"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870179
Đang truy cập:154

CÔNG VỤ BÀI 13-

abortion pill kit

abortion pill online

prednisolone weight gain

prednisolone weight gain

 

SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(8)
Kinh Thánh: Công. 3:1-26
Trong 3:1-26, chúng ta có bài giảng thứ hai của Phi-e-rơ cho người Do-thái. Các câu từ 1 đến 10 mô tả việc chữa lành người què, còn các câu từ 11 đến 26 ghi lại bài giảng thật sự của Phi-e- rơ.
CHỮA LẠNH NGƯỜI QUÈ
Công Vụ 3:1 chép: “Buổi cầu nguyện giờ thứ chín, Phi-e-rơ và Giăng cùng lên Đền Thờ”. Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong bước khởi đầu gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, các tín đồ đầu tiên và ngay cả nhóm sứ đồ đầu tiên chưa sáng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ Do-thái Giáo cùng với những thực hành và các phương tiện của tôn giáo ấy, kể cả Đền Thờ. Vì lý do này, theo truyền thống và thói quen, họ vẫn đến Đền Thờ.

Các tín đồ đầu tiên chưa sáng tỏ về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời đối với Đền Thờ Do-thái Giáo. Thậm chí các sứ đồ cũng chưa có khải tượng rõ ràng về việc Đức Chúa Trời từ bỏ những điều thuộc Do-thái Giáo. Vì vậy, thậm chí sau khi Đức Chúa Trời đổ Linh ra trên họ vào ngày Lễ Ngũ Tuần để bắt đầu một thời đại mới, họ vẫn không tự phân rẽ khỏi Đền Thờ Do- thái Giáo. Vào giai đoạn đầu, Đức Chúa Trời bỏ qua cho sự thiếu hiểu biết của họ về điều này. Nhưng điều này dẫn đến tình trạng pha trộn Hội Thánh với Do-thái Giáo, một sự pha trộn không bị Hội Thánh đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem lên án (xem 21:20-26). Cuối cùng, Đền Thờ bị Titus và quân đội La-mã phá hủy vào năm 70 S.C. như đã được Chúa nói trước trong Ma-thi-ơ 23:38 và 24:2. Sự phá hủy ấy làm sạch sự pha trộn tôn giáo.
Khi sắp bước vào Đền Thờ, Phi-e-rơ và Giăng thấy một người đàn ông vốn bị què từ trong lòng mẹ, họ nhìn chăm ông ta và nói: “Hãy nhìn chúng tôi!” (3:2-4). Người ấy “bèn chăm chú đến hai người, mong được chút gì. Nhưng Phi-e-rơ nói: “Bạc vàng ta chẳng có, song điều ta có thì ta cho ngươi; nhơn danh Jesus Christ người Na-xa-rét, hãy bước đi! Đoạn, Phi-e-rơ nắm tay hữu chàng đỡ dậy. Tức thì bàn chơn và mắt cá chàng được mạnh” (cc. 5-7). Phi-e-rơ không có vàng bạc, nhưng thánh đường Phi-e-rơ ở La-mã được xây dựng bằng vàng cách thừa thải, ông không có vạng bạc nhưng ông có danh, tức Thân Vị của Jesus Christ. Ông nghèo vàng bạc, nhưng giàu có trong Đấng Christ. Giáo Hội La- mã đầy vàng, nhưng không đầy dẫy Thân Vị của Đấng Christ. Giáo Hội này giàu vàng nhưng nghèo nàn Đấng Christ.
Khi nói với người què, Phi-e-rơ bảo người ấy bưởc đi trong danh Jesus Christ người Na-xa-rét. “Người Na-xa-rét” chỉ về Đấng bị các nhà lãnh đạo Do-thái khinh miệt (Gi. 1:45-46; Công. 22:8; 24:5).
