"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870247
Đang truy cập:205

Khải Huyền bài 27-

viagra tablet online

viagra tablet online online viagra pills

abortion manila

buy abortion pill

 SỰ GIÀY ĐẠP GIÊ RU SA LEM VÀ LỜI CHỨNG CỦA HAI CHỨNG NHÂN

Chương 10 và phần đầu của chương 11 là phần xen vào giữa tiếng kèn thứ sáu và bảy. Trong chương 10, chúng ta có một khải tượng rõ ràng về việc Đức Chúa Trời trở lại chiếm hữu trái đất. Trong chương 11, chúng ta có một khải tượng thật trọng yếu đối với lời tiên tri của sách này. Khi xem xét khải tượng này, chúng ta phải ghi nhớ ba điều chính: thời gian, nơi chốn và con người. Thời gian bao trùm khải tượng này là 42 tháng (c. 2). Bốn mươi hai tháng ấy là 1.260 ngày (c.3). Đây chắc chắn chỉ về các câu trong sách Đa-ni-ên đề cập đến 3 năm rưỡi, tức phân nửa thứ hai của phần cuối cùng trong 70 tuần lễ (Đa. 12: 7; 7: 26; 9: 27). Trong sách Khải Thị, chúng ta có sự ứng nghiệm về những gì được đề cập trong Đa-ni-ên. Nơi chốn trong khải tượng này là thành Giê-ru-sa-lem mà theo sách Đa-ni-ên được giao cho dân ngoại, chủ yếu là giao cho Anti-chris. Khi Anti-christ phá bỏ hiệp ước lập với dân Israel trong 7 năm (Đa. 9: 27), hắn sẽ bắt bớ người Do-thái và buộc họ ngưng thờ phượng Đức Chúa Trời (Khải. 13: 7; Đa. 7: 21; 8: 11 – 12). Về phía Anti-christ hắn sẽ chiếm đoạt quyền kiểm soát Giê-ru-sa-lem nhưng về phía Đức Chúa Trời, Ngài sẽ giao Giê-ru-sa-lem cho hắn. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ cho phép Anti-christ làm gì tùy ý đối với thành Giê-ru-sa-lem.

Suốt 42 tháng ấy, tại thành phố Giê-ru-sa-lem sẽ có hai chứng nhân cũng là hai cây Ô-liu và hai giá đèn, mặc vải bằng lông (cc. 3 – 4) và hai người ấy sẽ nói tiên tri. Như chúng ta sẽ thấy, hai người ấy không phải là những người mới mà là hai người đã từng có mặt trong Cựu Ước – Môi-se và Ê-li. Trong Khải Thị chương 11, hai chứng nhân ấy “đứng trước mặt Chúa của đất” (c. 4). Khi đến với phần Lời này, chúng ta phải ghi nhớ ba điều: thời gian, nơi chốn và các chứng nhân.

I.          TRONG SUỐT ĐẠI NẠN

Câu 2 nói rằng các quốc gia “sẽ giày đạp thành thánh 42 tháng.” Đến cuối thời đại này, Anti-christ sẽ lập một giao ước vững chắc với Israel trong 1 tuần lễ (bảy năm), tức là tuần cuối cùng trong 70 tuần lễ mà Đức Chúa Trời đã định trên dân Do-thái trong Đa-ni-ên 9: 24 – 27. Vào giữa tuần lễ cuối cùng, (tức là sau phân nửa đầu của 7 năm), Anti-christ sẽ phá bỏ giao ước và hủy phá sự thờ phượng Đức Chúa Trời (Đa. 9: 27). Sau đó hắn sẽ báng bổ Đức Chúa Trời và bắt bớ dân Ngài suốt 3 năm rưỡi (13: 5 – 7; Đa. 7: 25; 12: 7), tức 42 tháng hay 1.260 ngày như được đề cập ở đây và cũng là phân nửa của tuần lễ cuối, như được đề cập trong Đa-ni-ên 9: 27, đây là thời điểm Anti-christ sẽ hủy diệt thành thánh Giê-ru-sa-lem. Theo Ma-thi-ơ 24: 15 và 21, ba năm rưỡi này chắc hẳn là thời kì đại nạn.

