"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870311
Đang truy cập:241

CÔNG VỤ BÀI 14-

buy amoxicillin for dogs uk

buy amoxicillin liquid

buy antibiotics online

buy amoxicillin

clomid uk prescription

clomid uk prescription

buy accutane malaysia

accutane without birth control reddit redirect accutane without insurance reddit

 

SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(9)
Kinh Thánh: Công 3:1-26
Trong khi đọc Kinh Thánh, có thể chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của thần học truyền thống cách Vô thức. Chúng ta cần bỏ thần học truyền thông cũ kỹ và trở về với Kinh Thánh cách tươi mới. Nếu đọc Công Vụ chương 3 theo cách ấy, chúng ta sẽ thấy Chúa là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, và Căn Nguyên của sự sống. Chúng ta cũng sẽ chú ý đến các thời kỳ thơ thái được đề cập trong câu 19. Như chúng tôi đã nêu, trong kinh nghiệm của chúng ta, chính Đấng Christ là thời kỳ thơ thái, vì Ngài là sự vui hưởng, an nghỉ và bình an của chúng ta.
BIẾT HẰNG CHÚNG TA CÓ THỂ VUI HƯỞNG CHÚA
Anh em có từng nghe rằng mình có thể vui hưởng Chúa không? Anh em có bao giờ nghe một diễn giả nào dùng từ “vui hưởng” trong mối quan hệ của anh em với Chúa chưa? Nhiều tín đồ chưa bao giờ nghe nói họ có thể vui hưởng Chúa. Trong tôn giáo ngày nay, nếu có vui hưởng Chúa thì cũng chỉ có ít mà thôi. Tuy nhiên bởi Chúa thương xót, tôi có thể làm chứng rằng suốt nhiều năm, tôi đã khích lệ dân Chúa vui hưởng Ngài.

