"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870196
Đang truy cập:169

KHẢI HUYỀN BÀI 58-

buy sertraline online

buy sertraline

 

TRỜI MỚI ĐẤT MI
Mỗi khi đọc Kinh Thánh đến Khải Thị chương 21 và 22, ngay lập tức chúng ta cảm nhận mình đang bước vào một lĩnh vực khác, một bầu không khí khác. Lí do là vì trong các chương này, toàn thể vũ trụ đều được đổi mới. Không những các tín đồ trongChrist được đổi mới mà trời và đất cũng được đổi mới. Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét trời mới đất mới (21:1-8).
I. BỐN THỜI KÌ TRONG TRỜI CŨ ĐẤT CŨ
Vì các thời kì ca Đức Chúa Trời chưa đưc trọn vẹn cho đến chương 21, nên trời mi đất mới chưa xuất hiện trước thời điểm đó. Trước cuối chương 20, Đức Chúa Trời chưa xử lí xong các tạo vật của Ngài. Việc trời mới đất mới xuất hiện trong 21:1 hàm ý rằng các thời kì của Đức Chúa Trời đã được hoàn tất.
Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời hoạch định để có được một sự biểu lộ tập thể hầu Ngài có thể đưc biểu lộ cách đây đủ và được tôn vinh (Êph. 3:9-11; 1:9-11). Vì lí do này, Ngài đã dựng nên trời đất và nhân loại. Từ khi con người được tạo dựng, có 4 thời kì: thời kì các tổ phụ, từ A-đam đến Môi-se (La. 5:14); thời kì kinh luật, từ Môi-se đến Đấng Christ (Gi. 1:17); thời kì ân điển, từ lần đến đầu tiên của Đấng Christ cho ti khi “phục hưng mọi sự” vào ln đến thứ hai của Ngài (Công 3:20-21); và thời kì vương quốc, từ lần đến thứ hai của Đấng Christ tới cuối thiên hi niên (Khải. 11:15; 20:4, 6). Đức Chúa Trời đã dùng bốn thời kì này để hoàn thành mục đích của Ngài bằng cách làm hoàn hảo và làm trọn vẹn những người được chọn của Ngài hầu họ có thể biểu lộ Ngài cách tập thể cho đến đời đời. Tất cả 4 thời kì nầy đều thuộc về trời cũ và đất cũ. Dù thời kì vương quốc sẽ là thời kì phục hồi nhưng thời kì ấy vẫn xảy ra trong trời cũ đất cũ, vì công tác làm hoàn hảo và làm trọn vẹn trong những người được chọn của Ngài chưa được hoàn tất cho đến cuối thời kì phân phát đó. Khi Đức Chúa Trời hoàn tất công tác này nhờ thời kì phân phát vương quốc, trời cũ đất cũ sẽ bởi lửa mà qua đi và được làm mới lại thành trời mới đất mới (2 Phi 3:10-13), và ở đó Giê-ru-sa-lem Mới sẽ đến để biểu lộ Đức Chúa Trời đến đi đời.
A. Thời kì các tổ phụ
Chúng ta hãy xem xét 4 thời kì này cách chi tiết hơn. Hầu hết các giáo sư Kinh Thánh đều nói rằng từ A-đam đến cuối ngàn năm có 7 thời kì. Tôi đồng ý với quan điểm ấy. Tuy nhiên, 7 thời kì ấy có phần nào là sự sáng chế của con người. Theo Kinh Thánh, từ A-đam đến cuối thiên hi niên không phải có 7 thời kì mà có 4 thời kì. Thời kì thứ nhất là từ A-đam đến Môi-se (La. 5:14). Đó là cách đánh dấu thời kì thứ nhất theo Kinh Thánh. Một số người chia thời kì thứ nhất ra thành nhiều thời kì khác nhau: thời kì vô tội, thời kì lương tâm, thời kì nhân trị và thi kì lời hứa. Nhưng tất cả những thời kì ấy nên được xem là những phần trong một thời kì, chứ không phải là bốn thời kì riêng biệt. Trong mỗi thời kì, Đức Chúa Trời làm trọn vẹn một số người nào đó. Trong thời kì thứ nhất, các tổ phụ được làm trọn vẹn. Họ được tượng trưng bởi các ngôi sao của vương miện trên đầu của người nữ hoàn vũ, sáng láng (12:1).