                                 II. SỰ GIÀY ĐẠP GIÊ RU SA LEM

Trong câu 1 và 2 , chúng ta đọc về sự giày đạp Giê-ru-sa-lem: “Có một cây lau giống như cây gậy ban cho tôi và một vị bảo rằng: Hãy đứng dậy đo đền thờ Đức Chúa Trời, bàn thờ và những kẻ thờ lạy nó. Còn sân ngoài đền thờ thì hãy loại ra, đừng đo làm chi; vì chổ đó ban cho các dân ngoại, họ sẽ giày đạp thành thánh 42 tháng.” Cây lau dùng để đo (21: 15; Êxc 40: 3; 42: 16 – 19), còn cây gậy thì hàm ý đến sự trừng phạt (Châm. 10: 13; Ê s. 10: 5; 11: 4). Vì thế ở đây “cây lau giống như cây gậy” hàm ý đến đo cùng với trừng phạt. Đo là để biệt ra thánh, bảo vệ và sở hữu (Dân. 35: 2; Ê xc. 45: 1 – 3; 42: 15, 20; 48: 8, 12, 15). Bàn thờ trong câu 1 chỉ về bàn thờ xông hương bằng vàng vì bàn thờ ở với đền thờ chứ không phải  bàn thờ dâng sinh tế bằng đồng ở “sân ngoài đền thờ” (c. 2). Sân ngoài trong câu 2 thì ở trên đất. Thánh thánh ở đây chỉ về Giê-ru-sa-lem thuộc đất (Ês. 52: 1; Mat. 27: 53).

Sứ đồ Giăng được bảo phải đo đền thờ của Đức Chúa Trời và bàn thờ. Chắc chắn đây là đền thờ và bàn thờ trên các tầng trời. Việc đo này cho thấy rằng các tầng trời sẽ được bảo vệ để tránh bị tổn hại. Suốt 3 năm rưỡi, trời sẽ được bảo vệ vì Sa-tan sẽ bị ném từ trời xuống đất. Vì người con trai đã được cất lên trời nên ở đó không còn chổ cho Sa-tan nữa. Những người đắc thắng sẽ đánh lên trời và một khi đến đó thì cuộc chiến giữa họ và Sa-tan sẽ diễn ra khốc liệt. Sa-tan sẽ bị đánh bại và bị ném xuống đất. Sau đó Đấng Christ và những người đắc thắng sẽ đánh xuống đất cho đến khi tới Hạt-ma-ghê-đôn và tiêu diệt quân đội của Anti-christ. Trong 3 năm rưỡi, trên trời sẽ không còn dấu vết của Sa-tan và trời sẽ hoàn toàn được bảo vệ. Khi ấy, Sa-tan, Anti-christ và tiên tri giả, một liên minh ma quỷ, sẽ ở trên đất. Làm mọi điều để làm bại hoại trái đất.

Trong khi đền thờ của Đức Chúa Trời ở trên trời sẽ được đo thì “sân ngoài đền thờ” sẽ bị “loại ra” và không được đo (c. 2) “vì chổ đó ban cho các dân ngoại, họ sẽ giày đạp thành thánh 42 tháng.” Ở đây, chúng ta thấy rằng đền thờ thuộc đất, tức Giê-ru-sa-lem trên đất, sẽ bị phó cho Anti-christ và các quốc gia để hủy diệt.

