của Ngài. Chúng ta tin Đấng Christ bởi đức tin của Ngài, chứ không bởi đức tin của chúng ta. Đấng Christ là đức tin của chúng ta. Đừng bao giờ nói anh em không thể tin, vì anh em có thể tin, nếu muốn. Đừng c gắng tự mình tin, vì càng c gắng, anh em càng ít có đức tin. Hãy đơn sơ nói: “Ô Chúa Jesus,con yêu Ngài. Chúa Jesus, Ngài thật tốt lành”. Nếu làm như vậy, anh em sẽ có đức tin ngay lập tức. Chúng ta tin Jesus Christ bởi đức tin của Ngài, do đức tin này và cho đức tin này mà sự công chính của Đức Chúa Trời được tỏ ra cho mọi người tin.
c. Đáp Ứng Những Đòi Hỏi Của Luật Công Chính
Của Đức Chúa Trời Và Vinh Hiển Của Đức Chúa Trời
Sự công chính của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ để đáp ứng những đòi hỏi của Luật công chính và vinh hiển của Ngài (3:23). Khi tin Chúa Jesus, chúng ta nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời là điều đáp ứng mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Trong La-mã chương 3, chúng ta thấy những đòi hỏi của Đức Chúa Trời thuộc hai loại: đòi hỏi của sự công chính Ngài và đòi hỏi của vinh hiển Ngài. Phao-lô đề cập rõ ràng đến Luật của Đức Chúa Trời và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều vi phạm Luật này, và tất cả đều hụt mất vinh hiển. Vì vậy, La-mã 3:23 nói rằng mọi người đều phạm tội và hụt mất vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Tại sao Phao-lô đột nhiên đề cập đến vinh hiển của Đức Chúa Trời? Câu trả lời liên quan đến nắp vãn hồi được đề cập trong câu 25. Khi viết phần này của Sách La-mã, có lẽ trong tâm trí Phao-lô có hình ảnh của Hòm Chứng Cớ, đặc biệt là nắp vãn hồi. Trên nắp ấy có chê-ru-bim vinh hiển. Như chúng tôi đã nêu, dưới nắp là Bảng Luật phơi bày tình trạng tội lỗi của dân sự và định tội họ, còn trên nắp là hai chê-ru-bim tượng trưng cho vinh hiển của Đức Chúa Trời, quan sát mọi hành động của dân Ngài. Dưới nắp là Luật phơi bày; trên nắp là chê-ru-bim kiểm soát và quan sát. Luật phơi-bày-vã-định-tội này tượng trưng cho những gì sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi theo Luật, và chê-ru-bim quan sát tượng trưng cho những gì vinh hiển của Đức Chúa Trời đòi hỏi theo sự biểu lộ của Đức Chúa Trời. Nếu những đòi hỏi này không được đáp ứng và Đức Chúa Trời không được thỏa mãn thì tội nhân không có cách nào tiếp xúc với ĐứcChúa Trời và Đức Chúa Trời không cách nào giao thông với họ. Ha-lê-lu-gia về huyết đền tội! Huyết đền tội được rảy trên nắp vãn hồi, đáp ứng những đòi hỏi của Luật công chính và vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Vãn hồi không những là một hành động, mà còn là một nơi chốn. Vãn hồi là nơi Đức Chúa Trời có thể gặp con người. Được Thánh Linh cảm thúc, Phao-lô dạn dĩ nói nơi vãn hồi này là Jesus Christ. Đức Chúa Trời đã lập Christ Jesus là nắp vãn hồi (3:25), và nắp vãn hồi này là nơi vãn hồi, tức là chỗ Đức Chúa Trời có thể gặp con người. Nơi này chính là Thân Vị của Jesus Christ là Chúa. Mặc dầu nhiều Cơ-đốc nhân yêu Chúa Jesus và nhận biết Ngài có ý nghĩa rất nhiều đối với họ, nhưng có thể họ không biết Đấng Christ là Nơi Vãn Hồi, nơi Đức Chúa Trời có thể gặp gỡ chúng ta, và nơi chúng ta có thể tiếp xúc Đức Chúa Trời. Trước khi biết nơi này, ý tưởng đến gần Đức Chúa Trời làm cho chúng ta sợ hãi, nhưng bây giờ chúng ta không còn sợ Ngài nữa. Trên Đấng Christ là Nắp Vãn Hồi, chúng ta có thể gặp gỡ Đức Chúa Trời. Đó là ý nghĩa của những gì Phao-lô viết trong La-mã chương 3. Ông dùng hình bóng của Hòm với nắp Hòm để bày tỏ ý nghĩa của sự xưng công chính.
