"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870307
Đang truy cập:246

KHẢI HUYỀN BÀI 45-

 SỰ TƯƠNG ÚNG GIỮA KHẢI TƯỢNG TRONG SÁCH KHẢI THỊ CHƯƠNG 12 VÀ SÁCH Ê-PHÊ-SÔ

Trong bài này, tôi muốn chỉ ra sự tương ứng giữa khải tượng trong Khải Thị chương 12 và sách Ê-phê-sô. Trong Khải Thị chương 12, tất cả chúng ta đều có ấn tượng với khải tượng về người nữ và phần mạnh hơn của bà, tức người con trai, chiến đấu chống lại kẻ thù bằng lời. Trong sách Ê-phê-sô, chúng ta cũng có người nữ. Như tất cả chúng ta đều biết, Ê-phê-sô là một sách nói về Hội thánh, tức phần mạnh hơn của người nữ trong Khải Thị chương 12. Trong Ê-phê-sô, người nữ ấy là Vợ của Đấng Christ.

ĐƯỢC LÀM MẠNH MẼ ĐỂ TRỞ NÊN PHẦN MẠNH HƠN

BÊN TRONG NGƯỜI NỮ

Trong Ê-phê-sô 3:16, Phao-lô cầu nguyện để Cha “theo sự phong phú của vinh hiển Ngài mà ban cho anh em được mạnh mẽ vào trong người bề trong bằng quyền năng qua Linh Ngài.” Hành động làm cho mạnh mẽ này diễn ra trong người bề trong của chúng ta, tức linh tái sinh của chúng ta được Thánh Linh nội cư. Càng được làm mạnh mẽ trong người bề trong của mình, chúng ta càng trở nên phần mạnh hơn trong người nữ. Bí quyết để trở nên phần mạnh hơn trong người nữ là được làm cho mạnh mẽ trong người bề trong của chúng ta. Trong câu 18, Phao-lô tiếp tục cầu nguyện để chúng ta” có thể đầy sức mạnh mà cùng với tất cả thánh đồ hiểu thấu chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu ấy là gì.” Dù bản King James dùng từ có thể, nhưng từ Hi Lạp được dịch là có thể này có nghĩa là được làm mạnh mẽ bằng quyền năng. Chúng ta phải được làm cho mạnh mẽ để biết các chiều kích của những điều phong phú của Đấng Christ. Để làm người con trai, không những chúng ta phải được cho làm mạnh mẽ trong người bề trong mà còn được nuôi dưỡng bằng tất cả những điều phong phú của Christ. Hơn nữa, Ê-phê-sô 6:10 bảo chúng ta phải “được làm cho mạnh mẽ trong Chúa và trong đại năng của sức mạnh Ngài.” Theo chương này, cách để trở nên mạnh mẽ là mặc lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời (cc. 11, 13), tức là Đấng Christ bao-hàm-tất-cả. Mặc lấy tả khí giáp của Đức Chúa Trời là mặc Đấng Christ tổng bao hàm vào. Mọi phương diện của Đấng Christ tổng bao hàm phải trở nên sự bao phủ của chúng ta. Vì thế, trong Ê-phê-sô 3:16,18, và 6:10,11, chúng ta thấy rằng cách để trở nên phần mạnh hơn trong người nữ là được làm cho mạnh mẽ trong người bề trong của chúng ta, được làm cho mạnh mẽ để kinh nghiệm sự phong phú của Đấng Christ, và trở nên mạnh mẽ nhờ mặc lấy Đấng Christ tổng bao hàm là khí giáp của mình. Vì thế, trong sách Ê-phê-sô, chúng ta thấy cả phương diện người nữ lẫn phương diện người con trai.

CHIẾN ĐẤU VỜI KẺ THÙ BẰNG SỰ CẦU NGUYỆN

Trong sách Ê-phê-sô, chúng ta cũng có cuộc chiến chống lại sự tối tăm thuộc linh, chống lại các các lực lượng thuộc linh gian ác trên cõi trời (Êph. 6:12). Tất nhiên, các lực lượng thuộc lính gian ác ấy là các thế lực của kẻ thù là Sa-tan. Vì vậy, trong sách này, chúng ta không những thấy người nữ và người con trai, mà cũng thấy phe thứ ba là Sa-tan, tức con rắn. Sách Ê-phê-sô khải thị rằng có một cuộc chiến đang diễn ra giữa phần mạnh hơn trong người nữ với kẻ thù, và hơn nữa cuộc chiến được thực hiện bởi lời cầu nguyện. Cách người con trai chiến đấu với kẻ thù là bằng lời cầu nguyện. Cuối cùng, toàn bộ sách Ê-phê-sô đem chúng ta đến đỉnh điểm là thức canh và cầu nguyện.

