SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(4)
Kinh Thánh: Công. 2:14-47; Ma. 16:19
Trong 2:1-13, chúng ta có báp-têm của tín đồ Do-thái trong Thánh Linh. Sau đó, trong 2:14-47, chúng ta có bài giảng đầu tiên của Phi-e-rơ dành cho người Do-thái. Trong phần này của chương 2, chúng ta thấy Đấng Christ và Hội Thánh. Trước hết, Phi-e-rơ rao giảng Đấng Christ. Sau đó, vào cuối chương, chúng ta có một lời về nếp sống Hội Thánh.
TRƯỚC HẾT PHI-E-RƠ DÙNG CÁC CHÌA KHÓA
ĐỂ MỞ CỬA VƯƠNG QUỐC CHO NGƯỜI DO-THÁI
Bài giảng đầu tiên của Phi-e-rơ dành cho người Do-thái là trước hết ông dùng các chìa khóa để mở cửa Vương Quốc cho họ. Sau khi Phi-e-rơ thấy khải tượng về Chúa Jesus là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống (Mat. 16:16), Chúa phán với ông: “Ta sẽ giao chìa khóa nước trời cho ngươi, hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất thì điều đó trên trời cũng bị buộc, và điều gì mà ngươi mở dưới đất thì điều đó trên trời cũng được mở” (c. 19). Theo lịch sử, có hai chìa khóa. Phi-e-rơ dùng một chìa để mở cửa cho người Do-thái (Công. 2:38-42). về sau, ông dùng chìa kia để mở cửa cho các tín đồ dân Ngoại vào Vương Quốc tại nhà Cọt-nây (10:34-48). Vì vậy, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ sử dụng chìa khóa thứ nhất.
GIẢI THÍCH SỰ ĐẦY DẪY THÁNH LINH
VỀ MẶT GIA TỂ
Thánh Linh Đổ Ra
Trên Những Con Người Thuộc Xác Thịt
Công Vụ 2:14 chép: “Bấy giờ Phi-e-rơ cùng mười một sứ đồ đứng dậy, cất tiếng nói rằng: ‘Hỡi người Do-thái và mọi người ở tại Giê-ru-sa-lem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng tai nghe lời tôi’. Ở đây từ “mười một” cho thấy Ma-thia, người được chọn trong 1:26, được nhìn nhận là một người trong 12 sứ đồ.
Trong câu 15, Phi-e-rơ nói tiếp: “Những người nầy chẳng phải say như các ông tưởng đâu, vì mới là giờ thứ ba ban ngày”. Giờ thứ ba ban ngày là 9 giờ sáng.
Các câu từ 16 đến 18 chép tiếp: “Nhưng ấy là điều tiên tri Giô- ên đã nói rằng: ‘Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Linh Ta trên mọi xác thịt; con trai con gái các ngươi sẽ nói tiên tri, kẻ trai trẻ sẽ thấy dị tượng, và người già cả sẽ thấy chiêm bao. Phải, trong những ngày đó Ta sẽ đổ Linh Ta trên tôi trai tớ gái Ta. Chúng nó sẽ nói tiên tri”. Những ngày sau rọt được đề cập trong câu 17 ngụ ý giai đoạn kết thúc thời đại hiện tại (2Phi. 3:3; Giu. 18), bắt đầu khi Đấng Christ đến lần thứ nhất (lPhi. 1:20) và sẽ kéo dài đến khi Đấng Christ đến lần thứ hai (xem chú thích 12 trong 2Ti. 3).
Sự đổ ra của Linh trên mọi xác thịt khác với việc Linh hà hơi vào trong các môn đồ từ miệng Đấng Christ sau khi Ngài phục sinh (Gi. 20:22). Việc Linh của Đức Chúa Trời để ra là từ các từng trời sau khi Đấng Christ thăng thiên. Điều trước là phương diện thể yếu của Linh được thở vào trong các môn đồ như sự sống để họ sống; điều sau là phương diện gia tể của Linh được đổ trên họ như quyền năng để họ công tác. Cùng một Linh vừa ở trong họ về mặt thể yếu vừa ở trên họ về mặt gia tể.
Sự đổ ra của Linh sau khi Đấng Christ thăng thiên là sự giáng xuống của Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên với tư cách là Linh Bao Hàm Tất Cả để thực hiện chức vụ thiên thượng của Ngài trên đất hầu xây dựng Hội Thánh Ngài (Mat. 16:18) Ịà Thân Thể Ngài (Êph. 1:23) vì gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
“Ở trên” trong câu 17 về mặt gia tể khác với “ở trong” trong Giăng 14:17 về mặt thể yếu. “Ở trong” liên quan đến thể yếu nội tại là vì sự sống; “ở trên” liên quan đến yếu tố bên ngoài để có quyền năng.
