"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870103
Đang truy cập:97

Khải Huyền Bài 33-

buy accutane uk

buy accutane online blog.planningpme.es buy accutane 10mg uk

buy clomid tablets

clomid london drugs online buy clomid uk

where can i buy naltrexone

buy generic naltrexone online campsitedirectory.co.uk low dose naltrexone buy

 HÒN ĐÁ CÓ BẢY MẮT VÌ SỰ XÂY DỰNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

HÒN ĐÁ ĐƯỢC CHẠM TRỔ

 

Xa-cha-ri 3: 9 chép: “Vì này hòn đá mà Ta để trước mặt Giê-hô-sua chỉ một hòn đá mà có bảy mắt. Này, Ta sẽ chạm trổ nó và Ta sẽ cất sự gian ác khỏi đất này trong một ngày, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.” Đề cập đến việc chạm trổ hòn đá hàm ý rằng hòn đá ấy là Đấng Christ. Thật khó hiểu vấn đề chạm trổ hòn đá. Nói cách vắn tắt, điều này có nghĩa là Chúa Jesus như hòn đá xây dựng đã được Đức Chúa Trời chạm trổ, xử lí trên thập tự giá vì sự gian ác của dân Đức Chúa Trời. Trong một ngày, bởi sự chạm trổ trên thập tự giá, Chúa Jesus đã cất đi mọi tội của dân Đức Chúa Trời. Điều này tương với Giăng 1: 29: “Kìa Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất bỏ tội của thế giới!” Qua phân nửa sau của Xa-cha-ri 3: 9, chúng ta biết rằng hòn đá có bảy mắt là Đấng Christ.

                            BẢY MẮT VÀ BẢY NGỌN ĐÈN

Xa-cha-ri 4: 2 chép: “Người nói rằng: Ngươi thấy gì? Ta đáp rằng: Tôi nhìn xem, kìa một cái giá đèn bằng vàng cả và một cái chậu trên chót nó, nó có bảy ngọn đèn; có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên chót nó.” Trong Xa-cha-ri  3: 9, hòn đá xây dựng có bảy mắt, còn trong câu này, giá đèn có bảy ngọn đèn. Nếu vận dụng linh trong vấn đề này, chúng ta chắc chắn sẽ hiểu rằng giá đèn tương đương với hòn đá. Cả hòn đá lẫn giá đèn đều là Đấng Christ. Dĩ nhiên, đá là để xây dựng, còn giá đèn là để có ánh sáng, để soi sáng. Trên hòn đá có bảy mắt và trên giá đèn có bảy ngọn đèn. Vì thế, bảy ngọn đèn của giá đèn phải là bảy mắt trên hòn đá.

Tiếp đến Xa-cha-ri 4: 10, chúng ta đọc: Vì ai là kẻ khinh dễ ngày của những điều nhỏ mọn? Bảy mắt Đức Giê-hô-va trải qua lại khắp đất, sẽ vui mà xem thấy dây chuẩn mực ở trong tay Xô-rô-ra-bên [với bảy điều ấy, nguyên văn].” Câu này bắt đầu với “ngày của những điều nhỏ mọn.” Theo cách nhìn của con người, việc khôi phục sự xây dựng không phải là điều lớn lao. Dù vậy, không người nào được khinh thường điều ấy, sự khôi phục nếp sống Hội thánh ngày nay không phải là điều lớn lao theo cách nhìn loài người. Đúng ra đó là một điều nhỏ nhưng không ai nên coi thường. Câu này cũng nói đến “bảy điều ấy” chỉ về bảy ngọn đèn trong câu 2. Sau đó chúng ta cũng được cho biết rằng “bảy điều ấy” là “bảy mắt của Đức Giê-hô-va trải đi qua lại khắp đất.” Điều này chứng minh rằng hòn đá xây dựng có bảy mắt là Đức Giê-hô-va, tức chính mình Chúa là Đức Chúa Trời.

                      BẢY LINH CỦA ĐƯC CHÚA TRỜI

Sau khi có sự hiểu biết như vậy, chúng ta đến với sách Khải Thị. Một lần nữa tôi nói rằng hầu hết những biểu tượng và các điểm trọng yếu khác được thấy trong sách Khải Thị không có gì mới lạ, mà là khai triển thêm những điều được tìm thấy trong Cựu Ước. Trong Khải Thị chương 4 và 5, chúng ta có sự khai triển mới về bảy mắt và bảy ngọn đèn. Khải Thị 4: 5 chép: “Từ ngai ra những chớp, tiếng và sấm. Cũng có bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai, tức là bảy Linh của Đức Chúa Trời.” Xin lưu ý rằng bảy ngọn đèn ở đây không ở trên giá đèn nhưng đang cháy trước ngai. Bảy ngọn đèn cháy trước ngai chính là bảy Linh của Đức Chúa Trời. Trong Xa-cha-ri chương 3 và 4 chúng ta có bảy mắt và bảy ngọn đèn nhưng không có bảy Linh. Tuy nhiên, trong sách Khải Thị, bảy ngọn đèn phát triển thành bảy Linh. Ở đây, chúng ta có một sự phát triển mới và sâu xa hơn về bảy ngọn đèn là bảy Linh. Trong 4: 5, chúng ta được biết rõ ràng bảy ngọn đèn là bảy Linh của Đức Chúa Trời.

