SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(7)
Kinh Thánh: Công 2:14-47
Trong 2:14-47, là phần ghi lại bài giảng đầu tiên Phi-e-rơ chia sẻ với người Do-thái, Phi-e-rơ giải thích sự đầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể (cc. 14-21), làm chứng cho Con Người Jesus về công tác, sự chết, phục sinh, và thăng thiên của Ngài (cc. 22-36), và ông hướng dẫn, nài khuyên những người được Linh cảm động (cc. 37-41). Sau đó, trong 2:42-47 chúng ta có phần mô tả buổi ban đầu của nếp sống Hội Thánh. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét buổi ban đầu của nếp sống Hội Thánh như được trình bày qua những câu này.
TÍN ĐỒ CỨ BỀN LÒNG TRONG BỐN ĐIỀU
Công Vụ 2:42 chép: “Họ đều cứ bền lòng trong sự dạy dỗ của các sứ đồ, sự tương giao, sự bẻ bánh, và sự cầu nguyện”. Ở đây chúng ta thấy nhóm tín đồ đầu tiên được sản sinh qua việc các sứ đồ rao giảng và cung ứng Đấng Christ vào ngày Lễ Ngũ Tuần, cứ bền lòng trong bốn điều: dạy dỗ, tương giao, bẻ bánh, và cầu nguyện. Dạy dỗ là trình bày gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời về Đấng Christ và Hội Thánh. Tương giao là thông công và liên lạc giữa các tín đồ trong sự thông công và liên lạc với Đức Chúa Trời Cha và Đấng Christ là Con. Bẻ bánh là nhớ đến Chúa trong công tác cứu chuộc trọn vẹn của Đức Chúa Trời mà Chúa đã hoàn thành. Cầu nguyện là hợp tác với Chúa trên trời để thực hiện gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trên đất.
Hai điều đầu, dạy dỗ và tương giao được liên kết bằng từ “và” để làm thành một nhóm, là hai điều thuộc về các sứ đồ, nhưng bẻ bánh và cầu nguyện không thuộc về các sứ đồ. Điều này cho thấy bên cạnh sự dạy dỗ và tương giao của các sứ đồ, tín đồ trong Đấng Christ không nên có bất kỳ một sự dạy dỗ và tượng giao nào khác. Trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời chỉ có một sự dạy dỗ được Đức Chúa Trời khải thị và công nhận -sự dạy dỗ của các sứ đồ. Tương tự như vậy, chỉ có một tương giao thuộc về Đức Chúa Trời và được Ngài chấp nhận -tương giao của các sứ đồ, là tương giao với Cha và Con là Jesus Christ (lGi. 1:3) và là sự tương giao duy nhất của Hội Thánh duy nhất, là Thân Thể Đấng Christ.
Hai điều sau, bẻ bánh và cầu nguyện, cũng được liên kết bằng từ “và” để làm thành một nhóm, là những thực hành trong đời sống Cơ-đốc của tín đồ. Những thực hành ấy không trực tiếp liên hệ đến gia tể của Đức Chúa Trời. Để giữ gìn sự hiệp một của Hội Thánh, là Thân Thể Đấng Christ. Vì vậy, chúng không thuộc về các sứ đồ, là những người đem lại khải thị Tân Ước của Đức Chúa Trời và sự tương giao của Ngài giữa vòng các tín đồ trong Đấng Christ.
Dạy Dỗ Của Các Sứ Đồ
Chúng ta đã thấy các tín đồ mới liên tục bền lòng giữ sự dạy dỗ của các sứ đồ. Dạy dỗ đúng đắn duy nhất trong Tân ước là dạy dỗ của các sứ đồ. Bất cứ dạy dỗ nào ngoài dạy dỗ của các sứ đồ đều không phù hợp với Kinh Thánh và không chính thống. Sự dạy dỗ chính thống là dạy dỗ của các sứ đồ được ghi lại trong 27 Sách của Tân Ước từ Ma-thi-ơ đến Khải Thị. Vì vậy, Phao-lô nói với Ti-mô-thê rằng: “Như trước kia khi sắp qua Ma-xê-đô-ni, ta từng nài khuyên con hãy ở lại tại Ê-phê-sô, để răn bảo những kẻ kia đừng dạy giáo lý khác” (lTi. 1:3). Dạy dỗ khác là dạy dỗ khác với dạy dỗ của các sứ đồ. Nếu có dạy dỗ khác, chúng ta sẽ chia rẽ thành nhiều nhóm. Nhưng nếu chỉ có một sự dạy dỗ của các sứ đồ, chúng ta sẽ hiệp một.