BÀI GIẢNG CỦA PHI-E-RƠ
Xoay Sự Chú Ý Của Người Ta
Từ Phép Lạ Sang Thân Vị Của Chúa Jesus
Phi-e-rơ và Giăng đã làm một phép lạ và người ta chú ý đến phép lạ ấy. Nhưng trong lời giảng của ông, Phi-e-rơ xoay sự chú ý của mọi người từ phép lạ đến một Thân Vị, đến Chúa Jesus. Mặc dầu Phi-e-rơ và Giăng đã thực hiện một phép lạ, nhưng Phi-e-rơ không nói về phép lạ đó. Thay vì thế, ông dùng phép lạ như cơ sở để hướng thính giả của mình đến với Đấng Christ. Ông xoay sự chú ý của người dân từ sự chữa lành đến Đấng Chữa Lành.
Bài giảng của Phi-e-rơ dựa trên phép lạ chữa lành người què. Tuy nhiên, gánh nặng của Phi-e-rơ không phải là nói về sự chữa lành thần thượng. Trái lại, gánh nặng của ông là truyền bá Đấng Christ. Ông có gánh nặng nói Đấng Christ ra.
Gánh nặng của Phi-e-rơ là trực tiếp nói Đấng Christ vào trong người khác để họ có thể trở nên sự lan rộng của Đấng Christ, làm những Chi Thể sống động của Ngài hầu Đấng Christ có một Thân Thể trên đất. Lễ Ngũ Tuần là để lan rộng Đấng Christ chứ không phải vì dấu kỳ, phép lạ, và sự chữa lành thần thượng. Tất cả những điều ấy là thứ yếu. Mặc dầu người què được chữa lành qua Phi-e-rơ và Giăng, nhưng Phi-e-rơ không nhấn mạnh đến sự chữa lành mà nhấn mạnh đến danh Chúa Jesus. Trước hết, Phi-e-rơ nói với người què: “Nhơn danh Jesus Christ người Na-xa-rét, hãy đi!” Rồi trong bài giảng của mình, ông nói tiếp: “Ấy là bởi đức tin trong danh Ngài, là danh khiến cho người mà các ông thấy và biết đây được mạnh” (c. 16). Vì vậy, Phi-e-rơ không rao giảng sự chữa lành thần thượng hay phép lạ, mà rao giảng Thần Vi của Chúa Jesus Christ.
Mặc dầu Phi-e-rơ xoay sự chú ý của người dân từ chữa lành sang Đấng Chữa Lành, nhưng khi Cơ-đốc nhân ngày nay nhấn mạnh đến chữa bệnh thì thường xoay sự chú ý của người ta khỏi Đấng Chữa Lành sang sự chữa lành, thậm chí là chữa lành giả tạo. Nhiều điều gọi là chữa lành trong các buổi nhóm Ngũ Tuần là không thật. Sau khi được chữa lành, người què “liền nhảy lên, đứng, và đi, cùng hai người vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy, vừa khen ngợi Đức Chúa Trời” (c. 8). Đó là chữa lành thật. Tuy nhiên, Phi-e-rơ hướng người ta đến Đấng Chữa Lành, đến Chúa Jesus. Chúng ta cũng nên xoay chú ý của mình khỏi sự chữa lành sang Đấng Chữa Lành.
Làm Chứng về Jesus
Trong Sự Chết Và Phục Sinh Của Ngài
Đức Chúa Trời Của Sự Phục Sinh
Tôn Vinh Tôi Tớ Ngài Là Jesus
Khi mọi người vô cùng kinh ngạc chạy đến với Phi-e-rơ, Giăng và người què, Phi-e-rơ nói với họ rằng: “Hỡi người I-xra-ên, sao các ông lấy làm lạ về việc này? Sao ngó sững chúng tôi, dường như chúng tôi đã nhờ quyền năng riêng hay là sự kỉnh kiền riêng của mình mà khiến người này đi được ư? Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã tôn vinh Tôi Tớ Ngài là Jesus, mà các ông đã nộp và chối trước mặt Phi-lát, khi người ấy định thả Ngài” (cc. 12-13). Một số bản thảo thêm vào: “Đức Chúa Trời của” trước tên của Y- sác và Gia-cốp. Tại sao trong câu 13, Phi-e-rơ nói về Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp? Tại sao ông không chỉ nói đến Đức Chúa Trời? Danh hiệu này chỉ về Đức Chúa Trời Tam-Nhất, Giê-hô-va, Đấng TA LÀ vĩ đại (Xuất. 3:14-15). Theo lời Chúa trong Ma-thi-ơ chương 22, danh xưng thần thượng này ngụ ý đến phục sinh: “Còn đến như sự sống lại của kẻ chết, thì các ngươi há chưa đọc lời Đức Chúa Trời phán cùng các ngươi rằng: 'Ta là Đức Chưa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp hay sao? Đức Chúa Trời chẳng phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết đâu, bèn là của kẻ sống” (cc. 31-32). Phi-e-rơ nói đến Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Ap-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp vì điều này cho thấy Ngài là Đức Chúa Trời của sự phục sinh.