Trong vũ trụ này, Chúa Jesus đã được lập là Nơi Vãn Hồi, và mọi tội nhân có thể đến gặp Đức Chúa Trời trên Ngài. Ngày nay chúng ta ở đâu? Chúng ta ở trên nơi vãn hồi. Chúng ta có một vị trí, một nền tảng để gặp gỡ Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời có cùng một nền tảng như vậy để thông công với chúng ta. Bảng Luật ở đâu? Bảng Luật ở dưới nắp vãn hồi, được Đấng Christ Vãn Hồi bao phủ. Vinh hiển của Đức Chúa Trời ở đâu? Ở trên chúng ta, nhưng không tuyên bố điều gì nghịch lại chúng ta vì chúng ta ở trên Đấng Christ là Nơi Vãn Hồi. Ở đây, chúng ta được xưng công chính. Trên nắp vãn hồi này, chúng ta ging Đức Chúa Trời trong sự công chính của Ngài. Chúng ta và Đức Chúa Trời tương thích với nhau và chấp nhận nhau. Chúng ta chấp nhận Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta; Đức Chúa Trời xưng công chính chúng ta, và chúng ta xưng công chính Đức Chúa Trời.
Anh em có nghĩ là quá táo bạo khi nói rằng chúng ta có thể xưng công chính Đức Chúa Trời không? La-mã 3:4 cho nền tảng để chúng ta nói điều này. Câu này nói rằng khi Đức Chúa Trời phán thì Ngài được xưng công chính, và khi Ngài bị phán xét thì Ngài đắc thắng. Chúng ta có thể xưng công chính Đức Chúa Trời. Tôi đã làm điều này nhiều lần. Mặc dầu nhận biết mình là tội nhân, nhưng tôi không bước theo Đức Chúa Trời cách mù quáng. Tôi hết sức c gắng kiểm chứng lời Ngài nói. Cuối cùng, tôi hoàn toàn chấp nhận là Đức Chúa Trời đúng. Đừng ngại nghiên cứu về Đức Chúa Trời và điều tra Ngài một chút để xem Ngài có đúng không. Nếu điều tra Ngài, anh em sẽ thấy Ngài đúng một ngàn phần trăm, thậm chí một triệu phần trăm. Anh em sẽ xưng công chính Ngài. Trên Đấng Christ là Nắp Vãn Hồi, Đức Chúa Trời và chúng ta chấp nhận nhau.
Theo kinh nghiệm của chúng ta, không phải Đức Chúa Trời là Đấng chấp nhận chúng ta trước, mà chúng ta là người chấp nhận Đức Chúa Trời. Chúng ta không biết Đức Chúa Trời đã dành bao nhiêu thì giờ để thuyết phục chúng ta về sự công chính của Ngài. Chúng ta nổi loạn và nói: Tôi không thích Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không đúng”. Trước khi được cứu, tất cả chúng ta đều nghĩ như vậy. Nhiều người nói nghịch Đức Chúa Trời: Nếu Đức Chúa Trời đúng, tại sao có quá nhiều người nghèo trên đất này? Nếu Đức Chúa Trời đúng, tại sao không có công lý trong các quốc gia?” Họ thừa nhận có Đức Chúa Trời, nhưng tuyên bố Ngài không công chính. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng tương tự, thừa nhận rằng chúng ta nghĩ Ngài sai, Ngài không công chính. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời kiên nhẫn đối với chúng ta, đã làm nhiều điều cho chúng ta, và đến cuối cùng, thuyết phục chúng ta về sự công chính của Ngài. Ai xưng công chính ai trước? Chúng ta xưng công chính Đức Chúa Trời trước. Khi chúng ta được Đức Chúa Trời thuyết phục về sự công chính của Ngài, chúng ta xưng công chính Ngài và khóc trong sự ăn năn, rằng: Đức Chúa Trời ơi, xin tha thứ cho con. Con tội lỗi và ô uế quá. Con cần sự tha thứ của Ngài”.
