"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870059
Đang truy cập:65

Khải Huyền 28

buy low dose naltrexone online

buy naltrexone

 TIẾNG KÈN THỨ BẢY

Trong Khải Thị 11: 14 – 18 có tiếng kèn thứ bảy. Nếu không có tiếng kèn thứ bảy, gia tể của Đức Chúa Trời và sự chuyển động của Ngài không thể hoàn tất. Đọc qua các chương từ 8 đến 11, chúng ta thấy rằng bảy kèn thực sự là vấn đề lớn. Khi kèn thứ bảy được thổi lên thì nhiều điều sẽ xảy ra. Kèn này sẽ được thổi lên trong một khoảng thời gian dài và sẽ kéo dài cho đến đời đời, tuyên bố loan báo và công bố kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời. Trong sáu tiếng kèn đầu, mỗi tiếng kèn chỉ có một sự kiện xãy ra nhưng trong tiếng kèn thứ bảy thì sẽ có nhiều điều xảy ra.

 

Tiếng kèn thứ bảy là tiếng kèn sau cùng (1 Cô. 15: 52) bao gồm cả những điều tiêu cực lẫn những điều tích cực.Những điều tiêu cực là cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, gồm có các tai họa cuối của bảy bát (15: 1; 16: 1 – 21) là khốn khổ cuối cùng đối với các cư dân trên đất (18: 13; 9: 12; 11: 14) và việc kẻ phá hoại tàn phá trái đất là điều sẽ xảy ra vào lúc Chúa trở lại trái đất (17: 14; 18; 1 – 2; 19: 19 – 20: 3). Những điều tích cực là vương quốc đời đời của Đấng Christ, tức vương quốc trong sự hiển lộ (11: 15, 17); sự phán xét kẻ chết xảy ra trước khi các thánh đồ sống lại (c. 18); và ban thưởng cho các tiên tri và thánh đồ diễn ra tại ngai phán xét của Đấng Christ (2 Cô. 5: 10) sau khi các thánh đồ sống lại và được cất lên (1 Cô. 15: 23, 52; 1 Tê. 4: 16 – 17) và tại ngai vinh hiển của Đấng Christ (Mat. 25: 31 – 34), ban thưởng cho những người kính sợ danh Đức Chúa Trời (14: 6 – 7). Vì thế, tiếng kèn thứ bảy bao gồm tất cả mọi điều từ khi kết thúc đại nạn đến tương lai đời đời: những tai họa cuối của bảy bát (ch. 16), sự sống lại và được cất lên của các thánh đồ; việc ban thưởng cho các thánh đồ; Đấng Christ trở lại trái đất; Ba-by-lôn lớn bị hủy diệt (17: 1 – 19: 6); hôn lễ của Chiên con (19: 7 – 10); Anti-christ, tiên tri giả, Sa-tan và những kẻ theo chúng bị tiêu diệt (19: 11 – 20: 3); vương quốc thiên hi niên (20: 4 – 6); sự phán xét cuối cùng trên đất và Sa-tan (20: 7 – 10); sự phán xét cuối cùng những kẻ chết (20: 11 – 15); và trời mới đất mới cùng Giê-ru-sa-lem Mới cho đến đời đời 921: 1 – 22: 5).

I.          KẾT THÚC ĐẠI NẠN

Khải Thị 11: 14 chép: “Khốn khổ thứ nhì đã qua rồi; kìa khốn khổ thứ ba đến mau chóng.” Khốn khổ thứ ba gồm có bảy bát của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (ch. 16) là một phần nội dung tiêu cực của tiếng kèn thứ bảy, vì việc thổi kèn thứ bảy được ghi lại sau khải tượng về việc hủy diệt Giê-ru-sa-lem trong 3 năm rưỡi cuối (11: 2) và vì bảy bát sẽ là những tai họa của việc kết thúc cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (15: 1; 16: 1) nên khốn khổ từ tiếng kèn thứ bảy chắc hẳn là cuối đại nạn (Mat. 24: 21).