B. Thi kì kinh luật
Thời kì thứ hai từ Môi-se đến Đấng Christ là thi kì kinh luật, “Vì kinh luật đã được ban qua Môi-se; ân điển và thực tại đã đến qua Jesus Christ” (Gi. 1:17). Trong thời kì kinh luật, Đức Chúa Trời sản sinh các thánh đồ Cựu Uớc và hoàn hảo rất nhiều người trong họ như Môi-se, Giô-suê, A-rôn, Sa-mu-ên, Đa-vít và các tiên tri. Các thánh đồ này được tượng trưng bởi mặt trăng dưới chân người nữ sáng láng trong Khải Thị chương 12.
C. Thi kì ân điển
Thời kì thứ ba, từ lần đến thứ nhất của Đấng Christ cho đến khi phục hồi mọi sự vào lần đến thứ hai của Đấng Christ (Công. 3:20-21), chính là thời kì ân điển, Trong thời kì này, Đc Chúa Trời sản sinh tín đồ Tân Ước và hoàn hảo nhiều người trong họ. Họ được tượng trưng bởi mặt trời mà người nữ này mặc. Vì vậy, trong ba thời kì đầu, Đức Chúa Trời đã hoàn hảo các tổ phụ, một số thánh đồ Cựu Ước và một số thánh đồ Tân Ước.
D. Thi kì vương quốc
Thời kì thứ tư là thời kì vương quốc, tức thời kì phục hồi. Thời kì này sẽ bắt đầu vào lần đến thứ hai của Đấng Christ và kéo dài cho đến cuối thiên hi niên (11:15; 20:4, 6). Trong thời kì vương quốc, Đức Chúa Trời sẽ hoàn hảo dân sót Israel và các tín đồ chưa trưởng thành. Đức Chúa Trời thật khôn ngoan. Trong thời kì thứ hai, tức thời kìkinh luật, Ngài không hoàn tất việc hoàn hảo con cái Israel vì họ không cho Ngài cơ hội thực hiện việc ấy. Họ không chịu để Đức Chúa Trời hoàn hảo họ. Vì thế, Đức Chúa Trời đã hoãn lại việc hoàn hảo con cái Israel cho đến thời kì thứ tư, là thời điểm sự hoàn hảo sẽ được hoàn tất cách trọn vẹn. Trong suốt thời kì vương quốc, Đức Chúa Trời cũng sẽ hoàn tất công việc hoàn hảo các Cơ Đốc nhân chưa trưởng thành. Nhiều Cơ Đốc nhân không để Đức Chúa Trời hoàn hảo họ trong thời đại ân điển. Vì vậy, Chúa buộc phải hoãn việc hoàn hảo họ cho đến thời kì sau. Vì thế, một chức năng của thời kì vương quốc là hoàn tất việc hoàn hảo con cái Israel và các Cơ Đốc nhân chưa trưởng thành.
Theo Kinh Thánh, đó là 4 thời kì trong vũ trụ cũ. Sau các thời kì ấy, việc hoàn hảo dân Đức Chúa Trời sẽ được hoàn tất cách trọn vẹn, và Đức Chúa Trời sẽ có một người nữ hoàn vũ hoàn hảo và trọn vẹn, tức Giê-ru-sa-lem Mới. Nhìn thấy những thời kì này chúng ta được khai sáng biết bao!
II. TRỜI CŨ ĐẤT CŨ QUA ĐI
Sau 4 thời kì này, tức là sau khi dân của Đức Chúa Trời hoàn toàn được hoàn hảo và trọn vẹn thì Đức Chúa Trời sẽ không còn dùng đến trời cũ và đất cũ nữa. Khi ấy, sáng tạo cũ sẽ chấm dứt. Đức Chúa Trời sẽ dùng nhiều điều để hoàn hảo dân Ngài: Sa-tan, Anti-christ, tiên tri giả, sự yếu đuối, khổ sở và những khó khăn khác. Sau khi chúng ta được hoàn hảo, Đức Chúa Trời sẽ không còn cần đến những điều tiêu cực của sáng tạo cũ nữa, cho nên Ngài có thể nói: “Hỡi Sa-tan, Ta không còn cần ngươi nữa. Hãy vào hồ lửa. Hỡi bệnh tật, sự đau buồn và nước mắt, vì dân Ta đã được hoàn hảo, nên Ta cũng không cần ngươi nữa. Ta không cần bất cứ điều gì cũ kĩ. Ta không cần trời cũ, Ta không cần đất cũ. Tất cả những điều cũ kĩ và tiêu cực đều là những công cụ mà Ta dùng để hoàn hảo dân Ta. Nay dân Ta đã được hoàn hảo cho nên tất cả những thứ đó có thể được ném vào ‘thùng rác’ hoàn vũ là hồ lửa.”
