Amitriptyline and Tinnitus
buy amitriptyline
SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(1)
Kinh Thánh: Công. 2:1-13
Sau khi nói đến phần giới thiệu (1:1-2) và sự chuẩn bị (1:3-26), bây giờ chúng ta đến phần thứ ba của Sách Công Vụ, là phần rất dài từ 2:1 đến 28:31. Phần này đề cập đến sự lan rộng. Chúng ta đã thấy chủ đề của Sách Công Vụ là lan rộng Đấng Christ Phục Sinh trong sự thăng thiên của Ngài, bởi Linh, qua các môn đồ, để sản sinh các Hội Thánh -Vương Quốc của Đức Chúa Tròi. Sự lan rộng Đấng Christ Phục Sinh bắt đầu tại Giê-ru-sa-lem và sau đó lan đến Giu-đê, Sa-ma-ri và cả thế giới. Trong chương 2, sự lan rộng khỏi đầu tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, và Sa-ma-ri qua chức vụ của đoàn công tác Phi-e-rơ.
HAI ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA CHỨC VỤ
Trong Sách Công Vụ, có hai đoàn công tác của chức vụ: đoàn công tác của Phi-e-rơ và đoàn công tác của Phao-lô. Trong các chương từ 2 đến 12, chúng ta sẽ thấy chức vụ được Phi-e-rơ và các đồng công của ông thực hiện. Sau đó trong các chương 13 đến 28, chúng ta thấy chức vụ được Phao-lô và các đồng công của ông thực hiện. Cả hai đoàn công tác đều thực hiện truyền bá Đấng Christ Phục Sinh trong sự thăng thiên của Ngài.
THÁNH LINH ĐƯỢC ĐỔ RA
Điều đầu tiên xảy ra trong sự lan rộng này là Thánh Linh được đổ ra. Sự đổ ra này là báp-têm trong Thánh Linh được Đầu thực hiện trên Thân Thể Ngài.
Về vấn đề báp-têm trong Thánh Linh, có nhiều dạy dỗ khác nhau. Suốt các thế kỷ, những dạy dỗ này đã gây nhầm lẫn giữa vòng Cơ-đốc nhân. Vì vậy, về báp-têm trong Thánh Linh, chúng ta cần trở về với Lời thuần khiết, bỏ qua những dạy dỗ khác, và chú ý đến khải thị trong Lời Thánh của Đức Chúa Trời.
NGÀY LỄ NGŨ TUẦN
Ngày Thứ Năm Mươi Từ Khi Chúa Phục Sinh
Công Vụ 2:1 chép: “Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả môn đồ nhóm lại một chỗ”. Từ “Ngũ Tuần” nghĩa là thứ năm mươi. Đó là ngày thứ năm mươi từ khi Chúa phục sinh, bảy tuần ở giữa, tính từ ngày thứ hai (ngày đầu -Lu 23:54-24:1) sau Lễ Vượt Qua là ngày Chúa bị đóng đinh (Gi. 19:14). Điều đó ứng nghiệm Lễ Bảy Tuần (Phục 16:10), cũng được gọi là Lễ Mùa Gặt (Xuất. 23:16), tính từ ngày dâng bó lúa đầu mùa gặt cho đến ngày sau ngày Sa- bát thứ bảy (Lê. 23:10-11, 15-16). Việc dâng bó lúa đầu mùa là hình bóng về Đấng Christ Phục Sinh được dâng cho Đức Chúa Trời vào ngày Ngài phục sinh (Gi. 20:17), là ngày sau ngày Sa- bát (Gi. 20:1). Từ ngày ấy đến ngày Lễ Ngũ Tuần chính xác là 50 ngày.