Vào năm 1965, chúng tôi có một kỳ hội đồng tại Los Angeles nói về việc ăn Jesus. Trong suốt kỳ hội đồng đó, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề ăn được bày tỏ qua toàn bộ Kinh Thánh: Cây Sự Sống, Chiên Con Lễ Vượt Qua với bánh không men và rau đắng, ma-na, và sản phẩm của miền đất tốt lành. Chúng tôi đã suy gẫm Lời Chúa trong Giăng chương 6 về việc ăn Ngài và mạng lệnh Ngài đã truyền khi thiết lập Bàn Ngài về việc ăn thân thể Ngài. Hơn nữa, chúng tôi suy gẫm về lời Chúa hứa trong Khải Thị 2:7 về việc những người đắc thắng sẽ ăn Cây Sự Sống. Chúng tôi cũng thấy lời hứa trong Khải Thị 22:14 về việc những người giặt áo mình sẽ dược quyền đến gần Cây Sự Sống.
Một diễn giả nọ đã tham dự kỳ hội đồng ấy- Sau đó ông nhận xét ông chưa bao giờ nghe về việc vui hưởng Chúa bằng cách ăn Ngài. Ông thắc mắc không biết từ đâu tôi học được tất cả những điều về việc ăn và vui hưởng Chúa. Tôi dùng điều này làm minh hoạ về việc cần phải biết rằng Chúa Jesus là có thể vui hưởng được.
Một số tín đồ không nhận biết Đấng Christ có thể là sự vui hưởng của mình vì đã chịu ảnh hưởng của dạy dỗ thần học truyền thống khi đọc Kinh Thánh. Mỗi khi đến với Kinh Thánh, họ mang “mắt kính màu” truyền thông. Chúng ta cần cởi bỏ mắt kính ấy và đọc Kinh Thánh theo chính màu sắc của Kinh Thánh. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ chú ý đến Căn Nguyên của sự sống và thời kỳ thơ thái trong Công Vụ chương 3.
VUI HƯỞNG THỜI KỲ THƠ THÁI
BẰNG CÁCH KẾU CẦU DANH CHÚA
Nếu vui hưởng Đấng Christ, chúng ta sẽ có thời kỳ thơ thái. Chúng ta có thể vui hưởng một thời kỳ thơ thái đơn giản bằng cách kêu cầu danh Chúa Jesus. Kêu “Ô, Chúa Jesus!” thì anh em sẽ ở trong thời kỳ thơ thái.
Chúng ta cần vui hưởng các thời kỳ thơ thái trong đời sống hôn nhân. Chẳng hạn, một chị em nổi giận với chồng. Kết quả là chị bị trói buộc giống như người đàn bà bị Sa-tan trói buộc và bị khòm lưng trong Lu-ca 13:10-17. Thường một người vợ có thể bị “khòm lưng” vì bị trói buộc bởi cơn giận chồng. Làm thế nào một chị em được thoát khỏi gông xiềng ấy? Chị có thể được phóng thích đơn giản bằng cách kêu: “Ô Chúa Jesus!”
Mỗi khi bị cột trói, chúng ta cần kêu cầu Chúa. Khi ấy, chúng ta có thể nói: “A-men, Chúa Jesus! Bây giờ con ở trong một thời kỳ thơ thái”. Tôi khích lệ anh em vui hưởng thời kỳ thơ thái bằng cách kêu cầu danh Chúa.
Có lẽ một số người có nhiều kiến thức thần học không muốn kêu cầu danh Chúa. Có lẽ họ sợ “mất mặt”. Nhưng chúng tá cần mất mặt để được Chúa Jesus. Vui hưởng biết bao khi kêu cầu danh Chúa! Thỉnh thoảng tôi hết sức vui mừng khi kêu cầu Ngài và vui hưởng những thời kỳ thơ thái. Hằng ngày và suốt ngày, chúng ta có thể vui hưởng những thời kỳ thơ thái bằng cách kêu cầu Chúa.
Một số người chỉ trích việc thực hành kêu cầu danh Chúa Jesus và cho rằng đó là điều chúng tôi phát minh. Kêu cầu Chúa là một thực hành phù hợp với Kinh Thánh; chắc chắn đó không phải là điều chúng tôi phát minh. Kêu cầu danh Chúa không phải là một thực hành mới mẻ trong Tân Ước. Điều này bắt đầu với Ê-nót là thế hệ thứ ba của nhân loại, (Sáng 4:26) và tiếp tục với nhiều người khác (xem chú thích Công Vụ 2:21 Bản Khôi Phục).
Khi một số người nghe rằng việc kêu cầu Chúa bắt đầu từ Ê- nót, có lẽ họ tuyên bố Ê-nót không kêu cầu theo cách chúng ta ngày nay. Về điều này tôi xin trả lời: “Vậy thì Ê-nót kêu cầu danh Chúa như thế nào? Có phải ông nói: ‘Chúa ôi, xin thương xót con. Chúa ơi, con ở trong một tình trạng đáng thương và có nhiều nan đề. Chúa ơi, con làm được gì?”’
Không phải chỉ đọc một câu Kinh Thánh mà chúng ta có thể hiểu cách kêu cầu danh Chúa. Nhưng chúng ta cần xem xét vấn đề này suốt cả Kinh Thánh. Nếu đọc Cựu Ước từ Sáng Thế Ký chương 4 đến Ê-sai chương 12, chúng ta sẽ tìm thấy cách kêu cầu Chúa. Cụ thể là Ê-sai chỉ ra rằng chúng ta cần kêu cầu Chúa cách vui mừng: “Vậy nên, các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu; và trong ngày đó, các ngươi sẽ nói rằng: Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va; hãy kêu cầu danh Ngài; hãy rao mọi việc của Ngài ra trong các dân tộc! Hãy xưng danh Ngài là tôn trọng!” (Ês. 12:3-4). Chúng ta múc nước từ các giếng cứu rỗi bằng cách vui mừng kêu cầu danh Chúa.