Công Vụ 2:17 nói rằng Linh được đổ trên mọi xác thịt. Các từ “mọi xác thịt” có nghĩa là tất cả loài người sa ngã, không phân biệt giới tính, tuổi tác, hay địa vị.
Câu 17 cũng nói về lời tiên tri, khải tượng, và chiêm bao. Lời tiên tri, khải tượng, và chiêm bao không liên quan đến sự sống bề trong nhưng liên quan đến những điều bề ngoài.
Chúng ta đã thấy đầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể thật sự là sự đổ ra của Thánh Linh. Sự đổ ra này khác với sự hà hơi của Thánh Linh. Chúng ta cũng cần thấy Thánh Linh để ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần thật sự là chính Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên.
Thánh Linh Đổ Ra Hầu Cho Chúng Ta
Có Thể Kêu Cầu Danh Chúa Để Được Cứu
Công Vụ 2:19-20 chép: “Ta sẽ tỏ ra phép lạ trên trời, dấu kỳ dưới đất. Tức là máu, lửa, và khói mù; mặt trời sẽ biến nên tối tăm, mặt trăng hóa ra huyết, trước ngày Chúa đến, là ngày lớn và hiển hách”. Theo nguyên văn, từ “tỏ ra” trong câu 19, tiếng Hi-lạp có nghĩa là ban cho. Các câu 19 và 20 trong lời tiên tri của Giô-ên không liên quan đến những điều xảy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần, nhưng đến những tai họa vào ngày phán xét của Chúa trong tương lai. Để suy gẫm ngày của Chúa cách chi tiết, tôi đề nghị anh em xem lời chú thích 123 trong 2Phi-e-rơ chương 3.
Trong 2:21, Phi-e-rơ nói tiếp: “Rồi đó, hễ ái cầu khẩn danh Chúa thì được cứu”. Kêu cầu danh Chúa không phải là một thực hành mới trong Tân Ước. Điều này bắt đầu với Ê-nót, thế hệ thứ ba của nhân loại, trong Sáng Thế Ký 4:26. Kêu cầu danh Chúa dược tiếp tục bởi Gióp (Gióp 12:4; 27:10), Áp-ra-ham (Sáng. 12:8; 13:4; 21:33), Y-sác (Sáng. 26:25), Môi-se và con cái I-xra-ên (Phục. 4:7), Sam-sôn (Quan. 15:18; 16:28), Sa-mu-ên (lSa. 12:18; Thi. 99:6), Đa-vít (2Sa. 22:4, 7; lSử. 16:8; 21:26; Thi. 14:4; 17:6; 18:3, 6; 31:17; 55:16; 86:5, 7; 105:1; 116:4, 13, 17; 118:5; 145:18), tác giả Thi Thiên A-sáp (Thi. 80:18), tác giả Thi Thiên Hê-man (Thi. 88:9), Ê-li (lVua. 18:24), Ê-sai (Ê-sai. 12:4), Giê-rê-mi (Ca. 3:55, 57), và những người khác (Thi. 99:6). Tất cả những người này đều thực hành kêu cầu danh Chúa trong thời Cựu Ước. Ê-sai cũng truyền cho những người tìm kiếm Đức Chúa Trời hãy kêu cầu Ngài (Ê-sai. 55:6). Thậm chí dân Ngoại biết các tiên tri của dân I-xra-ên thường kêu cầu danh Đức Chúa Trời (Giô-na 1:6; 2Vua. 5:11). Người Ngoại Bang do Đức Chúá Trời dấy lên từ phương bắc cũng kêu cầu danh Ngài (Ê-sai 41:25). Đức Chúa Trời truyền lệnh (Thi. 50:15; Giê. 29:12) và mong muốn (Thi. 91:15; Sô. 3:9; Xa. 13:9) dân Ngài kêu cầu Ngài. Đó là cách uống nơi suối cứu rỗi của Đức Chúa Trời cách vui mừng (Ês. 12:3“4), và làm cho mình vui mừng nơi Đức Chúa Trời cách thỏa thích (Gióp 27:10), tức là vui hưởng Ngài. Vì vậy, dân của Đức Chúa Trời phải kêu cầu Ngài hằng ngày (Thi. 88:9). Đó là một thực hành vui vẻ mà Giô-ên đã nói tiên tri (Giô-ên 2:32) về thời kỳ hân hỉ Tân Ước.