 Cũng vậy, khi dân Đức Chúa Trời đã được hoàn hảo tuyệt đối, Ngài sẽ không còn dùng đến trời cũ đất cũ nữa. Vì vậy khi ấy trời cũ đất cũ sẽ qua đi, và trời mới đất mới sẽ đến. Đức Chúa Trời sẽ nói với sáng tạo cũ rằng: Dân Ta đã được hoàn hảo. Vì hết thảy họ đều đã trưởng thành nên ngươi không cần ở lại nữa.” Vì vậy trời cũ đất cũ sẽ bị vứt đi.
A. Bị đốt để trở nên trời mới đất mới
Có một phương diện về vấn đề dẹp bỏ trời cũ đất cũ mà tôi thấy khó hiểu. Theo Hê-bơ-rơ 1:11 và 12, trái đất và các tầng trời sẽ cũ lần như chiếc áo”, và Chúa sẽ cuốn nó lại” mà dẹp bỏ nó. Nhưng 2 Phi-e-rơ 3:10-13 cho thấy rằng các tầng trời và trái đất sẽ bị đốt. Theo các câu Kinh Thánh ấy các thể chất sẽ bị đốt và tan chảy Trời cũ đất cũ sẽ được cuốn lại hay sẽ bị đốt? Có lẽ trời cũ đất cũ sẽ được cuốn lại trước rồi mi bị đốt.
Một vấn đề khác mà tôi quan tâm liên quan đến các dân trên đất vào cuối thiên hi niên. Khi Đức Chúa Trời cuộn đất lại và đốt nó đi thì các dân sẽ ở đâu? Tôi không thể trả lời câu hỏi này. Tâm trí của tôi, cũng như tâm trí của anh em, quá giới hạn nên không thể trả lời những câu hỏi như vậy. Có những điều chúng ta đơn giản không thể nghĩ ra. Hãy lấy việc Đấng Christ phục sinh xuất hiện với các môn đồ vào buổi tối phục sinh làm ví dụ (Gi. 20:19). Các môn đồ ở trong phòng, và mọi cửa đều đóng kín. Chúa Jesusthình lình xuất hiện trong phòng với một thân thể vật lí, có thể chạm đến được. Làm sao Ngài vào đó được? Hơn nữa, dấu đinh vẫn còn trên thân thể Chúa. Tại sao thân thể phục sinh của Ngài vẫn còn mang dấu đinh? Như chúng ta không thể giải thích điều này thì cũng không thể giải thích về những vấn đề khác liên quan đến việc trời cũ đất cũ qua đi. Thế nhưng, theo Kinh Thánh, sẽ có ngày trời cũ đất cũ bị cuộn lại và bị đốt.
Thật ra trời cũ đất cũ sẽ bị đốt để trở nên trời mới đất mới. Bởi bị đốt mà trời cũ đất cũ sẽ được đổi mi. Chúng ta được đổi mi thế nào thì trời và đất cũng sẽ được đổi mới thể ấy. Chúng ta là sáng tạo mới (2 Cô. 5:17). Sự kiện có sáng tạo mới không có nghĩa là Đức Chúa Trời lại sẽ tạo dựng một điều gì đó từ con số không mà có nghĩa là sáng tạo cũ sẽ được đổi mới thành sáng tạo mới. Tuy nhiên, tôi không thể giải thích được Đức Chúa Trời thực hiện điều ấy như thế nào. Dù vậy, chúng ta phải tin nơi sự tể trị của Đức Chúa Trời.