Lễ Mùa Gặt tượng trưng cho việc vui hưởng bông trái phong phú mà Đấng Christ Phục Sinh mang lại. Bông trái phong phú ấy là Linh Bao Hàm Tất Cả của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã- trải-qua-tiến-trình mà Ngài ban cho những người được chọn của Ngài như phước hạnh của Phúc Âm (Ga. 3:14) để họ vui hưởng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả (chính là hiện thân của Đức Chúa Tròi Tam-Nhất) như miền đất tót lành của họ. Điều này có nghĩa là qua việc nhận lãnh Linh dồi dào vào ngày Lễ Ngũ Tuần, tín đồ không những bước vào miền đất tốt lành mà còn dự phần vào sự phong phú dồi dào của Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả (Êph. 3:8) trong sự phục sinh và thăng thiên của Ngài như phần ban trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong gia tể Tân Ước của Ngài.
Chúng ta đã thấy Lễ Ngũ Tuần là ngày thứ năm mươi kể từ khi Chưa phục sinh. Sau khi đã chết ba ngày, Chúa phục sinh. Tuy nhiên đó không phải là trọn ba ngày như [cách] chúng ta tính ngày, về ba ngày ấy, một phần nhỏ của một ngày được kể như một ngày trọn. Điều này có nghĩa là ngày đầu tiên của ba ngày ấy là Thứ Sáu, là ngày Chúa Jesus bị đóng đinh. Chúa ở trên thập tự giá từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Kế đến, vào buổi tối, người ta đem Ngài xuống khỏi thập tự giá và chôn Ngài. Theo cách tính ngấy của người Do-thái, phần còn lại của một ngày được kể như một ngày trọn. Vì vậy, ba ngày được kể từ phần cuối của ngày đầu tiên. Hơn nữa, theo cách tính ngày của người Do-thái, một ngày không bắt đầu vào buổi sáng mà vào buổi tối. Chẳng hạn như Sáng Thế Ký 1:5 chép: “Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt”.
Nếu tính một phần của một ngày như trọn cả ngày, thì từ tối Thứ Sáu khi người ta chôn Chúa đến sáng Ngài phục sinh sẽ là ba ngày. Phần cuối Thứ Sáu là một ngày; trọn ngày Thứ Bảy là ngày thứ hai; và một phần của ngày hiện nay gọi là Chúa Nhật, là ngày thứ ba. Tuy nhiên, thời gian Chúa thật sự ở trong mộ có' lẽ không tới 40 tiếng đồng hồ. Vào phần đầu của ngày thứ ba, có lẽ không tới 40 tiếng đồng hồ sau khi Ngài chết, Chúa Jesus đã phục sinh.
Ngày Chúa phục sinh, tức Chúa Nhật, là ngày đầu tiên sau ngày Sa-bát. Dĩ nhiên ngày Sa-bát của người Do-thái là vào Thứ Bảy. Chúa phục sinh vào ngày đầu tuần, tức ngày sau ngày Sa- bát. Nếu tính từ ngày thứ hai sau Lễ Vượt Qua là ngày Chúa bị đóng đinh thì Lễ Ngũ Tuần là ngày thứ năm mươi tính từ sự phục sinh của Ngài. Vì vậy, có bảy tuần ở giữa sự phục sinh của Chúa và Lễ Ngũ Tuần, cũng là vào Chúa Nhật, ngày đầu tuần.