Trong Tân Ước, việc kêu cầu danh Chúa lần đầu tiên được Phi- e-rơ đề cập đến ở trong Công Vụ 2:21, vào ngày Lễ Ngũ Tuần như sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giô-ên. Sự ứng nghiệm ấy liên quan đến việc Đức Chúa Trời đổ Linh Bao Hàm Tất Cả về mặt gia tể trên những người được chọn của Ngài để họ có thể tham dự vào thời kỳ hân hỉ Tân Ước của Ngài. Lời tiên tri của Giô-ên và sự ứng nghiệm của lời ấy cho thời kỳ hân hỉ Tân Ước của Đức Chúa Trời có hai phương diện: về phía Đức Chúa Trời, Ngài đổ Linh Ngài ra trong sự thăng thiên của Đấng Christ Phục Sinh; về phía chúng ta, chúng ta kêu cầu danh Chúa thăng thiên là Đấng đã hoàn thành mọi sự, đạt đến mọi sự, và nhận được mọi sự. Đó là điều hết sức cần thiết cho chúng ta là tín đồ trong Đấng Christ, để dự phần và vui hưởng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả cùng với tất cả những gì Ngài đã hoàn thành, đạt được và đoạt được (1CÔ. 1:2). Đó là thực hành trọng yếu trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời để chúng ta có thể vui hưởng Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến-trình vì sự cứu rỗi trọn vẹn của chúng ta (La. 10:10-13). Các tín đồ đầu tiên đã thực hành kêu cầu danh Chúa khắp mọi nơi (1CÔ. 1:2) và điều này trở thành một dấu hiệu phổ biến của tín đồ Đấng Christ đối với người vô tín, nhất là những người bắt bớ họ (Công. 9:14, 21). Khi Ê-tiên bị bắt bớ, ông dã kêu cầu danh Chúa (7:59) và điều đó chắc chắn đã gây ấn tượng trên Sau-lơ, một trong những người bắt bớ Ê-tiên (7:58-60; 22:20). Sau đó, Sau-lơ vô tín đã bắt bớ những người kêu cầu ấy (9:14, 21) bằng cách lấy sự kêu cầu của họ làm dấu hiệu. Ngay sau khi Sau-lơ được Chúa bắt lấy, A-na-nia là người đem ông vào mối tương giao với Thân Thể Đấng Christ, truyền bảo ông hãy chịu báp-têm, kêu cầu danh Chúa, bày tỏ cho người khác biết ông cũng đã trở nên một người kêu cầu như vậy. Qua lời nói với Ti- mô-thê trong 2Ti-mô-thê 2:22, ông cho biết rằng vào những ngày đầu tiên, tất cả những người tìm kiếm Chúa đã thực hành như vậy. Chắc chắn ông là một người thực hành diều ấy vì ông truyền cho đồng công trẻ tuổi của mình là Ti-mô-thê làm như vậy, đề Ti- mô-thê vui hưởng Chúa như ông đã vui hưởng Ngài.
Từ “kêu cầu” trong tiếng Hi-lạp là epikaleo, gồm có epi là ở trên, và kaleo là gọi tên, tức là kêu lớn tiếng, thậm chí kêu lớn như Ê-tiên đã làm (Công. 7:59-60).
Công Vụ 2:21 nói về việc kêu cầu danh Chúa. Danh nói đến con người. Jesus là danh của Chúa, và Linh là Thân Vị của Ngài. Khi kêu “Chúa Jesus”, chúng ta nhận được Linh.
Theo văn mạch, 2:21 là lời kết luận phần trích lòi tiên tri của Giô-ên bắt đầu từ câu 17. Sự kiện câu 21 kết luận phần trích ấy cho thấy kết quả của việc Đức Chúa Trời đổ Linh Ngài trên mọi xác thịt là để cứu rỗi họ qua việc họ kêu cầu danh Chúa. Việc Đức Chúa Trời đổ Linh Ngài ra là ứng dụng sự cứu rỗi của Chúa cho tuyển dân Ngài. Được cứu là nhận được Linh, tức là phước hạnh của Phúc Âm trong gia tể Tẩn Ước của Đức Chúạ Trời (Ga 3:2, 5, 14). Linh là chính Chúa như hơi thở (Gi. 20:22) và nước hằng sống (Gi. 4:10, 14) cho chúng ta. Để hít Ngài như hơi thở và uốhg Ngài như nước hằng sống, chúng ta cần kêu cầu Ngài. Ca Thương 3:55-56 cho thấy kêu cầu Chúa là hít thở, và Ê-sai 12:3-4 cho thấy kêu cầu Chúa là uống. Sau khi tin Chúa, chúng ta cần kêu cầu để không những được cứu mà còn vui hưởng những phong phú của Ngài (La. 10:12-13). Chúng ta vui hưởng những phong phú của Ngài qua việc kêu cầu bằng cách vận dụng linh. Đó thật sự là thờ phượng Đức Chúa Trời (Gi. 4:24).