                                    II. KẾT THÚC THỜI ĐẠI

Khi kèn thứ bảy được thổi không những đại nạn kết thúc mà thời đại này cũng kết thúc. Huyền nhiệm của Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất (10: 7) và vương quốc thế giới sẽ trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ Ngài (11: 15). Sau đó, một thời đại khác, tức thời đại vương quốc, thời đại thiên hi niên, sẽ bắt đầu.

                III. ĐEM ĐẾN VƯƠNG QUỐC CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI

Tiếng kèn thứ bảy sẽ đem đến vương quốc cho đến đời đời. Câu 15 chép: “Thiên sứ thứ bảy thổi lên, liền có những tiếng lớn trên trời rằng: “Vương quốc của thế giới đã trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ Ngài, Ngài sẽ làm vua cho đến đời đời vô cùng.” Cụm từ “Ngài sẽ làm vua cho đến đời đời vô cùng” chỉ về việc Chúa cai trị cho đến đời đời trong trời mới đất mới (22: 5). Điều này cho thấy rằng tiếng kèn thứ bảy bao trùm trời mới đất mới cùng với Giê-ru-sa-lem mới.

IV. BAO GỒM

A.        Bảy bát thạnh nộ của Đức Chúa Trời là khốn khổ thứ ba

Tiếng kèn thứ bảy sẽ bao gồm bảy bát thạnh nộ của Đức Chúa Trời là khốn khổ thứ ba (11: 14, 18; 15: 1, 7 – 8; 16; 1 – 21). Câu 18 chép: “Các dân ngoại đều nổi giận nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến.” “Thạnh nộ” ở đây chỉ về thạnh nộ từ bảy bát trong chương 16, là một phần nội dung tiêu cực của tiếng kèn thứ bảy. Khốn khổ cuối cùng bao gồm bảy bát của tiếng kèn thứ bảy. Bảy bát sẽ là sự tăng cường cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Khi bảy bát này được trút ra, cơn thạnh nộ của Ngài sẽ vơi đi. Những bát sẽ được trút ra, không phải trên đất hay trên trời mà trên loài người, đặc biệt là trên Anti-christ và vương quốc của hắn. Vào thời kì của khốn khổ cuối cùng, Anti-christ sẽ chống lại Đức Chúa Trời, còn Đấng Christ cùng với đoàn quân của đắc thắng của Ngài sẽ ngự xuống trái đất để đánh bại hắn. Bảy bát trong khốn khổ hứ ba sẽ như bảy quả bom từ trời thả xuống và được Đức Chúa Trời dùng để hủy diệt Anti-christ và vương quốc của hắn. Có lẽ tất cả bảy bát ấy sẽ được trút ra trong một khoảng thời gian ngắn. Khi đã trút ra bảy bát ấy thì đại nạn sẽ chấm dứt và thời đại này sẽ đóng lại.

 

                         B. Vương quốc đời đời của Đấng Christ

Tiếng kèn thứ bảy cũng bao gồm vương quốc đời đời của Đấng Christ (11: 15, 17). Câu 15 chép rằng vương quốc của thế giới sẽ trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ Ngài và Ngài sẽ làm vua cho đến đời đời vô cùng. Vương quốc của thế giới sẽ trở nên vương quốc của Đấng Christ vào lúc Ngài trở lại sau khi đã phán xét các dân (Đa. 7: 13 – 14; 2: 44 – 45). Vào thời điểm này 24 trưởng lão sẽ sấp mặt xuống thờ phượng Đức Chúa Trời rằng: “Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, Ngài hiện có, đã có chúng tôi cảm tạ Ngài, vì Ngài đã nắm lấy quyền rất lớn của Ngài mà làm vua” (c. 17).