Giả sử một anh em có nhiều nan đề. Vợ anh đang ở trong bệnh viện, con trai lớn của anh mất việc làm và con trai nhỏ không học hành đàng hoàng ở trường. Anh em này không nên nói: “Chúa ơi con cần Ngài thương xót con vì nhu cầu của con quá lớn.
Chúa ơi, vợ con đang ở trong bệnh viện, con trai lớn mất việc làm còn con trai nhỏ thì học hành thất bại. Chúa ơi, xin giúp đỡ con”. Thay vì cầu nguyện như vậy, anh ấy nên kêu cầu Chúa và nói: “Chúa Jesus ơi, Ngài là Chúa! Ngài là Đấng Tể Trị. Chúa Jesus ơi, con cảm tạ Ngài vì Ngài biết hoàn cảnh của con. Chúa ơi, Ngài biết rằng vợ con đang ở trong bệnh viện, con trai lớn thì mất việc làm và con trai nhỏ học hành thất bại. Ô Chúa Jesus!” Đó là kêu cầu Chúa cách mạnh mẽ và vui mừng. Chắc chắn đó là cách các thánh đồ trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước kêu cầu danh Chúa.
Từ “kêu cầu” trong 2:21 theo tiếng Hi-lạp là epikaleo, bao gồm epi nghĩa là “ở trên” và kaleo nghĩa là “kêu đích danh”, tức là kêu ra tiếng, thậm chí là kêu lớn lên như Ê-tiên đã làm (7:59-60). Qua đó chúng ta thấy kêu cầu danh Chúa là kêu cầu thành tiếng. Đó không phải là dạy dỗ hay thực hành do chúng tôi phát minh, mà là một sự kiện trong Kinh Thánh. Nếu nghiên cứu lời chú thích dài về việc kêu cầu trong Bản Kinh Thánh Khôi Phục, anh em sẽ thấy thực hành này phù hợp với Kinh Thánh như thế nào. Kêu cầu Chúa là điều hoàn toàn căn cứ vào khải thị của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Hơn nữa, qua kinh nghiệm, chúng ta biết rằng khi kêu cầu danh Chúa Jesus, chúng ta vui hưởng một thời kỳ thơ thái. Mỗi khi kêu cầu Ngài, chúng ta đang ở trong một thời kỳ thơ thái. Đó là một sự kiện trong Lời và trong kinh nghiệm của chúng ta, tôi khích lệ anh em hãy thử điều này.
CÁC PHƯƠNG DIỆN VỀ ĐẤNG CHRIST
LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH
Trong 3:22-23, Phi-e-rơ chỉ ra rằng Chúa Jesus là một Tiên Tri: “Thật, Môi-se từng nói rằng: ‘Chúa là Đức Chúa Trời sẽ từ trong anh em các ngươi mà dấy lên cho các ngươi một Tiên Tri giống như ta; các ngươi phải nghe bất cứ mọi điều gì Ngài sẽ phán bảo các ngươi. Còn hễ ai không nghe Tiên Tri ấy thì sẽ bị tuyệt diệt khỏi dân sự’”. Là Tiên Tri, Đấng Christ phát ngôn cho Đức Chúa Trời và nói Đức Chúa Trời ra.
Trong 3:25, chúng ta thấy Chúa Jesus cũng là dòng giống của Áp-ra-ham: “Anh em là con cái của các tiên tri và của giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với tổ phụ anh em, khi Ngài phán cùng Áp-ra-ham rằng: ‘Muôn họ trên đất đều sẽ nhờ dòng giống ngươi mà được phước’”. Trong câu này, “dòng giống” chỉ về Đấng Christ (Ga. 3:16). Ở đây dường như Phi-e-rơ nói: “Con người Jesus, người Na-xa-rét, Đấng bị các nhà lãnh đạo Do-thái khinh miệt, là dòng giống Áp-ra-ham, trong Ngài, mọi dân tộc trên đất sẽ được phước. Không những Ngài là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống và Tiên Tri, mà Ngài còn là dòng giống của Áp-ra-ham, trong Ngài, cả trái đất đều sẽ được phước”.
Đấng Chữa Lành trong Công Vụ chương 3 thât lạ lùng. Chúng ta nên quay khỏi sự chữa lành và chú ý đến Đấng Chữa Lành. Chúng ta đánh giá cao sự chữa lành, nhưng còn đánh giá cao hơn nữa về Đấng Chữa Lành. Đấng Chữa Lành này là Đấng mà trong Ngài mọi gia đình trên đất, mọi chủng tộc, màu da và mọi dân tộc đều được phước.
Khi đọc Công Vụ chương 3 chúng ta cần chú ý đến mọi điểm liên quan đến Đấng Christ là Đấng Chữa Lành. Ngài là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời và là Đấng Thánh, Đấng tuyệt đối cho Đức Chúa Trời. Là Đấng Công Chính, Ngài đúng đắn với Đức Chúa Trời, với con người, và với mọi điều trên các từng trời và dưới đất. Hơn nữa, Ngài là Căn Nguyên của sự sống. Ngài không chỉ là sự sống -Ngài còn là Khởi Phát sự sống, tức nguồn và căn nguyên của sự sống. Ngài cũng đem đến các thời kỳ thơ thái. Khi tiếp xúc với Ngài, chúng ta ở trong một thời kỳ thơ thái. Đấng Chữa Lành này cũng là Tiên Tri đang phát ngôn cho Đức Chúa Trời và đang nói Đức Chúa Trời ra. Cuối cùng, Ngài là dòng giống mà trong Ngài mọi gia đình trên đất đều sẽ được phước.
