"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869448
Đang truy cập:58

SÁNG THẾ KÝ

prednisolone weight gain

buy prednisolone

where can i buy low dose naltrexone

buy naltrexone

buscopan compositum

buscopan torrino

 

 

   Tác giả: Witness Lee

 

 

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ

 

  

Witness Lee (Lý Thường Thụ) là một diễn giả đầy ơn, là học trò của Watchman Nee (Nee To Sheng – Nghê Thác Thanh). Witness Lee sinh năm 1905 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa. Năm 1925 ông tin nhận Chúa Cứu Thế Jesus. Năm 1962, Witness Lee sang Mỹ định cư và thành lập Hội Thánh tại đây với tên tiếng Anh gọi là: “Local Church.” Kể từ đó ông đã giảng dạy và viết rất nhiều sách thuộc linh có giá trị, chủ yếu giải nghĩa Kinh Thánh và làm sáng tỏ các lẽ thật trong Kinh Thánh. Witness Lee đã về với Chúa năm 1997. Quyển Sáng Thế Ký dưới đây là một tác phẩm của ông.

Chúng tôi sẽ lần lượt cho đăng 120 Bài Viết trong quyển sách này. Xin trân trọng giới thiệu cùng Quí Bạn đọc!

  

 Home Bible School.

 

SÁNG THẾ KÝ

Tác giả: Witness Lee  

BÀI MỘT

Sáng Thế Ký 
Tóm Lược Và Ý Tưởng Trọng Tâm

Ngợi khen Chúa về Kinh Thánh! Ngợi khen Chúa về sự sống, sự sống thần thượng, sự sống đời đời, được chứa đựng trong Sách này! Và ngợi khen Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta cơ hội để có buổi nhóm Nghiên Cứu Sự Sống về Lời thần thượng của Ngài với một hội chúng đông như thế này! Bắt đầu từ hôm nay, ngày 6 tháng 4 năm 1974, nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ duy trì buổi nhóm Nghiên Cứu Sự Sống này xuyên suốt Kinh Thánh, từng Sách một, liên tục vào mỗi cuối tuần. Nguyện Chúa ban cho chúng ta hiện diện yêu quí với sự xức dầu phong phú của Ngài suốt các buổi nhóm nghiên cứu này 

Một Quyển Sách Kỳ Diệu

Kinh Thánh là một Quyển Sách kỳ diệu. Đó là “Quyển Sách” trong tất cả các quyển sách! Phải mất 1.600 năm, bắt đầu với Môi-se, tiên tri lớn nhất của Đức Chúa Trời, và kết thúc với sứ đồ Giăng, Kinh Thánh mới được hoàn tất. Sách được công nhận sau đó 300 năm (tức năm 397 sau Công Nguyên) tại một Hội Đồng được tổ chức ở Carthage, Bắc Phi. Không lâu sau đó, Kinh Thánh đã bị Giáo Hội Công Giáo khóa chặt đối với mọi người. Trong gần một ngàn năm, từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 15, Kinh Thánh đã bị khóa chặt. Lịch sử gọi thời kỳ này là Thời Kỳ Ám Thế. Xã hội loài người trở nên tối tăm vì Kinh Thánh, Cuốn Sách chứa đựng toàn bộ ánh sáng thần thượng, đã bị khóa lại đối với nhân loại.

Sau đó, vào thời Cải Chánh, Đức Chúa Trời đã dùng Martin Luther để mở Kinh Thánh ra. Đồng thời, máy in được phát minh, đã cho phép Kinh Thánh được ấn loát. Mặc dầu Kinh Thánh đã được mở ra, nhưng chưa mở nhiều. Dầu vậy, chúng ta cám ơn Chúa vì trong 5 thế kỷ qua, Ngài đã dùng nhiều giáo sư lớn để mở Lời Ngài ra càng hơn. Chúng ta đứng trên vai họ và biết ơn họ. Tuy nhiên, cám ơn Chúa biết bao vì ngày nay Kinh Thánh được mở ra rất nhiều, cho phép chúng ta có sự nghiên cứu sự sống thật phong phú về Lời Sống. 