C.        Sự phán xét kẻ chết

Trong suốt quá trình của tiếng kèn thứ bảy, Đấng Christ sẽ phán xét kẻ chết. Câu 18 chép: “Thời kì xét đoán kẻ chết… đã đến rồi.” Sự phán xét kẻ chết được đề cập trong câu này không chỉ về sự phán xét tại ngai trắng lớn. Vì sự “xét đoán kẻ chết’ được đề cập trước sự “ban thưởng cho các đầy tớ Ngài”nên đây không thể chỉ về sự xét đoán kẻ chết tại ngai trắng lớn sau thiên hi niên (20: 11 – 15). Điều này có nghĩa là đến cuối thời đại này, trước thiên hi niên, theo Giăng 5: 27 – 29, kẻ chết sẽ được phán xét để xem ai là người được tham dự vào sự sống lại để được sống trước thiên hi niên (1 Cô. 15: 33; Khải. 20: 4 – 6) và ai là người bị bỏ lại cho sự sống lại để bị định tội sau thiên hi niên (20: 11 – 12). Trước khi Đấng Christ làm cho các thánh đồ sống lại, trước hết Ngài sẽ phán xét kẻ chết về sự sống lại lần thứ nhất để được sống và sự sống lại lần thứ hai để bị định tội. Sau khi Ngài đã quyết định về điều này thì các thánh đồ sẽ sống lại.

Một khi đã được sống lại thì các thánh đồ sẽ được cất lên. 1 Tê-sa-lô-ni-ca chương 4 cho thấy rằng các thánh đồ đã chết sẽ sống lại chứ không phải ngự xuống. Nhiều Cơ Đốc nhân có quan niệm sai lầm là các thánh đồ đã chết đang ở trên trời và khi Chúa đến, họ sẽ cùng ngự xuống với Ngài. Hãy đọc lại Kinh thánh. Các thánh đồ ấy sẽ không ngự xuống; họ sẽ sống lại và sẽ được cất lên cùng với các thánh đồ đang sống để gặp Chúa trên không trung. Nói rằng các thánh đồ đã chết hiện đang ở trên trời thì không hợp với Kinh văn.

D.        Ban thưởng

1.        Cho các tiên tri và thánh đồ

Câu 18 cũng chép rằng đã đến thời kì “ban thưởng cho đầy tớ Ngài là các tiên tri, các thánh đồ và những kẻ kính sợ danh Ngài, bất luận nhỏ hay lớn.” Phần thưởng sẽ được Chúa ban  cho những người trung tín khi Ngài trở lại (22: 12; Mat. 16: 27). Sự phán xét các tiên tri và thánh đồ sẽ diễn ra tại ngai phán xét của Đấng Christ (2 Cô. 5: 10). Mục đích của sự phán xét này là quyết định xem giữa vòng những người được cứu ai là người xứng đáng lãnh thưởng và ai là người cần được kỉ luật thêm. Việc ban thưởng cho các tiên tri và các thánh đồ sẽ diễn ra sau khi các thánh đồ được sống lại và cất lên (1 Cô. 15: 23, 52; 1 Tê. 4: 16 – 17).

 