Tương Giao Của Các Sứ Đồ
Như dạy dỗ của các sứ đồ là duy nhất thì tương giao của các sứ đồ cũng duy nhất. Qua đó chúng ta thấy tất cả các Cơ-đốc nhân nên có một tương giao, là tương-giao duy nhất, tức tương giao của các sứ đồ. Sự tương giao này được đề cập trong lGiăng 1:3 rằng: “Chúng tôi đem điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được tương giao với chúng tôi. Thật, chúng tôi vẫn được tương giao với Cha và vớí Con Ngài là Jesus Christ”. Từ Hi-lạp cho tương giao là koinonia, nghĩa là cùng dự phần, tham dự chung. Đó là kết quả của sự sống đời đời và đó thật sự là dòng chảy của sự sống đời đời bên trong tất cả tín đồ là những người đã nhận lãnh và sở hữu sự sống thần thượng. Điều đó được minh họa bởi dòng nước sự sống trong Giê-ru-sa-lem Mới (Khải. 22:1). Vì vậy, như Công Vụ 2:42 cho thấy, tất cả tín đồ thật đều ở trong sự tương giao này. Điều đó được Linh tiến hành trong linh tái sinh của chúng ta. Vì vậy, tương giao này được gọi là “tương giao của Thánh Linh” (2CÔ. 13:14) và “tương giao của linh [chúng ta]” (Phi. 2:1). Chính trong sự tương giao của sự sồng đời đời này mà tín đồ chúng ta được dự phần tất cả những gì Cha và Con là và đã thực hiện cho chúng ta; tức là chúng ta vui hưởng tình yêu của Cha và ân điển của Con bởi sự tương giao của Linh (2CÔ. 13:14).
Một sự tương giao như vậy trước hết là phần của các sứ đồ trong việc vui hưởng Cha và Con qua Linh. Vì lý do này, tương giao ấy được gọi là tương giao của các sứ đồ và là “tương giao với chúng tôi (của các sứ đồ)” trong 1Giăng 1:3, là tương giao với Cha và với Con Ngài là Jesus Christ. Sự tương giao ấy là một huyền nhiệm thần thượng.
Từ “tương giao” được dùng trong Công Vụ 2:42 và lGiăng 1:3 ngụ ý gạt bỏ mối quan tâm riêng mà liên hiệp với người khác vì một mục đích chung. Vì vậy, tương giao với các sứ đồ, ở trong sự tương giao của các sứ dồ, và tương giao với Đức Chúa Trời Tam- Nhất trong sự tương giao của các sứ đồ là dẹp bỏ những mối quan tâm riêng mà liên kết với các sứ đồ và Đức Chúa Trời Tam—Nhất để thực hiện mục đích của Đức Chúa Trời. Chúng ta tham dự vào sự vui hưởng Đức Chúa Trời Tam—Nhất của các sứ đồ là liên kết với họ và với Đức Chúa Trời Tam-Nhất vì mục đích thần thượng của Ngài, là điều chung cho Đức Chúa Trời, các sứ đồ, và mọi tín đồ.
Giữa vòng Cơ-đốc nhân ngày nay không chỉ có những dạy dỗ khác nhau mà cũng có những tương giao khác nhau. Tôi xin minh họa từ kinh nghiệm của mình với giáo phái Báp-tít Miền Nam. Vì mẹ tôi là một người thuộc giáo phái Báp-tít Miền Nam, nên tôi theo học các trường của giáo phái này. Mỗi khi sắp có tiệc thánh, người ta thông báo rằng chỉ những người đã chịu báp-têm bởi giáo phái ấy mới được dự tiệc thánh. Điều này có nghĩa là giáo phái ấy có sự tương giao riêng, và tương giao ấy không phải là tương giao của các sứ đồ.