Phi-e-rơ nói với quần chúng rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra- ham, Y-sác và Gia-cốp “đã tôn vinh Tôi Tớ Ngài là Jesus”. Đức Chúa Trời tôn vinh Chúa Jesus qua sự phục sinh và trong sự thăng thiên của Ngài (Lu. 24:26; Hê 2:9; Êph. 1:20-22; PhiL 2:9- 11).
Đấng Thánh
Trong 3:14, Phi-e-rơ nói với mọi người rằng: “Các ông đã chối Đấng Thánh và Đấng Công Chính mà xin thả cho các ông một kẻ giết người”. Nói rằng Chúa là Đấng Thánh có nghĩa là gì? Trong câu này “Thánh” cho thấy Jesus người Na-xa-rét, Đấng bị các nhà lãnh đạo Do-thái khinh miệt, tuyệt đối vì Đức Chúa Trời và biệt riêng cho Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ngài tuyệt đối hiệp một với Đức Chúa Trời. Theo ý nghĩa của từ “thánh” trong Kinh Thánh, từ này có nghĩa là người tuyệt đối cho Đức Chúa Trời, tuyệt đối vì Đức Chúa Trời, và tuyệt đối hiệp một với Đức Chúa Trời. Trong cả lịch sử nhân loại, chỉ Chúa Jesus là một Đấng như vậy. Đa-vít tốt, nhưng có ít nhất một lần ông đã vì chính mình chứ không vì Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, suốt cuộc đời Chúa Jesus, Ngài tuyệt đối biệt riêng cho Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời, và làm một với Đức Chúa Trời. Không giây phút nào Ngài không tuyệt đối vì Đức Chúa Trời và hiệp một với Đức Chúa Trời. Vì vậy, Ngài được gọi là Đấng Thánh. Chỉ một mình Ngài xứng đáng với danh xưng “Đấng Thánh”.
Đấng Công Chính
Theo 3:14, Phi-e-rơ gọi Chúa Jesus không những là Đấng Thánh mà còn là Đấng Công Chính. Công chính là đúng đắn đối với Đức Chúa Trời, và cũng đúng đối với mọi người và mọi vật. Chỉ Chúa Jesus mới có thể được gọi là Đấng Công Chính, vì chỉ có Ngài mới đúng đắn đối với Đức Chúa Trời, đối với mọi người và mọi vật. Tự mình chúng ta không đúng đắn đối với Đức Chúa Trời, đối với người khác hoặc thậm chí đối với các sự vật. Chẳng hạn, khi nóng giận chúng ta có thể đá cánh cửa hay xô ngã ghế. Đó là sai đối với cánh cửa và đối với ghế. Vì vậy, chúng ta không thể là Đấng Công Chính.
Là Đấng Công Chính, Chúa Jesus là Đấng Đúng Đắn. Ngài không bao giờ sai đối với Đức Chúa Trời hay đối với bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì. Hãy suy gẫm lúc Ngài tẩy sạch Đền Thờ: “Ngài thấy trong Đền Thờ có kẻ bán bò, chiên, bồ câu, và người đổi bạc ngồi tại đó. Ngài bèn đi bên một cái roi bằng dây, đuổi hết thảy khỏi Đền Thờ, cả chiên và bò, vãi tiền người đổi bạc, và đổ bàn của họ. Lại phán: ‘Hãy dẹp đồ này khỏi đây, đừng làm cho nhà Cha Ta thành ra nhà buôn bán’” (Gi. 2:14-16). Chắc chắn Chúa Jesus đúng đắn khi làm điều này. Nếu Ngài không làm như vậy, Ngài đã cư xử như một chính trị gia. Chúa thấy tình hình tội lỗi và Ngài nổi giận. Tuy nhiên giả sử Ngài tự nhủ: “Ta không nên làm gì đó nóng giận. Nếu làm như vậy, người ta sẽ ghi lại rằng Ta từng làm một điều gì đó trong khi nóng giận. Ta cần phải cân nhắc và cư xử cách cẩn thận”. Tuy nhiên, là Đấng Công Chính, Chúa tẩy sạch Đền Thờ cách công chính. Ngài không bao giờ sai lầm, vì Ngài luôn luôn là Đấng Công Chính.