Tiếng kèn thứ bảy trong Khải Thị chương 11 là tiếng kèn chót trong 1 Cô-rinh-tô chương 15. Đến thời kì của tiếng kèn chót các thánh đồ đã chết sẽ được sống lại và cùng với những người đang sống, được cất lên không trung. Nói rằng phần lớn thánh đồ sẽ được cất lên trước đại nạn là không hợp với Kinh văn. Làm thế nào để nói rằng Đấng Christ sẽ trở lại cách công khai trước đại nạn? Kinh Thánh rất rõ ràng về vấn đề này. Phao-lô nói rằng các thánh đồ đang sống sẽ không đi trước những người đã chết và đến tiếng kèn chót, các thánh đồ đã chết mới sống lại. Mọi người đều phải thừa nhận rằng tiếng kèn chót là tiếng kèn thứ bảy. Sau tiếng kèn thứ bảy sẽ không còn tiếng kèn nào khác. Trước tiếng kèn thứ bảy, có tiếng kèn thứ năm và thứ sáu là phần chính của đại nạn. Vì rất nhiều thánh đồ sẽ được cất lên vào thời điểm của tiếng kèn thứ bảy tức cuối đại nạn thì làm sao lại có thể nói rằng phần lớn các thánh đồ sẽ được cất lên trước đại nạn? Đừng theo những sự dạy dỗ truyền thống ngày nay là những sự dạy dỗ quá nông cạn và không chính xác. Chúng ta cần nhận lấy lời chính xác của Kinh Thánh. Vào thời điểm của tiếng kèn thứ bảy, các thánh đồ đã chết sống lại và các thánh đồ còn sống sẽ cùng được cất lên với họ đến không trung. Vì thế, vào thời điểm ấy, Đấng Chris vẫn chưa đến. Vào thời điểm băt đầu thổi lên tiếng kèn thứ bảy, Ngài vẫn ở trong không trung. Sau sự cất lên này, Đấng Christ sẽ lập ngai phán xét của Ngài để quyết định ai sẽ nhận lãnh phần thưởng và là một phần trong quân đội đắc thắng của Ngài và ai sẽ cần được kỉ luật và hình phạt thêm.

 

           2. Cho những người kính sợ Đức Chúa Trời

Đấng Christ cũng sẽ ban thưởng cho những người kính sợ Đức Chúa Trời. Khải Thị 11: 18 cũng đặc biệt chỉ ra rằng phần thưởng sẽ được ban cho “kẻ kính sợ danh Ngài.” Những người kính sợ Đức Chúa Trời ấy là những người lưu ý đến phúc âm đời đời mà kính sợ Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài chứ không thờ lạy con thú hay hình tượng hắn 914: 6 – 7) và quan tâm đến dân nghèo túng của Chúa (Mat. 25: 33 – 40). Rồi sau khi Đấng Christ trở lại trên đất và thiết lập ngai vinh hiển của Ngài tại Giê-ru-sa-lem là trung tâm của vương quốc Ngài, Ngài sẽ phán xét các dân, tức tất cả những người vô tín còn sống. Tân Ước cho biết rằng Đấng Christ đã được lập để phán xét người sống và kẻ chết (Công. 10: 42; 2 Ti. 4: 1). Khi nào Ngài sẽ phán xét người sống? Sau khi Ngài chiến đấu tại Hạt-ma-ghê-đôn và diệt trừ Anti-christ, tiên tri giả và những kẻ theo hắn (Khải. 19: 11 – 21). Vào thời điểm ấy, sẽ có rất nhiều người vô tín còn sống trên đất. Theo Ma-thi-ơ 25: 31 – 46, Đấng Christ sẽ tập hợp tất cả các dân tại ngai Ngài ở Giê-ru-sa-lem và phán xét họ.

 