Sự tương giao của các sứ đồ thì mở rộng, tiếp nhận tất cả tín đồ thật trong Đấng Christ. Chẳng hạn như sự tương giao ấy tiếp nhận các tín đồ chịu báp-têm bằng cách trầm mình và cũng tiếp nhận các tín đồ chịu báp-têm bằng cách rảy nước. Hơn nữa, những người ở trong sự tương giao này không đòi hỏi các tín dồ phải do chính họ làm báp-têm. Tuy nhiên, một số giáo phái nhất định cho là chỉ báp-têm của họ mới có hiệu lực. Có thể họ nhất định yêu cầụ một tín đồ phải chịu báp-têm lại nếu muốn gia nhập nhóm của họ. Đây là minh họa cho thấy một sự tương giao khác với tương giao của các sứ đồ.
Anh em có biết cách xác định một nhóm Cơ-đốc nào đó có phải là bè phái hay không? Một trong những cách xác định điều này là kiểm tra xem nhóm ấy có tiếp nhận tất cả tín đồ thật trong Đấng Christ hay không. Chẳng hạn, giả sử một anh em trong Chúa là một linh mục Công Giáo đến dự buổi nhóm Bàn Chúa của chúng ta. Chắc chắn chúng ta sẽ tiếp nhận người ấy vì người ấy là anh em của chúng ta trong Christ. Tuy nhiên, bất cứ nhóm nào không tiếp nhận tất cả tín dồ thật thì đó là một giáo phái và không thực hành sự tương giao của các sứ đồ.
Ở một số nơi, các tín đồ thuộc một nhóm chủng tộc nào đó không được các Cơ-đốc nhân thuộc một nhóm chủng tộc khác tiếp nhận. Những người khước từ tín đồ khác vì lý do chủng tộc có ở trong sự tương giao của các sứ đồ không? Chắc chắn là không. Sự tương giao của họ là tương giao của một chủng tộc nào đó, không phải tương giao của các sứ đồ. Tương giao của các sứ đồ chắc chắn bao hàm tín đồ thuộc mọi chủng tộc và mọi quốc gia. Chúng ta có minh họa cho điều này trong Công Vụ 13:1 là câu cho thấy giữa vòng các tiên tri và giáo sư trong Hội Thánh tại An-ti-ốt có những người thuộc các chủng tộc và quốc gia khác nhau.
Những người không tiếp nhận tín đồ thuộc dân tộc khác với dân tộc mình là không thực hành sự tương giao của các sứ đồ. Giả sử một số anh em tại Mỹ không muốn tiếp nhận các anh em người Đức. Họ nói: “Những người Đức này quá mạnh mẽ. Đơn giản là chúng tôi không chấp nhận họ được”. Nếu làm vậy, các anh em người Mỹ ấy là một bè phái. Họ không có sự tương giao của các sứ đồ mà có cái gọi là sự tương giao kiểu Mỹ nào đó. Giả sử các anh em người Đức phản ứng: “Vì người Mỹ các anh không chấp nhận chúng tôi, chúng tôi cũng không chấp nhận các anh”. Kết quả là có hai sự tương giao, một tương giao của người Đức và một tương giao của người Mỹ. Tuy nhiên, Tân Ước chỉ biết đến một sự tương giao -tương giao của các sứ đồ.
Những bảng hiệu tín đồ treo trước nơi nhóm họp của họ thường bày tỏ rằng họ không thuộc sự tương giao của các sứ đồ. Chẳng hạn, tại Trung Quốc, tôi thấy một bảng hiệu gọi một nơi như là “Hội Thánh Trưởng Lão Mỹ”. Cách đây không lâu, tôi thấy một bảng hiệu ở miền Nam California gọi một nhóm nào đó là “Hội Thánh Người Hoa Đài Loan”. Thật kỳ lạ, tại Trung Quốc có Hội Thánh Trưởng Lão Mỹ và tại California có một Hội Thánh Người Hoa Đài Loan. Những nhóm như vậy không thực hành sự hiệp một của Thân Thể Đấng Christ.
