"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870152
Đang truy cập:137

Khải Huyền Bài 25-

buy accutane uk

buy accutane pills

 PHÁN XÉT LOÀI NGƯỜI THÊM NỮA – TIẾNG KÈN THỨ SÁU

Ngoài phần giới thiệu (1: 1 – 8) và kết luận (22: 6 – 21), sách Khải Thị có ba phần chính. Trong 1: 19, Chúa phán với Giăng rằng: “Vậy, hãy chép những điều con đã thấy, những điều hiện có và những điều về sau phải xảy đến.” Vì thế, ba phần chính này là “những điều con đã thấy” (1: 9 – 20), “những điều hiện có” (2: 1 – 3: 22) và “những điều về sau phải xảy đến” (4: 1 – 22: 5). Trong chương 1, có bảy giá đèn với Đấng Christ ở giữa chính là “những điều… đã thấy,” và trong chương 2 và 3, bảy Hội thánh là “những điều hiện có.” Phần về “những điều về sau phải xảy đến” bắt đầu với quang cảnh trên trời trong chương 4. Như chương 5 cho thấy Đấng Christ bước vào quang cảnh này với tư cách là Đấng duy nhất xứng đáng mở ra bí mật của gia tể Đức Chúa Trời. Như chúng tôi đã chỉ ra, bốn ấn đầu tiên trình bày vắn tắt lịch sử thế giới từ thời điểm Đấng Christ thăng thiên đến khi Ngài trở lại, mô tả lịch sử thế giới như một cuộc đua tứ mã. Gần cuối thời đại này, tức đến thời điểm của ấn thứ năm, các thánh đồ tử đạo sẽ kêu la cùng Đức Chúa Trời. Ấn thứ sáu chính là sự đáp ứng của Đức Chúa Trời đối với sự kêu la ấy. Ngài sẽ làm rúng động vũ trụ để cảnh báo những người ở trên đất và mở ra cho đại nạn sắp đến. Sau đó, bảy kèn là nội dung của ấn thứ bảy sẽ bắt đầu. Bốn tiếng kèn đầu sẽ là sự phán xét của Đức Chúa Trời trên trái đất, biển, các sông và cơ binh trên trời. Do sự phán xét ấy, trái đất sẽ không còn là nơi thích hợp để loài người ở nữa. Vì những tai họa từ ấn thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu không trực tiếp làm hại loài người mà chỉ tàn phá trái đất, biến nó thành nơi không còn thích hợp để loài người ở nữa, nên những tai họa ấy không phải là một phần của đại nạn. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài trước, tiếng kèn thứ năm đánh dấu khởi đầu đại nạn. Đại nạn được đề cập trong Ma-thi-ơ 24: 21 bao gồm ba khốn khổ từ tiếng kèn thứ năm, thứ sáu và thứ bảy.

Trong tiếng kèn thứ năm, nhân loại sẽ trực tiếp bị hành hạ. Khi tiếng kèn thứ năm được thổi lên thì Sa-tan từ trời sẽ sa xuống và Anti-christ từ vực sâu sẽ đi lên và chúng sẽ cùng nhau gây khổ sở cho loài người suốt 5 tháng. Không như những tai họa trước, sự khổ sở do tai họa gây ra do châu chấu bị quỷ ám sẽ trực tiếp đụng đến con người. Như chúng ta đã thấy vào đầu 3 năm rưỡi sau cùng, Anti-christ sẽ đổi ý về dân Israel, sẽ ngưng việc thờ phượng Đức Chúa Trời, và sẽ hành hạ con người vốn được Đức Chúa Trời dựng nên cho chính Ngài. Đó sẽ là khởi đầu của đại nạn. Sự khổ sở ấy, tức khốn khổ thứ nhất, sẽ rất đau đớn đến nỗi không ai chịu nổi. Sau đó, sẽ có khốn khổ thứ hai, tức tiếng kèn thứ sáu.

I.          MỞ TRÓI CHO BỐN THIÊN SỨ

 Khốn khổ thứ hai phức tạp hơn khốn khổ thứ nhất. Khốn khổ thứ hai không rõ như khốn khổ từ tiếng kèn thứ năm, là điều do Sa-tan và Anti-christ cộng tác với nhau gây ra. Khải Thị 9: 13 và 14 chép: “Thiên sứ thứ sáu thổi lên thì tôi nghe tiếng ra từ bốn sừng của bàn thờ bằng vàng trước mặt Đức Chúa Trời, nói cùng thiên sứ thứ sáu cầm kèn đó mà rằng: Hãy mở cho bốn thiên sứ đương bị trói trên bờ sông Ơ-phơ-rát.” Huyết chuộc tội được bôi trên bốn sừng của bàn thờ bằng vàng tức bàn thờ xông hương, để chuộc tội, tức để cứu chuộc (Lê. 16: 18). Tiếng nói “ra từ bốn sừng bàn thờ bằng vàng” cho thấy rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời trên con người dựa trên sự cứu chuộc của Đấng Christ; vì con người không tin nơi sự cứu chuộc của Đấng Christ nên Đức Chúa Trời mới đem sự phán xét của Ngài đến.