Nhiều người nghĩ rằng sự phán xét này chỉ về sự phán xét các Cơ đốc nhân để định đoạt ai thật, ai giả. Nhưng hãy xem xét những gì được chép trong Ma-thi-ơ 25: 31 và 32: “Nhưng khi Con Loài Người đến trong vinh hiển của Người cùng với tất cả thiên sứ, thì lúc ấy Người sẽ ngồi trên ngai vinh hiển của Người. Mọi dân tộc sẽ được triệu tập trước mặt Người.” Trong Tân Ước, từ ngữ “các dân” chỉ về dân ngoại. Ma-thi-ơ 25: 32 cũng chép: “Rồi Ngài sẽ tách họ ra khỏi nhau, như người chăn tách chiên khỏi dê.” Sự phán xét này sẽ không theo kinh luật, cũng không theo phúc âm ân điển, mà theo phúc âm đời đời được thiên sứ rao giảng trong Khải Thị 14: 6 – 7. Trong 3 năm rưỡi, Anti-christ sẽ ép buộc người ta thờ lạy hình tượng của hắn và một thiên sứ ở giữa không trung sẽ loan báo phúc âm đời đời, bảo những người trên đất đừng thờ lạy hình tượng này nhưng phải kính sợ Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài. Một số cư dân trên đất sẽ lưu ý đến phúc âm đời đời này nên họ sẽ kính sợ Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài; họ sẽ không thờ lạy hình tượng con thú và cũng sẽ quan tâm đến dân Do-thái và các Cơ Đốc nhân đang chịu Anti-christ bắt bớ. Vì vậy, trong Ma-thi-ơ 25: 34 – 36, Vua “sẽ phán với những người ở bên phải: ‘Hỡi những người được Cha Ta ban phước, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã chuẩn bị cho các con từ khi sáng lập thế giới. Vì Ta đói, các con cho Ta ăn; Ta khát, các con cho Ta uống; Ta là khách lạ, các con tiếp rước Ta; Ta trần truồng, các con mặc cho Ta; Ta bệnh các con thăm Ta; Ta bị tù các con đến với Ta.” Khi những người công chính hỏi Ngài làm thế nào họ có thể làm các việc ấy cho Ngài, Ngài sẽ đáp: “Thật vậy, Ta nói với các con, các con đã làm việc đó cho một trong những người này, tức người nhỏ nhất trong các anh em Ta, chính là làm cho Ta” (Mat. 25: 40). Khi ấy, những “chiên” này sẽ được chuyển dời vào vương quốc để trở nên các dân trong thiên hi niên (2: 26; 12: 5). Trong suốt ngàn năm này, các Cơ Đốc nhân đắc thắng sẽ cùng làm vua với Đấng Christ, những người Do Thái được cứu sẽ làm thấy tế lễ và những người công chính này sẽ làm dân dưới sự cai trị của những người đắc thắng. “Dê” là những kẻ gian ác đi theo Anti-christ và không chịu chú ý phúc âm đời đời, họ sẽ bị ném vào hồ lửa “là nơi sắm sẵn cho ma quỷ cùng các sứ giả nó” (Mat. 25: 41). Sự kiện này sẽ xảy ra trong thời điểm tiếng kèn thứ bảy, sau khi toàn thể trái đất trở nên vương quốc của Đấng Christ.

 

E. Hủy diệt kẻ hủy diệt trái đất

Tiếng kèn thứ bảy cũng bao gồm việc hủy diệt kẻ hủy diệt trái đất. Câu 18 chép rằng Đấng Christ sẽ “hủy diệt những kẻ hủy diệt đất.” Những kẻ hủy diệt trái đất bao gồm Ba-by-lôn lớn (17: 2; 18: 3), Anti-christ (13: 3), tiên tri giả (13: 14), Sa-tan (20: 7 – 9) và những người đi theo chúng (17: 12 – 24; 19: 19; 20: 8 – 9). Tất cả chúng đều sẽ bị tiêu diệt trong suốt tiếng kèn thứ bảy. Ba-by-lôn lớn tức tôn giáo giả, Thi-a-ti-rơ cũng phải được xem là kẻ hủy diệt trái đất. Khải Thị 17: 2 chép rằng “các vua trên đất đều hành dâm với nó và những kẻ ở trên đất đều bị say sưa vì rượu dâm loạn của nó.’ Vì nó là kẻ hủy diệt trái đất và khắp đất bị nó làm bại hoại nên Chúa sẽ tiêu diệt nó. Sau khi tiêu diệt Ba-by-lôn lớn, Chúa sẽ tiêu diệt Anti-christ, tiên tri giả và những người theo chúng tại trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn. Anti-christ và tiên tri giả sẽ bị ném vào hồ lửa, còn Sa-tan sẽ bị tiêu diệt. Thật ra Chúa sẽ xử lí Sa-tan hai lần – thứ nhất là xiềng hắn lại và ném vào vực sâu trước thiên hi niên và thứ hai là ném hắn vào hồ lửa sau thiên hi niên. Anti-christ sẽ là kẻ đầu tiên bị ném vào hồ lửa. Anti-christ, tiên tri giả và những người theo chúng mà một số người trong họ sẽ là “dê” được đề cập trong Ma-thi-ơ chương 25, sẽ bị ném vào hồ lửa trước Sa-tan (Khải. 19: 20; Mat. 25: 41) là kẻ bị nhổ trong vực sâu suốt thiên hi niên và cuối cùng sẽ bị ném vào hồ lửa. Vào cuối thiên hi niên, tất cả những người đã chết mà không được cứu, sẽ bị ném vào hồ lửa (20: 15). Khi ấy, mọi điều tiêu cực trong vũ trụ đều sẽ được tẩy sạch.