Khi suy gẫm câu 21 trong văn mạch, chúng ta thấy Thánh Linh đổ ra trên mọi xác thịt, tức là trên tất cả nhân loại, nhằm mục đích để con người kêu cầu danh Chúa và được cứu. Đó là lý do Phao-lô nói ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu (La. 10:12- 13)
Trong La-mã chương 10, Phao-lô nói đến hai vấn đề -được xưng công chính và được cứu. Được xưng công chính là vấn đề bên trong còn được cứu là vấn đề bên ngoài. Phao-lô nói rằng để được xưng công chính, chúng ta cần tin trong lòng về sự công chính. Nếu tin trong lòng rằng Chúa Jesus đã chết cho mình và Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại thì chúng ta sẽ được xưng công chính trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, để được cứu, chúng ta vẫn cần kêu cầu danh Chúa.
Khi rao giảng Phúc Âm và giúp người khác được cứu, chúng ta cần khích lệ họ kêu cầu danh Chúa và nói: “Ô, Chúa Jesus!”. Qua kinh nghiệm, chúng ta biết một người càng kêu cầu danh Chúa cách mạnh mẽ, kinh nghiệm cứu rỗi của người ấy càng mạnh mẽ.
Giả sử một người nào đó nghe rao giảng Phúc Âm và muốn được cứu, anh ta cầu nguyện thỏ thẻ yếu ớt: “Chúa Jesus ơi, Ngài yêu con và chết cho con. Con tin Ngài”. Khó có thể nhận biết người cầu nguyện yếu ớt như vậy đã được cứu hay chưa. Tuy nhiên giả sử một người nào đó kêu cầu danh Chúa cách mạnh mẽ: “Chúa Jesus! Ôi Chúa Jesus! Con là một tội nhân, nhưng Ngài chết cho con! Ôi Chúa Jesus, con yêu Ngài!” Chắc chắn, bất cứ người nào cầu nguyện, kêu cầu danh Chúa cách mạnh mẽ như vậy đều được cứu. Thậm chí anh ta mừng quýnh lên trong Chúa về sự cứu rỗi của mình.
Theo Công Vụ 7:59, khi Ê-tiên đang bị ném đá “thì ông kêu cầu danh Chúa và nói rằng: ‘Lạy Chúa Jesus, xin tiếp lấy linh tôi!’ “. Sau-lơ, người Tạt-sơ, tán thành việc giết Ê-tiên và tham gia cơn bách hại lớn trên Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Theo 9:14, Sau-lơ có thẩm quyền do thầy tế lễ thượng phẩm giao cho để trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa Jesus. Khi đi đến Đa- mách, ông có ý định bắt tất cả những người kêu cầu danh Chúa. Điều này cho thấy vào những ngày đầu tiên, việc kêu cầu danh Chúa Jesus là dấu hiệu của người theo Chúa. Chắc hẳn họ kêu ra tiếng đến nỗi người khác có thể nghe được. Do đó, kêu cầu danh Chúa đã trở thành một dấu hiệu. Vào thời của Sau-lơ, tín đồ là những người kêu cầu danh Chúa Jesus.
Chúa hiện ra cho Sau-lơ trên đường đến thành Đa-mách, và Sau-lơ nói: “Thưa Chúa, Chúa là ai?” (9:5). về sau A-namia đến với Sau-lơ và nói với ông rằng: “Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Ngài mà chịu báp-têm và rửa tội anh đi” (22:16). Ở đây dường như A-na-nia nói: “Anh Sau-lơ ơi, anh đã bắt bớ thánh đồ vì họ kêu cầu danh Chúa Jesus. Họ kể anh là người bắt bớ, người bắt giữ tín đồ vì kêu cầu danh Chúa. Bây giờ anh đã ăn năn và quay lại với Chúa. Nhưng làm thế nào những người đã từng xem anh là người bắt bớ có thể nhận biết anh bây giờ là một anh em?
Cách duy nhất để họ nhận biết là anh kêu cầu danh Chúa. Vậy, hãy chỗi dậy và chịu báp-têm bằng cách kêu cầu danh Chúa Jesus. Trong khi anh chịu báp-têm và kêu cầu danh Chúa Jesus, các thánh đồ sẽ rất vui mừng nghe tin anh cũng kêu cầu danh ấy”.
Ngày nay, nhiều tín đồ không thực hành kêu cầu danh Chưa Jesus. Những người chỉ theo thực hành truyền thống phê phán những người kêu cầu danh Chúa. Như chúng tôi đã chỉ ra việc kêu cầu danh Chúa không phải là một thực hành mới; không phải là điều do chúng ta phát minh. Theo Kinh Thánh, vỉệc kêu cầu danh Chúa được thực hành lần đầu tiên trong Sáng Thế Ký chương 4.
Như Được Đức Chúa Trời Hứa Trong Sách Giô-ên
Chúng ta đã thấy rằng trong 2:14-21, trong bài giảng đầu tiên nói với người Do-thái, Phi-e-rơ giải thích sự đầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể. Sự đầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể này đã được Đức Chúa Trời hứa trong Giô-ên 2:28-29, 32.