                     III. LỜI CHỨNG CỦA HAI CHỨNG NHÂN

A.        Hai chứng nhân

Bây giờ, chúng ta đến với lời chứng của hai chứng nhân (cc. 3- 12). Tất cả những người nghiên cứu Kinh Thánh đều đồng ý rằng một trong hai chứng nhân là Ê-li. Nhưng về chứng nhân kia thì có bất đồng ý kiến, không biết người ấy là Hê-nóc hay Môi-se. Một số người tranh luận cho là Hê-nóc vì ngoài Ê-li, ông là người duy nhất chưa từng chết. Theo Hê-bơ-rơ 9: 27 thì con người được ấn định phải chịu chết một lần. Những người tin theo quan điểm này nói rằng vì Hê-nóc và Ê-li chưa từng chết nên họ phải là hai chứng nhân, là những người sẽ chết một lần trong đại nạn. Vì Môi-se đã chết rồi nên ông không thể chết lần thứ hai. Nhưng La-xa-rơ thì sao? Ngược với lối suy nghĩ trên, ông đã chết, sống lại và sau đó chết một lần nữa. Tại sao chúng ta lại nói hai chứng nhân ấy là Môi-se và Ê-li? Chúng ta nói như vậy vì lời tuyên bố ấy căn cứ vững chắc trên các sự kiện của Kinh Thánh. Kinh Thánh bày tỏ Môi-se và Ê-li là hai chứng nhân của Đức Chúa Trời. Những gì họ làm trong 11: 5 và 6 giống như những việc Môi-se và Ê-li đã làm (Xuất. 17: 7; 9: 14; 11: 1; 2 Vua. 17: 1). Môi-se hóa nước thành huyết, còn Ê-li sai lửa từ trời giáng xuống. Do đó theo chức vụ của họ hai chứng nhân này phải là Môi-se và Ê-li. Hơn nữa họ đã hiện ra trước mặt Chúa trên núi hóa hình (Mat. 17: 1 – 3). Môi-se đại diện cho kinh luật còn Ê-li đại diện cho các tiên tri (Lu. 16: 16), cả hai đều làm chứng cho Đức Chúa Trời. Cựu Ước bao gồm những sách mà hai người này đại diện, đó là kinh luật và các tiên tri. Kinh luật được ban bố qua Môi-se, còn Ê-li là vị tiên tri đứng đầu. Cho nên, Cựu Ước được gọi là “kinh luật và các tiên tri” (Lu. 16: 16). Hai chức vụ này luôn luôn là chứng cớ của Đức Chúa Trời. Suốt các thế kỉ, Môi-se đại diện cho kinh luật và Ê-li đại diện cho các tiên tri, chính là những chứng nhân của Đức Chúa Trời trên đất. Sứ mạng của Ê-li đã được tiên báo (Mal. 4: 5; Mat. 17: 11).

1.        Hai cây ô-liu, hai giá đèn và hai con trai của dầu đứng trước mặt Chúa            

                                                    của đất

Hai chứng nhân này là hai cây ô-liu, hai giá đèn và hai con trai của dầu đứng trước mặt Chúa của đất (c. 4; Xa. 4: 3, 11: 12, 14). Câu 4 chép: “Hai người ấy, tức hai cây ô-liu và hai giá đèn đứng trước mặt Chúa của cả đất.” Cây ô-liu được đề cập trong câu 4 tạo ra dầu cho đèn và giá đèn tỏa ra ánh sáng bằng dầu từ câu ô-liu. Xa-cha-ri 4: 14 chép rằng họ là “hai con trai của dầu, đứng bên Chúa của khắp đất” (nguyên văn Hê-bơ-rơ). Họ được gọi là các con trai của dầu vì họ đầy dẫy dầu; họ đầy dẫy Linh. Vì vậy, họ có nhiều tên gọi – hai chứng nhân, hai giá đèn, hai cây ô-liu và hai con trai của dầu. Trong thời đại Hội thánh, các Hội thánh là các giá đèn cho chứng cớ của Đức Chúa Trời (1: 20), nhưng trong 3 năm rưỡi cuối cùng của thời đại này, hai chứng nhân ấy sẽ là các giá đèn cho chứng cớ của Đức Chúa Trời.