Nhiều khoa học gia không tin Đức Chúa Tri tạo dựng mọi sự. Họ nói: “Làm sao Đức Chúa Trời chỉ phán một lời thì một điều gì đó hiện hữu?” Nhưng Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Tri “gọi những sự không hiện hữu trở nên hiện hữu” (La. 4:17) và “vũ trụ được dụng nên bởi li của Đức Chúa Trời, đến nỗi vật thấy được chẳng phải từ vật hiền nhiên mà ra” (Hê. 11:3). Đức Chúa Tri là Đức Chúa Tri sáng tạo. Là Đức Chúa Trời sáng tạo, Ngài không cần vật liệu gì; Ngài có thể tạo dựng bất cứ điều gì mà không cần đến vật liệu. Cũng vậy, Đức Chúa Tri có cách tạo ra tri mới đất mới. Cuối cùng, không những chúng ta là dân đã được tái sinh của Đức Chúa Trời là sáng tạo mi mà toàn thể vũ trụ cũng sẽ được đổi mới đ trở nên sáng tạo mới. Như chúng ta đã thấy, điều này sẽ xảy ra sau khi Đức Chúa Tri hoàn tất việc lầm hoàn hảo dân Ngài. Mọi sự đang chờ đợi chúng ta được hoàn hảo.
Không bao nhiêu Cơ Đốc nhân lưu ý đến vấn đề được hoàn hảo trong sự sống. Nhưng dưới sự soi sáng của Đức Chúa Trời, chúng ta đã thấy rằng nếu chúng ta không được làm cho hoàn hảo trong sự sống thì Đức Chúa Trời không có cách nào hoànthành mục đích đời đời của Ngài. Nếu ngày nay, anh em không đề Ngài làm cho mình hoàn hảo thì Ngài sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho đến thời đại tiếp theo là thời kì vương quốc để hoàn tất công tác ca Ngài trong anh em. Đừng nghĩ rằng khi anh em chết thì mọi nan đề của mình đều tự động được giải quyết. Nếu anh em có những nan đề khi qua đời thì anh em cũng sẽ có cùng những nan đề ấy khi sống lại. Anh em có thể ngạc nhiên và nói rằng: “Những nan đề thân mến ơi, ta tưởng rằng bởi chết đi mà ta thoát khỏi các ngươi. Bây giờ, sau khi sống lại, ta lại phải đương đầu với các ngươi.” Đúng là như vậy. Tất cả chúng ta đều phải học xong những bài học của mình; bằng không, chúng ta không thể tốt nghiệp. Thế nhưng, nhiều Cơ Đốc nhân vẫn lầm tưởng rằng bởi chết đi mà họ được giải cứu khỏi những nan đề của mình. Nhưng sự thật là một khi chết đi, anh em sẽ mất cơ hội được hoàn hảo trong thời kì này, và phải chờ đến thời kì sau mới được hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều phải cầu nguyện với Chúa rằng: “Chúa ơi, con muốn được hoàn hảo trước khi qua đời. Đừng để con qua đời mà chưa được hoàn hảo. Nếu qua đời mà chưa được hoàn hảo thì con biết chắc rằng con sẽ được hoàn hảo trong thời kì sau. Chúa ơi, xin giữ con lại trên đất, thương xót con, và ban cho con ân điển cần thiết đ cho Ngài trọn quyền tự đo thực hiện mọi sự cần thiết hầu hoàn hảo con ngày nay.” Chúng ta phải hết lòng muốn được hoàn hảo trước khi qua đi và cho Chúa trọn quyền tự do làm cho chúng ta hoàn hảo ngày nay. Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa.
Theo khải tượng rõ ràng trong toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta không chỉ cần được cứu chuộc, tha thứ và tái sinh mà cũng cấp bách cần được hoàn hảo. Chúng ta cần được đem đến chỗ trưởng thành. Nếu không được làm cho trọn vẹn, hoàn hảo và trưởng thành trong thời kì này, chúng ta sẽ được xử  trong thời kì sau để có thể trưởng thành. Sự hoàn hảo trễ nải này sẽ không dễ chịu lắm. Tất cả chúng ta đều cần đặt chính mình vào tay Chúa để ngày nay có thể được hoàn hảo. Khi anh em thấy chính mình ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì đừng đổ lỗi cho ai hay bất cứ điều gì. Trái lại, anh em nên thưa rằng: “Chúa ơi, cảm tạ Ngài về hoàn cảnh này. Đây là công cụ và phương cách của Ngài để hoàn hảo con. Chúa ơi, cảm tạ Ngài về vợ và con cái tuyệt vời mà Ngài đã ban cho con. Họ đang giúp con trưởng thành. Chúa ơi, con cũng cảm tạ Ngài về nhiều anh chị em lập dị, kì quặc và khó chịu hằng ngày chung quanh con trong nếp sống Hội thánh. Ô Chúa, con biết mục đích của Ngài. Tất cả những hoàn cảnh và anh chị em ấy đều giúp con được hoàn hảo. Chúa ơi, con cảm tạ Ngài biết bao!”