NHẬN LẤY LỜI BẰNG MỌI THỨ CẦU NGUYỆN

Đến đây, chúng ta cần trình bày một bản dịch nguyên văn Ê-phê-sô 6:17 và 18. “Cũng hãy nhận mũ cứu rỗi và gươm Linh, mà Linh ấy là lời Đức Chúa Trời bằng mọi thứ cầu nguyện và cầu xin, cầu nguyện mọi lúc trong linh và thức canh về điều này trong mọi sự kiên trì, và cầu xin về tất cả thánh đồ”. Theo các câu Kinh Thánh này, phương cách chiến đấu là nhận lấy lời của Đức Chúa Trời bằng mọi thứ cầu nguyện. Chúng ta không nên chỉ có một cách cầu nguyện mà phải có mọi thứ cầu nguyện, vận dụng linh cầu nguyện theo nhiều cách khác nhau để nhận lấy lời của Đức Chúa Trời. Phân đoạn Kinh Thánh này nói về việc đọc-cầu nguyện, về việc nhận lấy lời của Đức Chúa Trời bằng mọi thứ cầu nguyện. Chiến đấu với kẻ thù mà dùng những ý tưởng và lời lẽ riêng của mình là vô ích. Chúng ta không thể dùng tâm trí hoặc sự phát ngôn của mình để giao chiến với hắn. Cách công hiệu nhất để chiến đấu với kẻ thù là đọc-cầu nguyện Lời, và phần Lời tốt nhất để đọc-cầu nguyện là sách Ê-phê-sô. Nếu tập trung đọc- cầu nguyện sách này trong một khoảng thời gian, anh em sẽ được làm cho mạnh mẽ. Thay vì cố gắng hiểu sách Ê-phê-sô, anh em nên đọc-cầu nguyện sách ấy, thậm chí đọc-cầu nguyện hết sách ấy trong 2 tuần. Nếu làm như vậy, anh em sẽ có thể làm chứng rằng mình đang trở nên phần mạnh hơn trong người nữ.

GIẾT CHẾT NHỮNG Ý KIẾN VÀ QUAN NIỆM CỦA CHÚNG TA

Lời trong Giăng chương 6 là để nuôi dưỡng. Trong Giăng 6:57, Chúa phán: “Người nào ăn Ta sẽ sống bởi Ta vậy”, và trong 6:63, Ngài nói: “Những lời ta phán cùng các anh đều là linh và sự sống.” Lời trong Giăng chương 6 là để nuôi dưỡng, trong khi lòi trong Ê-phê-sô chương 6 chủ yếu là để giết chết. Lời trong Giăng chương 6 là bánh, nhưng lời trong Ê-phê-sô chương 6 là gươm. Một thanh gươm không phải để nuôi dưỡng mà để giết chết. Nhưng thanh gươm này không giết chết anh em mà giết chết kẻ thù và tất cả những điều tiêu cực bên trong anh em. Nếu muốn chiến đấu với các bậc cai trị và các lực, lượng trên cõi trời, trước hết chúng ta phải giết tất cả “những con bọ” bên trong mình.

Anh em có thể tự hỏi “những con bọ” ấy là gì. Về phương diện giáo lí, có thể nói “những con bọ” ấy là tâm trí, tình cảm và ý chí của anh em. Nhưng về phương diện thực tiễn, “những con bọ” cần được giết hơn hết chính là những ý kiến của chúng ta. Chúng ta cần sự soi sáng tăng cường để thấy mình đầy dẫy những ý kiến. Khi nghe một bài giảng, khi tương giao vói các thánh đồ hoặc đọc Kinh Thánh, anh em bám lấy nhiều ý kiến và quan niệm. Hầu như thánh đồ nào cũng nắm giữ một ý kiến hay quan niệm nào đó. Điểm chính của tôi ở đây là: nếu muốn làm phần mạnh hơn trong người nữ, chiến đấu với kẻ thù bằng sự cầu nguyện thì chúng ta phải nhận lấy lời của Đức Chúa Trời bằng cách từ bỏ mọi ý kiến. Nói cách khác, nhận lấy lời Đức Chúa Trời bằng cách đọc-cầu nguyện là giết chết những ý kiến của chúng ta. Trong bài 87 của loạt bài Nghiên cứu sự sống Sáng Thế Kí, chúng tôi đã chỉ ra rằng giữ lời Chúa có nghĩa là nhận lấy Chúa và giết chết mọi ý kiến của chúng ta.