Khải Thị 5: 6 chép: “Tôi bèn thấy chính giữa ngai và bốn sinh vật, cùng chính giữa bốn sinh vật, cùng chính giữa các trưởng lão, có một Chiên con đứng, như vừa mới bị giết, có bảy sừng và bảy mắt, là bảy Linh của Đức Chúa Trời sai xuống khắp đất.” Chiên con ở đây có bảy mắt là bảy Linh của Đức Chúa Trời. Trong 4: 5, bảy ngọn đèn là bảy Linh của Đức Chúa Trời và trong 5: 6 bảy mắt của Chiên con là bảy Linh của Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta có sự phát triển hơn nữa sách Xa-cha-ri, vì bảy mắt không những là bảy mắt trên trên hòn đá mà còn là bảy mắt của Chiên con. Bảy mắt này của Chiên con là bảy Linh của Đức Chúa Trời được sai xuống khắp đất. Điểm này trích từ Xa-cha-ri 4: 10, là câu cho chúng ta biết rằng bảy mắt của Chúa “trải qua lại khắp đất.” Trong Xa-cha-ri chương 3 và 4, chúng ta thấy bảy mắt của hòn đá, bảy ngọn đèn của giá đèn và bảy mắt của Chúa. Vì thế, Chúa là hòn đá và hòn đá cũng là giá đèn. Hòn đá vừa là giá đèn vừa là chính Chúa là Đức Chúa Trời. Chúa, Giá đèn và Hòn Đá là một. Trong Xa-cha-ri, chúng ta thấy bảy mắt là bảy ngọn đèn. Nhưng khi chúng ta đến với sự phát triển thêm trong sách Khải Thị, bảy ngọn đèn không chỉ ở trên giá đèn mà còn cháy trước ngai. Bảy ngọn đèn ấy là bảy Linh của Đức Chúa Trời. Bảy Linh ấy cuối cùng chính là bảy mắt của Chiên con, Đấng ở ngay chính trung tâm quản trị của Đức Chúa Trời. Nguyện tất cả chúng ta đều có ấn tượng sau xa về bức tranh này.

 

        MỌI SỰ ĐỀU VÌ SỰ XÂY DỰNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Theo văn cảnh của cả sách Xa-cha-ri lẫn sách Khải Thị, tất cả những điều này đều vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Hòn đá và giá đèn được đề cập trong Xa-cha-ri vào thời kì Xô-rô-ba-bên tái thiết đền thờ. Trong sách khải Thị, trước hết chúng ta có bảy giá đèn tượng trưng cho bảy Hội thánh địa phương. Về sau, chúng ta có ngai mà trước ngai có bảy ngọn đèn đang cháy. Cuối cùng, ngai này là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới. Điều này cho thấy rằng Giê-ru-sa-lem Mới được hiện hữu bởi bảy Linh cháy trước ngai. Qua tất cả những điều này, chúng ta thấy rằng bảy mắt, bảy ngọn đèn, bảy Linh, hòn đá, giá đèn, Chúa, Đức Chúa Trờivà Chiên con đều là sự xây dựng. Tòa nhà này là đền thờ, Hội thánh ngày nay và Giê-ru-sa-lem Mới, tức nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời.

Giả sử, chúng ta chỉ có hai sách Phúc âm Giăng và sách Khải Thị, là hai sách được viết bởi sứ đồ Giăng. Nếu cứ đọc đi đọc lại các sách ấy, chúng ta sẽ thấy gì? Chúng ta hãy bắt đầu với Giăng chương 1. Câu 1 chép: “Ban đầu có Lời, Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Lời là Đức Chúa Trời,” và câu 14 chép: “Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta, đầy ân điển và lẽ thật...” Câu 29 chép: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, Đấng cất bỏ tội của thế giới!” Theo Giăng chương 1, nhiều từ ngữ được dùng để mô tả Đấng này: Lời, Đức Chúa Trời, xác thịt và Chiên con. Câu 4 chép: “Trong Ngài có sự sống sự sống là sự sáng của loài người.” Với Ngài còn có ân điển và thực tại. Khi Phi-e-rơ được đưa đến với Đấng tuyệt diệu này, Ngài đã đổi tên ông từ Si-môn hành Sê-pha, nghĩa là đá (c. 24). Khi Na-tha-na-ên gặp Ngài, Ngài phán với ông rằng: “Thật vậy, thật vậy, Ta nói với các anh, các anh sẽ thấy trời mở ra và các thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con Loài người” (c 51). Lời này làm cho chúng ta nhớ lại giấc mơ Gia-cốp mà trung tâm của giấc mơ ấy là Bê-tên (Sáng. 28: 10 – 22). Giăng chương 1 kéo dài từ quá khứ đời đời đến tương lai đời đời, đề cập đến rất nhiều vấn đề. Trong quá khứ đời có Lời và trong tương lai đời đời có Bê-tên, tức là nhà, nơi ở của Đức Chúa Trời. Đó sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới. Một chương này nói từ cõi đời đời đến cõi đời đời. Tất nhiên, Giăng cần 20 chương nữa để phát triển tất cả những điểm được đề cập trong chương đầu.