Hơi Thở Của Đức Chúa Trời

 

Kinh Thánh là gì? Chúng ta biết rằng từ liệu “Kinh Thánh” có nghĩa là “Quyển Sách”. Nhưng đây là Quyển Sách gì? Chính Kinh Thánh nói rằng: “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào” (2Ti. 3:16). Kinh Thánh là hơi thở của Đức Chúa Trời. Đó không chỉ là lời hoặc tư tưởng của Đức Chúa Trời mà chính là hơi thở của Đức Chúa Trời. Hễ điều gì chúng ta thở ra là hơi thở của chúng ta, và hơi thở này ra từ bản thể chúng ta. Cũng vậy, là hơi thở của Đức Chúa Trời, Kinh Thánh là điều gì đó được thở ra từ bản thể của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chứa đựng chính yếu tố Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời là, đều được chứa đựng trong Quyển Sách thần thượng này. Đức Chúa Trời là sự sáng, sự sống, tình yêu, quyền năng, sự khôn ngoan và nhiều điều khác. Tất cả những gì Đức Chúa Trời là đều đã được thở vào trong Kinh Thánh. Hễ khi nào đến với Quyển Sách này với lòng và linh mở ra, lập tức chúng ta có thể chạm được điều gì đó thần thượng: Đó không chỉ là những ý tưởng, quan niệm, sự hiểu biết, từ ngữ hay câu cú mà là điều gì đó sâu xa hơn mọi điều này. Chúng ta chạm đến chính Đức Chúa Trời. 

Linh Và Sự Sống

Chúa Jesus phán rằng Lời Ngài phán đều là Linh và sự sống (Gi. 6:63). Chúng ta có thể tưởng tượng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời cũng là Linh, không? Đó không chỉ là bản văn bằng giấy trắng mực đen mà là điều gì đó cao hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn, và phong phú hơn –đó là Linh và sự sống. Kinh Thánh bảo rằng Linh là chính Đức Chúa Trời (Gi. 4:24) và sự sống là Đấng Christ (Gi. 14:6). Tôi không nói rằng Kinh Thánh là chính Đức Chúa Trời, nhưng theo Chúa Jesus, Lời trong Kinh Thánh là Linh và Linh là chính Đức Chúa Trời, là Chúa, Đấng là sự sống cho chúng ta. Khi tiếp xúc Lời, nếu đúng đắn về vị trí, mở lòng và linh ra, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp xúc với chính Đức Chúa Trời và nhận được sự sống.

Khi đến với Lời thần thượng, hầu như toàn bản thể chúng ta đều được vận dụng. Chúng ta phải đến với một lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời, với một tâm trí tỉnh táo, trong sáng, và với một linh mở ra. Nếu mở linh ra với Đức Chúa Trời và Lời Ngài, chúng ta có thể chạm được chính Đức Chúa Trời phía sau những trang Kinh Thánh. Đó không chỉ là vấn đề đọc bằng mắt, hiểu bằng tâm trí hay hết lòng tìm kiếm; mà còn là vấn đề chạm đến Đức Chúa Trời trong linh. Nếu vận dụng toàn bản thể theo cách này, chúng ta không chỉ nhận được sự khải thị mà một yếu tố thần thượng nào đó, được Lời Ngài khải thị và truyền đạt, sẽ được truyền vào linh chúng ta. Vì thế, Ê-phê-sô 6:17-18 nói rằng chúng ta phải “nhận …Lời Đức Chúa Trời bằng đủ mọi phương tiện khẩn nguyện, nài xin…”. Chúng ta nên tiếp nhận Lời Kinh Thánh không chỉ bằng cách đọc và nghiên cứu mà cũng “bằng đủ mọi thứ cầu nguyện”. Chúng ta nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh bằng sự cầu nguyện; nghĩa là khi đọc Lời thần thượng phải vận dụng linh để tiếp xúc Chúa bằng cách cầu nguyện. 

Sự Khải Thị Chính Yếu Trong Kinh Thánh

Kinh Thánh chủ yếu bày tỏ sự sống. Sự sống là trọng tâm của cả Kinh Thánh. Nhưng sự sống là gì hoặc sự sống là ai? Câu trả lời nằm trong Lời của Chúa Jesus. Ngài phán: “Ta là sự sống,” và “Ta đã đến để các ngươi có sự sống”. Kinh Thánh là sự khải thị về Đấng Christ là sự sống. Hễ khi nào đến với Kinh Thánh, phải nhận thức rằng chúng ta đang đến để tiếp xúc Đấng Christ là sự s ống.