Ngày nay, chúng ta ch có thể được làm cho hoàn hảo tại một nơi duy nhất là nếp sống Hội thánh. Tại các nhóm Cơ Đốc nhân khác, nếu cảm thấy không hài lòng với những người quanh mình thì anh em dễ dàng lìa bỏ họ rồi đến nơi khác. Tuy nhiên, một khi thực sự bước vào nếp sống Hội thánh, chúng ta sẽ không còn lối ra, không còn lối thoát. Không còn cách nào thoát khỏi nơi đó. Thay vì tìm lối thoát, chúng ta phải ở lại đó, chịu đốt và chịu xử lí để được hoàn hảo. Ngợi khen Chúa, chúng ta có thể được hoàn hảo trong thời đại này!
Li dị chính là thoát khỏi những giới hạn trong đời sống hôn nhân. Khi người thế gii không vui vi đời sống hôn nhân, họ đơn giản tìm cách li dị và lẩn tránh những nan đề. Làm như vậy là trốn khỏi sự xử , sự thiêu đốt và việc hoàn hảo. Nhưng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời thì đừng bao giờ li dị khỏi nếp sống Hội thánh. Sau khi bước vào đời sống hôn nhân với nếp sống Hội thánh, chúng ta phải ở lại trong lò nướng ấy cho đến khi hoàn toàn được nướng chín.” Sẽ đến ngày chúng ta không còn cn lò nướng ấy nữa, vì chúng ta đã được hoàn hảo, và mọi sự đều mới mẻ. Khi ấy, tất cả những điều cũ kĩ thuộc tri thứ nhất và đất thứ nhất đều sẽ chấm dứt. Ngày nay, chúng ta có nhiều lò nướng như vợ hoặc chồng, con cái và anh chị em trong Hội thánh. Trong nếp sống Hộthánh, chúng ta đang đốt và nướng lẫn nhau. Chúng ta sẽ không thoát được lò nướng ấy cho đến khi được hoàn hảo. Chúng ta cảm tạ Chúa biết bao, Ngài đang dùng nếp sống Hội thánh để làm cho chúng ta hoàn hảo trong sự sống!
B. Không còn biển nữa
Câu 1 còn chép: Biển cũng không còn nữa.” Biển là kết quả của những dòng nước phán xét, tức những dòng nước Đức Chúa Trời dùng để phán xét thế giới tiền A-đam. (Nghiên cứu sự sống Sáng Thế Kí, bài 2). Công tác tái tạo của Đức Chúa Trời là khôi phục đất bằng cách giới hạn các dòng nước là kết quả của sự phán xét ấy (Sáng. 1:9-10; Giê. 5:22). Các sinh vật của thế giới thời tiền A-đam, sau khi bị phán xét bởi các dòng nước thì trở nên cư dân của biển cả. Sau khi chúng đã bị Đấng Christ và các tín đồ của Ngài xử lí (Mat. 8:29-32; Lu. 10:17; Công. 16:16-18; 19:12) và biển trả chúng lại đề chịu phán xét tại ngai trắng lớn (20:13) thì không còn cần đến biển nữa. Từ thời điểm Đức Chúa Trời bắt đầu công tác tái tạo, Ngài đã có ý định hủy bỏ biển bằng cách xử lí Sa-tan và các uế linh của hắn. Vì vậy, nói biển cũng không còn nữa” có nghĩa là Sa-tan và những kẻ gian ác theo hắn hết thảy đều bị xử lí và sẽ không còn thấy trong trời mới đất mới.
III. NHỮNG ĐIỂU TRƯỚC KIA KHÔNG CÒN
ĐUỢC NHỚ ĐẾN
Ê-sai 65:17 chép: “Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa.”  đây, chúng ta thấy rằng những điều trước kia sẽ không còn được nhớ đến. Đức Chúa Trời có khả năng quên rất lớn.
IV. CÒN LẠI MÃI MÃI
Trời mới đất mới sẽ còn lại trước mặt Đức Chúa Trời đời đời, tức là còn lại mãi mãi (Ês. 66:22). Còn lại mãi mãi có nghĩa là còn lại cho đến đời đời.