Khi kêu cầu danh Chúa Jesus, không những chúng ta được đặt vào trong ĐấngChrist, mà còn được đặt trên Đấng Christ. Bây giờ, chúng ta ở trên Đấng Christ như nơi vãn hồi, là nơi Đức Chúa Trời và chúng ta có thể xưng công chính lẫn nhau. Chúng ta tuyên bố: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài thật công chính. Con không có nan đề gì với Ngài cả”. Rồi Đức Chúa Trời trả lời: “Con thân mến, Ta cũng không có nan đề gì với con”. Trước hết, chúng ta chấp nhận Đức Chúa Trời; sau đó, Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta. Chúng ta xưng công chính Đức Chúa Trời; sau đó, Đức Chúa Trời xưng công chính chúng ta. Tất cả những điều này xảy ra trên Đấng Christ là Nơi Vãn Hồi. Bên dưới Ngài, Kinh Luật được bao phủ, và trên Ngài, chê-ru-bim vui mừng khi thấy sự xưng công chính lẫn nhau xảy ra trên Ngài là Nắp Vãn Hồi.
Bây giờ, chúng ta đang ở đâu? Chúng ta ở trên Jesus Christ là Nơi Vãn Hồi. Chúng ta ở trên nắp vãn hồi. Kinh Luật ở dưới chân chúng ta, còn trên đầu chúng ta, vinh hiển của Đức Chúa Trời được thỏa đáp. Kinh Luật phải ngậm miệng, không còn nói nghịch chúng ta nữa, nhưng vinh hiển của Đức Chúa Trời có thể vui mừng trên chúng ta với sự thỏa mãn. Ở đây, trên nắp vãn hồi, chúng ta vui hưởng sự xưng công chính trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
IV. SỰ CÔNG CHÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐÃ ĐƯỢC BÀY TỎ
A. Cho Thánh Đồ Thời Cựu Ước
Sự công chính của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ cho thánh đồ thời Cựu Ước khi Ngài gác qua các tội phạm của họ. Phao-lô dùng từ “gác qua” trong La-mã 3:25. Trong thời Cựu Ước, các tội phạm của dân sự không được cất đi, nhưng ch được bao phủ bằng huyết đền tội. Tội phạm của họ không được cất đi mãi đến khi Jesus Christ chết trên thập tự giá. “Nầy, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội của thế gian đi” (Gi. 1:29). Trước khi Chúa Jesus chết trên thập tự giá, các tội phạm của thánh đồ thời Cựu ước vẫn còn đó dù đã được bao phủ bằng huyết của hình bóng về Đấng Christ. Đức Chúa Trời phải bỏ qua các tội phạm của họ vì Ngài công chính. Huyết của hình bóng về Đấng Christ đã đổ ra trong hiện diện của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời Công Chính bắt buộc phải bỏ qua tất cả các tội phạm được huyết ấy bao phủ. Khi bỏ qua các tội phạm được bao phủ ấy, Đức Chúa Trời bày tỏ sự công chính của Ngài.