Cả Kinh Thánh là một Sách sự sống, và sự sống này không gì khác hơn là Thân Vị thần thượng và sống động của chính Đấng Christ Jesus, Đấng là phần hưởng của chúng ta. Khi đến với Kinh Thánh, chúng ta phải đến tiếp xúc Ngài. Chúng ta không nên lặp lại lịch sử đáng thương của dân Do-thái, họ chỉ là những người nghiên cứu Kinh Thánh vì nghĩ rằng trong đó có sự sống, nhưng lại không đến với Chúa Jesus (Gi. 5:39-40). Chúng ta không nên tiếp xúc Kinh Thánh mà không tiếp xúc Chúa. Hễ khi nào mở Kinh Thánh ra, chúng ta cần nói “Chúa Jesus ơi, Ngài phải ở đây. Đây không chỉ là một Quyển Sách mà là sự khải thị của Ngài. Con không thích đọc Sách này mà không tiếp xúc Ngài. Con không thích nghe điều gì đó từ Sách này mà không nghe Ngài. Con không thích đọc Sách này mà không thấy Ngài. Con muốn thấy mặt Ngài. Con muốn thấy những gì Ngài là từ trang Sách này. Ô Chúa Jesus, xin soi sáng Lời Ngài và xức dầu từng dòng chữ để con có thể chạm được Ngài”. Chúng ta cần một linh như vậy để tiếp xúc Lời Sống này.

Sau khi được tạo nên, con người được đặt trước hai Cây trong vườn Ê-đen: một là Cây Sự Sống và kia là Cây Tri Thức. Nếu ăn Cây Sự Sống, con người hẳn sẽ nhận được sự sống thần thượng của Đức Chúa Trời, tượng trưng bởi Cây Sự Sống. Nhưng con người đã bị cám dỗ và ăn Cây Tri Thức, chỉ về một nguồn khác Đức Chúa Trời, là Sa-tan. Hậu quả của điều này là sự chết. Nguyên tắc tương tự khi tiếp xúc Kinh Thánh. Chúng ta có thể nhận Kinh Thánh như một Sách sự sống bằng cách dùng linh tiếp xúc, bằng cách cầu nguyện với Chúa, để có thể nhận được Ngài là Sự Sống qua Lời Ngài, hoặc chúng ta có thể làm cho Kinh Thánh trở thành một Sách tri thức bằng cách chỉ dùng tâm trí tiếp xúc, tìm kiếm sự hiểu biết trong văn tự. Điều này dẫn chúng ta đến sự chết, không phải sự sống. 2Cô-rin-tô 3:6 cảnh báo rằng “văn tự [nghĩa là, Kinh Thánh bằng văn tự] làm cho chết, nhưng Linh ban sự sống”. Đừng làm cho Kinh Thánh trở thành Quyển Sách văn tự làm chúng ta chết. Chúng ta phải nhận Kinh Thánh bằng cách tiếp xúc Chúa Linh để Kinh Thánh có thể là Linh và sự sống cho chúng ta. 

Những Chức Năng Khác Của Kinh Thánh

Ngoài ra, một số câu nói rằng Kinh Thánh có những chức năng khác nữa. Kinh Thánh có sự khôn ngoan có thể giúp chúng ta được cứu (2Ti. 3:15). Kinh Thánh có chức năng sinh sản của một hạt giống. Qua Lời Kinh Thánh, chúng ta có thể được sanh lại, được tái sanh (1Phi. 1:23). Sau khi có sự sanh mới, Lời Kinh Thánh là sữa và thức ăn hầu chúng ta có thể được nuôi dưỡng để lớn lên trong Chúa (1Phi. 2:2; Mat. 4:4). Vì thế, chúng ta phải ăn Lời (Giê. 15:16), tức là nhận Lời vào bên trong bằng cách vận dụng linh trên Lời.

Cũng vậy, Kinh Thánh có thể cho chúng ta sự dạy dỗ tốt nhất và làm cho người của Đức Chúa Trời được hoàn hảo (La. 15:4; 2Ti. 3:16-17). Nếu thuộc về Chúa và khao khát được hoàn hảo, chắc chắn chúng ta có thể nhận được sự hoàn hảo qua Lời thần thượng của Ngài. 

Cựu Ước

 

Kinh Thánh bao gồm hai Chúc Thư: Cũ và Mới. Cựu Ước chủ yếu báo trước về Đấng Christ, báo trước Đấng Christ sắp đến bằng những lời rõ ràng, những hình, bóng và nhiều nhân vật.

Trong Lu-ca chương 24, Chúa Jesus hai lần bảo rằng Cựu Ước đã chép về Ngài (c. 27,44). Cựu Ước có thể được chia thành ba phần chính: Môi-se (có nghĩa là Kinh Luật), Các Tiên Tri, và Thi Thiên. Chúa phán rằng trong mỗi phần của Cựu Ước đều có điều gì đó chép về Ngài. Trong Giăng 5:39, Chúa cũng phán rằng Cựu Ước là chứng cớ về Ngài. Và trong Hê-bơ-rơ 10:7, Ngài phán: “Trong Cuốn Sách (tức Cựu Ước) có chép về Tôi”. Do đó, Cựu Ước chủ yếu là một ký thuật, nói  tiên tri về Đấng Christ là mọi sự cho dân Đức Chúa Trời. 