     Câu 12 chép: “Khốn khổ thứ nhất đã qua rồi; kìa, còn hai khốn khổ đến sau đây nữa.” Vì vào thời điểm thổi tiếng kèn thứ năm, Sa-tan từ trời sa xuống đất để tàn phá trái đất và bắt bớ dân của Đức Chúa Trời suốt 3 năm rưỡi (12: 10, 12: - 17, 6) và đồng thời (3 năm rưỡi sau cùng – 13: 5 – 7; 11: 7) Anti-christ từ vực sâu lên cộng tác với Sa-tan hành hạ người ta, bắt bớ các thánh đồ và phạm thượng đến Đức Chúa Trời và cũng trong 3 năm rưỡi cuối đó, thành thánh Giê-ru-sa-lem sẽ bị giao cho dân ngoại để chịu hủy diệt (11: 2) nên khốn khổ từ tiếng kèn thứ năm phải là khởi đầu đại nạn (Mat. 24: 21). Khốn khổ thứ hai từ tiếng kèn thứ sáu và khốn khổ thứ ba từ tiếng kèn thứ bảy (8: 13; 9: 12; 11: 14) cũng phải là một phần của đại nạn và đại nạn này cùng với sự tổn hại gây ra do ấn thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu tiên, có lẽ chính là sự thử thách trên tất cả các dân cư trên đất (3: 10). Hai khốn khổ được đề cập trong câu 12 chính là tiếng kèn thứ sáu và thứ bảy (9: 13 – 20; 11: 14 – 15).

     Bốn thiên sứ “đương bị trói trên bờ sông lớn Ơ-phơ-rát” chắc chắn là bốn thiên sứ nổi loạn, sa ngã, gian ác đã đi theo Sa-tan. Kinh Thánh không cho biết chúng đã bị trói tại đó bao lâu. Câu 15 chép: “Bốn thiên sứ ấy bèn được mở ra, đã sẵn sàng đến ngày, giờ, tháng và năm ấy, để giết phần thứ ba loài người.” Nhiều người hiểu lời này theo quan niệm thiên nhiên của mình, nghĩ rằng “ngày, giờ, tháng và năm” chỉ về năm, tháng, ngày và giờ cụ thể khi việc giết chết phần thứ ba loài người xảy ra. Nhưng điều này không có nghĩa như vậy. “Đến ngày, giờ, tháng và năm ấy” có nghĩa là bốn thiên sứ ấy đã chuẩn bị cho giờ cộng với ngày, cộng với tháng, cộng với năm – tổng cộng là 13 tháng, 1 ngày và 1 giờ  –  để giết hại loài người. Sự giết hại ấy trước hết sẽ kéo dài 1 giờ, rồi 1 ngày, 1 tháng và 1 năm. Sự giết hại ấy quá khắc nghiệt và khủng khiếp đến nỗi trước hết người ta mong nó không kéo dài quá 1 giờ. Khi thấy sau 1 giờ vẫn chưa chấm dứt thì người ta mong nó chỉ kéo dài 1 ngày. Sau đó, họ tin chắc nó sẽ không kéo dài hơn 1 tháng. Sau khi hết 1 tháng, người ta nghĩ nó chỉ có thể tiếp tục 1 năm là cùng. Tổng cộng sự giết hại khủng khiếp này kéo dài 13 tháng, 1 ngày và 1 giờ.

Khi sự giết hại khủng khiếp được đề cập trong chương 9 giáng trên loài người thì người ta sẽ mong sự giết hại ấy sẽ chấm dứt trong 1 giờ, rồi 1 ngày, 1 tháng và cuối cùng là 1 năm. Bốn thiên sứ bị trói bên sông Ơ-phơ-rát chuẩn bị giết hại loài người trong một thời gian dài như vậy – suốt 1 giờ, 1 ngày, 1 tháng và 1 năm.