Nếu không bởi Chúa thương xót thì tất cả chúng ta đều gây trở ngại cho lời Chúa bằng những ý kiến của mình. Chúng ta cần đọc-cầu nguyện lời giết chết biết bao; đó là lời giết chết những ý kiến và quan niệm của chúng ta!

Theo kinh nghiệm của tôi trong nếp sống Hội thánh, nhiều lần tôi đã gây trở ngại cho Chúa bởi những ý kiến của mình. Nan đề với mọi người trong hội thánh của Chúa là vấn đề ý kiến này. Tôi không nói rằng chúng ta không phải là không có cảm xúc giống như một khúc gỗ. Khi đến với Lời như một người sống động mạnh mẽ trong tư tưởng, cảm xúc và nhận xét, anh em phải xin Chúa giết những ý kiến của mình. Không bao nhiêu thánh đồ đã cầu nguyện như vậy. Nhưng chúng ta phải nói rằng: “Chúa ơi, con sắp đọc-cầu nguyện lời Ngài. Chúa ơi, xin giết những ý kiến của con.” Điều cản trở anh em xây dựng với người khác chủ yếu không phải là sự yếu đuối hay thậm chí tính thế tục mà là ý kiến. Tất cả chúng ta đều có lòng yêu Chúa và có ước muốn được xây dựng thành Hội thánh. Tuy nhiên, kết quả thường không theo ước muốn của chúng ta. Một số người đã ở trong nếp sống Hội thánh hơn mười năm, nhưng họ vẫn chưa là một phần của sự xây dựng thật này. Dù họ rất gần với sự xây dựng nhưng bị tách rời khỏi sự xây dựng ấy. Dù có gần với sự xây dựng đến đâu đi nữa, họ vẫn chưa thực sự được xây dựng vào đó. Những ý kiến của họ cản trở họ xây dựng với người khác. Vì thế, tất cả chúng ta đều phải cầu nguyện: “Chúa ơi, con muốn được nên mạnh mẽ trong người bề trong của mình; con muốn được làm cho mạnh mẽ để nhận biết sự phong phú của Đấng Christ; và con muốn trở nên mạnh mẽ bằng cách mặc lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời. Nhưng nan đề của con là chưa để lời Ngài giết đi những ý kiến của con.”

Đôi khi vài người bạn hỏi tại sao tôi nhận được quá nhiều ánh sáng từ Lời còn họ thì nhận được quá ít. Dù chúng tôi đọc cùng một quyển Kinh Thánh nhưng họ không nhận được bao nhiêu ánh sáng. Đây là bí quyết nhận được ánh sáng từ Lời: để Lời giết chết những ý kiến của anh em. Nhiều người đọc Lời theo cách chọn lựa, chấp nhận những gì hợp với ý kiến của họ và bỏ qua những gì không hợp với ý kiến ấy. Tuy nhiên, đọc- cầu nguyện đích thực là nhận lấy chính Lời và để Lời giết đi ý kiến của anh em. Ê-phê-Sô chương 6 cho chúng ta biết phương cách đọc-cầu nguyện. Đó là nhận lấy Lời bằng mọi cách cầu nguyện. Khi chúng ta đọc-cầu nguyện, trước tiên Lời sẽ giết những ý kiến của chúng ta. Nếu không để Lời giết những ý kiến của minh, anh em sẽ không thể nào đến với kẻ thù trong không trung để chiến đấu với hắn. Kinh nghiệm của chúng ta, chứng minh rằng đọc-cầu nguyện trước hết không nuôi dưỡng chúng ta mà giết những ý kiến của chúng ta trước. Mỗi khi chúng ta thực sự đọc -cầu nguyện thì những ý kiến của chúng ta bị giết.