Sáng Thế Ký

Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu sự sống Sáng Thế Ký. Tựa đề nguyên thủy của Sách này là “Ban Đầu”. Bản Bảy Mươi, bản dịch Cựu Ước theo Hy Văn, đã lấy tựa Sáng Thế Ký; là một từ La-tinh, có nghĩa là sự sanh ra, nguồn gốc. Sáng Thế Ký nói đến sự sinh ra của mọi sự, nguồn gốc của mọi sự. Sáng Thế Ký là Sách chứa đựng tất cả các hạt giống của những lẽ thật thần thượng. Tất cả những lẽ thật thần thượng trong cả Kinh Thánh đều được gieo trong Sách này. 

I. Tóm Lược

 

Với mỗi Sách của Kinh Thánh, có một tóm lược. Tóm lược của Sáng Thế Ký là:

Đức Chúa Trời sáng tạo; Sa-tan làm cho hư hoại;
con người sa ngã; và Đức Giê-hô-va hứa giải cứu.

Đừng bao giờ quên bốn điều này!

Mặc dầu Sáng Thế Ký có 50 chương, nhưng hết sức đơn giản; Sách được chia làm ba phần. Chương 1 và 2 là phần đầu, các chương từ 3 đến 11 là phần hai, và các chương từ 12 đến 50 là phần ba. Mỗi phần bắt đầu bằng một tên gọi. Tên gọi trong phần 1 và 3 thật kỳ diệu, nhưng tên gọi trong phần 2 thì không [kỳ diệu]. Trong phần 1, chúng ta có “Đức Chúa Trời,” trong phần 2 chúng ta có “con rắn”, và trong phần 3 là “Đức Giê-hô-va”. (Trong Bản King James, “Đức Giê-hô-va” được dịch là “Chúa”). Đức Chúa Trời sáng tạo, con rắn làm cho hư hoại và Đức Giê-hô-va kêu gọi.

Đức Chúa Trời đã tạo nên điều gì? Đức Chúa Trời đã tạo nên các từng trời và trái đất. Nhưng đây không phải là tất cả. Sau cùng, Đức Chúa Trời đã tạo nên con người, vì các từng trời dành cho trái đất, trái đất dành cho con người, và con người dành cho Đức Chúa Trời. Sau công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, kẻ quỉ quyệt, tức con rắn, đã lẻn vào để làm hư hoại. Nó đã thực sự làm hư hoại cõi sáng tạo của Đức Chúa Trời, bắt đầu với sự phản loạn và kết thúc với sự phản loạn. Chương 11 bày tỏ sự phản loạn của dòng dõi sa ngã đến cực điểm. Không có hi vọng nào cả. Tuy nhiên, có hi vọng vì Đức Giê-hô-va đã hiện đến kêu gọi Áp-ra-ham cho một khởi đầu mới. Ha-lê-lu-gia! Đức Chúa Trời tạo dựng, con rắn làm cho hư hoại, nhưng Đức Giê-hô-va đã kêu gọi.

Anh em ở trong phần nào? Tôi có thể làm chứng rằng cách đây 50 năm, tôi ở trong phần thứ 2, nhưng hôm nay, tôi ở trong phần thứ 3. Cách đây 50 năm, tôi là người đã bị con rắn làm hư hoại, nhưng bây giờ, tôi là người được Đức Giê-hô-va kêu gọi.

Nhìn bề ngoài, 2 chương đầu của Sáng Thế Ký là phần ghi chép về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Kế đến, trong 48 chương tiếp theo, chúng ta thấy tiểu sử của 8 nhân vật lớn: A-đam, A-bên, Hê-nóc và Nô-ê –một nhóm gồm 4 người; Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép– một nhóm khác gồm 4 người. Mỗi nhóm thuộc về một dòng dõi khác nhau. Bốn người đầu thuộc về dòng dõi A-đam, và 4 người sau thuộc về dòng dõi Áp-ra-ham. Trong Sáng Thế Ký, có hai tổ phụ: A-đam, tổ phụ của dòng dõi thọ tạo; và Áp-ra-ham, tổ phụ của dòng dõi được kêu gọi.