V. SỰ CÔNG CHÍNH CƯ TRÚ TRONG TRI MỚI ĐẤT MỚI
2 Phi-e-rơ 3:13 chép: “Nhưng chúng ta theo lời hứa của Ngài mà trông đợi trời mới đất mới, là nơi sự công chính cư trú.”  đây, chúng ta thấy sự công chính sẽ cư trú trong trời mới đất mới. Điều này có nghĩa là mọi sự đều sẽ đúng đắn, thích hợp, hài hòa, và sẽ không còn xung đột nữa.
VI. GIÊ-RU-SA-LEM MỚI XUỐNG TRÁI ĐẤT MỚI
Câu 2 chép: “Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn như một tân phụ trang sức đợi chồng mình.” Giê-ru-sa-lem Mới sẽ xuống trái đất mới. Sau khi tất cả các thánh đồ được cứu chuộc của Đức Chúa Trời được cất lên các tầng tri thì họ sẽ ở trong Giê-ru-sa-lem Mới là thành từ trời, nơi Đức Chúa Trời mà xuống. Điều này cho thấy rằng nơi ở của chúng ta cho đến đời đời sẽ không phải là trời mà là Giê-ru-sa-lem Mới trên trái đất mới.
Giê-ru-sa-lem Mới sẽ ngự xuống như là Cô dâu cho Đấng Christ. Điều này cho thấy Giê-ru-sa-lem Mới không phải là một thành phố vật chất mà là một con người tập thể, tức Cô dâu. Thành này cũng sẽ là nhà trại của Đức Chúa Trời đ Ngài cùng ở với con người (c. 3). Đối với Đấng Christ, thành mới này sẽ là Cô dâu để làm thỏa mãn Ngài; đối với Đức Chúa Trời, thành ấy sẽ là nhà trại để Ngài ở trong đó và biểu lộ chính Ngài qua thành ấy.
VII. CÁC DÂN TRÊN ĐẤT MỚI
Câu 3 chép: “Kìa, nhà trại của Đức Chúa Trời ở giữa con người. Ngài sẽ đóng trại giữa họ, và họ sẽ là dân Ngài, chính Đức Chúa Tri sẽ ở với họ”. Dân” trong câu này sẽ là “các dân” trong câu 24. Sẽ có nhiều dân và mỗi dân tập thể sẽ là một nước trên trái đất mới. Các dân ấy sẽ ở chung quanh Giê-ru-sa-lem Mới được phục hồi, nhưng họ không được tái sinh. Khi ấy, bản chất phản loạn của họ sẽ đưc loại trừ. Là các dân đã được phục hồi và thanh ty, họ sẽ sống bên ngoài Giê-ru-sa-lem Mới, và họ sẽ vui hưởng những phước hạnh thông thường trong trời mới đất mi.
Những phước hạnh thông thường được đề cập trong câu 4 là: “Ngài sẽ lau ráo mọi giọt lệ khỏi mắt họ, sự chết không còn nữa, cũng chẳng có tang chế, hoặc kêu khóc, hoặc đau đớn nữa; vì những sự đầu tiên đã qua rồi.” Trong trời mới đất mới sẽ không còn nước mắt, sự chết, buồn rầu, khóc lóc và đau đớn. Trong trời mới đất mới sẽ đầy dẫy sự thỏa lòng và yên nghỉ, sẽ không còn nguyên nhân làm cho đổ nươc mắt. Vì sự chết sẽ hoàn toàn bị sự sống nuốt mất (1 Cô. 15:54) và bị ném vào hồ lửa (20:14), nên trong trời mới đất mới sẽ không còn sự chết. Sự chết sẽ bị ném vào thùng rác” là hồ lửa, và các yếu tố chết chóc như sự buồn rầu, khóc lóc và đau đớn đều sẽ bị huỷ bỏ.
VIII. CON CÁI CỦA ĐC CHÚA TRỜI TRONG
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Các câu từ 5 đến 7 nói về con cái của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời. Câu 7 chép: “Kẻ đắc thắng sẽ thừa thọ những điều ấy làm cơ nghiệp, Ta sẽ làm Đức chúa Trời của người và người sẽ làm con Ta.” Ý nghĩa của đắc thắng ở đây khác nghĩa với ý nghĩa của đắc thắng trong chương 2 và 3, ở đó chữ này được dùng 7 lần. Ở đây, chữ này có nghĩa là đắc thắng bởi tin như trong 1 Giăng 5:4 và 5. Đắc thắng trong chương 2 và 3 làm cho những tín đồ đắc thắng có đủ điều kiện dự phần vào sự vui hưởng vương quốc thiên hi niên là phần thưởng đặc biệt trong sự quản trị mang tính thời đại của Đức Chúa Trời, trong khi đắc thắng ở đây làm cho tất cả tín đồ đủ điều kiện dự phần vào Giê-ru-sa-lem Mới với tất cả sự vui hưởng của Thành này như là phần hưởng chung trong sự cứu rỗi đời đời của Đức Chúa Trời.