Có thể anh em tự hỏi những ý kiến của mình là gì. Anh em nắm giữ một ý kiến, còn vợ anh em thì nắm giữ một ý kiến khác. Anh em có thể nghĩ mình là một người chồng tốt nhưng không nhận thấy anh em bám lấy những ý kiến của mình mạnh mẽ biết bao trong mối quan hệ với vợ. Anh em yêu vợ và có thể hiếm khi cãi nhau với vợ nhưng trong thâm sâu, anh em yêu quý những ý kiến khác với ý kiến của vợ mình. Tất nhiên, những người vợ cũng như vậy. Do đó, vợ chồng có những quan điểm khác nhau. Kết quả là họ không những bị cản trở không được xây dựng với các anh chị em khác trong nếp sống Hội thánh, mà thậm chí không được xây dựng với nhau trong đời sống hôn nhân của họ. Dù anh em và vợ có thể đã được cứu nhiều năm, và suốt những năm tháng ấy có thể đã yêu mến Chúa và tìm kiếm lẽ thật, nhưng ngay giây phút này, anh chị em có thể vẫn bám lấy những ý kiến của mình, Anh chị em yêu mến Chúa, yêu quý Hội thánh và yêu thương nhau nhưng vẫn bám lấy những ý kiến của mình. Và những ý kiến ấy đã cản trở anh chị em xây dựng với nhau trong Hội thánh.

Ai trong chúng ta cũng đều khăng khăng với những ý kiến của mình. Tôi thừa nhận rằng tôi từng khăng khăng với ý kiến của mình, nhưng ngợi khen Chúa, những ý kiến của tôi đã bị giết rất nhiều. Dù tôi không khoe khoang rằng mình không bám lấy bất cứ điều gì, nhưng tôi có thể nói rằng nhờ sự giết chết của Ngài, tôi khó mà bám lấy bất cứ điều gì.

Theo hàm ý của Ê-phê-sô chương 6, bởi đọc-cầu nguyện, chúng ta nhận lấy lời giết chết như gươm có thể giết chết tất cả những ý kiến của chúng ta.

PHƯƠNG CÁCH MẶC LẤY CHRIST

NHƯ KHÍ GIÁP CỦA CHÚNG TA

Nếu cứ nắm giữ ý kiến của mình, chúng ta sẽ không thể mặc lấy Christ là khí giáp. Để mặc lấy cả khí giáp của Đức Chúa Trời, ý kiến của chúng ta phải được giết. Thay vì có Đấng Christ là khí giáp, nhiều người lại có những ý kiến khác nhau của mình. Suy nghĩ, ước muốn và sự lựa chọn của họ bị chi phối bởi ý kiến của họ, Vì có tất cả những ý kiến ấy, nên họ không có cả khí giáp của Đức Chúa Trời. Họ có thể có ý kiến trong tâm trí, nhưng không có Đấng Christ là mão trụ che phủ đầu họ. Cách duy nhất để đội mão trụ cứu rỗi như sự che phủ của chúng ta chính là bắt phục và giết chết những ý kiến, quan niệm của chúng ta. Chúng ta cần cầu nguyện: “Ô Chúa, xin thương xót con mà giết chết những tư tưởng, ý kiến và quan niệm của con.” Nếu chân thành cầu nguyện như vậy, chúng ta sẽ ở dưới sự che phủ của mão trụ. Đối với giáp che ngực cũng vậy. Anh em có thể có những sở thích và lựa chọn riêng của mình, và có thể khăng khăng về những gì mình thích và không thích. Nhưng nếu có tình trạng như vậy, anh em không thể mang lấy giáp che ngực. Chỉ khi nào sự lựa chọn của mình bị giết đi, anh em mới có thể mang lấy Đấng Christ là giáp che ngực để che phủ lương tâm của mình.

Dù nhiều năm trước tôi đã biết Ê-phê-sô chương 6 theo phương diện giáo lí nhưng tôi cảm tạ Chúa vì ngày nay tôi biết chương này theo phương diện kinh nghiệm. Tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta muốn mặc lấy Đấng Christ tổng bao hàmlà cả khí giáp của Đức Chúa Trời thì tất cả những tư tưởng, quan niệm, ý kiến, tình cảm và sự lựa chọn của chúng ta phải được giết chết. Chỉ khi ấy chúng ta mới hoàn toàn ở dưới sự che phủ của Đấng Christ tổng bao-hàm. Khi đã mặc lấy khí giáp này, chúng ta sẽ có khả năng chiến đấu với các lực lượng thuộc linh gian ác trên cõi trời.

