"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870093
Đang truy cập:89

Khải Huyền Bài 32-

clomid uk to buy

buy clomid tablets

 KINH NGHIỆM SỰ SỐNG BIẾN ĐỔI VÀ XÂY DỰNG CỦA ĐẤNG 

  CHRIST

Trong bảy bức thứ gửi cho bảy Hội thánh, có nhiều câu khó nên hiếm thấy ai có thể giải thích được các câu ấy. Một trong những câu khó nhất là 3: 12, Chúa nói: “Kẻ đắc thắng, Ta sẽ khiến làm cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời Ta và người không còn ra khỏi đó nữa; Ta cũng sẽ lấy danh Đức Chúa Trời Ta và danh của thành Đức Chúa Trời Ta, là Giê-ru-sa-lem mới ở trên trời, từ Đức Chúa Trời mà xuống cùng danh mới của Ta, mà viết trên người.”  Chúa sẽ làm cho chúng ta trở nên cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời và sẽ viết danh Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem mới và danh mới của Ngài trên chúng ta có nghĩa gì? Quyển sách nào tôi tra cứu cũng không thể giải đáp thắc mắc của tôi về vấn đề này. Dù ngay cả học sinh lớp bốn cũng có thể hiểu ý nghĩa những lời trong câu này nhưng khó khăn nhất là hiểu ý nghĩa thật của câu này. Khải Thị 3: 12 là một câu khó hiểu đối với những nhà giải kinh vì không ai trong họ có kinh nghiệm đầy đủ. Trải qua nhiều năm, cuối cùng tôi nhận thức rằng đây là lời hứa lớn nhất trong bảy lời hứa của bảy bức thư ở Khải Thị chương 2 và 3. Trong bài này, chúng ta cần suy xét lời Chúa hứa người đắc thắng trong Hội thánh tại Phi-la-đen-phi.

                      PHƯỚC HẠNH LỚN NHẤT

Nếu chưa có kinh nghiệm nhất định, chúng ta không thể hiểu 3: 12. Ở đây, Chúa không hứa ban cho chúng ta một điều gì đó mà làm cho chúng ta trở nên một điều gì đó. Mỗi khi nghĩ về những lời hứa của Chúa, chúng ta luôn luôn nghĩ Ngài sẽ ban cho chúng ta một điều gì đó. Theo quan niệm của chúng ta, lời hứa liên quan đến phước hạnh. Đối với chúng ta nếu không có phước thì không thể nào có lời hứa. Nhưng trong 3: 12, Chúa không phán: “Ta sẽ ban cho người ấy,” Mà nói: “Ta sẽ làm cho người ấy.” Trong 3: 12, Chúa không hứa ban cho chúng ta sự thánh biệt hay một phước hạnh thuộc trời. Không, ở đây, Ngài hứa làm cho chúng ta trở nên một điều gì đó – trụ cột trong đền thờ Đức Chúa Trời.

Trở nên trụ cột trong đền thờ Đức Chúa Trời liên quan đến hai điều là biến đổi và xây dựng. Từ khi tôi đến đất nước này, gánh nặng của tôi nằm ở hai vấn đề ấy. Phước hạnh lớn nhất mà Chúa có thể ban cho chúng ta là biến đổi và xây dựng chúng ta thành đền thờ của Ngài. Hầu hết Cơ Đốc nhân đều không thể hiểu được làm cho trở nên trụ cột trong nhà Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là gì? Danh Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem mới và danh mới của Chúa được viết trên chúng ta có nghĩa là gì? Tuy nhiên, những người đạt tới mức độ của Hội thánh Phi-la-đen-phi đều có sự hiểu biết đúng đắn bên trong họ. Nếu đạt tới mức độ ấy, chúng ta sẵn sàng để Chúa biến đổi. Nếu dùng một ít năng lực mà chúng ta đã nhận được từ Chúa nơi lời Ngài và hết lòng với Ngài, chúng ta sẵn sàng được biến đổi và ở trong vị trí đúng đắn để Chúa làm cho chúng ta trở nên cột trụ. Điều này đòi hỏi chúng ta trước hết phải được biến đổi trở thành vật liệu quý và sau đó được xây dựng thành cột trụ. Làm sao chúng ta là đất sét lại có thể trở nên cột trụ trong đền thờ Đức Chúa Trời? Không có cách nào khác ngoại trừ được biến đổi từ đất sét thành đá quý và sau đó được xây dựng thành kiến ốc của Đức Chúa Trời. Trước 3: 12, chúng ta có lời hứa của Chúa trong 2: 17, cho thấy chúng ta có thể được biến đổi thành viên đá trắng bằng cách ăn Ngài là ma-na giấu kín. Đây thực sự là phước hạnh lớn. Điều này liên quan đến chính bản thể của chúng ta vì nó có liên hệ đến những gì chúng ta là. Phước hạnh lớn nhất không phải là những gì Chúa ban cho chúng ta mà những gì Chúa làm cho chúng ta trở thành.