Nhiều năm sau, khi Giăng đã già và bị lưu đày tại đảo Bát-mô, Chúa truyền cho ông viết sách Khải Thị; đây không những là tác phẩm cuối cùng của ông mà còn là sách cuối cùng của toàn bộ Kinh Thánh. Khải Thị 1: 4 và 5 chép: “Giăng đạt cho bảy Hội thánh ở A-si; nguyện anh em được ân điển, bình an... từ bảy Linh ở trước ngai Ngài.” Trong chương 4 và 5, chúng ta thấy bảy Linh là bảy ngọn đèn và bảy mắt được đề cập trong sách Xa-cha-ri. Theo sách Xa-cha-ri, bảy ngọn đèn vừa là bảy mắt của hòn đá vừa là bảy mắt của Chúa, hiện là bảy Linh của Đức Chúa Trời và bảy Linh của Đức Chúa Trời là bảy mắt của Chiên con cứu chuộc ấy là sư tử đắc thắng. Là Sư tử đắc thắng Ngài đã hoàn toàn đánh bại kẻ thù  của Đức Chúa Trời. Tất cả những kẻ thù như rắn rết và bò cạp đều đã bị Sư tử này nuốt đi. Vì đã đắc thắng tất cả các kẻ thù nên Ngài có đủ điều kiện để làm Chiên con cứu chuộc. Là Chiên con Ngài cất đi mọi tội, sự gian ác của dân Đức Chúa Trời vào ngày Đức Chúa Trời chạm trổ Ngài trên thập tự giá. Vì Ngài là Chiên con cứu chuộc đã thực hiện điều này nên cuối cùng, Ngài trở nên hòn đá xây dựng. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, khi những người thợ xây Do-thái khước từ Ngài thì họ không những khước từ Chiên con mà họ còn khước từ đá góc kiến ốc Đức Chúa Trời. Vào ngày Ngài chịu chết, Ngài là Chiên con nhưng trong sự phục sinh, Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài trở nên đá góc. Vì thế, sau khi trải qua sự chết và phục sinh, bây giờ Ngài là Sư tử – Chiên con – Đá. Tất cả các kẻ thù đều bị đánh bại, mọi tội đều được cất đi và Ngài trở nên đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Trên đá này có bảy mắt tỏa sáng và cháy phừng trước ngai Đức Chúa Trời để thực hiện gia tể đời đời của Đức Chúa Trời. Ngày nay, vấn đề không chỉ là Sư tử hay Chiên con mà là Đá. Ngày nay, chúng ta đang ở đâu? Chúng ta chỉ ở với Sư tử và Chiên con; hay chúng ta ở với Đá? Hầu hết Cơ đốc nhân chỉ ở với Chiên con; rất ít người ở với Sư tử. Nhiều bài thánh ca có câu: “Chiên con xứng đáng,” nhưng tôi thích nghe bài Thánh ca có câu “Sư tử xứng đáng!” Chúng ta cũng cần những bài Thánh ca có câu “Đá xứng đáng,” và “Bảy mắt xứng đáng.” Cơ Đốc giáo ngày nay thật thiếu hụt biết bao! Nhiều người tranh luận, bàn cãi và thảo luận nhưng không biết gì về việc Đấng Christ là Đá xây dựng.