 

V. QUANG CẢNH TRÊN TRỜI SAU KHI THỔI KÈN THỨ BẢY

Nếu muốn hiểu lời tiên tri, chúng ta phải quen thuộc với toàn thể nội dung của ấn thứ bảy. Đó là bí quyết để hiểu lời tiên tri của sách này. Khi còn trẻ, tôi nghĩ rằng tiếng kèn thứ bảy chỉ bao gồm bảy bát, còn bảy kèn là nội dung duy nhất của ấn thứ bảy. Vì có quan niệm như vậy nên tôi thấy khó nắm được toàn bộ sách Khải Thị. Tuy nhiên, sau nhiều năm, tôi nhận thấy rằng bảy kèn là nội dung duy nhất của ấn thứ bảy nhưng bảy bát chỉ là một phần nội dung của tiếng kèn thứ bảy. Tiếng kèn thứ bảy không phải chỉ có bảy bát mà còn bao gồm nhiều điều hơn nữa. Như chúng tôi đã chỉ ra, tiếng kèn thứ bảy bao gồm cả những điều tiêu cực lẫn những điều tích cực.

Câu 19 mở ra quang cảnh trên trời sau khi thổi lên tiếng kèn thứ bảy. Câu ấy chép: “Đền thờ của Đức Chúa Trời ở trên trời bèn mở ra trong đền thờ thấy có hòm giao ước của Ngài; rồi có chớp, tiếng, sấm sét, động đất và mưa đá lớn.” Có bốn trận động đất được tiên báo trong sách này. Trận động đất thứ nhất (6: 12) ở trong ấn thứ sáu, trận thứ hai (8: 5) trước bảy kèn, trận thứ ba (11: 13) giữa tiếng kèn thứ sáu và thứ bảy và trận thứ tư (c. 19) vừa ở đây trong tiếng kèn thứ bảy vừa ở trong bát thứ bảy (16: 18 – 20), là điều cấu tạo nên phần kết thúc nội dung tiêu cực của tiếng kèn thứ bảy.

Ở đây, trong câu này là là phần được nối tiếp bởi 15: 5, chúng ta nhận thấy rằng đền thờ của Đức Chúa Trời được mở ra. Ngai cùng với cầu vồng trong 4: 2 – 3 là trung tâm của mọi sự phán xét được thi hành trên đất trong các chương từ 6 đến 11 về mặc tiêu cực, trong khi đền thờ cùng với hòm giao ước là trung tâm của những điều mà Đức Chúa Trời đã hoàn thành trong vũ trụ, được thực hiện trong các chương từ 12 đến 22 về mặc tích cực. Ngai cùng với cầu vồng, tức trung tâm của phần thứ nhất, là vì sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đền thờ cùng với Hòm giao ước, tức trung tâm của phần thứ hai, là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Trước hết, về mặt tiêu cực, chúng ta có sự phán xét của Đức Chúa Trời. Vì sự phán xét của Đức Chúa Trời, ngai cùng với cầu vồng là trung tâm và vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời, đền thờ cùng với hòm giao ước của Ngài là trung tâm.