Theo Công Vụ 2:42, trong nếp sống Hội Thánh đầu tiên, chỉ có một sự tương giao và đó là tương giao của các sứ đồ. Sự tương giao của các sứ đồ bao gồm tất cả tín đồ thật. Trong nếp sống Hội Thánh thuộc sự khôi phục của Chúa, chúng ta bước theo và thực hành sự tương giao của các sứ đồ.
Dạy Dỗ Và Tương Giao,
Bẻ Bánh Và Sự cầu Nguyện
Cấu trúc văn phạm của 2:42 rất có ý nghĩa, ở đây chúng ta thấy các tín đồ mới tiếp tục bền lòng trong hai loại vấn đề: thứ nhất, trong dạy dỗ và tương giao của các sứ đồ; thứ hai, trong bẻ bánh và cầu nguyện. Trong mỗi nhóm ấy có liên từ “và”. Liên từ này liên kết sự dạy dỗ và tương giao của các sứ đồ; liên từ này lại được sử dụng để liên kết bẻ bánh và cầu nguyện. Tuy nhiên liên từ này không được dùng để liên kết hai nhóm với nhau. Nói cách khác, bốn điều này -dạy dỗ và tương giao, bẻ bánh và cầu nguyện- không phải là một nhóm gồm bốn điều. Nhưng theo cấu trúc văn phạm, dạy dỗ và tương giao là một nhóm, bẻ bánh và cầu nguyện là một nhóm khác.
Qua cấu trúc văn phạm của câu này, chúng ta có thể thấy dạy dỗ và tương giao thuộc về các sứ đồ, nhưng bẻ bánh và cầu nguyện thì không. Dạy, dỗ và tương giao thuộc về các sứ đồ chứ không phải bẻ bánh và cầu nguyện. Điều này ngụ ý rằng mặc dầu có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, chúng ta cũng không thể có hơn một sự tương giao. Chỉ có một sự tương giao, tương giao duy nhất, tương giao của các sứ đồ, Tương tự như vậy, mặc dầu có thể bẻ bánh bất cứ lúc nào và bất cứ tại dâu, chúng ta không thể có sự dạy dỗ khác với dạy dỗ của các sứ đồ. Trái lại, là tín đồ, chúng ta chỉ nên có một sự dạy dỗ, dạy dỗ duy nhất, dạy dỗ của các sứ đồ.
PHÉP LẠ VÀ DẤU KỲ XẢY RA QUA CÁC SỨ ĐỒ
Công Vụ 2:43 chép: “Mọi người đều sợ hãi; các sứ đồ lại làm nhiều phép lạ dấu kỳ”. Phép lạ và dấu kỳ không phải một phần trong chứng cớ trọng tâm của Đấng Christ nhục hoá, bị đóng đinh, phục sinh, và thăng thiên. Đó cũng không phải là một phần trong sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời, mà chỉ là bằng chứng cho thấy những gì các sứ đồ rao giảng và cách họ cư xử đều hoàn toàn ra từ Đức Chúa Trời chứ không ra từ con người (Hê. 2:3-4).
TÍN ĐỒ LẤY MỌI SỰ LÀM CỦA CHUNG
Công Vụ 2:44-45 chép tiếp: “Phàm những người tin đều ở với nhau, mọi vật đều dùng chung, bán hết tài sản, gia nghiệp mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người”. Chúng ta đọc thấy điều giống như vậy trong 4:32. Lấy mọi sự làm của chung không phải là dấu hiệu của tình yêu; đó là dấu hiệu của sự cứu rỗi năng động của Đấng Christ, dã cứu tín đồ khỏi tính tham lam và ích kỷ. Điều này chỉ được thực hành trong một thời gian ngắn vào lúc bắt đầu gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Điều này không tiếp tục lâu dài như một thực hành có tính pháp lý trong nếp sống Hội Thánh suốt chức vụ của Phao-lô, như được chứng minh bởi lời của ông trong 2Cô-rin-tô chương 9 và các chỗ khác.