Trong bài giảng thứ hai cho người Do-thái, Phi-e-rơ gọi Đấng Chữa Lành là Tôi Tớ, là Đấng Thánh, và Đấng Công Chính. Làm thế nào Phi-e-rơ, một người thất học, lại có thể nói một lời như vậy? Như chúng ta sẽ thấy, khi những người trong Công Hội nhận biết Phi-e-rơ và Giăng “là người vô học, bất tri thì đều lấy làm lạ; cũng nhìn rõ hai người từng ở với Jesus” (4:13). Mặc dầu Phi-e-rơ thất học và thiếu hiểu biết, nhưng ông có thể rao ra sứ điệp được ghi lại trong Công Vụ chương 3 bởi Linh Ban Sự sống là Đấng ở trong ông. Ở đây, Linh không trực tiếp nói mà nói theo nguyên tắc nhục hoá, qua Phi-e-rơ là một người thất học. Vì vậy, những điều nói về Chúa Jesus là thần thượng, nhưng việc nói ra những điều ấy vẫn từ một người đánh cá thất học. Trong Công Vụ chương 3, Linh phát ngôn qua một người đánh cá. Trong sự phát ngôn của ông, Phi-e-rơ có thể công bố rằng Chúa Jesus là Đấng Thánh, Đấng tuyệt đối biệt riêng cho Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời và làm một với Đức Chúa Trời, và cũng là Đấng Công Chính, Đấng đúng đắn đối với Đức Chúa Trời, đối với mọi người và đối với mọi vật.
Tác Giả Của Sự Sống
Trong 3:15 Phi-e-rơ nói tiếp: “Lại đã giết nguyên thủ (RcV: Căn Nguyên) của sự sống mà Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại. Chúng tôi thảy đều là chứng nhân về sự đó”. Ở đây từ Hi-lạp dịch là “Căn Nguyên” chính là archegos, có nghĩa là căn nguyên, nguồn gốc, người khởi đầu, thủ lĩnh, người lãnh đạo. Từ này ngụ ý Đấng Christ là nguồn hay Đấng Khởi Phát sự sống, vì vậy, là Căn Nguyên của sự sống, tương phản với kẻ sát nhân trong câu trước.
Trong câu này, Bản King James dùng “Vua của sự sống”. Đó là cách dịch kém. Trong 3:15, archegos không chỉ về vua, mà chỉ về chính nguồn gốc của sự sống, khởi nguyên của sự sông, thậm chí Đấng Khởi Phát sự sống, căn nguyên của sự sống. Phi-e-rơ ngụ ý rằng Đấng Chữa Lành không chỉ là Đấng Chữa Lành mà còn là nguồn gốc, khởi nguyên, Đấng Khởi Đầu sự sống.
Điều chúng ta có trong chương 3 của Sách Công Vụ không chỉ là vấn đề chữa lành, ở đây chúng ta thấy vấn đề truyền đạt sự sống vào trong người khác. Đó là làm cho Đấng Christ sinh sôi nảy nở. Để sinh sôi nảy nở như vậy, chúng ta cần Chúa là Căn Nguyên của sự sống, là nguồn sự sống.
Nhiều Cơ-đốc nhân theo thần học truyền thông, đọc Kinh Thánh cách nông cạn. Đó là lý do tôi khích lệ các thánh đồ bỏ thần học truyền thống và trở về với Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh có nhiều “quặng mỏ” sâu nhiệm, chúng ta cần phải khai thác. Một trong những quặng mỏ ấy là từ Hi-lạp archegos trong 3:15.