“Con” trong câu này chính là tín đồ sẽ  trong Giê-ru-sa-lem Mới. Các con của Đức Chúa Trời trong Giê-ru-sa-lem Mới là những thành phần tạo nên Giê-ru-sa-lem Mới. Họ là những tin đồ đã được tái sinh, có sự sống và bản chất thần thượng. Giê-ru-sa-lem Mới được cấu tạo bằng tất cả các thánh đồ ấy, tức những người được sinh bởi Đức Chúa Trời. Như chúng ta sẽ thấy, Giê-ru-sa-lem Mới là tổng họp của tất cả con cái được Đức Chúa Trời sinh lại. Mỗi người con được Đức Chúa Trời sinh lại chính là một phần của sự tổng hp sống động ấy. Vì các con của Đức Chúa Trời sẽ là thành phần tạo nên Giê-ru-sa-lem Mới nên họ cũng sẽ ở trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Các con của Đức Chúa Trời sẽ dự phần trong tất cả sự vui hưởng của Giê-ru-sa-lem Mới, đặc biệt là sự vui hưởng nước sự sống (c. 6). Nhiều Cơ Đốc nhân lẫn lộn sự vui hưởng của các dân với sự vui hưởng ca các thánh đồ. Các dân sẽ vui hưởng phước hạnh thông thường nhưng các thánh đồ sẽ có được sự vui hưởng đặc biệt. Chủ yếu chúng ta sẽ vui hưởng sự cung ứng sự sống của nước sự sống (22:1), Hơn nữa, chúng ta  trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ phụng sự Đức Chúa Trời và Chiên con trong hiện diện của Ngài cho đến đời đời (22:3-4). Đây là một trong những phước hạnh của những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc trong cõi đời đời. Đồng thời chúng ta sẽ cai trị cho đến đời đời vô cùng (22:5). Chúng ta sẽ làm vua không chỉ một ngàn năm mà cho đến đời đời. Tất cả các thánh đồ đều sẽ trưởng thành, được hoàn hảo và đủ điều kiện để vui hưởng Giê-ru-sa-lem Mới đời đời.
Khảỉ Thị 22:3 chép: “Ở trong thành có ngai của Đức Chúa Trời và Chiên con, các đầy tớ Ngài sẽ phụng sự Ngài.” Xin lưu ý rằng các đại từ trong câu này ở th số ít chứ không phải số nhiều. Câu này chép: “Các đầy tớ Ngài sẽ phụng sự Ngài”, chứ không chép: “Các đầy tớ của các Ngài sẽ phụng sự các Ngài.” Đại từ số ít vừa chi về Đức Chúa Trời vừa ch về Chiên con, chứng tỏ Đức Chúa Trời và Chiên con là một. Chúng ta không nên xem Đức Chúa Trời và Chiên con là hai.
Khải Thị 21:8 chép: “Còn những kẻ nhát sợ, kẻ chẳng tin, kẻ gớm ghê, kẻ giết người, kẻ gian dâm, kẻ tà thuật, kẻ thờ hình tượng, và mọi kẻ nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ cháy bằng lửa và lưu hoàng, ấy là sự chết thứ hai.” Trong trời cũ đất cũ có biển nước chứa đựng hậu quả sự phán xét của Đức Chúa Trời, trong khi trong trời mi đất mới sẽ có hồ lửa để thay thế biển nước. Tất cả những gì tiêu cực và ô uế, sau khi được Đức Chúa Trời phán xét thì sẽ ở trong hồ lửa cho đến đời đời. Theo 22:15, hồ lửa sẽ ở ngoài Giê-ru-sa-lem Mới, cũng như Tô-phết là nơi chứa những điều ô uế (Giê. 19:11-13) vốn ở ngoài Giê-ru-sa-lem cũ (2 Vua. 23:10; Ês. 30:33). Hồ lửa hạn hẹp hơn nhiều so với biển nước. Chịu sự chết thứ hai, tức hồ lửa, là bị đốt bằng lửa và lưu hoàng cho đến đời đời (14:10-11).
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2