Giả sử tôi là một khối đất sét, và dù anh em có ban cho tôi vàng hay kim cương thì tôi vẫn là đất sét. Cho dù anh em có đem tôi lên trời và đặt tôi trước mặt Đức Chúa Trời, tôi vẫn là đất sét. Phước hạnh lớn nhất là Chúa sẽ biến đổi tôi thành điều gì đó liên quan đến nơi ở của Đức Chúa Trời. Trong nếp sống Hội hánh, chúng ta không nên mong đợi những phước hạnh khách quan. Trái lại, chúng ta phải nhận thức rằng phước hạnh của Chúa luôn luôn là làm cho chúng ta trở nên một điều  gì đó biến đổi chúng ta thành vật liệu quý, rồi xây dựng chúng ta thành kiến ốc của Đức Chúa Trời. Nếu anh em nhận lấy lời này vào trong mình, lời sẽ cách mạng hóa quan niệm của anh em. Nếu đã nhìn thấy khải tượng này anh em có còn mong đợi Chúa ban phước cho mình với những điều bên ngoài không? Không, chúng ta sẽ buông bỏ sự mong đợi ấy. Nếu thực sự nhìn thấy khải tượng này, chúng ta sẽ nhận thức rằng trong nếp sống Hội thánh, Chúa không có ý định thực hiện điều gì đó hoàn toàn liên quan đến chính bản thể của chúng ta. Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên một bản thể khác.

                     BA DANH ĐƯỢC VIẾT TRÊN CHÚNG TA

Chúa không những làm cho chúng ta trở nên cột trụ mà còn viết ba danh trên chúng ta; danh Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem mới và danh mới của Ngài. Viết tên trên cái gì đó là cho nó một danh hiệu. Nếu tôi hỏi anh em, anh em sẽ nói gì? Anh em có mạnh dạn nói “tên tôi là Đức Chúa Trời” không? Nói như vậy không phải là phạm thượng vì Chúa đã hứa viết danh Đức Chúa Trời trên chúng ta. Giả sử, tôi là người được Chúa viết danh Đức Chúa Trời trên mình và anh em hỏi tên tôi. Tôi sẽ đáp: “Xin đọc những gì được viết trên tôi – Đ-ứ-c C-h-ú-a T-r-ờ-i. Đó là tên tôi, danh hiệu của tôi.” Một số người chống đối có thể chỉ trích tôi vì đã nói như vậy. Nhưng đừng buộc tội hay trách tôi là phạm thượng. Tôi chỉ là người được viết, còn chính Chúa mới là Người viết. Bạn phải trách Ngài.

Chúa cũng sẽ viết trên chúng ta danh Giê-ru-sa-lem Mới. Bao nhiêu mẫu tự của Giê-ru-sa-lem được viết trên anh em? Có lẽ người khác chỉ thấy được trên anh em những mẫu tự G-i-ê-r-u. Nhưng rốt cuộc, sau một thời gian, tất cả những mẫu tự của Giê-ru-sa-lem Mới sẽ được viết trên anh em.

Cuối cùng Chúa sẽ viết danh mới của Ngài trên chúng ta. Vì Chúa luôn luôn mới nên Ngài tất nhiên không có danh cũ mà có danh mới. Danh mới này của Chúa là gì? Đó chính là Đấng Christ mà chúng ta kinh nghiệm. Chỉ sau khi có kinh nghiệm đầy đủ, chúng ta mới nhận được danh hiệu mới này. Qua tất cả những điểm vừa được trình bày, chúng ta có thể nhận thấy rằng phước hạnh lớn nhất là Chúa làm cho chúng ta giống Đức Chúa Trời, làm cho chúng ta trở nên một phần của Giê-ru-sa-lem Mới và làm cho chúng ta trở nê sự biểu lộ của Đấng Christ cách mới mẽ.