Chúng ta cần thấy sự sông ỏ' đâu, sự sống đến từ đâu. Từ “Căn Nguyên” trong câu 15 cho thấy sự sống đến từ Đấng Chữa Lành, là Đấng Thánh và Đấng Công Chính. Đấng Chữa Lành ấy không những có quyền năng chữa lành, mà chính Ngài còn là nguồn, là khởi nguyên của sự sống, vì Ngài là Căn Nguyên, là Đấng khởi đầu sự sống. Khi có sự sống, cũng có sự chữa lành. Lý do người ta đau ốm là vì sự sống bị suy nhược. Bác sĩ y khoa biết rằng khi sự sống suy yếu, chúng ta bị bệnh. Nhưng nếu sự sống mạnh mẽ, sự sống sẽ nuốt sự chết.
Phi-e-rơ muốn người ta nhận biết rằng Đấng họ đã giết là đi Căn Nguyên của sự sống. Ngài không những là Đấng Chữa Lành, mà còn là Căn Nguyên của sự sống. Nhưng mặc dầu Ngài bị giết, Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sông lại từ kẻ chết. Như chúng tôi đã nêu, về Chúa như một con người, Tân Ước nói rằng Đức Chúa Trời làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại. Nhưng kể Ngài như Đức Chúa Trời, Tân Ước cho biết chính Ngài đã từ người chết sống lại (La. 14:9). Hơn nữa, các sứ đồ là chứng nhân của Đấng Christ Phục Sinh, làm chứng về sự phục sinh của Ngài, là điều chính yếu được nhấn mạnh trong việc thực hiện gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Phi-e-rơ 3:16 chép: “Ấy bởi đức tin trong danh Ngài, là danh khiến cho người mà các ông thấy và biết đây được mạnh; thật vậy, đức tin từ Ngài đã ban cho người sức mạnh trọn vẹn trước mặt hết thảy các ông”. Cụm từ Hi-lạp được dịch là “bởi đức tin trong danh Ngài” nguyên văn có nghĩa là “trên đức tin của danh Ngài”, tức là trên nền tảng của đức tin trong danh Ngài. Danh biểu thị con người. Con người đứng phía sau của danh; vì vậy danh này rất quyển năng.
Trong câu 17 và 18, Phi-e-rơ nói tiếp: “Và này, hỡi anh em, tôi biết anh em vì không biết mà đã làm điều ấy, và các quan của anh em cũng vậy. Nhưng các điều mà Đức Chúa Trời đã nhờ miệng các tiên tri dự cáo về Đấng Christ của Ngài phải chịu khổ hại, thì Ngài đã làm cho ứng nghiệm như vậy rồi”. Sự chết cứu chuộc của Đấng Christ đã được Đức Chúa Trời định trước trong cõi đời đời (2:23) và tuyên bố trước qua các tiên tri vào thời Cựu Ước. Điều này lại chứng tỏ sự chết của Đấng Christ không phải một sự kiện ngẫu nhiên trong lịch sử, mà là một việc được Đức
Chứa Trời hoạch định theo mục đích từ niềm vui thỏa tốt lành của Ngài và được các tiên tri tuyên bố trước.
Tiên Trì
Trong 3:22-23, Phi-e-rơ cho thấy Chúa Jesus là Tiên Tri: “Môi- se từng nói rằng: ‘Chúa là Đức Chúa Trời sẽ từ trong anh em các ngươi mà dấy lên cho các ngươi một Tiên Tri giống như ta; các ngươi phải nghe bất cứ mọi điều gì Ngài sẽ phán bảo các ngươi. Còn hễ ai không nghe Tiên Tri ấy thì sẽ bị tuyệt diệt khỏi dân sự”’. Vì vậy, trong chương này chúng ta thấy Chúa Jesus là Tôi Tớ, là Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống và Tiên Tri.