Anh em thuộc dòng dõi thọ tạo hay dòng dõi được kêu gọi? Tất cả những người được kêu gọi đều là con cái của Áp-ra-ham. Ga-la-ti chương 3 nói rằng hễ ai tin Jesus Christ đều là con cái của Áp-ra-ham (c. 7,29). Ha-lê-lu-gia! Trước kia chúng ta đã được tạo nên, nhưng bây giờ chúng ta được kêu gọi. 1Cô-rin-tô 1:24 nói rằng đối với những người được kêu gọi, thì Đấng Christ là quyền năng và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chúng ta không còn là dòng dõi thọ tạo nữa, mà mãi mãi là dòng dõi được kêu gọi để dự phần và vui hưởng Đấng Christ. 

II. Ý Tưởng Trọng Tâm

Với mỗi Sách của Kinh Thánh đều có một ý tưởng trọng tâm. Ý tưởng trọng tâm của Sáng Thế Ký là:

Đấng Christ là Hy Vọng và Sự Cứu Rỗi của con người sa ngã, và qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ làm cho 
con người sa ngã hoàn thành mục đích của Ngài.

Một khi có được sự hiểu biết thật sự và thấu đáo về Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ thấy Sách này trình bày Đấng Christ là hy vọng và sự cứu rỗi của con người sa ngã. Qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời sẽ làm cho con người sa ngã có thể hoàn thành mục đích Ngài.

Sáng Thế Ký là Sách lấy Đấng Christ làm trung tâm, và Đấng Christ này là sự sống cho những người Ngài đã phục hồi từ sự sa ngã. Tại sao Sách này ghi lại sự sáng tạo trong hai chương đầu như vậy? Tại sao trong 48 chương tiếp theo, Sách này trình bày tiểu sử của 8 nhân vật? Chúng ta cần một sự hiểu biết sâu hơn. Hai chương đầu dường như ghi lại về sự sáng tạo, nhưng đây chỉ là bề mặt. Ý tưởng tiềm ẩn chú trọng vào sự sống. Hai chương này ký thuật về sự sống. Chúng quá đơn giản và ngắn gọn không thể được xem là sự ghi chép đầy đủ về sự sáng tạo. Đức Chúa Trời không có ý dùng Sáng Thế Ký chương 1 và 2 làm sự ghi chép về sự sáng tạo nhưng là sự khải thị về sự sống .

Hãy xem các chương này. Trước hết 2 chương này nói rằng Đức Chúa Trời tạo nên vũ trụ, và vũ trụ này đã bị hư hoại, trở nên hoang vu, trống không, và đầy sự tối tăm. Sau đó, Linh của Đức Chúa Trời đã đến ấp ủ để sản sinh sự sống. Tiếp theo Linh của sự sống, ánh sáng xuất hiện, cũng để sản sinh sự sống. Sau điều này, khoảng không được làm nên để phân chia những dòng nước sự chết. Kế đến, đất nhô lên khỏi những dòng nước sự chết. Đất xuất hiện với mục đích sản sinh sự sống, và lập tức, mọi loài sự sống thực vật được sản sinh. Sau đó, xuất hiện sự sống động vật trong nước, sự sống động vật trên không, sự sống động vật trên đất, và cuối cùng là sự sống con người. Sau sự sống con người là sự sống thần thượng, được tiêu biểu bởi Cây Sự Sống. Vì thế, nói cách chính xác, chúng ta có thể thấy rằng hai chương này, không phải là sự ghi chép về sự sáng tạo, mà là về sự sống.

Còn tiểu sử của 8 nhân vật thì sao? Nếu cẩn thận đọc Sáng Thế Ký một lần nữa, chúng ta có thể ngạc nhiên vì những tiểu sử này nói rất ít về công việc của họ. Phần lớn những gì được ghi lại là sự sống, nếp sống, và tình trạng của họ với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh không cho biết nhiều về những gì A-đam đãlàm, nhưng nói thời gian A-đam đã sống –930 năm. Nếu muốn viết tiểu sử của A-đam, chúng ta sẽ cần đến hàng trăm trang để nói về công việc của ông và tất cả những gì ông đã làm. Nhưng Sáng Thế Ký chỉ cho biết rằng A-đam đã bước đi như thế nào trong hiện diện Đức Chúa Trời.

Chúng ta đến với A-bên, và sau đó, với Hê-nóc. Sáng Thế Ký không nói gì về Hê-nóc ngoài việc ông đã đồng đi với Đức Chúa Trời, và cuối cùng, được cất lên với Đức Chúa Trời. Điều này thật kỳ diệu. Tôi mong mình là một người như thế, không làm gì và không là gì, chỉ đồng đi với Chúa cho đến ngày được cất lên với Ngài.