KINH NGHIỆM BẢY NGỌN ĐÈN, BẢY MẮT VÀ BẢY LINH

Chúng ta phải đi tiếp đến bảy mắt của hòn đá. Chúng ta đã thấy rằng bảy mắt là bảy Linh của Đức Chúa Trời được sai xuống khắp đất. Bảy mắt này như là bảy ngọn đèn đang cháy trước ngai. Đốt cháy chắc hẳn là để soi sáng, dò xét, phơi bày và phán xét. Trong khi các ngọn đèn là để phán xét thì bảy mắt là để truyền đạt, truyền dẫn. Hễ đôi mắt tôi nhìn anh em thì dù tôi vui hay buồn, chúng vẫn truyền điều gì đó từ tôi vào trong anh em. Mắt tôi không phải là ngọn đèn để đốt cháy mà là để truyền dẫn. Một anh em vốn làm nghề sắp chữ trong công ty của mình. Cái máy này sao lại những mẫu tự từ đĩa mẫu tự gốc vào giấy cảm quang. Bốn cái đèn sáng rực như bốn con mắt truyền  những tia sáng cực mạnh qua cái đĩa và phản chiếu những tia sáng ấy ở hai tấm gương rồi rọi vào giấy cảm quang. Qua tiến trình này, hình ảnh chính xác của mẫu tự gốc trên đĩa tự ăn sâu vào giấy cảm quang. Chúng ta có thể nói rằng qua tiến trình này, hình ảnh trên đĩa được truyền vào giấy. Cũng vậy, qua bảy mắt điều gì đó từ Đấng Christ được truyền vào trong chúng ta.

Chúng ta không những có bảy ngọn đèn để đốt cháy, dò xét, phơi bày và phán xét và có bảy mắt để truyền dẫn mà còn có bảy Linh để truyền sự sống. Vì Linh là Linh sự sống (La. 8: 2) nên bảy Linh chủ yếu là để truyền sự sống. Nếu chỉ có bảy ngọn đèn mà không có bảy mắt hay bảy Linh thì chúng ta sẽ bị tiêu hủy. Bảy ngọn đèn không những là bảy ngọn đèn mà còn là bảy mắt truyền dẫn và truyền đạt cho chúng ta là bảy Linh truyền sự sống vào trong chúng ta. Ngợi khen Chúa, sự soi sáng dò xét, phơi bày và phán xét của Ngài là để truyền sự sống. Ngài không những là bảy ngọn đèn mà còn là bảy Linh.

Hãy xem xét kinh nghiệm của anh em. Khi vào trong nếp sống Hội Thánh, tất cả chúng ta đều cảm nhận rằng có điều gì đó chiếu sáng bên trong, bên trên và chung quanh chúng ta. Sự chiếu sáng ấy dò xét, phơi bày và phán xét chúng ta. Mọi người trong nếp sống Hội thánh đều đã kinh nghiệm sự chiếu sáng này là điều dò xét và phán xét những gì ẩn giấu sâu trong bản thể chúng ta. Khi những điều ẩn giấu này bị phơi bày thì chúng ta bị định tội. Nhưng ngợi khen Chúa, qua sự phán xét ấy, sự sống được truyền dẫn vào trong chúng ta. Chúng ta tuy có thể không có từ ngữ truyền dẫn nhưng chắc chắn đã kinh nghiệm điều này. Từ thời điểm ấy trở đi, Chúa Jesus trở nên rất đáng yêu đối với chúng ta. Qua sự truyền dẫn ấy, chúng ta bắt đầu yêu mến Chúa hơn bao giờ hết.

Kinh nghiệm này là để xây dựng. Bê-tên là nơi duy nhất chúng ta có thể có loại kinh nghiệm này. Tôi tin chắc rằng nếu ý định của anh em không vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời thì chắc chắn anh em sẽ bị cản trở không có được kinh nghiệm như vậy. Khi nghe điều này, một số người có thể nói: “Chúa không hẹp hòi như anh.” Trong một số phương diện, thậm chí Chúa còn hẹp hòi hơn chính tôi; Ngài khe khắt hơn. Nếu không ở tại Bê-tên, anh em không thể kinh nghiệm những điều những điều chúng tôi mô tả trong bài này. Cho dù chỉ mới có ý định đi lên Bê-tên thôi thì giống như Gia-cốp, chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm những điều này. Chỉ trong Hội thánh địa phương chúng ta mới có thể kinh nghiệm những điều liên quan đến nơi ở của Đức Chúa Trời. Kinh nghiệm này không thể có được ở nơi nào khác.

KINH NGHIỆM ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT VÌ SỰ XÂY DỰNG