                               CÁCH CHÚA VIẾT TRÊN CHÚNG TA

Trong các Hội thánh, chúng ta phải thấy rằng phước hạnh lớn nhất của Chúa là hứa làm cho chúng ta trở nên một điều gì đó. Phương cách Ngài thực hiện công việc ấy là đem chính Ngài vào trong chúng ta. Viết danh Đức Chúa Trời. danh Giê-ru-sa-lem Mới và danh mới của Chúa trên chúng ta, thực ra chỉ về việc đem Đức Chúa Trời vào trong chúng ta, đem Giê-ru-sa-lem Mới vào trong bản thể chúng ta và đem các thuộc tính của Đấng Christ vào trong chúng ta như là sự biểu lộ mới của Ngài. Cuối cùng, qua công việc ấy, ba danh mới ấy sẽ được viết trên chúng ta. Việc đem yếu tố của Ngài vào trong chúng ta chính là viết các danh ấy trên chúng ta.

Hãy xem ví dụ minh họa về gỗ hóa thạch. Trước hết, chúng ta có một khúc gỗ bình thường. Khi nước chảy qua khúc gỗ ấy, nước đem đi yếu tố gỗ tự nhiên và thay thế chất gỗ ấy bằng khoáng chất rắn chắc. Khi tiến trình này diễn ra, gỗ sẽ dần dần được hóa thạch. Sau khi hoàn tất tiến trình, chúng ta có thể viết trên khúc gỗ ấy hàng chữ gỗ hóa thạch. Tên gọi này mô tả những gì đã được đem vào trong từng thớ gỗ.

Tôi lặp lại rằng việc viết ba danh ấy mô tả tiến trình đem yếu tố thần thượng vào trong bản thể chúng ta. Vì vậy phước hạnh lớn nhất trong nếp sống Hội thánh không phải là Chúa ban cho chúng ta điều gì đó mà là Ngài hiện đang đem chính Ngài vào trong chúng ta để làm cho chúng ta trở nên một phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Qua công việc ấy, chúng ta có thể có điều gì đó của Đức Chúa Trời cũng như kinh nghiệm mới về Đấng Christ bao hàm tất cả. Chúng ta có thể không có những phước hạnh bên ngoài. Tuy Chúa chăm sóc chúng ta nhưng chúng ta không xem sự chăm sóc bên ngoài là phước hạnh thật. Phước hạnh thật là Ngài làm cho chúng ta trở nên cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời mà trên cột trụ ấy có ba danh hiệu tuyệt diệu được viết.

                                       TUYỆT ĐÍCH

Hầu hết Cơ Đốc nhân không thể cho anh em biết ý nghĩa của 3: 12 vì trong suốt các thế kỉ, vấn đề mục đích đời đời của Đức Chúa Trời được thực hiện qua sự xây dựng của Đức Chúa Trời đã bị lãng quên rất nhiều. Thậm chí trong Cơ Đốc giáo ngày nay, anh em hiếm khi nào nghe một lời về sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nhiều người hiểu lầm từ xây dựng đồng nghĩa với từ gây dựng. Đối với nhiều người, xây dựng chỉ là gây dựng. Dù nhiều người nhấn mạnh đến vấn đề gây dựng nhưng không ai quan tâm đến sự xây dựng Hội thánh của Đức Chúa Trời cách thực tiễn, là điều đem đến nơi ở đời của Ngài. Thế nhưng tuyệt đích của Kinh Thánh là gì? Khi đến với hai chương cuối của Kinh Thánh, chúng ta không thấy tôn giáo, đạo đức, luân lí hay sự gây dựng mà chỉ thấy một thành phố Giê-ru-sa-lem Mới. Nhiều Cơ Đốc nhân nghĩ rằng Giê-ru-sa-lem Mới là lâu đài thuộc trời. Dường như họ chưa bao giờ để ý rằng thành ấy từ trời ngự xuống (21: 2). Trong khi hầu hết Cơ Đốc nhân đều háo hức được lên trời, thì ước muốn  của Đức Chúa Trời là từ trên trời ngự xuống. Giê-ru-sa-lem Mới là tuyệt đích của công tác của Đức Chúa Trời trong cả sáng tạo cũ lẫn sáng tạo mới. Sách nào cũng phải có phần kết luận. Dù một quyển sách có thể chứa đựng nhiều điều nhưng lời cuối cùng vẫn là lời quan trọng nhất. Kết luận của Kinh thánh là gì? Đó là tuyệt đích của Đức Chúa Trời, thành thánh Giê-ru-sa-lem Mới, là nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời. Thư gửi cho Hội thánh tại Phi-la-đen-phi là điểm nổi bật nhất trong bảy thư. Thư này đạt tới đỉnh cao mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, tức Giê-ru-sa-lem Mới và đạt đến tuyệt đích của toàn bộ Kinh Thánh, vì cả Kinh Thánh lẫn thư này đều kết thúc với Giê-ru-sa-lem Mới. Vì thế thư này không những là điểm nổi bật nhất trong bảy thư, mà còn đạt tới đỉnh cao của toàn bộ Kinh Thánh.

            CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC BIẾN ĐỔI VÀ XÂY DỰNG

Khi sứ đồ Giăng cầm cuộn sách nhỏ, miệng ông thấy ngọt nhưng trong bụng ông thấy đắng (10: 10). Kinh nghiệm của chúng ta cũng giống như vậy. Khi thấy khải tượng, chúng ta vui mừng vì khải tượng ấy vô cùng ngọt ngào. Nhưng sau khi thấy khải tượng trải nhiều năm tháng, chúng ta thấy đắng trong kinh nghiệm của mình. Cảm giác đắng ấy liên quan đến tình trạng nghèo nàn giữa vòng Cơ Đốc nhân ngày nay. Thậm chí giữa vòng chúng ta là những người gần gũi với chức vụ của Chúa thì vẫn có nhiều người không quan tâm đến sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Họ quan tâm đến phước hạnh và sự thuộc linh cá nhân của mình. Những người khác thì quan tâm đến sự chính thống và chính xác trong giáo lí nhưng không quan âm đến sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Họ cần được cách mạng hóa và biến đổi. Tôi xin nói một lời thẳng thắn, chân thành và yêu thương với những người yêu dấu ấy. Hãy quên đi giáo lí và đừng nhìn ngắm chính mình. Anh em là ai và là gì? Giáo lí có chính xác hay không cũng không thành vấn đề. Anh em là gì mới thực sự quan trọng. Bao nhiêu năm nay, anh em quan tâm đến giáo lí nhưng trong anh em có gì thay đổi không? Anh em vẫn như cũ so với 25 năm trước? Có lẽ anh em chưa từng kinh nghiệm chút biến đổi hay xây dựng nào. Anh em có thể tự cho là mình thuộc linh, theo đúng Kinh Thánh, chính thống và đúng đắn. Nhưng phần nào của bản thể anh em đã được biến đổi và anh em đã được xây dựng với ai? Ngày ngày anh em có thể vùi đầu vào Kinh Thánh, cố gắng trở nên chính thống và chính xác trong giáo lí nhưng bản thể của anh em thì sao? Có thay đổi gì trong anh em không?

ĐƯỢC BIẾN ĐỔI QUA VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI BAN PHÁT CHÍNH 

                       NGÀI VÀO TRONG CHÚNG TA

Sự xây dựng của Đức Chúa Trời là gì? Sự xây dựng của Đức Chúa Trời là ban phát chính Ngài vào trong chúng ta và đem chính Ngài vào bản thể chúng ta. Hãy xem lại minh họa vể gỗ hóa thạch. Gỗ vốn thiên nhiên, không có khoáng chất nào làm cho nó có chất liệu đá. Trong kiến ốc đời đời của Đức Chúa Trời không có gỗ. Trong kiến ốc của Ngài chỉ có đá quý, vàng và ngọc trai. Mười hai nền của Giê-ru-sa-lem Mới là những lớp đá quý (21: 19 – 20) và toàn bộ tường thành được xây bằng bích ngọc (21: 18). Trong Giê-ru-sa-lem Mới không có gì bằng bùn hay gỗ. Về mặt thiên nhiên, tất cả chúng ta đều là bùn hoặc gỗ. Ai cũng muốn là gỗ hơn bùn vì nghĩ rằng gỗ cao hơn bùn. Tuy nhiên cả bùn lẫn gỗ đều vô dụng trong bàn tay xây dựng của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần được biến đổi. Những người bằng bùn cần được biến đổi thành đá quý và những người bằng gỗ cần được hóa thạch. Cách để gỗ được hóa thạch là cho nước hằng sống chảy qua khúc gỗ ấy để lấy đi chất gỗ và thay thế bằng khoáng chất rắn chắc. Tiến trình hóa thạch trong thế giới vật lí là một biểu tượng về thực tại thuộc linh. Ngày nay, Đức Chúa Trời thực sự đang “hóa thạch” chúng ta bằng dòng chảy thần thượng của Ngài. Dòng chảy này rõ ràng được bày tỏ trong Khải Thị 22: 1: “Thiên sứ lại chỉ cho tôi xem sông nước sự sống ở giữa đưởng của thành, trong như thủy tinh, từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra.” Dòng sông này chảy qua mọi nơi trong thành.