Ứng Nghiệm Lễ Mùa Gặt
Lễ Ngũ Tuần sự ứng nghiệm Lễ Bảy Tuần, và lễ này cũng được gọi là Lễ Mùa Gặt (Xuất. 23:16). Lễ Ngũ Tuần liên hệ mật thiết đến mùa gặt, đến việc thâu hoạch sản vật phong phú của miền đất tốt lành. Lễ Ngũ Tuần là 50 ngày sau khi dâng bó lúa đầu mùa gặt. Về bó lúa đầu mùa gặt, Lê-vi Ký 23:10 và Ị1 chép: “Hãy truyền cho dân I-xra-ên rằng: Khi nào các ngươi đã vào xứ mà Ta sẽ ban cho, và đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau lễ Sa- bát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê- hô-va, hầu cho bó lúa đó được nhậm”. Sau dó dân sự phải đếm bảy ngày Sa-bát kể từ ngày dâng bó lúa đầu mùa. “Kể từ ngày sau lễ Sa-bát, là ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại, các ngươi sẽ tính bảy tuần lễ trọn: các ngươi tính 50 ngày cho đến ngày sau của lễ Sa-bát thứ bảy” (Lê. 23:15-16). Theo Lê-vi Ký chương 23, một bó lúa đầu mùa được dâng cho Chúa làm của lễ đưa qua đưa lại vào ngày sau ngày Sa-bát. Bó lúa đầu mùa ấy tượng trưng cho Đấng Christ là trái đầu mùa trong sự phục sinh (1CÔ. 15:20, 23). Trong Cựu Ước, khi mùa màng chín, bó lúa đầu mùa của mùa gặt được dâng cho Đức Chúa Trời. Bó lúa này tượng trưng cho Đấng Christ Phục Sinh, được dâng cho Đức Chúa Trời vào ngày Ngài phục sinh.
Việc dâng Đấng Christ như trái đầu mùa trong sự phục sinh liên quan đến sự thăng thiên lên cùng Cha cách bí mật. Khi Ma- ri muốn chạm đến Ngài, Ngài nói: “Chớ rờ đến Ta; nhưng hãy đi đến cùng anh em Ta mà nói với họ rằng: ‘Ta lên cùng Cha Ta, cũng là Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời Ta, cũng là Đức Chúa Trời các ngươi’” (Gi. 20:17). Vào ngày Ngài phục sinh, Chúa thăng thiên lên cùng Cha. Đó là sự thăng thiên bí mật, 40 ngày trước khi thăng thiên công khai trước mắt các môn đồ. Vào ngày phục sinh, vào lúc sáng sớm, Ngài thăng thiên để làm thỏa lòng Cha. Sự tươi mới của sự phục sinh Ngài trước hết là để Cha vui thỏa, như là hình bóng về trái đầu mùa trước hết được đem đến cho Đức Chúa Trời.
Nhiều Cơ-đốc nhân không nhận biết Đấng Christ đã bí mật thăng thiên đến cùng Cha vào sáng sớm ngày Ngài phục sinh. Dĩ nhiên Ngài thăng thiên cách công khai 40 ngày sau đó. Vào ngày
Ngài phục sinh, Chúa lên trời để dâng chính mình như trái đầu mùa của Đức Chúa Trời để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời Cha. Đó là sự thăng thiên bí mật. Năm mươi ngày sau đó là ngày Lễ Ngũ Tuần.
Vui Hưởng Những Phong Phú
Của Đấng Christ Phục Sinh
Như chúng tôi đã chỉ ra, Lễ Ngũ Tuần là ứng nghiệm Lễ Bảy Tuần, cũng gọi là Lễ Mùa Gặt. Lễ Mùa Gặt tượng trưng cho việc vui hưởng sản phẩm phong phú do Đấng Christ Phục Sinh đem đến. Không bao nhiêu người đọc Kinh Thánh chú ý đầy đủ đến sự kiện Lễ Ngũ Tuần thật sự chỉ về mùa gặt và mùa gặt tượng trưng cho việc vui hưởng tất cả phong phú của Đấng Christ Phục Sinh. Sản phẩm phong phú ấy thật ra là Linh Bao Hàm Tất Cả.
Anh em có biết điều gì đã xảy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần không? Vào ngày ấy, Linh Bao Hàm Tất Cả đổ ra. Linh ấy là sản phẩm phong phú của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến- trình do chính Ngài ban cho những người được chọn của Ngài như là phước hạnh của Phúc Âm. về điều này, Ga-la-ti 3:14 chép: “Hầu cho hạnh phước của Áp-ra-ham nhờ Christ Jesus mà giáng trên dân Ngoại Bang, để chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đấng đã hứa là Linh”. Điều này cho thấy phước hạnh duy nhất của Phúc Âm không phải là thiên đàng hay thậm chí là sự tha tội; phước hạnh duy nhất của Phúc Âm là Linh, tức là Linh Bao Hàm Tất Cả của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến-trình. Linh này là phước hạnh của Phúc Âm được ban cho để chúng ta có thể vui hưởng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả, Đấng là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam-Nhất như miền đất tốt lành của chúng ta.
