buy accutane 10mg uk
buy accutane europe
read buy accutane europe
How to Take Amoxicillin
buy amoxicillin for
dogs uk
MÙA GẶT VÀ BÀN ÉP RƯỢU LỚN
Bài này gồm có hai chủ đề chính được thấy trong Khải Thị chương 14: mùa gặt (cc. 14-16) và bàn ép rượu lớn (cc. 17-20). Mùa gặt là gặt hái dân của Đức Chúa Trời, còn bàn ép rượu là gặt hái những kẻ làm ác. Trên đất ngày nay có ba loại người là người Do Thái, tín đồ và người vô tín. Người Do Thái và tín đồ là dân của Đức Chúa Trời, nhưng người vô tín chủ yếu là những kẻ làm ác. Sự đóng ấn dân sót Do Thái được đề cập trong khải tượng trong 7:1-8. Vì thế, trong chương 14 không đề cập gì đến người Do Thái mà chỉ đề cập đến tín đồ và những người vô tín. Trái đầu mùa, tức những người được chín sớm sẽ được cất lên núi Si-ôn trên các tầng trời trước đại nạn. Tuy nhiên, phần lớn vụ mùa của Đức Chúa Trời, tức phần lớn tín đồ, vẫn còn ở trên đất sau khi trái đầu mùa được cất lên và cuối cùng sẽ trở nên mùa gặt.
I. MÙA GẶT
Câu 15 và 16 chép: “Có một thiên sứ khác từ đền thờ ra, lớn tiếng kêu Đấng ngồi trên mây mà rằng: Hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi, vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng của đất đã chín khô rồi. Đấng ngồi trên mây bèn ném lưỡi liềm mình xuống đất, và đất bị gặt.” Mùa màng của đất là dân Đức Chúa Trời trên đất, tức là tín đồ trong Christ (1 Cô. 3:9). Lần đầu tiên đến trên đất, Chúa đã gieo chính Ngài vào trong tín đồ của Ngài (Mat. 13:3-8, 24). Từ thời điểm ấy, tất cả tín đồ tiếp nhận Ngài là hạt giống sự sống đều trở nên cây trồng của Đức Chúa Trời trên đất. Những người chín trước sẽ được gặt hái như trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời trước đại nạn, như được thấy trong các câu từ 1 đến 5. Qua những nỗi khổ trong đại nạn, đa số sẽ được chín và được gặt hái vào gần cuối đại nạn. Vì thế, sự gặt hái được đề cập trong câu 16 sẽ là sự cất lên của phần lớn tín đồ, tức những người bị bỏ lại trên đất để trải qua phần lớn đại nạn vì sự gặt hái sẽ diễn ra sau khi Anti-christ ép buộc người ta thờ lạy hắn và hình tượng hắn (c. 9).
Việc gặt hái vụ mùa tùy thuộc vào tình trạng chín của nó. Những người được chín sớm sẽ là trái đầu mùa, còn phần lớn những người chín sau sẽ là mùa gặt. Trong Ma-thi-ơ 13:39, Chúa Jesus cho biết rằng mùa màng sẽ được gặt vào cuối thời đại này (Hi văn). Chúng ta chưa đến cuối thời đại này; thời đại này vẫn chưa chấm dứt. Đến cuối thời đại này, cánh đồng của Đức Chúa Trời sẽ được thu hoạch. Trước thời điểm thu hoạch ấy, trái đầu mùa sẽ chín và được cất lên.
