"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7392049
Đang truy cập:89

HỎI ĐÁP KINH THÁNH 13-

 

 

 
HỎI ĐÁP KINH THÁNH 13-
--HỎI:
Thưa thầy câu KT Giăng 20:23 được hiểu như thế nào là đúng;
" Kẻ nào mà các ngươi tha các tội lỗi cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm giữ tội lại, thì sẽ bị cầm giữ cho kẻ đó".
--ĐÁP:
Thi thiên 103: 3 và Mathio 9: 6 tuyên bố chỉ Chúa mới có quyền tha thứ các tội lỗi của các tín nhân.
Giáo hội Công giáo chiếm quyền tha tội này và giao cho các linh mục sử dụng quyền tha và quyền cầm giữ các tội lõii của tín đồ của họ.
Vè mặt khác của sự thật (lẽ thật) trong Kinh thánh, những ai rao giảng Tin lành và làm báp têm cho người tin, có vẻ họ có quyền tha các tội lỗi cho người mới tin-
--Như A-na-nia ở Đa-mách nói cùng Sau-lơ (Phao-lô): "Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi" (Công 22: 16). Câu nầy có vẻ như A-na-nia tuyên bố tội lỗi của Phao lô được tha thứ do việc ông làm báp têm. Vì Phao-lô không thể tự làm báp têm.
--Chúng ta thấy trong sách Công vụ các Sứ đồ cách Phi-e-rơ thực hành những gì Chúa đã phán trong Giăng 20. Ông nói với đám đông, "Hãy ăn năn và chịu phép báp têm, mỗi người trong các ngươi nhân danh Chúa Jesus Christ để được tha các tội" (Công vụ 2:38). Si-môn, phù thủy, cũng đã chịu phép báp têm sau đó. Nhưng khi thấy lòng ông không thành tâm trước mặt Chúa, Phi-e-rơ đã "giữ lại" tội lỗi của người này bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng Si-môn vẫn đang trên đường xuống địa ngục, nếu không ăn năn. (Công vụ 😎
--Sau đó đây là sự tha thứ của hội thánh địa phương. Đây là về "bên trong" và "bên ngoài" và về "trói buộc" và "tháo gỡ" (1 Cô-rinh-tô 5; Ma-thi-ơ 18). Nếu một người xấu phải bị đuổi, bị dứt phắp thông công, khỏi vòng con cái của Chúa ở một nơi (1 Cô-rinh-tô 5: 2,13), thì tội lỗi người đó bị "cầm buộc" (Ma-thi-ơ 18:18). Nếu người này giải quyết được, như trường hợp ở Cô-rinh-tô, thì hội thánh có nghĩa vụ phải “thả lỏng” người đó. Bây giờ, hội thánh có thể và nên “tha thứ” cho người đã bị đuổi ra, như sứ đồ Phao-lô đã nói trong 2 Cô-rinh-tô 2:7, bằng cách chấp nhận người đó trở lại giữa vòng họ và duy trì liên lạc với người đó. Sứ đồ Phao-lô muốn công nhận sự tha thứ này của hội thánh ở Cô-rinh-tô (2 Cô-rinh-tô 2:10).
Nếu một tín đồ chưa được hội thánh “tha”, thì tội lỗi vẫn còn ở bên ngoài đối với người đó, ngay cả khi người đó đã được phục hồi bên trong và được Đức Chúa Cha tha thứ, xin xem 1 Cô-rinh-tô 5: 5. Trách nhiệm của hội thánh là trói buộc và cởi bỏ đúng lúc cách nghiêm trọng đến mức nào! Miễn là một người bị hội thánh địa phương trói buộc, về nguyên tắc, chúng ta không thể có bất kỳ mối tương giao nào với người đó.
Tóm lại, chỉ Chúa mới có quyền tha các tội lỗi. Nhưng qua việc rao phúc âm và làm báp têm, hội thánh như có quyền tha thứ và cầm giữ các tội lỗi của các tân tín nhân. Đối với các tín nhân phạm trọng tội, như trong 1 Cô. 5, hội thánh như có quyền cầm giữ tội của người bị dứt pháp thông công, đuổi ra ngoài, và có quyền tha thứ những ai được tiếp nhận vào hội thánh trở lại.
M.K. 2-10-2024
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2