Một ngàn hai trăm sáu mươi ngày trong câu 3 là 42 tháng  được đề cập trong câu 2, chính là khoảng thời gian Anti-christ phạm thượng đến Đức Chúa Trời (13: 5 – 6) và bắt bớ dân của Ngài (12: 6, 14). Trong khi hắn thi hành quyền lực gian ác của mình và đẩy mạnh việc bắt bớ thì hai chứng nhân ấy nói tiên tri, phát ngôn cho Đức Chúa Trời và làm chứng chống lại những việc gian ác của Anti-christ. Trong suốt đại nạn, sự bắt bớ sẽ gay gắt và khủng khiếp. Do đó, Đức Chúa Trời sẽ sai Môi-se và Ê-li, những người đầy dẫy Linh, trở lại để làm mạnh mẽ những người Do-thái, tức những người bị Anti-christ ép buộc từ bỏ tôn giáo của họ. Họ cũng sẽ làm mạnh mẽ các thánh đồ bị bỏ lại trong đại nạn. Theo Khải Thị chương 14, ngay sau khi trái đầu mùa được cất lên, Anti-christ sẽ bắt bớ dân của Đức Chúa Trời và ép buộc họ thờ lạy hắn và hình tượng hắn (14: 9 – 12). Lúc đó hai chứng nhân ấy sẽ làm mạnh mẽ dân Đức Chúa Trời. Đồng thời, một thiên sứ “bay giữa trời” sẽ rao giảng “phúc âm đời đời” (14: 6). Khác với phúc âm sự sống hay phúc âm vương quốc, phúc âm này sẽ khuyên bào người ta phải kính sợ Đức Chúa Trời, hàm ý họ không nên bắt bớ dân của Ngài và khuyên bảo họ thờ phượng Ngài, hàm ý họ không nên thờ lạy Anti-christ. Vì thế, trong suốt đại nạn sẽ có hai cách làm cho họ vững vàng bởi hai chứng nhân và bởi việc rao giảng phúc âm đời đời.

2.        Mặc vải bằng lông

Câu 3 chép: “ Ta sẽ cho hai chứng nhân của Ta mặc vải bằng lông, nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (c. 3). Vải bằng lông là biểu tượng về sự than khóc (2 Sam. 3: 31). Hai chứng nhân này sẽ mặc áo tang để cảnh báo người ta. Họ sẽ không rao giảng phúc âm về sự vui mừng mà sẽ cảnh báo người ta tránh xa sự phán xét của Đức Chúa Trời và sự thờ lạy Anti-christ.

3.        Thiêu đốt và giết chết kẻ thù họ

Câu 5 chép: “Nếu ai muốn làm thiệt hại họ thì lửa ra từ miệng họ thiêu nuốt kẻ thù nghịch họ; phàm ai muốn làm thiệt hại họ thì hẳn phải bị giết cách ấy.” Không như họ, chúng ta không có quyền lực như thế và khi rao giảng, chúng ta không giết chết hay thiêu đốt người khác. Nhưng hai chứng nhân này có thể nói: “Nếu mưu tính làm hại chúng tôi, các ngươi sẽ bị thiêu đốt và bị giết.”

4.        Có uy quyền đóng trời lại, biến nước thành huyết và dùng mọi tai vạ           

                              đánh hại đất

Câu 6 chép: “Hai người ấy có uy quyền đóng trời lại, để cho trời không mưa trong những ngày họ nói tiên tri; họ có uy quyền trên các dòng nước để biến nó thành huyết và dùng các thứ tai họa đánh hại đất bao nhiêu tùy ý.” Đóng trời lại để không có mưa là điều giống như Ê-li từng làm (1 Vua. 17: 1; Lu. 4: 25). Biến nước thành huyết và dùng các loại tai họa đánh hại đất là điều giống như Môi-se từng làm (Xuất. 7: 17, 19; Xuất. 19: 14; 11: 1).