Theo hình bóng trong Cựu Ước, trái đầu mùa sẽ được gặt và được đem vào đền thờ của Đức Chúa Trời để Ngài vui hưởng (Xuất, 23:19). Nhưng khi mùa gặt, tức phần lớn của mùa màng, được thu hoạch thì vụ mùa đó được đem vào kho là nơi ở giữa cánh đồng và nhà của chủ trại. Qua điểm này, chúng ta thấy rằng trái đầu mùa sẽ được đem đến nhà của Đức Chúa Trời, tức núi Si-ôn trên các tầng trời, còn vụ mùa sẽ được đem lên không trung. Không lâu sau khi trái đầu mùa được đem đến cho Chúa Jesus trên tầng trời thứ ba thì Ngài sẽ lìa khỏi các tầng trời và ngự xuống không trung là nơi Ngài sẽ ở lại một thời gian. Theo lời tiên tri trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca chương 4, mùa gặt sẽ được cất lên không trung. Phần lớn Cơ Đốc nhân chỉ hiểu sự cất lên một cách chung chung theo 1 Tê-sa-lô-ni-ca chương 4. Họ không thấy gì về việc cất lên của người con trai và của trái đầu mùa,
Khải Thị chương 14 đề cập đến hai loại cất lên là sự cất lên của trái đầu mùa và sự cất lên của mùa gặt. Theo hình bóng, bức tranh này được mô tả cách rất sinh động. Thời xưa, lúa mì chín sớm, tức hoa quả đầu mùa, được gặt hái trước và vụ mùa được gặt hái sau. Như mọi người đều biết một bức hình hơn nghìn lời nói. Trong bức tranh này, không có gì mơ hồ và cũng không có chỗ để bàn cãi. Chúng ta phải đơn sơ nhận lấy lời thuần khiết theo bức tranh về trái đầu mùa và mùa gặt. Chúng ta đang chờ đợi sự cất lên của trái đầu mùa. Những người không có phần trong sự cất lên ấy có lẽ sẽ được bao gồm trong mùa gặt.
A. Sau khi Anti-christ bắt bớ tôn giáo, gần cuối đại nạn
Theo chương 14, vụ mùa sẽ được cất lên sau khi Anti-christ bắt bớ tôn giáo.. Sau khi trái đầu mùa được cất lên thì con thú là Anti-christ sẽ ép buộc người ta thờ lạy hắn và hình tượng hắn. Hắn cũng sẽ bắt bớ tín đồ, Đó sẽ là đại nạn, Trái đầu mùa sẽ được cất lên trước đại nạn, trong khi mùa gặt sẽ được cất lên và ở gần cuối đại nạn. Vì thế, tất cả thánh đồ được bao gồm trong sự cất lên của mùa gặt phải trải qua phần lớn đại nạn.
B. Bởi Đấng Christ như Con Loài Người
Câu 14 chép: “Tôi lại thấy, kìa, một đám mây trắng, trên mây có một vị ngồi giống như Con Loài Người, đầu đội vương miện vàng, tay cầm lưỡi liềm bén.” Vụ mùa sẽ được gặt bởi Đấng Christ như Con Người. Ngài đã đến như Con Người để gieo giống, và Ngài sẽ trở lại như Con Người để gặt hái những gì Ngài đã gieo. Khi Ngài trở lại, Chúa Jesus vẫn là Con Người. Là Con Người, Ngài hội đủ điều kiện để thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên mọi người (Gi. 5:27). Khi ấy, Ngài sẽ không còn bị bao bọc, giấu kín trong đám mây nữa, mà sẽ ngự trên đám mây. Điều này có nghĩa là Ngài không còn ẩn giấu nữa; sự đến của Ngài sẽ công khai. Trước đó, sự đến của Ngài thì ẩn giấu, nhưng bây giờ sự đến của Ngài sẽ công khai và có thể thấy được. Trong 10:1, Đấng Christ vẫn còn mặc đám mây nhưng tại đây Ngài ở trên đám mây. Điều này tương ứng với 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17 và hàm ý rằng sự trở lại của Chúa lúc đó sẽ công khai.
Câu 14 cũng chép rằng Ngài sẽ “đội vương miện vàng, tay cầm lưỡi liềm bén.” Đầu Ngài đội vương miện vàng bày tỏ Chúa là Đấng được đội vương miện bằng vinh hiển (Hê. 2:9). Tay Ngài cầm lưỡi liềm bén hàm ý Ngài là Đấng gặt hái cánh đồng của Đức Chúa Trời.
c. Mùa màng đã chín
Câu 15 chép: “Mùa màng của đất đã chín khô rồi.” Chín khô là khô hết nước thuộc đất. Sự đau khổ gây ra do đại nạn sẽ như mặt trời nung nóng làm khô đi nước thuộc đất nơi các tín đồ bị bỏ lại trên đất trong đại nạn để họ có thể chín khô. Trước lúc đó, mùa màng vẫn còn xanh. Không một nông phu nào muốn gặt hái mùa màng còn xanh. Toàn thể đồng ruộng phải chín khô. Khi đồng ruộng đã chín khô thì mùa gặt đến.