                               CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Chúng ta lại đến với vấn đề Đấng Tam Nhất.” Theo sự dạy dỗ truyền thống về Đấng Tam Tam Nhất thì Cha, Con và Linh là ba Thân vị tách biệt và khác biệt. Theo một ý nghĩa tốt và tích cực, tôi đồng ý với sự dạy dỗ này. Thậm chí chính tôi cũng dùng những từ ngữ ấy. Ví dụ trong một bài Thánh ca của tôi có câu: “Cha, Con Và Linh thật là một huyền nhiệm; trong Thân vị trong thực chất, cả Ba là một.” Tôi quen thuộc với tất cả những điều này. Theo sự dạy dỗ truyền thống Con là Thân vị thứ hai và Linh là Thân vị thứ ba. Trong sách Khải Thị Linh trở nên bảy Linh. Anh em có bao giờ nhận thấy rằng bảy Linh ấy là bảy mắt của Thân vị thứ hai không? Vậy làm sao bảy Linh có thể là một Thân vị tách biệt được? Phải chăng Thân vị thứ hai và bảy Linh, tức mắt của Thân vị thứ hai, là hai Thân vị tách biệt? Chúng ta không hiểu Đấng Tam Nhất bằng cách dùng những từ liệu truyền thống. Càng dùng những từ liệu ấy, chúng ta càng rối trí. Nói rằng bảy Linh là bảy mắt của Thân vị thứ hai vốn không phải là định nghĩa của và giải nghĩa của tôi mà là sự hiểu biết của tôi khi đọc các câu trong sách Khải Thị. Những người tại hội đồng Nicene có lẽ không sáng tỏ về bảy Linh. Nếu họ không sáng tỏ thì làm sao chúng ta có thể theo tín điều của họ được? Nếu theo tín điều ấy, chúng ta đã đui mù. Chúng ta không đi theo bất cứ điều gì cách đui mù. Những người chống đối chúng ta nói họ tin tín điều này nhưng chúng ta thì tin Lời thuần khiết của Kinh Thánh. Nếu các giáo phụ đầu tiên nhận biết rằng Thánh Linh là bảy Linh, tức các mắt của Thân vị thứ hai thì họ đã không vội đề ra tín điều; họ đã nhận thấy không thể nào tạo ra một bản tín điều. Bản tín điều nào mà còn thiếu một câu trong Kinh Thánh thì không đầy đủ. Hơn 50 năm nay, chúng ta tuyên bố là không muốn tín điều nào. Tín điều duy nhất của chúng ta là Kinh Thánh bao gồm cựu Ước và Tân Ước. Tất nhiên, khi tuyên bố điều này hơn 50 năm trước, chúng ta chưa thấy bảy Linh. Chúng ta mới thấy bảy Linh cách đây gần 20 năm. Trong 12 năm qua, vấn đề này dần dần trở nên rất rõ ràng.

Tôi muốn đưa ra một câu hỏi với những người chống đối chúng ta: anh có tin rằng Thánh Linh, tức Thân vị thứ ba, chính là bảy Linh trong sách Khải Thị không? Nhưng bảy Linh là những mắt của Thân vị thứ hai. Vậy, Linh và Thân vị thứ  hai là hai Thân vị tách biệt không? Tôi không muốn tranh luận giáo lí mà đang đề cập đến thực tại cho việc xây dựng của Đức Chúa Trời. Đối với chúng ta ngày nay, tính Tam Nhất không được xem là vấn đề giáo lí; đó phải là kinh nghiệm về việc Đức Chúa Trời Tam Nhất ban phát chính Ngài vào chúng ta.

Theo Phúc âm Giăng, chúng ta thấy rằng Lời đời đời, tức Đức Chúa Trời, đã trở nên xác thịt và xác thịt ấy là Chiên con của Đức Chúa Trời. Trong sách Khải Thị, chúng ta thấy rằng Chiên con ấy trở nên Sư tử. Chiên con cũng là hòn đá có bảy mắt và những mắt ấy là bảy ngọn đèn soi sáng, dò xét, phơi bày và phán xét. Bảy ngọn đèn là bảy Linh của Đức Chúa Trời truyền sự sống vào trong những người đã được phán xét. Hơn nữa bảy Linh còn là bảy mắt của Đấng Cứu chuộc, truyền dẫn và truyền đạt những gì Ngài là và những gì Ngài đã hoàn tất vào bản thể chúng ta để chúng ta có thể trở nên đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời trong bản chất của Ngài. Đừng thỏa mãn với những dạy dỗ của truyền thống và đừng bám lấy bất cứ sự hiểu biết giáo lí nào. Chúng ta phải thấy rằng Đức Chúa Trời Tam Nhất rất tuyệt diệu. Ngài là Lời, tức chính Đức Chúa Trời và Ngài đã trở nên xác thịt để làm Chiên con của Đức Chúa Trời. Trong Giăng chương 14, Ngài cho thấy rằng Ngài với Cha là một và Linh là Ngài. Đấng tuyệt diệu này là Sư tử, Chiên con và Đá với bảy mắt. Với bảy mắt ấy, Ngài nhìn chúng ta và truyền những gì Ngài là và những gì Ngài đã hoàn tất, đạt được, và đoạt được vào trong bản thể chúng ta để làm cho chúng ta trở nên vật liệu cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Bảy mắt ấy là bảy Linh được Đức Chúa Trời từ ngai Ngài sai xuống khắp đất.