Bên trong tôi thường xuyên có vị đắng, một cảm giác đắng về Cơ Đốc nhân ngày nay. Họ có vẻ như biết rất nhiều nhưng thật ra họ dại dột hơn và hầu như không biết gì cả. Những diều anh em biết không phải là điều quan trọng. Anh em có thể biết nhiều điều nhưng mọi phần bên trong anh em vẫn có thể là bùn hay gỗ; tình trạng ấy cho thấy anh em có thể vẫn chưa được biến đổi. Chúng ta phải được biến đổi bởi Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào bản thể chúng ta. Hãy quên đi kiến thức Kinh Thánh và tôn giáo mà chỉ quan tâm đến một điều – anh em đã được biến đổi bao nhiêu bởi Đức Chúa Trời hằng sống ban phát chính Ngài vào trong anh em. Đây mới thực sự là điều quan trọng. Anh em có thể học thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh nhưng chính anh em thì không có giá trị gì. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, không gì quan trọng ngoại trừ việc Ngài được ban phát vào trong bản thể anh em. Tôi hi vọng nhiều người trong anh em có thể nói: “tôi không biết Kinh Thánh bao nhiêu. Tôi chỉ biết một điều là ngày ngày Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong tôi. Hằng ngày, điều gì đó từ Đức Chúa Trời tuôn chảy vào để lấy đi yếu tố thiên nhiên của tôi và thay thế yếu tố ấy bằng thể yếu thần thượng của Ngài.

Tôi có gánh nặng một cách sâu xa! Anh em tốt hay xấu, thánh hay không thánh, thuộc linh hay không thuộc linh đều không thành vấn đề. Vấn đề là anh em được Đức Chúa Trời chạm đến và được biến đổi chưa. Chúng ta phải sẵn sàng mở chính mình ra và nói: “Chúa ơi, xin tuôn chảy qua con. Chúa ơi, xin tuôn chảy vào trong, xuyên qua con và ra từ con và xin lấy đi mọi yếu tố thiên nhiên của con. Chúa ơi, con ghét sự cải thiện bên ngoài và chán ngán bị điều chỉnh cách bề ngoài. Con chán ngán tôn giáo và kiến thức Kinh thánh. Con chán ngán sự thuộc linh cá nhân. Chúa ơi, con rất khắc khoải về tình trạng của mình vì con có quá ít thể yếu thần thượng của Ngài. Con được dạy dỗ và ‘được gây dựng’ suốt nhiều năm. Nhưng con vẫn cứ y nguyên.”

                       TÌNH YÊU ANH EM THẬT

       Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi bị hiểu lầm rất nhiều. Phải đó là Hội Thánh của tình yêu anh em. Nhưng đó là loại tình yêu gì? Phải chăng đó chỉ là chấp nhận những người khác một cách bề ngoài? Đó có phải là tình yêu anh em đích thực không? Không, tình yêu anh em chính là Đấng Christ được đem vào trong bản thể chúng ta và được sống ra từ chúng ta. Theo hình bóng, tình yêu thiên nhiên của chúng ta sẽ giống như mật và sẽ không bao giờ được Đức Chúa Trời chấp nhận. Sự sống thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên không phải là nhũ hương mà là mật, điều vốn đáng ghét theo cái nhìn của Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời, tình yêu anh em thiên nhiên cũng đáng ghét như men. Tình yêu anh em thật là biểu lộ Christ là Đấng đã được đem vào bản thể chúng ta. Thể yếu là yếu tố thiên nhiên của chúng ta phải được cuốn trôi bởi dòng chảy sự sống thần thượng và phải được thay thế bằng yếu tố thần thượng của Đức Chúa Trời.

              Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐƯỢC LÀM CHO TRỞ NÊN CỘT TRỤ

               Được làm cho trở nên cột trụ và được Chúa viết trên mình có nghĩa là gì? Làm sao Chúa có thể khiến chúng ta là những người vốn rất thiên nhiên, bằng gỗ hay bùn có thể trở nên cột trụ? Cách duy nhất là biến đổi chúng ta, tức lấy đi yếu tố thiên nhiên của chúng ta và thay thế vào đó bằng thể yếu thần thượng của Ngài. Ý nghĩa của từ “khiến” trong 3: 12 là cấu tạo chúng ta thành một điều gì đó, xây dựng nên chúng ta cách đầy sáng tạo. Đó là sự biến đổi. Là chứng cớ của Chúa trong sự khôi phục của Ngài ngày nay, chỉ theo đúng Kinh Thánh thì vẫn chưa đủ. Để thực hiện mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta đều phải thưa: “Chúa ơi, con ở đây. Con đã thấy khải tượng là con cần Ngài hóa thạch con. Con vốn là gỗ nên cần được Ngài hóa thạch. Chúa ơi, xin tuôn chảy qua con, lấy đi trọn bản thể thiên nhiên của con và thay thế bản thể ấy bằng chính Ngài.”

             Thư gửi cho Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi chưa bao giờ được mở ra cho con cái Chúa như ngày nay. Trải qua nhiều năm. Cơ Đốc nhân thiếu sót kinh nghiệm thật về sự biến đổi và sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Do thiếu hụt như vậy nên họ không hiểu được 3: 12. Một lần nữa tôi nói rằng chỉ bởi trải qua kinh nghiệm, chúng ta mới bắt đầu biết ý nghĩ của câu này. Trong nếp sống Hội Thánh đúng đắn ngày nay, Chúa đang làm cho chúng ta, vốn chỉ là những khúc gỗ, trở thành trụ cột trong đền thờ Đức Chúa Trời. Câu này đơn giản nhưng ý nghĩa của nó thật sâu xa. Trong Hội thánh tại Phi-la-đen-phi, Chúa  không điều chỉnh chúng ta hay thậm chí chỉ nung đốt chúng ta. Ngài đang ở trong tiến trình làm cho chúng ta, những người cũ cũng như những người mới, trở nên trụ cột trong đền thờ Đức Chúa Trời. Điều này chắc chắn mang ý nghĩa nào đó. Cách duy nhất Chúa có thể thực hiện điều này là Ngài trở nên dòng chảy thần thượng bên trong chúng ta. Trong vấn đề này, ngay cả Chúa không thể hoàn thành công việc mau chóng. Ngài kiên nhẫn ban phát chính Ngài là dòng chảy thuộc trời vào trong chúng ta, không phải để điều chỉnh hành vi bên ngoài mà là để lấy đi thể yếu thiên nhiên của chúng ta. Đức Chúa Trời không chỉ muốn cải thiện cách cư xử của chúng ta. Ngày nay Chúa khao khát một nếp sống Hội thánh đúng đắn. Để có được điều ấy, ngay giây phút này, Ngài nôn nóng vào trong chúng ta. Đừng chờ đến ngày mai và đừng thắc mắc về những người khác. Hãy nhìn vào chính anh em. Công tác của Chúa  trong Hội thánh là đem chính Ngài vào trong anh em để cuốn trôi bản thể thiên nhiên của anh em và hay thế bằng thực chất thần thượng của Ngài hầu anh em có thể dần được biến đổi bằng yếu tố  biến đổi của Ngài. Đó là tất cả những gì chúng ta cần. Khi Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta, chúng ta trở nên một điều gì đó khác biệt, trở nên vật liệu quý cho sự xây dựng của Ngài. Chúng ta càng trở nên vật liệu ấy, Ngài càng xây dựng chúng ta thành tòa nhà của Ngài. Cuối cùng tòa nhà ấy sẽ trở nên Giê-ru-sa-lem Mới.