Tôi xin minh họa điều này. Giả sử tôi nợ một người kia một tỉ mỹ kim. Mặc dầu tôi không thể trả được số tin đó, người ấy vẫn bắt buộc tôi phải trả. Tuy nhiên, tôi có một người bạn là tỉ phú. Bạn tôi bắt đầu nói cho đôi bên biết rằng chuyện đó không thành vấn đề, rằng chính anh ấy sẽ trả đủ nợ, và anh đã viết thư hứa để làm bằng chứng. Một khi thư hứa ấy được chuyển giao và được chấp nhận, tôi phải được tự do bởi sự công chính. Cũng vậy, thánh đồ thời Cựu Ước nợ Đức Chúa Trời một món nợ lớn, nhưng có một thư hứa-huyết của sinh tế đền tội rảy trên nắp vãn hồi-bảo đảm rằng Đấng Christsẽ đến để cất các tội phạm đi. Thư hứa này bao phủ tất cả các tội phạm của thánh đồ thời Cựu Ước. Đấng Christ lấy lại thư hứa ấy khi Ngài chết trên thập tự giá và trả đủ giá. Do đó, vì sự công chính của Ngài, Đức Chúa Trời phải bỏ qua các tội phạm của họ. Khi làm như vậy, Ngài bày tỏ sự công chính của Ngài cho thánh đồ thời Cựu Ước. Đó là ý nghĩa của La-mã 3:25.
B. Cho Thánh Đồ Thời Tân Ước
Sự công chính của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ cho thánh đồ thời Tân Ước trong việc Đức Chúa Trời xưng công chính họ. Đức Chúa Trời đã xưng công chính chúng ta cách nhưng không bởi ân điển Ngài qua sự cứu chuộc trong Đấng Christ và qua đức tin caJesus (3:24,26). Vì Đấng Christ đã trả giá cho các tội phạm của chúng ta và đã hoànthành sự cứu chuộc trọn vẹn để đáp ứng mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời, nên để chứng tỏ Ngài là công bình, Đức Chúa Trời phải xưng công chính cho chúng ta. Về phía Đức Chúa Trời, xưng công chính là bởi sự công chính của Ngài; về phía chúng ta, xưng công chính là bởi ân điển nhưng không của Ngài khi so với xưng công chính bởi công việc của Kinh Luật. Để được xưng công chính bi công việc của Kinh Luật, chúng ta cần làm việc, nhưng không cần phải làm việc để được xưng công chính bởi sự cứu chuộc trong Đấng Christ; ân điển Ngài tặng không điều ấy cho chúng ta. Chúng ta không xứng đáng. Nhưng Đức Chúa Trời bị sự công chính của Ngài ràng buộc phải xưng công chính chúng ta vì sự cứu chuộc của Đấng Christ đáp ứng mọi đòi hỏi của Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự công chính ca Ngài cho thánh đồ thời Cựu Ước khi gác qua các tội phạm của họ và cho thánh đồ thời Tân Ước khi xưng công chính cho họ. Ngày nay, cách Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta không chỉ là gác qua các tội phạm mà còn xưng công chính chúng ta. Đức Chúa Trời đã xưng công chính cho chúng ta.
V. KHOE KHOANG BỊ LOẠI TRỪ
Vì vậy, khoe khoang bị loại trừ. Không ai trong chúng ta có gì để khoe khoang. Chúng ta không được xưng công chính bởi luật của việc làm, nhưng bởi luật của đức tin (3:27). Đức tin này không bắt nguồn từ chúng ta, mà ra từ Đấng Christ hằng sống.
XƯNG CÔNG CHÍNH CHO HAI DÂN TỘC
Đức Chúa Trời là duy nhất. Đức Chúa Trời duy nhất này xưng công chính cho cả người Do-thái lẫn dân Ngoại (3:30). Ngài là Đức Chúa Trời của cả người Do-thái lẫn dân Ngoại (3:29). Khi nói như vậy, Phao-lô dọn đường cho Thân Thể của Đấng Christ.Nếu Đức Chúa Trời đối xử với nhóm người này khác với nhóm người kia thì khó mà có được nếp sng Thân Thể. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời có một cách đối xử duy nhất với mọi người, và Đức Chúa Trời duy nhất này, với cách đối xử duy nhất của Ngài, đã đem các dân tộc lại làm một với nhau. Dầu là người Do-thái hay dân Ngoại, Đức Chúa Trời duy nhất cũng xưng công chính cho tất cả chúng ta. Giữa vòng chúng ta có một s anh chị em người Do-thái và Đức Chúa Trời đã xưng công chính cho họ cùng một cách như Ngài đã xưng công chính cho chúng ta là dân Ngoại. Đức Chúa Trời duy nhất đã xưng công chính cho tất cả chúng ta để chúng ta có thể hiệp một như là Thân Thể của ĐấngChrist.