Chúng ta có thể đọc Công Vụ chương 3 mà không chú ý đến các phương diện của Đấng Christ là Đấng Chữa Lành được khải thị trong chương này. Làm thế nào có thể đọc chương này mà không thấy những điều ấy? Sở dĩ xảy ra như vậy là do ảnh hưởng của thần học truyền thống. Khi chúng ta đọc Công Vụ chương 3, ảnh hưởng ấy ngăn trở chúng ta nhìn thấy những điều khác nhau liên quan đến Đấng Christ là Đấng Chữa Lành. Chúng ta cần nhìn thấy Đấng Chữa Lành là Tôi Tớ, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống, Tiên Tri, và Dòng Giống mà trong Ngài, mọi gia đình trên đất đều sẽ được phước. Thật là một Đấng Chữa Lành! Thay vì quan tâm đến sự chữa lành, chúng ta cần vui hưởng Đấng Chữa Lành. Hễ có Đấng Chữa Lành, chúng ta sẽ có những thời kỳ thơ thái.
ĐỨC CHÚA TRỜI SAI
ĐẤNG CHRIST THĂNG THIÊN
Sau khi trình bày Đấng Christ là Đấng Chữa Lành theo những phương diện khác nhau, Phi-e-rơ nói lên lời kết luận trong câu 26: “Đức Chúa Trời đã dấy Tôi Tớ Ngài lên, sai Người đến để chúc phước cho anh em trước hết, khiến mỗi người trong anh em xoay bỏ tội ác mình”. Đức Chúa Trời đã sai Đấng Christ Thăng Thiên trở lại vởi người Do-thái trước hết bằng cách đổ Linh Ngài vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Vì vậy, Linh mà Đức Chúa Trời đã đổ ra chính là Đấng Christ mà Đức Chúa Trời đã làm cho sống lại và tôn cao lên các từng trời. Khi các sứ đồ rao giảng và cung ứng Đấng Christ này, Linh được cung ứng cho người ta.
Vào thời điểm Phi-e-rơ rao giảng lời được ghi lại trong câu 26, Tôi Tớ của Đức Chúa Trời đã thăng thiên lên cắc từng trời và vẫn còn ở tại đó. Tuy nhiên, Phi-e-rơ bảo quần chúng rằng Đức Chúa Trời đã sai Đấng Christ đến để ban phước cho họ. Điều này có nghĩa gì? Thật ra, Đức Chúa Trời đã tiếp nhận Đấng Christ vào các từng trời. Nhưng ở đây Phi-e-rơ nói Đức Chúa Trời đã sai Đấng Thăng Thiên này đến với người ta. Đức Chúa Trời sai Đấng Christ đến với dân Do-thái bằng cách nào? Đức Chúa Trời sai Ngài đến bằng cách đổ Linh ra. Đó là cách Đức Chúa Trời sai Đấng Christ Thăng Thiên đến với mọi người. Điều này hàm ý rằng Linh được đổ ra thật sự là chính Đấng Christ Thăng Thiên. Khi Linh được-đổ-ra này đến với con người, đó là Đấng Christ, tức Đấng Thăng Thiên, được Đức Chúa Trời sai đến với họ. Qua đó chúng ta thấy Linh đổ ra đồng nhất với Đấng Christ Thăng Thiên. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, vì kinh nghiệm của dân Ngài, Đấng Christ Thăng Thiên và Linh đổ-ra là một. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Linh là một để chúng ta vui hưởng.
Khi trình bày Đấng Christ cho người ta, Phi-e-rơ nói về Ngài là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống, Tiên Tri, và Dòng Giống, trong Ngài, chúng ta nhận được ơn phước của Đức Chúa Trời. Kế đến Phi-e- rơ kết luận: “Đức Chúa Trời đã dấy Tôi Tớ Ngài lên, sai Người đến để chúc phước cho anh em trước hết...” ở đây dường như Phi- e-rơ nói: “Đức Chúa Trời đã sai Đấng này đến với anh em trước hết để ban phước cho anh em. Đức Chúa Trời sai Ngài đến bằng cách nào? Ngài sai Đấng ấy đến bằng cách để Linh Ngài ra cho anh em để ban phước cho anh em. Bây giờ anh em cần nhận lãnh Đấng ấy. Ngài không ở xa anh em. Mặc dầu Ngài ở trên các từng trời, nhưng về mặt gia tể, Ngài ở giữa anh em như là Linh đổ ra để ban phước cho anh em. Nếu kêu cầu danh Ngài, anh em sẽ nhận được thân vị của Ngài, là Thánh Linh. Danh là ‘Jesus’ nhưng thân vị là Linh. Hãy kêu cầu danh Chúa Jesus và nhận lãnh Linh. Rồi anh em sẽ có phước hạnh của Đức Chúa Trời”. Đó là cách nhận lãnh phước hạnh mà Đức Chúa Trời dự định ban cho chúng ta bằng cách sai Đấng Christ Thăng Thiên là Linh Ban Sự Sống trở lại với chúng ta.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2