D.Dùng lưỡi liềm gặt hái
Trong câu 15, một thiên sứ nói: “Hãy đưa lưỡi liềm Ngài ra mà gặt đi”, và câu 16 chép: “Đấng ngồi trên mây bèn ném lưỡi liềm mình xuống đất, và đất bị gặt.” Lưỡi liềm trong các câu này tượng trưng cho các thiên sứ được Chúa sai đến để gặt mùa màng (Mat. 13:39). Vào thời điểm Ngài đến, Chúa Jesus sẽ sai các thiên sứ của Ngài đến gặt tín đồ khỏi cánh đồng.
E.Sự cất lên vào thời điểm thổi tiếng kèn thứ bảỵ
Mùa gặt sẽ được cất lên vào thời điểm thổi lên tiếng kèn thứ bảy, là tiếng kèn cuối cùng (1 Cô. 15:51-52; 1 Tê 4:15-17). Tiếng kèn thứ bảy sẽ kéo dài đến đời đời. Sự cất lên ấy sẽ diễn ra vào gần thời điểm tiếng kèn thứ bảy thổi.
Sau khi nghe về những người đắc thắng sớm và những người đắc thắng muộn mà nhanh, anh em có thể nghĩ rằng tất cả các tín đồ đều sẽ là người đắc thắng, và có thể anh em tự hỏi là những ai sẽ được bao gồm trong mùa gặt.
Theo lời tiên tri trong Kinh Thánh, Anti-christ sẽ chỉ thống trị các lãnh thổ của châu Âu, Tiểu Á, Palestine và Bắc Phi. Nếu anh em chứng kiến những lời tiên tri mà chúng ta đang xem xét trong bài này được ứng nghiệm thì liệu anh em có còn ngoan cố và dại dột không chịu yêu mến Chúa không? Lúc ấy, trái đầu mùa đã được cất lên và đó sẽ là tin tức hàng đầu. Anti-christ sẽ bắt bớ người Do Thái và Cơ Đốc nhân tại Châu Âu. Cánh chim ưng sẽ đưa họ vào hoang mạc. Những người không trốn chạy sẽ bị tử đạo và do đó trở nên những người đắc thắng nhanh. Bấy giờ, mọi Cơ Đốc nhân trên đất chắc chắn sẽ thức tỉnh và được dức dấy để yêu Chúa. Ngày nay, nhiều người phê phán chúng ta nhưng khi ấy họ có thể đón nhận sự giúp đỡ từ chứng cớ hiện tại của chúng ta.
Vào cuối thời đại này, một cuộc chiến sẽ nổ ra tại Hạt-ma-ghê-đôn. Theo những lời tiên tri liên quan đến cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn. Những lính chiến từ các nơi sẽ tụ tập tại Hạt-ma-ghê-đôn. Xu hướng của tình hình thế giới ngày nay đang dọn đường cho cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn.
Trong đại nạn, Cơ Đốc nhân sẽ bị bắt bớ và nhiều người sẽ tử đạo. Sự hiểu biết về những lời tiên tri được ứng nghiệm và bản tin về những việc đang xảy ra sẽ thúc đẩy tất cả họ tìm kiếm Chúa và hết lòng yêu Ngài. Tất cả họ đều sẽ nhận thấy rằng không đầy 3 năm rưỡi nữa Chúa Jesus sẽ trở lại. Vì thế, mọi người đều sẽ lớn lên trong sự sống và trưởng thành.