5.        Bị Anti-christ giết

Trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời đã để hai chứng nhân ấy tạm thời bị đánh bại. Câu 7 chép: “Khi họ đã làm chứng xong rồi thì con thú dưới vực sâu lên sẽ giao chiến cùng họ, đắc thắng họ và giết đí.” Con thú ở đây là Anti-christ, tức kẻ từ vực sâu đi lên (17: 8) và ra từ biển (13: 1) và cũng là kẻ gây chiến với hai chứng nhân và các thánh đồ (13: 7). Cuối cùng, thậm chí hai chứng nhân mạnh mẽ nhất cũng bị giết do sự bắt bớ của Anti-christ. Khi ấy, Anti-christ không những chống đối con người mà còn chống đối Đức Chúa Trời. Hắn sẽ tiếp tục chống đối Đức Chúa Trời cho đến khi Đấng Christ cùng đến với những người đắc thắng của Ngài trực tiếp đánh bại hắn. Khi ấy, trên đất sẽ có một người trực tiếp chống lại Đức Chúa Trời. Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời sẽ cùng ngự xuống với một đoàn quân những người đắc thắng để đánh bại Anti-christ, tức “kẻ bất pháp” (2 Tê. 2: 3). Ba năm rưỡi cuối sẽ là một cuộc chiến tranh giữa nhân loại phản loạn dưới sự lãnh đạo của con thú, tức “kẻ bất pháp” và Đấng Sáng Tạo. Tình cảnh ấy buộc Đức Chúa Trời phải trực tiếp chiến đấu theo cách thuộc thể trong Đấng Christ cùng với tất cả những người đắc thắng của Ngài.

6.        Thây họ bị bỏ ngoài đường của Giê-ru-sa-lem suốt 3 ngày rưỡi

Câu 9 và 10 chép: “Người ta từ các dân các chi phái, các tiếng, các nước sẽ trong thấy thây họ trong 3 ngày rưỡi và không cho chôn trong mồ mã. Những kẻ ở trên đất đều vui vẻ về họ, mừng rỡ tặng lễ vật cho nhau, bởi hai tiên tri đó đã làm thống khổ cho những kẻ ở trên đất.” Thây của họ sẽ không được chôn mà sẽ bị bỏ ngoài đường của thành phố lớn, nơi Chúa đã chịu đóng đinh để tạo một cảnh tượng nhục nhã. “Thành phố lớn” chỉ về “thành thánh” trong câu 2, là Giê-ru-sa-lem trên đất và sẽ trở nên Sô-đôm và Ai Cập về mặt thuộc linh, tức nơi Chúa của họ đã chịu đóng đinh. Trong sự phục hồi quốc gia Israel vào 1948, người Do-thái trở về vùng đất của cha ông họ trong tình trạng vô tín. Họ sẽ trở nên tội lỗi như Sô-đôm (đc. Ês. 1: 9 – 10; 3: 9; Giê. 23: 14) và thế tục như Ai Cập (đ c. Ê xc. 23: 3, 8, 19, 27) cho đến khi Đấng Christ là Đấng Mê-si của họ trở lại; đó là thời điểm “cả dân Israel đều sẽ được cứu” (La. 11: 26). Tại quốc gia Israel nhỏ bé, chúng ta có thể tìm thấy những người thế tục nhất. Đến cuối thời đại này, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Giê-ru-sa-lem sẽ tội lỗi như Sô-đôm và thế tục như Ai Cập. Do đó, Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ thành phố này trong 3 năm rưỡi cuối.  Đức Chúa Trời dường như nói rằng: “Hãy bỏ nó đi. Ta sẽ phó nó vào tay Anti-christ để hắn làm gì tùy ý đối với Giê-ru-sa-lem tội lỗi và thế tục này.”