Theo hình bóng, chúng ta có cả Lễ Vượt Qua và Lễ Ngũ Tuần, được gọi là Lễ Bảy Tuần và cũng là Lễ Mùa Gặt. Lễ Mùa Gặt tượng trưng cho việc vui hưởng Đấng Christ trong sự phục sinh của Ngài, trong khi Lễ Vượt Qua tượng trưng cho Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chua Trời trong sự đóng đinh. Vì vậy, Lễ Vượt Qua chỉ về sự đóng đinh của Đấng Christ. Sự đóng đinh của Đấng Christ đã trở thành một kỳ lễ gọi là Lễ Vượt Qua. Trong lễ này, chúng ta vui hưởng Đấng Christ đóng đinh là Chiên Con cứu chuộc. Ba ngày sau khi bị đóng đinh, Đấng Christ sông lại từ kẻ chết. Năm mươi ngày sau, Đấng Christ thăng thiên đổ chính Ngài ra trên tín đồ như Linh Bao Hàm Tất Cả, tức là sự tổng kết chung cuộc của Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Sự đổ ra của Linh là vui hưởng mùa gặt.
Trong Cựu Ước, chúng ta có Lễ Vượt Qua, việc dâng bó lúa đầu mùa, và sau đó là Lễ Mùa Gặt, Lễ Ngũ Tuần. Vào kỳ Lễ Vượt Qua, Đấng Christ bị đóng đinh để cứu chuộc chúng ta nhờ đó chúng ta được vui hưởng Ngài. Ba ngày sau đó, tức vào ngày Ngài phục sinh, Ngài dâng chính mình cho Đức Chúa Trời như trái đầu mùa. Lý do Ngài không muốn Ma-ri chạm đến là vì Ngài sắp lẽn cùng Cha để làm Cha vui thỏa. Vào ngày phục sinh, Chúa lên các từng trời và cũng hiện ra cho các môn đồ vào tối hôm ấy Sau khi bày tỏ chính Ngài cho các môn đồ, Ngài thở chính Ngài là Linh Ban Sự Sông vào trong họ.
Vào ngày Đấng Christ Phục Sinh, hình bóng về trái đầu mùa được ứng nghiệm. Năm mươi ngày sau, tức vào ngày Lễ Ngũ Tuần, là vui hưởng mùa gặt với sản vật phong phú của miền đất tốt lành. Đó là hình bóng về Đấng Christ trở nên niềm vui hưởng trọn vẹn đối với những người được cứu chuộc của Ngài như là Linh Ban Sự Sống đổ trên họ từ các từng trời. Qua Linh đưộc đổ ra, dân của Đức Chúa Trời vui hưởng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả như miền đất tốt lành của họ. Việc họ nhận lãnh Linh dồi dào vào ngày Lễ Ngũ Tuần cho thấy không những họ đã đi vào miền đất tốt lành, mà còn dự phần vào sự phong phú dồi dào của Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả trong sự phục sinh và thăng thiên của Ngài như phần chia trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong gia tể Tân Ước của Ngài.
Xuất Ai Cập Ký 23:19a chép: “Những hoa quả đầu mùa của đất, ngươi phải đem đến Đền Thờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”. Chúng ta đã thấy bó lúa đầu mùa tượng trưng cho Đấng Christ trong sự phục sinh. Là trái đầu mùa, Đấng Christ rất tươi mới. Vào buổi sáng phục sinh, Ngài dự định đi thẳng lên Cha và dâng trình chính Mình cho Cha như trái đầu mùa. Tuy nhiên Ma-ri đã cản trở Ngài. Ma-ri đã vui hưởng Ngài như “bó lúa” trong sự phục sinh. Thậm chí trước khi Đức Chúa Trời vui hưởng Đấng Christ Phục Sinh, Ma-ri đã vui hưởng Ngài phần nào bằng cách ấy.