Khải Thị 16:15 chép: “Kìa, Ta đến như kẻ trộm! Phước cho kẻ thức canh và giữ áo xống mình, kẻo e người đi lõa lồ và người ta thấy sự xấu hổ người chăng!” Lời này sẽ được phán vào gần thời điểm trút bát thứ bảy. Thậm chí vào một thời điểm trễ như vậy mà Chúa vẫn còn đưa ra lời cảnh báo là Ngài sẽ đến như kẻ trộm. Điểu này chứng tỏ rằng ngay cả sau khi mùa gặt được cất lên, tức thời điểm trước sáu bát đầu thì trên đất vẫn còn một số tín đồ. Những người ấy sẽ là lúa sót (Lê. 23:22). Theo hình bóng trong Lê-vi kí thì có trái đầu mùa, mùa gặt và một lượng nhỏ của mùa màng còn sót lại trong ruộng được gọi là lúa mót. Những sự kiện trong chương 16 xảy ra sau mùa gặt trong chương 14. Chương 16 cho chúng ta biết rằng bảy bát sẽ được trút xuống, chính yếu trên vương quốc của Anti-christ. Sau bát thứ sáu, Chúa sẽ cảnh báo những tín đồ còn trên đất sau mùa gặt là phải thức canh và giữ áo xống mình. Đó sẽ là phần vụ mùa còn để lại trên đất sau mùa gặt. Do đó, một số Cơ Đốc nhân sẽ là trái đầu mùa, phần lớn sẽ là mùa gặt, và một số ít sẽ là lúa sót lại.
Để hiểu biết Kinh Thánh, chúng ta phải ráp những phần Lời lại với nhau giống như ráp các mảnh nhỏ trong trò chơi ghép hình. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ thấy một bức tranh rõ ràng và trọn vẹn. Kinh Thánh dùng những biểu hiệu nhất định để tượng trưng cho các quốc gia. Chẳng hạn, Ba Tư được tượng trưng bởi con chiên đực và Hi Lạp cổ đại được tượng trưng bởi con dê đục. Ngay cả ý nghĩa của từ biển Aegean cũng có nghĩa là biển của những con dê. Ba-by-lôn cổ đại được tượng trưng bởi con sư tử. Những khám phá khảo cổ gần đây tại Ba-by-lôn bao gồm các di vật có hình sư tử trên đó. Khải Thị chương 12 đề cập đến chim ưng lớn. Dựa trên sự kiện các con thú trong Kinh Thánh được dùng để tượng trưng cho các qưốc gia, chúng ta có thể hỏi quốc gia nào được tượng trưng bởi chim ưng. Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Trái lại, đây chắc chắn là sự khôn ngoan có tể trị của Đức Chúa Trời.
Ngày nay hiểu lời tiên tri của Kinh Thánh thì dễ hơn nhiều so với 50 năm trước. Nhiều năm về trước, tôi đã nghiên cứu về sự tiên đoán liên quan đến việc tái thiết quốc gia Israel. Vào năm 1948, tôi đã tận mắt chứng kiến sự kiện này xảy ra. Như tất cả chúng ta đều biết, năm 1967 thành phố Giê-ru-sa-lem đã được trả về cho dân Do Thái. Ngày nay, tình hình thế giới tập trung vào vùng Trung Đông. Hơn nữa, mỗi phiên họp của quốc hội đều mở đầu bằng lời cầu nguyện. Trong Kinh Thánh, tất cả các quốc gia khác đều được biểu hiệu bởi con thú.
Khi đọc chương 8, chúng ta thấy phần thứ ba của trái đất sẽ bị hủy hoại bởi một loạt những tai họa siêu nhiên (8:7-12). Phần thứ ba này của trái đất là vùng mà tại đó người ta báng bổ Đức Chúa Trời và chống đối Ngài nhiều nhất.Ngài thật thương xót biết bao!
Trong đại nạn, chắc chắn các Cơ Đốc nhân sẽ không còn chú ý đến Công giáo, các giáo phái hay các nhóm tự do nữa. Trái lại, họ sẽ nói: “Chúng ta đừng lãng phí thời gian nữa, mà hãy nhận lấy đường lối của Đức Chúa Trời.” Ha-lê-lu-gia, chúng ta ở trong các Hội thánh địa phương!