»
Khuyên Người Do-thái Ăn Năn Và Quay Trở Lại
Để Được Dự Phần Và Vui Hưởng
Đấng Christ Thăng Thiên Và Sẽ Đến
Trong 3:19-26, Phi-e-rơ khuyên người Do-thái ăn năn và quay lại để họ được dự phần và vui hưởng Đấng Christ thăng thiên và sẽ đến. Ở đây dường như Phi-e-rơ nói: “Anh em đã làm điều rất ngu dại, nhưng bây giờ anh em cần ăn năn và quay lại để được dự phần Đấng Christ thăng thiên và sẽ đến, và vui hưởng Ngài. Đấng Christ là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính và Căn Nguyên của sự sống. Ngài đã hoàn thành mọi sự, Ngài đã đạt được và có được mọi sự. Bây giờ Ngài đang ở trên các từng trời, nhưng Ngài sẽ trở lại. Đấng Christ này là phần của anh em. Hãy ăn năn, trở lại đến dự phần và vui hưởng Ngài. Nếu đến với Ngài anh em sẽ vui hưởng Ngài”. Đó là những gì Phi-e-rơ nhấn mạnh trong lần giảng thứ hai với người Do- thái.
Những Thời Kỳ Thơ Thái
Trong 3:19, Phi-e-rơ nói với người Do-thái: “Vậy, các anh em hãy ăn năn, quay lại, để các tội phạm của anh em được xóa đi, hầu cho thời kỳ thơ thái từ mặt Chúa đến”. Theo nguyên văn, từ Hi-lạp cho “thơ thái” nghĩa là làm cho tươi tỉnh, phục hưng; vì vậy, làm khuây khỏa, làm tươi mới. Thời kỳ thơ thái chỉ về thời điểm phục hồi mọi sự được đề cập trong 3:21. Thời kỳ phục hồi này sẽ được Đấng Mê-si đem lại khi Ngài đến trong vinh quang, như được Cứu Chúa giảng dạy và nói tiên tri trong Ma-thi-ơ 19:28.
Dường như lời Phi-e-rơ trong 3:19 bỏ qua thời đại Hội Thánh và đi thẳng từ thời điểm Ngũ Tuần đến Vương Quốc Ngàn Năm. Điều này cho thấy Phi-e-rơ không có khải tượng rõ ràng về thời đại Hội Thánh trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, như toàn bộ Tân Ước bày tỏ, trước thời kỳ thơ thái, Hội Thánh chiếm một khoảng thời gian khá dài trong sự ban phát của Đức Chúa Trời,
Chúng tôi đã nêu lên rằng thời kỳ thơ thái là thời kỳ tươi tỉnh, phục hưng, làm khuây khỏa. Anh em có bao giờ bước vào một thời kỳ thơ thái như vậy chưa? Anh em có kinh nghiệm một thời kỳ vui mừng và an nghỉ như vậy chưa? Thật ra, mỗi một sự hoán cải đúng đắn là một thời kỳ thơ thái. Mỗi một sự tái sinh thật là một thời kỳ vui hưởng. Khi được cứu, chúng ta có một thời kỳ vui hưởng. Trong suốt thời gian ấy chúng ta có niềm vui và bình an. Chúng ta vui hưởng chính Đấng Christ là niềm vui và bình an của mình. Tất cả chúng ta đều kinh nghiệm điều này ở môt mức độ nào đó.
Thật ra thời kỳ thơ thái là chính Đấng Christ. Khi có Ngài, chúng ta có Ngài là sự thơ thái của mình. Ngài là sự vúi hưởng và bình an của chúng ta.
Phục Hồi Mọi Sự
Trong 3:20-21, Phi-e-rơ nói: “Và Ngài sai Đấng Christ đã dự định cho anh em, tức là Jesus, mà trời cần phải tiếp nhận cho đến kỳ phục hưng (RcV: phục hồi) mọi sự, là điều từ đời trước, Đức Chúa Trời đã nhờ miệng các tiên tri thánh của Ngài mà phán ra”. Thời kỳ phục hồi mọi sự là thời kỳ phục hồi trong Vương Quốc Ngàn Năm, như dược tiên tri trong Ê-sai 11:1-10 và 65:18-25 và được Đấng Christ đề cập trong Ma-thi-ở 17:11 và 19:28. Thời kỳ phục hồi mọi sự sẽ được đem đến khi Ngài tái lâm.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2