Nhiều người không đủ phẩm chất chiến đấu với các lực lượng thuộc linh gian ác trên cõi trời vì họ bị vương vấn vào những quan niệm, ý kiến và sự lựa chọn của mình. Cuộc chiến duy nhất mà họ biết đến là cuộc chiến bên trong chính mình, chứ không phải chiến trận trên không trung. Họ không thể thoát khỏi chính mình mà xâm nhập vào lãnh thổ của kẻ thù trên không trung. Họ giống như chiếc máy bay chiến đấu không cất cánh được do thời tiết xấu. “Thời tiết xấu” ấy chính là bản ngã, đầy dẫy những ý kiến, lựa chọn, ý định, quyết định, đầy dẫy những điều thích và không thích. Vì nhiều người vướng bận vào những điều ấy và do đó chưa mặc lấy Đấng Christ tổng bao hàmlà khí giáp để che phủ và trang bị nên họ không thể bay vào không trung để giao chiến với kẻ thù trên cõi trời. Trái lại, họ vẫn bị giam hãm trong những ý kiến và quan niệm riêng của mình.

PHƯƠNG CÁCH THỰC TIỄN ĐỂ BƯỚC VÀO KINH NGHIỆM

CỦA KHẢI TƯỢNG NÀY

Trong Khải Thị chương 12, chúng ta có khải tượng, còn trong Ê-phê-sô, chúng ta có phương cách thực tiễn để đi vào kinh nghiệm của khải tượng này. Dù Khải Thị chương 12 bày tỏ phần mạnh hơn trong người nữ nhưng chương ấy không cho chúng ta phương cách để trở nên phần mạnh hơn này. Như được bày tỏ trong sách Ê-phê-sô, phương cách là phải được mạnh mẽ trong người bề trong của chúng ta, được làm mạnh mẽ để kinh nghiệm sự phong phú của Đấng Christ, và trở nên mạnh mẽ nhờ mặc lấy khí giáp của Đức Chúa Trời bằng cách đọc-cầu ngưyện lời giết chết. Lời mà chúng ta nhận lấy bằng cách đọc-cầu nguyện sẽ giết mọi yếu tố tiêu cực trong bản thể chúng ta. Các yếu tố tiêu cực ấy càng được giết, chúng ta sẽ càng được trang bị bằng khí giáp của Đức Chúa Trời. Vì thế, sau khi đã được trang bị, chúng ta sẽ có thể cất cánh từ mặt đất mà chiến đấu với các bậc cai trị và các lực lượng trên cõi trời. Do đó, phương cách đánh trận với tư cách người con trai được tìm thấy trong Ê-phê-sô chương 6.

Vì nhận thấy mọi người trong các Hội thánh của Chúa đều yêu mến Chúa nên tôi có gánh nặng tương giao với anh em như trên, Dù yêu mến Chúa nhưng anh em vẫn còn nhiều ý kiến cần được giết đi. Lời giết chết phải hành động bên trong chúng ta. Điều ấy không thể diễn ra bởi dạy dỗ hoặc nghe giảng, mà là kết quả của việc đọc-cầu nguyện Lời đúng đắn. Khi từng lời thấm vào bản thể chúng ta thì những ý kiến, quan niệm, ước muốn và sự lựa chọn của chúng ta sẽ bị giết chết. Tôi đề nghị anh em dành 2 tuần để chứng minh điều này bằng cách đọc-cầu nguyện toàn bộ sách Ê-phê-sô. Đọc-cầu nguyện như vậy sẽ phơi bày tất cả những ý kiến và quan niệm của anh em, và điều đó sẽ đem anh em đến chỗ sẵn lòng từ bỏ tất cả những quan niệm ấy. Khi ấy, anh em sẽ có thể nói: “Trong nếp sống Hội thánh với các anh chị em và trong đời sống hôn nhân cùa mình, con không khăng khăng giữ bất cứ ý kiến nào. Chúa ơi, vì con không bị bất cứ điều gì trên đất làm vướng bận, nên lúc nào con cũng có thể cất cánh khỏi mặt đất để bay vào cõi trời chiến đấu với kẻ thù. Không gì có thể giữ con lại.” Nếu đọc-cầu nguyện sách Ê-phê-sô, anh em sẽ thấy mình đang ở đâu và biết mình cần những gì.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2