Anh em có thể hỏi, thế Nô-ê không làm gì sao? Vâng, ông đã làm một điều gì đó, nhưng không theo chính ông cũng không vì chính ông. Ông đã làm mọi điều theo sự khải thị của Đức Chúa Trời và vì mục đích của Ngài. Chúng ta đến với Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép. Thật khó thấy Áp-ra-ham đã làm một việc tốt nào đó; Y-sác và Gia-cốp cũng vậy. Dường như con của Gia-cốp, tức Giô-sép, đã làm điều gì đó, nhưng nếu biết phần ký thuật [về ông], chúng ta sẽ hiểu rằng công việc của Giô-sép là phần cai trị của đời sống Gia-cốp. Giô-sép đã cai trị như một vì vua.

Nói cách chính xác, Sáng Thế Ký không phải là Sách về sự sáng tạo cũng không phải là Sách về tiểu sử. Đó là Sách về sự sống. Đức Chúa Trời dùng phần ghi chép về sự sáng tạo để cho thấy vấn đề sự sống. Đức Chúa Trời dùng tiểu sử của 8 nhân vật để cho thấy Ngài cần một sự sống để hoàn thành mục đích của Ngài là như thế nào. Trong Sách này, đời sống sau cùng là đời sống của Gia-cốp, người mà cuối cùng được gọi là Ítx-ra-ên, hoàng tử của Đức Chúa Trời. Đây là ý định của Đức Chúa Trời –có một Ítx-ra-ên. Tất cả chúng ta cần được đem đến chỗ, mà tại đó, Đức Chúa Trời có thể xem chúng ta là Ítx-ra-ên của Ngài. Điều này hoàn toàn là vấn đề sự sống. Do đó, Sáng Thế Ký chú trọng vào sự sống và sự sống này là Đấng Christ. 

III. Nội Dung

 

Bây giờ chúng ta đến với nội dung của Sáng Thế Ký. 

A. Khát Vọng Và Mục Đích Của Đức Chúa Trời 
–1:1_2:3

 

Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời không những thực hiện khát vọng và hoàn thành mục đích của Ngài, mà còn bày tỏ khát vọng của Ngài trong vũ trụ, và biểu lộ mục đích của Ngài trong cõi đời đời. Bất cứ điều gì chúng ta làm đều bày tỏ ước muốn của mình. Mặc dầu có thể chúng ta không nói nhiều, nhưng điều chúng ta làm thì thể hiện mục đích của mình. Khi Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời, trái đất với vô số điều, và cuối cùng là con người theo hình ảnh Ngài với uy quyền trên mọi tạo vật, chắc chắn Ngài có một mục đích. Bởi sự sáng tạo này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời có một khát vọng và một mục đích. 

1. Sự Sáng Tạo Ban Đầu Của Đức Chúa Trời –1:1

 

a. Động Cơ

 

Theo Ê-phê-sô 1:5 và 9, động cơ trong sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời là khát vọng và niềm vui thỏa của Ngài. Đức Chúa Trời đã thực hiện sự sáng tạo ban đầu này để hoàn thành khát vọng và làm thỏa niềm vui thích của Ngài. Ngài khao khát và thích sáng tạo; vì thế, Ngài đã làm điều đó để vui thỏa.

 

b. Mục Đích

 

Có hai phương diện thuộc mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo của Ngài. Thứ nhứt, mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo là để tôn vinh Con Đức Chúa Trời (Côl. 1:15-19). Mặc dầu không tìm thấy từ liệu Con Đức Chúa Trời hay danh Đấng Christ trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2, nhưng từ La-mã 5:14, chúng ta biết được rằng A-đam là hình ảnh báo trước về Đấng Christ. A-đam, được tạo nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, là hình bóng về Đấng Christ. Trong A-đam, chúng ta có thể thấy điều gì đó của Đấng Christ. Mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo là tôn vinh Con Ngài, tức Jesus Christ.

Thứ hai, cõi thọ tạo biểu lộ chính Đức Chúa Trời. Bởi các từng trời và trái đất, chúng ta có thể nhận biết một điều gì đó về Đức Chúa Trời, và bởi con người, chúng ta có thể thấy điều gì đó về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được biểu lộ trong con người, đặc biệt qua Con Ngài là Đấng Christ. Đấng Christ là Hiện Thân của Đức Chúa Trời (Côl. 2:9). Khi Đấng Christ được tôn vinh trong con người giữa cõi sáng tạo của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời cũng được biểu lộ.