II. BÀN ÉP RƯỢU LỚN
Câu 18 và 19 chép: “Có một thiên sứ khác nữa từ bàn thờ ra, là vị có quyền trên lửa, lớn tiếng kêu vị cầm lưỡi liềm bén mà rằng: Hãy đưa lưỡi liềm bén của ngươi ra và hái những chùm nho của đất đi, vì nho đã chín mùi rồi. Thiên sứ bèn ném lưỡi liềm mình xuống đất, hái nho của đất, và ném vào lò ép rượu- lớn của sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời.” Trong Kinh Thánh, người Do Thái được ví sánh như cây vả (Mat. 24:32), tín đồ được ví như lúa mì (Mat. 13:25, 30), và dân ngoại gian ác được ví như cây nho (Khải. 14:19), tức cây nho giả, giả mạo cây nho thật bao gồm Đấng Christ và các Chi thể của Ngài (Gi. 16:1-6). Chúa Jesus phán: “Ta là cây nho thật”, vi những người vô tín là cây nho mô phỏng được Sa-tan tạo ra.
Chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời dùng cây vả để tượng trưng cho quốc gia Israel. Dù cây vả không có hoa hay vẻ lộng lẫy bên ngoài nhưng nó có đầy trái bổ dưỡng. Trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, dân Israel đúng ra phải như vậy. Tuy nhiên, dân Israel ngày nay không có bông trái gì. Lần cuối khi Chúa Jesus đến Giê-ru-sa-lem, Ngài đã tới một cây vả. Bấy giờ, Ngài đói và muốn được ăn. Vì không thể được nuôi dưỡng từ cây vả ấy nên Ngài đã rủa sả nó (Mác 11:12-14). Đó là hình bóng của việc Chúa rủa sả quốc gia Do Thái không kết quả.
Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, lúa mì tượng trưng cho Cơ Đốc nhân, tức Hội thánh. Những hạt lúa mì được đích thân Chúa Jesus là Con Loài Người gieo xuống đất. Lúa mì vốn có hoa rất nhỏ và khi chín thì đầy hạt để tạo ra bột mịn làm của lễ bột mịn của Đức Chúa Trời hầu làm thỏa mãn cả Đức Chúa Trời lẫn con người. Ngợi khen Chúa, Cơ Đốc nhân chúng ta là lúa mì đang lớn lên trên cánh đồng!
A. Vào cuối đại nạn
Sau khi lúa mì đã được gặt, những người vô tín được ví như nho theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, sẽ được gặt hái. Điều này sẽ diễn ra vào cuối đại nạn.
B. Sự phán xét tại thung lũng Giô-sa-phát
Bàn ép rượu lớn sẽ là Sự phán xét tại thung lũng Giô-sa-phát (G-ên 3:9-16). Chương 3 của Giô-ên cho biết rõ Chúa sẽ tập hợp tất cả những đoàn quân của các quốc gia tại thung lũng Giô-sa-phát (cũng được gọi là Kết-rôn), tức nơi nối liền với thung lũng Hi-nôm và ở giữa Giê-ru-sa-lem với núi Ô-liu. Thòi xưa, người ta chôn những vật ô uế tại đó. Vua A-sa của Giu-đa đã đốt hình tượng của bà nội ông tại nơi đó (1 Vua. 15:13). Vì thế, những điều ô uế và những điều liên quan đến hình tượng sẽ được chôn tại thung lũng ấy.
C. Cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn
Bàn ép rượu lớn của cơn thịnh nộ Đức Chúa Trời (c. 19) sẽ là cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn (16:12-16) mà tại đó tất cả các thế lực trên thế giới sẽ tập họp lại và Chúa cùng với đoàn quân những thánh đồ đắc thắng của Ngài sẽ giao chiến với họ và tiêu diệt họ (19:11-21; G-ên 3:9-13; Ês. 63:1-6). Tên gọi Hạt-ma-ghê-đôn gồm có hai chữ. Chữ thứ nhất Hạt có nghĩa là “núi”, và chữ thứ hai Ma-ghê-đôn, tên của Mê-ghi-đô, có nghĩa là “tàn sát.”