VUI HƯỞNG ĐẤNG CHRIST
NHƯ TRÁI ĐẦU MÙA VÀ NHƯ MÙA GẶT
Chúng ta cần ghi nhớ sự kiện về sự thăng thiên của Đấng Christ, có phương diện bí mật và cũng có phương diện công khai. Sự thăng thiên bí mật của Đấng Christ xảy ra vào sáng phục sinh. Sự thăng thiên công khai của Ngài xảy ra 40 ngày sau, khi Ngài thăng thiên trước mắt các môn đồ trên núi ô-li-ve. Sự thăng thiên bí mật của Đấng Christ là để dâng trình chính Ngài cho Cha như trái đầu mùa trong sự phục sinh. Sau đó, cùng ngày hôm ấy, Ngài trở lại với các môn đồ và thở chính Ngài vào trong họ. Bằng cách ấy họ được dự phần vui hưởng Đấng Christ như bó lúa đầu mùa.
Sau khi vui hưởng Đấng Christ như trái đầu mùa, các môn đồ tiếp tục vui hưởng Ngài như mùa gặt vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Vui hưởng Linh thể yếu là vui hưởng bó lúa đầu mùa. Nhưng vui hưởng Linh gia tể là vui hưởng Đấng Christ hhư mùa gặt cách công khai.
Chúng ta không nên xao lãng việc vui hưởng Đấng Christ như mùa gặt. Một số người muốn giống như Ma~ri, gặp Chúa vào sáng phục sinh, hay ít nhất như các môn đồ, gặp Chúa vào buổi tối. Tất cả chúng ta đều cần vui hưởng Đấng Christ cách trọn vẹn như Lễ Mùa Gặt.
Sự vui hưởng Đấng Christ đã không trọn vẹn cho đến khi Ngài là Đầu của Hội Thánh đổ chính Mình ra trên Thân Thể của Ngài như là Linh gia tể. Qua sự đổ ra này vào ngày Lễ Ngũ Tuần, sự vui hưởng Đấng Christ trở nên đầy đủ. Sự vui hưởng Đấng Christ cách đầy đủ này như mùa gặt thật sự là Linh Ban Sự Sống Bao Hàm Tất Cả như sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã- trải-qua-tiến-trình đến với chúng ta. Hơn nữa, như được đề cập trong Ga-la-ti 3:14, Linh này là phước hạnh của Phúc Âm.
Trong Phi-lip 1:19, Phao-lô nói về sự cung ứng dồi dào của Linh Jesus Christ, Sự cung ứng chúng ta nhận được như trái đầu mùa thì tươi mới, nhưng không dồi dào. Chỉ khi có mùa gặt mới có cung ứng dồi dào. Điều này có nghĩa là mãi đến khi Linh được đổ ra về mặt gia tể trên Thân Thể của Đấng Chrỉst thì dân Chúa mới vui hưởng Đấng Christ cách đầy đủ. Khí Linh gia t'ể đổ ra trên Thân Thể Đấng Christ vào ngày Ngũ Tuần, việc vui hưởng Đấng Christ trở nên dồi dào. Bây giờ sự cung ứng là sự cung ứng dồi dào của Linh Jesus Christ, và Linh ấy là phước hạnh của Phúc Âm. Phước hạnh của Phúc Âm thật sự là Đức Chúa Trời
Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến-trình để trở nên Linh Ban Sự sống Bao Hàm Tất Cả đến với mọi tín đồ. Đó là vui hưởng Đấng Christ trong sự thăng thiên của Ngài cách dồi dào.