Vì sao Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời? Mục đích của Ngài là gì? Nếu đọc kỹ Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy rằng các từng trời là dành cho trái đất. Ngay cả các khoa học gia cũng có thể chứng minh điều này. Có rất nhiều điều từ các từng trời dành cho trái đất: ánh nắng, nước, và khoảng không đều vì trái đất. Thế thì, trái đất dành cho điều gì? Theo Kinh Thánh, trái đất dành cho con người. Xa-cha-ri 12:1 nói rằng Đức Chúa Trời giương các từng trời, lập nền trái đất, và tạo linh trong con người. Trời dành cho đất, đất dành cho con người, và con người dành cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã tạo nên con người như một thực thể tập thể để chứa đựng Ngài, biểu lộ Ngài, và tôn vinh Ngài. 

c. Nền Tảng

Nền tảng của sự sáng tạo là ý chỉ và kế hoạch của Đức Chúa Trời (Êph. 1:10). Khải Thị 4:11 cho biết rõ rằng muôn vật đã được dựng nên theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có một ý chỉ, và theo ý chỉ đó, Ngài đã lập ra một kế hoạch. Theo ý chỉ và kế hoạch đó, Ngài đã tạo nên muôn vật.

 

d. Phương Tiện

Phương tiện sáng tạo của Đức Chúa Trời là Con Đức Chúa Trời (Côl. 1:15-16; Hêb. 1:2b) và Lời Đức Chúa Trời (Hêb. 11:3; Giăng 1:1-3). Kinh Thánh nói rõ rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên các từng trời và trái đất bởi Đấng Christ, là Con Đức Chúa Trời, và là Lời Đức Chúa Trời. Con Đức Chúa Trời và Lời Đức Chúa Trời là một.

Tất cả chúng ta phải nhận thức rằng mục đích đời đời và trọng tâm của Đức Chúa Trời là hoàn toàn vì Con của Ngài, tức Đấng Christ. Kinh Thánh nói rằng khi Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời và trái đất cùng mọi điều khác, Ngài đã thực hiện điều đó qua Đấng Christ và bởi Đấng Christ. Muôn vật đã được làm nên qua Đấng Christ, bởi Đấng Christ, và theo một ý nghĩa, trong Đấng Christ. Từ khi được tạo nên, muôn vật tồn tại trong Đấng Christ. Đấng Christ là trung tâm (trục bánh xe), giữ chặt mọi phần của vũ trụ lại với nhau.

Hê-bơ-rơ 1:3 nói rằng Đấng Christ giữ chặt muôn vật bởi Lời quyền năng của Ngài, và Cô-lô-se 1:17 nói rằng muôn vật tồn tại trong Đấng Christ. Nhìn bên ngoài, trái đất như đang treo lơ lửng, nhưng thực ra là được Đấng Christ giữ chặt. Nếu chỉ một trong các hành tinh chuyển động lệch một chút, sẽ có một sự va chạm lớn. Nhưng Chúa giữ chặt mọi sự. Ha-lê-lu-gia!

Vì sao Đấng Christ nắm giữ mọi sự? Ngài nắm giữ muôn vật vì sự vinh hiển Ngài, vì Thân Thể Ngài. Nếu các từng trời sụp đổ và trái đất rơi xuống, chúng ta sẽ ở đâu và Thân Thể Ngài sẽ ở đâu? Chúng ta có một trái đất tốt đẹp để sống và bước đi, và cũng có các từng trời phục vụ. Khi chúng ta cần ánh nắng, trời sẽ chiếu ánh nắng. Khi chúng ta cần mưa, trời sẽ mưa. Khi chúng ta cần không khí, không khí có ở đây. Trên mặt trăng không có không khí, nhưng bao quanh trái đất là bầu trời, bầu khí quyển. Trời phục vụ đất và đất là vì chúng ta, và chúng ta ở đây là cho Thân Thể và thậm chí chúng ta là Thân Thể. Đấng Christ thương yêu Thân Thể. Vì Thân Thể Ngài, Ngài nắm giữ toàn vũ trụ này. Ha-lê-lu-gia!

 

e. Tiến Trình

 

Gióp 38:4-7 bày tỏ tiến trình sáng tạo của Đức Chúa Trời. Các từng trời với toàn thể cơ binh và thiên sứ ở đó đã được tạo nên trước. Trái đất, có lẽ với một số sinh vật, được tạo nên tiếp theo. Chúng tôi nói “có lẽ” vì không có lời rõ ràng nào về vấn đề này. Một vài phân đoạn của Lời cho chúng ta suy luận. Gióp 38:4-7 nói rằng khi Đức Chúa Trời lập nền trái đất, các ngôi sao và thiên sứ (các con trai của Đức Chúa Trời) đã có ở đó rồi. Điều này chứng tỏ rằng các từng trời với toàn thể các ngôi sao và thiên sứ đã được tạo nên trước, sau đó, trái đất được tạo nên. 