Bởi nghiên cứu lời tiên tri mà tôi tin chắc rằng Anti-christ hoặc ra từ Hi Lạp và Ma-xê-đô-ni-a hoặc có gốc là người Hi Lạp. Lãnh tụ hùng mạnh ấy sẽ hướng đến Ai Cập, Si-ri và Israel, tức miền đất xinh đẹp. Do có rất nhiều dầu tại vùng Trung Đông nên vùng ấy đã trở nên tâm điểm trọng yếu của quan hệ quốc tế. Dưới sự sắp đặt mang tính tể trị của Chúa, đó có thể là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn.
Xa-cha-ri chương 14 bày tỏ rằng khi Chúa Jesus trở lại, Ngài sẽ đặt chân trên núi Ô-liu, khiến cho núi ấy tách ra làm hai và mở đường thoát cho những người Do Thái bị vây hãm (Xa. 14:4-5). Trong Công vụ các Sứ đồ chương 1, chúng ta được biết rằng Chúa Jesus là Đấng thăng thiên từ núi Ô-liu, sẽ trở lại theo như cách Ngài đã thăng thiên. Điều này có nghĩa là Ngài sẽ trở lại núi Ồ-liu gần thung lũng Giô-sa-phát. Việc tụ tập các thế lực trên thế giới lại đươc ví như việc gom những trái nho chín mùi để bỏ vào bàn ép rượu lớn, Khi Chúa thấy tất cả các đạo quân thế giới tụ tập tại cuộc chiến Hạt-ma-ghê-đôn thì đó sẽ là thời điểm Ngài đến đạp bàn ép rượu.
D. Nho hoàn toàn chín mùi
Trước khi nho được gom bỏ vào bàn ép rượu lớn, chúng sẽ hoàn toàn chín mùi (c. 18). Lúa mì muốn được chín thì nước của nó phải khô hết. Nhưng đối với nho thì ngược lại: nho phải mọng nước. Anh em là lúa mì hay nho tùy thuộc vào việc anh em khô hết nước hay đầy dẫy nước thuộc đất. Nếu tham vọng của anh em là có thêm nước thuộc đất thì anh em đang sống như nho, chứ không như lúa mì.
E. Nho được gom lại và ném vào bàn ép rượu lớn của sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời
Nho sẽ được gom lại và ném vào bàn ép rượu lớn của sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời (c. 19; 16:12-16). Chúa sẽ tập hợp các thế lực gian ác trên thế giới lại một chỗ để Ngài đạp bàn ép rượu lớn ấy. Bằng cách đạp bàn ép rượu lớn ấy, Chúa sẽ tiêu diệt các thế lực gian ác trên thế giới.
F.Bị Đấng Christ giày đạp
Bàn ép rượu lớn sẽ bị Đấng Christ giày đạp (Ês. 63:1-6). Câu 20 chép: “Lò rượu ấy đạp ở ngoài thành, có huyết từ trong lò ra, lên đến khớp ngựa, dài chừng một ngàn sáu trăm sta-đi-om.” Thành ở đây là thành Giê-ru-sa-lem, và ngựa trong câu này tương ứng với ngựa trong 19:18. Huyết ra từ bàn ép rượu sẽ tạo thành một dòng sông dài 1.600 sta-đi-on (khoảng 293km). Đó là khoảng cách từ Bốt-ra (Ês. 63:1) đến Mê-ghi-đô (16:16). Dòng sông huyết ấy dâng cao đến tận hàm ngựa. Chữ Hê-bơ-rơ được dịch là huyết trong Ê-sai 63:3 có nghĩa là nước ép. Ngay cả áo xống của Đấng Christ cũng bị vấy huyết này. Từ Bốt-ra đến Mê-ghi-đô sẽ là một dòng sông huyết dài. Việc đạp bàn ép rượu ấy sẽ là sự phán xét của Chúa Jesus trên Anti-christ và tất cả các thế lực của hắn. Các đạo quân từ phương bắc, phương tây và phương đông sẽ tụ tập lại như nho chín được gom lại bỏ vào bàn ép rượu. Đây lả lời tiên tri rõ ràng.
G.Kết thúc đại nạn và thời đại này
Việc đạp bàn ép rượu lớn ấy sẽ kết thúc đại nạn và cũng chấm dứt thời đại này. Đây là một vấn đề lớn.