Đức Chúa Trời xưng công chính người chịu cắt bì từ đức tin và người không chịu cắt bì nhờ đức tin. Xin lưu ý các giới từ: người Do-thái, tức người chịu cắt bì, được xưng công chính từ đức tin; dân Ngoại, tức người không chịu cắt bì, được xưng công chính nhờ đức tin. Điều này có nghĩa là gì? Vị trí của người Do-thái trước mặt Đức Chúa Trời là dân của Ngài. Dầu họ vô tín và dường như ô uế, nhưng người Do-thái vẫn có vị trí là dân của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận biết điều này và cẩn thận về cách đề cập đến người Do-thái, vì Đức Chúa Trời sẽ nói: “Họ là dân Ta. Có tư thế là dân của Đức Chúa Trời tạo nên một khác biệt lớn, và chúng ta cần tôn trọng điều này. Trong Sáng Thế Ký 12:3, Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham là tể phụ của người Do-thái rằng ai chúc phước cho ông sẽ được Đức Chúa Trời ban phước, ai rủa sả ông sẽ bị Đức Chúa Trời rủa sả. Đức Chúa Trời đang tiếp tục làm ứng nghiệm Sáng Thế Ký 12:3. Bất cứ ai đụng đến người Do-thái theo cách rủa sả sẽ bị rủa sả. Suốt 25 thế kỷ qua, không có trường hợp ngoại lệ nào: cá nhân và dân tộc nào rủa sả người Do-thái cũng bị rủa sả, và mọi người chúc phước cho người Do-thái đều được ban phước.
Mặc dầu ngày nay tình trạng của người Do-thái không đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng về địa vị, họ vẫn là dân của Ngài, ở chỗ khác trong Sách La-mã, Phao-lô nói sự lựa chọn của Đức Chúa Trời không thể thay đổi được (11:28-29). Người Do-thái là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời, và sự lựa chọn của Đức Chúa Trời là đời đời. Bất kể hiện nay người Do-thái có vô tín thế nào đi nữa, thì về mặt địa vị, họ vẫn là dân của Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi Đức Chúa Trời xưng công chính cho người Do-thái, Ngài xưng công chính cho họ từ đức tin, chứ không phải nhờ đức tin. Vì sao không nhờ đức tin? Vì người Do-thái đã có địa vị rồi. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời xưng công chính dân Ngoại, Ngài phải xưng công chính họ nhờ đức tin vì họ xa cách Đức Chúa Trời. Có một khoảng cách ln giữa dân Ngoại và Đức Chúa Trời. Vì người Do-thái, là người chịu cắt bì, đã có địa vị rồi, nên họ được xưng công chính từ đức tin; còn dân Ngoại cách xa Đức Chúa Trời, nên họ được xưng công chính nhờ đức tin. Chính là nhờ đức tin mà dân Ngoại đã đạt đến địa vị đúng đắn. Trong cả hai trường hợp, vấn đề là đức tin.
Một Đức Chúa Trời xưng công chính cho tất cả chúng ta. Cả người Do-thái lẫn dân Ngoại đều  dưới một Đức Chúa Trời và theo một cách duy nhất. Lời Phao-lô trong La-mã 3:29-30 chuẩn bị con đường cho Thân Thể của Đấng Christ trong chương 12. Dầu là tín đồ Do-thái hay tín đồ dân Ngoại, chúng ta đều là một Thân Thể trong ĐấngChrist dưới một gia tể của một Đức Chúa Trời.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2