Chúng ta không nên có một Đấng Tam Nhất theo giáo lí mà phải kinh nghiệm sự phong phú kì diệu, huyền nhiệm và tuyệt hảo của Đức Chúa Trời chúng ta. Toàn bộ sự phong phú ấy không chỉ để cứu chuộc và tái sinh chúng ta mà cũng để biến đổi và xây dựng chúng ta. Ô, chúng ta cần ánh sáng để nhìn thấy những điều này biết bao! Chúng ta không nên nông cạn và đừng bao giờ bị Cơ Đốc giáo ngày nay làm lệch lạc. Trái lại chúng ta nên bỏ qua điều mà những người chống đối nói mà giữ lấy Kinh Thánh với lời thuần khiết và ánh sáng cập nhật. Tất cả chúng ta phải nhìn thấy ánh sáng này. Mỗi khi cố gắng hiểu Kinh Thánh theo cách “thần học” hay đến với Kinh Thánh để tìm hiểu thần học, chúng ta sẽ bị giết chết. Chúng ta không thể biết Kinh Thánh theo cách được gọi là “thần học.”

 

                               MƯỜI ĐIỂM TRỌNG ĐIỂM

Bây giờ chúng ta hãy xem xét thêm một số điểm trọng yếu được tìm thấy trong Phúc âm Giăng và sách Khải Thị. Trước hết, trong Giăng 1: 1, chúng ta có Lời đời đời. “Ban đầu” trong câu này chắc chắn chỉ về quá khứ đời đời, cho thấy Lời là Lời đời đời. Như câu này nêu rõ, Lời là Đức Chúa Trời. Một ngày nọ, Lời ấy, tức Đức Chúa Trời, đã trở nên xác thịt (Gi. 1: 14). Theo hiểu biết thần học, chúng ta quen nói rằng Con Đức Chúa Trời đã nhục hóa. Tất nhiên, nói như vậy là đúng. Tuy nhiên, nếu đọc Tân Ước, anh em sẽ không thấy từ nào nói rằng Con Đức Chúa Trời. Tuy sự thật đúng là như vậy, nhưng Tân Ước không diễn đạt như vậy. Đó là sự dạy dỗ thần học truyền thống về sự nhục hóa. Nhưng đừng hiểu lầm tôi mà nghĩ rằng tôi không tin vào sự nhục hóa của Con Đức Chúa Trời. Ít nhất tôi tin sự kiện này cũng như anh em. Tôi tin vào sự nhục hóa của Con Đức Chúa Trời. Nhưng Tân Ước nói rằng Lời vốn có từ ban đầu đã trở nên xác thịt. Đó không những là Con Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt mà còn là chính Đức Chúa Trời đã nhục hóa. Giăng Báp-tít, tức người mở đường của Đấng Christ, đã nói về Lời này là Đấng đã trở nên xác thịt rằng: “Kìa Chiên con của Đức Chúa Trời!” Vì thế, trong nửa đầu của của Giăng chương 1, chúng ta có Lời, Đức Chúa Trời, xác thịt và Chiên con.

Trong sách Khải Thị, chúng ta thấy Chiên con của Đức Chúa Trời là Sư tử. Một trong các trưởng lão thiên sứ, chứ không phải con người, đã giới thiệu Đấng Christ như vậy, giới thiệu Ngài là Sư tử của chi phái Giu-đa (5: 5). Khải Thị 5: 6 chép rằng trên Chiên con ấy có bảy mắt. Việc đề cập đến Sư tử chỉ về Sáng-thế kí chương 49 và lời về bảy mắt chỉ về sách Xa-cha-ri là sách chép về bảy mắt trên hòn đá. Do đó, Chiên con cũng là Đá. Nói cách khác Đấng Cứu Chuộc là Đấng cất tội của thế giới đi, đã trở nên Đá xây dựng, tức Đấng xây dựng.

Quan niệm này không phải là mới lạ. Trước khi Chúa Jesus bị đóng đinh, Ngài đã cho các thợ xây Do Thái biết rằng họ không những khước từ Đấng Cứu Chuộc mà còn bỏ qua Đá góc (Mat. 21: 42). Tôi tin rằng đang khi nói chuyện với họ, Chúa Jesus nhận thức rõ rằng Ngài là đá được đề cập trong Xa-cha-ri 3: 9, tức là đá có bảy mắt và bởi chịu chạm trổ nên Ngài sẽ cất đi sự gian ác của dân sự trong một ngày. Ngài biết rằng Ngài sẽ bị Đức Chúa Trời chạm trổ để cất đi sự gian ác của dân Đức Chúa Trời trong một ngày hầu Đức Chúa Trời có thể có được kiến ốc của Ngài.