Công Vụ 2:45 nói rằng tín đồ bán của cải và tài sản mà phân chia cho nhau theo nhu cầu. Đó cũng là bằng chứng cho sự cứu rỗi năng động của Chúa, làm cho tín đồ đắc thắng của cải thuộc đất, là điều chi phối, chiếm hữu, và chiếm đoạt nhân loại sa ngã (Mat. 19:21-24; Lu. 12:13-19, 33-34; 14:33; 16:13-14; lTi. 6:17).
Mặc dầu sự cứụ rỗi năng động của Đức Chúa Trời làm cho tín đồ quên của cải thuộc đất, nhưng việc lấy mọi sự làm của chung không trở nên sự thực hành chính thức trong nếp sống Hội Thánh.
TÍN ĐỒ CỨ ĐỒNG LÒNG HIỆP Ý
TRONG ĐỀN THỜ
VÀ BẺ BÁNH TỪ NHÀ NÀY SANG NHÀ KIA
Công Vụ 2:46-47a chép: “Hằng ngày họ đồng lòng hiệp ý cứ bền đỗ nhóm trong Đền Thờ luôn; và bẻ bánh từ nhà này sang nhà kia, dùng bữa cách hớn hở thành thật, ngợi khen Đức Chúa Trời, và được đẹp lòng cả dân chúng”. Trong bước đầu của gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, các tín đồ đầu tiên và thậm chí nhóm sứ đồ đầu tiên không sáng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã bỏ Do-thái Giáo với sự thực hành và những phương tiện của Do-thái Giáo, kể cả Đền Thờ (Mat. 23:38 -”nhà các ngươi” chỉ về Đền Thờ bị Đức Chúa Trời bỏ). Vì vậy, theo truyền thống và thói quen, họ vẫn đến Đền Thờ để nhóm họp theo Tân Ước.
Theo 2:46, hằng ngày tín đồ bẻ bánh từ nhà này sang nhà kia. Tín đồ đầu tiên nhớ Chúa bằng cách bẻ bánh hằng ngày tại nhà. Điều này cho thấy tình yêu và lòng nhiệt thành của họ đối với Chúa. ;
Cụm từ “từ nhà này sang nhà kia” theo tiếng Hy-lạp cũng có - nghĩa là “ở nhà”, tương phản với “trong Đền Thờ”. Oách nhóm họp với nhau của Cơ-đốc nhân phù hợp với gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, khác với cách nhóm của người Do-thái trong nhà hội (6:9). Cách nhóm họp tại nhà của Cơ-đốc nhân trở nên sự thực hành liên tục và phổ biến trong các Hội Thánh (so với La. 16:5; 1Cô. 16:19; Côl. 4:15; Plm. 2).
Trong 2:46, chúng ta thấy các tín đồ “dùng bữa cách hớn hở thành thật”. Từ Hi-lạp cho “thành thật” cũng có nghĩa là đơn thuần. Ở đây từ này mô tả tấm lòng đơn sơ, đơn thuần và bình dị, có một tình yêu, một ước muốn, và một mục tiêu là tìm kiếm Chúa. Những tín đồ đầu tiên ấy đơn sơ, đơn thuần, thành thật, và thuần khiết trong lòng.
Theo 2:47a, tín đồ trong nếp sông, Hội Thánh đầu tiên ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Họ sống một đời sống bày tỏ các thuộc tính của Đức Chúa Trời trong những mỹ đức phàm nhân, như Jesus là Cứu-Chúa-Con-Người đã sống (Lu. 2:52).
MỖI NGÀY
CHÚA THÊM VÀO NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỨU
Công Vụ 2:47b chép: “Mỗi ngày Chúa thêm vào họ những người được cứu”. Chúa thêm vào những người được cứu nghĩa là Ngài thêm người vào Hội Thánh. Chúa thêm vào họ những người được cứu và hết thảy họ là Hội Thánh. Điều này cho thấy rằng ngay từ lúc bắt đầu đời sống Cơ-đốc, tín đồ đầu tiên đã được đem vào nếp sống Hội Thánh có tính cách tập thể, không phải sống theo cá nhân chủ nghĩa như các Cơ-đốc nhân biệt lập với nhau. Chúng ta cảm tạ Chúa về bức tranh này của nếp sống Hội Thánh đầu tiên.