1) Ban Đầu

 

Bây giờ, chúng ta đến với câu đầu tiên của chương 1: “Ban đầu…” Trong Kinh Thánh, từ “ban đầu” được dùng theo hai cách: lần thứ nhứt trong Sáng Thế Ký 1:1 và lần thứ hai trong Giăng 1:1. “Ban đầu” được đề cập trong Giăng 1:1 có trước “ban đầu” trong Sáng Thế Ký. “Ban đầu” được Giăng đề cập là ban đầu trong cõi đời đời, một sự khởi đầu mà không có bất kỳ sự khởi đầu nào. Trong Sáng Thế Ký chương 1, từ ban đầu nói đến sự khởi đầu của cõi thời gian, bắt đầu với sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Giăng nói đến cõi đời đời, trong khi Sáng Thế Ký nói đến cõi thời gian. 

2) Đức Chúa Trời Tạo Dựng

 

Ban đầu Đức Chúa Trời tạo dựng. Thật thú vị khi thấy rằng trong câu này chủ ngữ “Đức Chúa Trời” ở số nhiều còn vị ngữ “tạo dựng” ở số ít. Phải chăng điều này nghĩa là có nhiều Đức Chúa Trời? Chắc chắn đây là hạt giống nhỏ về Đấng Tam–Nhất. Đức Chúa Trời là một nhưng Ngài là Tam–Nhất. Cũng trong chương này (c. 26), Đức Chúa Trời tự gọi Ngài là “Chúng Ta”: Đức Chúa Trời phán: “Chúng Ta hãy làm nên con người”. Đức Chúa Trời là một, nhưng đại từ chỉ về Ngài là “Chúng Ta”. Chúng ta không thể giải thích. Đức Chúa Trời là duy nhất nhưng là Tam–Nhất. Đức Chúa Trời Tam–Nhất đã đến để tạo dựng.

Trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2, ba động từ khác nhau được dùng để chỉ về sự sáng tạo và tái tạo của Đức Chúa Trời: tạo dựng, làm nên, và hình thành. Tạo dựng có nghĩa là từ chỗ không có làm thành có. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể tạo dựng. Chúng ta không thể. Chúng ta chỉ có thể làm nên. Làm nên có nghĩa là lấy một điều gì đó đã có rồi, dùng nó tạo ra một điều khác. Vào ngày thứ nhứt, Đức Chúa Trời đã không tạo dựng sự sáng, vào ngày thứ ba, cũng không sáng tạo đất vì sự sáng đã có ở đó rồi, và đất đã bị chôn vùi dưới những dòng nước sâu. Vào ngày thứ nhứt, Đức Chúa Trời không tạo dựng nhưng Ngài truyền lịnh. Đức Chúa Trời phán: “Hãy có sự sáng” liền có sự sáng. Vào ngày thứ ba, Đức Chúa Trời truyền cho đất bị chôn vùi phải lộ ra khỏi những dòng nước chết. Đó không phải là hành động tạo dựng mà là làm nên. Sau đó, Đức Chúa Trời làm nên con người có một thân thể vật lý. Đó là sự hình thành. Đức Chúa Trời lấy bụi đất hình thành con người.

Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời ở trong câu 1, và sự tái tạo của Đức Chúa Trời bắt đầu với câu 3. Câu này không nói rằng Đức Chúa Trời làm nên các từng trời cũng không nói Đức Chúa Trời tạo thành trái đất. Câu này nói rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên các từng trời và trái đất. 

3) Cõi Thọ Tạo 
Chứng Minh Sự Hiện Hữu Của Đức Chúa Trời

 

Cõi thọ tạo công bố sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chứng minh rằng có một Đức Chúa Trời. Các từng trời công bố sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và bầu trời, khoảng không, bày tỏ công việc tay Ngài làm (Thi. 19:1-2). Mặc dầu quyền năng thần thượng của Đức Chúa Trời và Thần Cách là những điều không thể thấy, nhưng con người có thể hiểu được bởi những vật đã được làm nên. Con người có thể hiểu và không thể bào chữa (La. 1:20). Hãy nhìn vào cõi thọ tạo: làm thế nào có thể nói rằng không có Đức Chúa Trời!

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2