Cả Chiên con lẫn hòn đá, tức sự cứu chuộc và sự xây dựng được nối kết bởi bảy mắt là bảy Linh của Đức Chúa Trời và là bảy ngọn đèn cháy trước ngai quản trị của Ngài. Vì vậy chúng ta có Lời, Đức Chúa Trời, xác thịt, Chiên con, Sư tử, Đá, bảy mắt, bảy Linh và bảy ngọn đèn. Cuối cùng chúng ta có kiến ốc, tức nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời, Giê-ru-sa-lem Mới. Không lời nào ở đây là sự giải thích của tôi mà là lời tôi trích dẫn. Tôi chỉ đưa ra 10 điểm trọng yếu trong Kinh Thánh: Lời, Đức Chúa Trời, xác thịt, Chiên con, Sư tử, Đá, bảy mắt, bảy Linh, bảy ngọn đèn và Giê-ru-sa-lem Mới. Khi ráp tất cả những từ liệu này lại với nhau như mảnh trong trò chơi ghép hình, là những từ ngữ vốn rải rác đây đó trong các sách khác nhau của Kinh Thánh, chúng ta thực sự sẽ nhìn thấy điều gì đó. Nếu cầu nguyện về 10 điều này, chúng ta sẽ nhìn thấy khải tượng Giê-ru-sa-lem Mới là sự mở rộng chung cuộc của Đức Chúa Trời.

                                   THỜI ĐẠI CỦA ĐÁ

Ban đầu có Lời, tức sự diễn đạt của Đức Chúa Trời. Một ngày nọ, chính Đức Chúa Trời được diễn đạt là Lời, đã trở nên xác thịt. Đó là bước thứ nhất để Ngài mở rộng chính Ngài. Xác thịt ấy là Chiên Con của Đức Chúa Trời công chính, tức Đức Chúa Trời phán xét và kết án tội. Chiên con đã cất tội lỗi để thỏa đáp những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời. Đây là bước thứ hai trong sự mở rộng của Đức Chúa Trời. Khi chịu đóng đinh Ngài bị chạm trổ và sự chạm trổ ấy cất đi sự gian ác của dân Đức Chúa Trời trong một ngày. Ngoài ra Ngài còn là Sư tử hàm ý Ngài đã đánh bại tất cả các kẻ thù. Là sư tử, Ngài đã hoàn toàn đánh bại kẻ thù. Ngài vừa là Chiên con cứu chuộc vừa là Sư tử đắc thắng vì sự mở rộng của Đức Chúa Trời. Sư tử - Chiên con bây giờ là đá. Ngày nay, anh em có biết Chúa Jesus là gì không? Ngài là đá. Ngài là Chiên con và Sư tử để trở thành đá. Sau khi  cất đi sự gian ác và đánh bại mọi kẻ thù nên Ngài hiện đang xây dựng. Thời đại này không chỉ là thời đại của Chiên con và Sư tử mà chủ yếu là thời đại của Đá. Bây giờ, chúng ta có thể hiểu tại sao trong lần cuối cùng viếng thăm Giê-ru-sa-lem, Chúa Jesus cho những thợ xây Do-thái biết rằng họ không những khước từ Chiên con, tức là Đấng cứu chuộc và Sư tử, tức Đấng đắc thắng mà còn từ bỏ Đá, tức Đá đầu góc nhà. Sau khi Ngài chết và phục sinh và phục sinh thời đại này đã trở nên thời đại Hội thánh, tức là sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Để xây dựng Hội thánh, Đấng Christ là vầng đá. Như chính Ngài đã nói với Phi-e-rơ rằng: “Anh là hòn đá trên vầng đá này, ta sẽ xây dựng hội thánh của Ta” (Ma. 16: 18). Sau sự đóng đinh và phục sinh, thời đại này đã trở nên thời đại của vầng đá, tức thời đại của Đá. Đó là thời đại xây dựng.

Vì trật mục tiêu nên Cơ Đốc giáo gần như biến thời đại này thành thời đại cứu chuộc. Một số Cơ Đốc nhân thuộc phái gọi là sự sống bề trong đã tiến xa hơn một chút nên đã nói về Sư tử đắc thắng. Trong suốt nhiều thế kỉ, dường như chưa từng có ai nhận thấy rằng thời đại này không chỉ là thời đại cứu chuộc và đắc thắng, mà chủ yếu là thời đại xây dựng. Ngày nay Đấng Christ là đá. Tất cả chúng ta đều phải thấy rằng thời đại này là thời đại xây dựng. Ngợi khen Chúa, bây giờ Ngài là Chiên con- Sư tử - Đá. Cả chiến thắng lẫn cứu chuộc của Ngài đều để Ngài trở hành Đá. Nếu chưa đánh bại kẻ thù và chưa cất đi sự gian ác thì Ngài không có cách nào hoàn thành công tác xây dựng của Đức Chúa Trời. Ha-lê-lu-gia, Chúa Jesus của chúng ta bây giờ là Sư tử-Chiên con-Đá!