Vào năm 70 S.C., Titus là hoàng đế của La Mã đã phá hủy thành Giê-ru-sa-lem. Cả sách Đa-ni-ên lẫn trong Tân Ước, hoàng đế ấy là hình bóng về Anti-christ. Đa-ni-ên 9: 26 – 27 xem cả hai là một. Nếu đọc kĩ Đa-ni-ên chương 9, anh em sẽ thấy có hai lần phá hủy Giê-ru-sa-lem. Lần thứ nhất do Titus gây ra và lần thứ hai sẽ do Anti-christ gây ra. Trong lời tiên tri của Đa-ni-ên, hai sự kiện ấy được đề cập đến như là một nhưng hai sự kiện ấy không phài là một. Anti-christ sẽ phá hủy Giê-ru-sa-lem cách tương tự như Titus đã từng thực hiện. Theo nguyên tắc, sự ứng nghiệm hình bóng luôn luôn trọn vẹn hơn chính hình bóng. Đó là lí do vì sao Chúa phán rằng đại nạn sẽ khắc nghiệt hơn bất cứ điều gì xảy ra trước đó và sau đó. Thậm chí, trong Ma-thi-ơ chương 24 và Lu-ca chương 21, lời tiên tri của Chúa không phân biệt rõ giữa lần phá hủy Giê-ru-sa-lem dưới thời Titus và lần phá hủy Giê-ru-sa-lem dưới thời Anti-christ. Hai sự kiện ấy được kết hợp với nhau. Do đó, 70 tuần lễ có một khoảng trống lớn giữa tuần thứ 69 và tuần thứ 70. Trước thời kì của tuần thứ 70. Trước thời kì của tuần thứ 70 có một khoảng thời gian tạm hoãn dài. Sau tuần thứ 69 là sự phá hủy do Titus gây ra và sau khoảng trống giữa tuần thứ 69 và tuần 70 là sự phá hủy do Anti-christ gây ra. Nhưng trong Kinh Thánh, hai lần phá hủy này được đề cập gần như là một. Vào thời Titus, Giê-ru-sa-lem thật tội lỗi và vào thời của Anti-christ, Giê-ru-sa-lem thậm chí còn tội lỗi hơn nữa. Khải Thị chương 11 thậm chí không gọi thành phố ấy là Giê-ru-sa-lem, mà gọi là “thành lớn,” chỉ về nơi Chúa đã chịu đóng đinh (c. 8). Tất nhiên, Chúa không bị đóng đinh tại Sô-đôm hay Ai Cập; Ngài đã chịu đóng đinh tại Giê-ru-sa-lem. Vào thời điểm Anti-christ bắt bớ và hủy diệt, Giê-ru-sa-lem trở nên tội lỗi như Sô-đôm và thế tục như Ai Cập. Chúng ta cần cầu nguyện cho người Do-thái biết bao để họ có thể ăn năn. Giữa vòng họ sẽ có những người trung tín – 144.000 người. Sau khi hai chứng nhân được cất lên thì gần tới thời điểm Chúa cùng trở lại với quân đội của Ngài để đánh bại Anti-christ trong trận chiến Hat-ma-ghê-đôn.

7.        Sống lại

Câu 11 chép: “Nhưng sau 3 ngày rưỡi ấy có linh sự sống ra từ Đức Chúa Trời vào trong họ, họ bèn đứng dậy và những kẻ xem lấy làm sợ hãi quá đỗi.” Sự kiện “họ đứng dậy” cho thấy họ được sống lại. Sự sống lại của họ tách biệt với sự sống lại được đề cập ở 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4: 16. Chúa Jesus đã sống lại sau 3 ngày và La-xa-rơ đã sống lại sau 4 ngày. Nhưng hai chứng nhân này sẽ sống lại sau 3 ngày rưỡi.

8.        Được cất lên

Câu 13 chép tiếp: “Hai người ấy nghe tiếng lớn từ trên trời phán cùng mình rằng: Hãy lên đây! Họ bèn lên trời trong đám mây, kẻ thù nghịch của họ đều xem thấy.” Sự kiện “họ lên trời” cho thấy họ được cất lên. Sự cất lên của họ cũng khác với sự cất lên được báo trước trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4: 17.

B.        Lời chứng của họ

Câu 7 chép rằng hai chứng nhân ấy “đã làm chứng xong.” Lời chứng của họ là nói về Đức Chúa Trời là Chúa của đất (c. 4) và chống lại Anti-christ. Trong suốt đại nạn, hai chứng nhân ấy sẽ làm chứng đầy đủ cho Đức Chúa Trời và chống lại Anti-christ (Phục. 17: 6; 19: 15; Mat. 18: 16).