                Chúa đang dán nhãn cho công trình của Ngài, viết một tên gọi thích hợp cho công trình ấy. Sau khi người thợ mộc hoàn tất món đồ nào đó, người ấy có thể dán nhãn trên đó. Nhãn hiệu là tên của chính món đồ người thợ mộc tạo ra. Cũng vậy, Chúa đang làm cho chúng ta trở nên trụ cột trong đền thờ Ngài. Trong những bài sau, chúng ta sẽ thấy rằng đền thờ sẽ được mở rộng để trở nên một thành phố. Toàn thể thành phố sẽ là đền thờ được mở rộng . Vì thế cuối cùng trụ cột của đền thờ sẽ là một phần của Giê-ru-sa-lem mới. Trong 3: 12, chúng ta được biết rằng người đắc thắng tại Phi-la-đen-phi sẽ được làm cho trở nên trụ cột của đền thờ, nhưng danh hiệu Chúa đặt trên người ấy không phải là “đền thờ của Đức Chúa Trời” mà là “Giê-ru-sa-lem mới.” Cuối cùng chúng ta sẽ không là một phần của đền thờ mà là một phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Điều Chúa đang khiến chúng ta trở thành theo cách sáng tạo là Giê-ru-sa-lem Mới. Sớm muộn gì Chúa cũng đang viết danh Giê-ru-sa-lem Mới trên chúng ta. Ngài sẽ dán nhãn chúng ta theo điều Ngài khiến chúng ta trở nên.

   KINH NGHIỆM SỰ SỐNG BIẾN ĐỔI VÀ XÂY DỰNG CỦA ĐẤNG CHRIST

             Tất cả những điều này đều dựa trên nhận thức và kinh nghiệm mới về Đấng Christ. Có lẽ kinh nghiệm của chúng ta về Đấng Christ quá cũ kĩ. Mỗi khi anh em đứng lên làm chứng kinh nghiệm của mình về Đấng Christ thì kinh nghiệm ấy cũ kĩ. Tất cả chúng ta đều cần có kinh nghiệm mới mẻ, cập nhật về Đấng Christ. Kinh nghiệm mới mẻ ấy về Đấng Christ phải là việc Ngài làm cho chúng ta trở nên trụ cột và viết danh Giê-ru-sa-lem Mới trên chúng ta. Đây là kinh nghiệm mới và bởi điều đó chúng ta có danh mới của Ngài. Chỉ anh em mới biết danh ấy là gì và vì chỉ riêng anh em mới có những kinh nghiệm tạo ra danh ấy. Tất cả chúng ta đều có những kinh nghiệm mới mẻ về Đấng Christ để có thể trở nên trụ cột. Tôi hi vọng rằng nhiều người trong chúng ta là những người biết Chúa lâu năm sẽ thưa rằng: “Chúa ơi, con ngợi khen Ngài. Con chưa bao giờ nhận thấy mình cần được Ngài biến đổi. Chúa ơi, lâu nay con là người cá thể. Nhưng bay giờ con xin Ngài tuôn chảy qua con và cuốn trôi tính cá thể thiên nhiên của con mà thay thế vào đó thể yếu của Ngài. Con muốn được Ngài biến đổi và được Ngài xây dựng với các Chi thể khác trong thân thể của Ngài. Con ghét cứ ở trong tình trạng thiên nhiên và cá nhân chủ nghĩa. Con muốn có kinh nghiệm mới mẻ về Đấng Christ biến đổi và xây dựng. Con muốn kinh nghiệm sự sống biến đổi và xây dựng của Đấng Christ.” Có lẽ anh em đã kinh nghiệm sự cứu rỗi của Đấng Christ. Sự sống của Ngài đã cứu anh em khỏi tội và tính thế tục. Nhưng có lẽ anh em chưa từng kinh nghiệm sự sống biến đổi và xây dựng của Đấng Christ. Tuy anh em đã được cứu khỏi tội và thế giới nhưng anh em đã biến đổi và được xây dựng với những người khác chưa? Bao nhiêu năm nay, anh em thật thiên nhiên và cá nhân chủ nghĩa. Nguyện Chúa thương xót chúng ta. Chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ơi, xin mở mắt con để con có thể thấy khải tượng và kinh nghiệm Ngài theo cách mới rằng Ngài chính là sự sống biến đổi và sự xây dựng, hầu Ngài có thể có cơ hội làm cho con trở nên cột trụ trong đền thờ Đức Chúa Trời và con có thể trở nên một phần của Giê-ru-sa-lem Mới.”

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2