Đá này có bảy mắt. Đây là điểm trọng yếu. Bảy mắt này là bảy Linh của Đức Chúa Trời và bảy Linh của Đức Chúa Trời là bảy ngọn đèn cháy phừng. Chức năng của mắt là gì? Chắc chắn là để nhìn. Tuy nhiên, bảy mắt của Đấng Christ không phải để nhìn điều này điều kia mà để nhìn chúng ta, ngắm chúng ta. Chắc chắn bảy mắt của đá xây dựng là để truyền phát và truyền dẫn. Mỗi khi Ngài nhìn chúng ta, chúng ta có thể nhận biết Ngài vui hay không vui. Ngài không cần nói gì cả. Bởi nhìn chúng ta, Ngài truyền tất cả những gì Ngài là vào trong bản thể chúng ta. Vì thế, mắt là để truyền phát và truyền dẫn. Như chúng tôi vừa đề cập, bảy Linh của Đức Chúa Trời để truyền sự sống vì trong Kinh thánh, Linh là Linh của sự sống. Bảy ngọn đèn là để soi sáng, dò xét, phơi bày và phán xét trong sự chuyển động của Đức Chúa Trời. Việc mắt truyền dẫn, tức là Linh của Đức Chúa Trời truyền sự sống và bảy ngọn đèn soi sáng, dò xét, phơi bày và phán xét, đều được tìm thấy trong sách Khải Thị. Tất cả những điều này đều vì Giê-ru-sa-lem Mới. Trước khi bước vào Hội thánh, chúng ta chưa từng nghe gì về vấn đề này. Nhưng sau khi ở trong Hội thánh, chúng ta kinh nghiệm điều gì đó chiếu sáng trong chúng ta để tìm ra những bí ẩn cho cả đời sống chúng ta.

                         Bởi ngọn lửa của bảy ngọn đèn ấy, Chúa Jesus trở nên rất quý báu, thân mến và đáng yêu đối với tôi. Trước đó tôi chưa từng có một cảm nhận sâu xa như vậy về sự quý báu và đáng yêu của Chúa. Đó là sự truyền phát và truyền dẫn chính Chúa Jesus vào trong bản thể tôi. Đối với tôi, Chúa thật là yêu dấu, quý báu và có sẵn! Ngài là một báu vật đáng yêu đối với tôi. Tôi yêu mến Ngài hơn bao giờ hết. Ngài thực sự được truyền vào trong tôi. Tôi có thể làm chứng rằng lúc đó, tôi ở trên tầng trời thứ ba và mọi tội cùng sự yếu đuối đều ở dưới chân tôi. Tôi không cần cố gắng đắc thắng bất cứ điều gì.

Theo sau việc truyền dẫn ấy là việc cung ứng sự sống. Bảy ngọn đèn trở nên bảy mắt và bảy mắt nên bảy Linh. Sự soi sáng, dò xét, phơi bày và phán xét đưa đến việc truyền dẫn Chúa Jesus vào trong tôi và sự truyền dẫn ấy đem đến sự truyền sự sống. Tôi đã nhận được thêm sự sống, tức sự sống là chính Đấng Christ. Đấng Christ đã được thêm vào trong bản thể tôi nhiều hơn. Ngài được truyền vào trong bản thể tôi cách sâu xa. Trong những ngày ấy tôi không có từ liệu nhưng tôi có kinh nghiệm. Kết quả là tôi được biến đổi và yêu mến Hội thánh cùng tất cả các thánh đồ nhóm họp với tôi. Đó là sự xây dựng.

BẢY NGỌN ĐÈN TRỞ NÊN SỰ TUÔN CHẢY CỦA NƯỚC HẰNG 

                                          SỐNG

Cuối cùng sự xây dựng sẽ hoàn tất trong Giê-ru-sa-lem Mới là sự mở rộng chung cuộc và đời đời của Đức Chúa Trời tuyệt diệu của chúng ta. Nếu muốn hiểu Phúc âm Giăng, sách Khải Thị và thậm chí toàn bộ Kinh Thánh thì anh em phải thấy bảy ngọn đèn, bảy mắt và bảy Linh của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, Giê-ru-sa-lem Mới được hình thành mà trong đó, bảy linh trước ngai quản trị của Đức Chúa Trời sẽ trở nên dòng chảy của sông nước sự sống ra từ ngai. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, bảy ngọn đèn trước ngai quản trị sẽ trở nên nước sự sống từ ngai truyền sự sống truyền sự sống tuôn chảy ra và chính Ngài là đá sẽ là ngọn đèn chiếu ra Đức Chúa Trời qua thành cho đến đời đời. Đây là những điểm trọng yếu về sự khải thị trong Kinh Thánh. Nguyện tất cả chúng ta đều nhìn thấy những điểm này.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2