Trong khi nhiều người sẽ mục kích hai chứng nhân ấy sống lại và được cất lên nhưng họ sẽ không ăn năn. Điều này cho thấy rằng chúng ta không nên trông cậy vào các phép lạ. Nhiều người có quan niệm sai lầm là người khác sẽ được thuyết phục bằng phép lạ. Nhưng hai chứng nhân này bị giết rồi thình lình sống là và được cất lên trời một cách thần kì. Thế nhưng người ta sẽ không ăn năn.

                     IV. MỘT TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN

Câu 13 chép: “Chính giờ đó có cơn động đất lớn, một phần mười của thành phố đổ xuống; 7000 người bị giết trong cơn động đất ấy, còn kẻ khác đều sợ hãi và tôn vinh Đức Chúa Trời trên trời.”  Thành ở đây chỉ về “thành lớn” trong câu 8, tức là Giê-ru-sa-lem sẽ đổ xuống do cơn động đất ấy và phần còn lại của thành sẽ được chia làm ba phần trong trận động đất cuối cùng trong 16: 19.

Câu 13 chép: “tên của những người bị giết trong trận động đất là bảy ngàn.” Cụm từ “tên của những người” hàm ý những người danh tiếng. Họ sẽ là 7.000 người nổi tiếng. Lúc đó nhiều người trong dân Israel sẽ là những người nổi tiếng. Bảy ngàn người trong họ sẽ bị giết bởi trận động đất ấy vì họ đi đầu trong việc không tin Chúa Jesus. Ngày nay, rất nhiều triết gia, bác sĩ, nhà khoa học, chính trị và tài phiệt Do Thái trở nên tội lỗi và thế tục, họ không tin Chúa Jesus. Ngày nay quốc gia Israel hoàn toàn ở dưới quyền điều khiển của những người danh tiếng ấy. Gần như không người Israel nào có danh tiếng chịu tin Chúa. Mới đây tôi nghe rằng chính phủ Israel quyết định ngăn cản mọi công tác truyền giáo Cơ Đốc tại Israel. Quyết định này được đưa ra bởi những người danh tiếng. Khi trận động đất ấy xảy ra, những người bị giết bởi trận động đất ấy chủ yếu sẽ là những người danh tiếng.

Phần Lời này là một cửa sổ qua đó chúng ta có thể thấy tình trạng tồi tệ giữa vòng người Do Thái vào cuối thời đại này. Đó là lí do tại sao sẽ có một cơn bắt bớ lớn xảy ra. Ngày nay, dù khối Ả Rập có cố gắng tiêu diệt quốc gia Israel như thế  nào đi nữa, họ vẫn không thành công, vì Chúa chăm sóc Israel. Nhưng điều này không có nghĩa là người Do Thái thực sự vì Chúa. Không, họ sẽ tiếp tục tội lỗi và thế tục cho đến ngày Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ từ bỏ ngươi. Trời sẽ được đo, nhưng Ta sẽ bỏ mặc Giê-ru-sa-lem vào tay của Anti-christ. Hắn sẽ phá hoại thành ấy còn hơn Titus đã từng làm.” Theo Xa-cha-ri chương 12, sự bắt bớ này sẽ đưa những người Do Thái bị bắt bớ đến chỗ trông đợi vào Đấng mà họ đã đâm. Vào thời điểm này, Đấng Christ sẽ trở lại và tất cả các chi phái của Đất Thánh sẽ nhìn thấy chính Đấng Cứu Chuộc mà họ đã đâm 2.000 năm trước. Khi nhìn thấy Ngài, họ sẽ than khóc vì Ngài và ăn năn (Xa. 12: 10 – 14). Nhưng sự than khóc ấy khá muộn, vì trước đó nhiều người đã bị Anti-christ tàn sát. Đây là lời tiên tri, chúng ta có thể làm gì được ngoại trừ cầu nguyện cho họ và chuẩn bị cho giờ phút Chúa cất chúng ta đi?

Sau khi 7.000 người danh tiếng bị trận động đất giết chết, những người còn lại sẽ kinh hoàng và dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời. Rất nhiều người trong họ, nếu không nói là tất cả sẽ ăn năn lúc Ngài trở lại, sẽ tiếp nhận Chúa mà họ đã đâm.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2