 

Sự phán xét của Đức Chúa Trời hoàn toàn được thực hiện trong phần thứ nhất của sách này. Ý tưởng chính của phần thứ hai là sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ai sẽ là đền thờ? Đó là dân của Đức Chúa Trời mà chính yếu là Hội thánh. Ai là Hòm giao ước? Đó là Đấng Christ. Vì vậy, trung tâm sự xây dựng Đức Chúa Trời trong cõi đời đời sẽ là Đấng Christ và Hội thánh. Chúng ta không ở dưới ngai với cầu vồng mà ở trong đền thờ cùng với Đức Chúa Trời. Chúng ta không ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời mà ở trong kiến ốc của Đức Chúa Trời. Anti-christ và những người vô tín đều ở dưới ngai của Ngài với cầu vồng, nhưng chúng ta đang ở đây trong đền thờ với Hòm chứng cớ, trong kiến ốc của Đức Chúa Trời cùng với Đấng Christ.

Chúa đã cho chúng ta thấy một ánh sáng thật tuyệt diệu! Sau khi thổi lên bảy tiếng kèn trong phần thứ nhất, tất cả những huyền nhiệm đều sẽ chấm dứt, tất cả những sự phán xét đều sẽ được thực hiện và mọi sự thi hành quyền quản trị của Đức Chúa Trời đều sẽ hoàn tất. Điều duy nhất còn lại phải được tiếp tục kiến ốc của Đức Chúa Trời. Do đó, quang cảnh trên trời được đổi từ cầu vồng sang đền thờ với Hòm chứng cớ. Ngày nay, chúng ta thấy gì – ngai với cầu vồng hay đền thờ với Hòm chứng cớ? Chúng ta thấy đền thờ với Hòm chứng cớ. Chúng ta thấy Đấng Christ và Hội thánh. Khải tượng này không phải để chúng ta nên thánh hay thuộc linh, mà để chúng ta được xây dựng. Tất cả chúng ta đều phải thấy đền thờ với Hòm chứng cớ là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời.

 

Khi đền thờ của Đức Chúa Trời trên trời được mở ra và Hòm giao ước Ngài được thấy trong đền thờ thì có chớp, tiếng, sấm sét, động đất và mưa đá lớn (c. 19). Điều này giống như những gì sẽ diễn ra sau khi bát thứ bảy được đổ xuống (16: 17 – 21). Chớp, tiếng và sấm sét là lời tuyên bố long trọng về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trong sự phán xét của Ngài. Động đất và mưa đá lớn là sự phán xét thật. Do trận động đất lớn nhất ấy trong lịch sử, các thành phố kể cả Giê-ru-sa-lem thuộc đất và La Mã, Ba-by-lôn lớn, sẽ rúng động và sụp đổ (16: 19). Do trận mưa đá lớn, loài người sẽ chịu tai họa vô cùng khắc nghiệt (16: 21). Đây là phần cuối của đại nạn.

Sách Khải Thị được chia thành hai phần. Phần thứ nhất bao gồm các chương từ 1 đến 11 cho chúng ta một bản tóm lược ngắn gọn, một cái nhìn tổng quát về những sự việc. Vì đây chỉ là một bản tóm lược nên không bao gồm những chi tiết. Vì vậy phần theo sau, gồm các chương từ 12 đến 22, cho chúng ta những chi tiết về những điểm chính trong phần thứ nhất. Mỗi chương đều có vài chi tiết. Chẳng hạn, nếu không có chương 21 và 22, chúng ta sẽ không bao giờ biết được những chi tiết về Giê-ru-sa-lem Mới được đề cập trong 3: 12. Hai phần này của sách Khải Thị tương tự như chương 1 và 2 của Sáng Thế Kí. Sáng Thế Kí chương 1 ghi lại khái quát về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, đặc biệt là việc dựng nên con người. Sáng Thế Kí chương 2 cung cấp những chi tiết về việc Đức Chúa Trời tạo dựng loài người. Chúng ta cần Sáng Thế Kí chương 2 để bổ sung cho bức trang tổng quát trong Sáng Thế Kí chương 1 thể nào thì cũng cần phần thứ hai của sách Khải Thị để đưa ra những chi tiết về các điểm trọng yếu được đề cập một cách khái quát trong phần thứ nhất thể ấy.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2