                           II. HAI TRĂM TRIỆU KỊ BINH

    Câu 16 chép: “Số đạo quân kị mã là 200 triệu; số đó tôi đã nghe.” Để giết hại phần thứ ba của loài người, bốn thiên sứ ấy sẽ dùng đến 200 triệu kị binh. Số kị binh ấy gần bằng với dân số nước Mĩ. Hai trăm triệu kị binh ấy sẽ đến từ hướng mặt trời mọc (16: 12), tức là hướng đông. Nơi trái đất sản sinh nhiều nhất ngựa là Mông Cổ. Thế giới phương Tây đã phát minh ra nhiều phương tiện di chuyển tân tiến nhưng đoàn kị binh từ phương đông đó sẽ không dùng đến những phương tiện ấy. Thay vào đó họ sẽ dùng ngựa. Đi trên lưng ngựa thì không cần đến đường sá tân tiến, cũng không cần đến đường ray. Có lẽ mỗi kị binh sẽ mang thêm một con ngựa để mang thức ăn và nước uống. Khi có người muốn dùng bom tấn công họ thì đoàn kị binh này dễ dàng ẩn nấp hay tản ra và khó mà tìm ra được dấu vết của họ. Đoàn quân này sẽ di chuyển về hướng tây, giết hại người ta trên đường đi. Những kị binh ấy “đều mang giáp hình như bằng lửa, ngọc tía và lưu hoàng” (c. 17) và đầu ngựa sẽ như đầu sư tử và miệng của chúng phun ra lửa, khói và lưu huỳnh (c. 17). Câu 19 chép: “Vì năng lực của các ngựa ấy ở nơi miệng và đuôi nó; bởi đuôi ấy giống như con rắn và có đầu, nó dùng đầu đó làm thiệt hại người ta.” Ở đây, đuôi ngựa giống như rắn độc còn độc hơn đuôi châu chấu vốn giống đuôi bò cạp (c. 10). Châu chấu chỉ hành hạ loài người trong năm tháng (cc. 5, 10) trong khi những con ngựa này sẽ giết hại phần thứ ba của loài người (cc. 15, 18). Điều này có nghĩa là khốn khổ từ tiếng kèn thứ sáu còn khắc nghiệt hơn tiếng kèn thứ năm.

    Như chúng ta đã thấy, bốn thiên sứ sẽ được thả ra để khuấy động 200 triệu kị binh ấy. Đoàn quân này sẽ di chuyển từ đông sang tây, đi qua Ơ-phơ-rát và sẽ đến khu vực giàu có nhất trái đất là Trung Đông. Khải Thị 9: 14 chép rằng: “Vị thứ sáu trút bát mình xuống sông cái Ơ-phơ-rát, nước sông liền cạn khô, để dọn đường cho các vua từ hướng mặt trời mọc đến.” Hai trăm triệu kị binh này đến “từ hướng mặt trời mọc” sẽ tham chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn (16: 10 – 16; 19: 17 – 18).

     Khải Thị 16: 13 chép: “Tôi lại thấy có ba uế linh hình như ếch nhái ra từ miệng rồng, miệng thú và miệng tiên tri giả. Nó vốn là linh của các quỷ làm dấu lạ, đi ra đến cùng các vua khắp thiên hạ để nhóm họp họ cho cuộc chiến tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn năng.” Câu 16 cùng chương chép: “Chúng nhóm họp các vua tại một chỗ, theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Hạt-ma-ghê-đôn.” Sông Ơ-phơ-rát bị cạn khô là do bát thứ sáu được trút ra. Qua việc đề cập đến sông Ơ-phơ-rát trong chương 9 và 16, chúng ta thấy rằng 200 triệu kị binh của tiếng kèn thứ sáu có liên quan đến bát thứ sáu của tiếng kèn thứ bảy để tụ tập các quân đội trên đất đến Hạt-ma-ghê-đôn. Hai trăm triệu kị binh từ phương đông và các quân đội từ phương bắc và phương tây sẽ tập hợp tại đó. Đức Chúa Trời sẽ tập hợp tất cả các quân đội trên đất lại một chỗ. Đây là sự khôn ngoan của Ngài. Sự kiện này sẽ xảy ra vào thời điểm của bát thứ sáu là một phần của khốn khổ từ tiếng kèn thứ bảy. Đồng thời, Sa-tan sẽ cố hết sức làm hại người ta và Anti-christ sẽ bắt bớ dân Đức Chúa Trời và thậm chí chiến đấu chống lại Đức Chúa Trời, làm mọi cách để hủy hoại trái đất. Vì thế Đức Chúa Trời sẽ phán xét trái đất. Trong 3 năm rưỡi sau cùng, Sa-tan và Anti-christ sẽ cố hết sức làm hại người ta và Đức Chúa Trời sẽ phán xét trái đất. Vào thời điểm ấy, thế giới sẽ là một nơi khủng khiếp biết bao!

   Sau khi sông Ơ-phơ-rát cạn, các vị vua từ phương đông và quân đội của họ sẽ vượt qua con sông ấy trên đường đến Hạt-ma-ghê-đôn. Hạt-ma-ghê-đôn rất gần Giê-ru-sa-lem. Như chúng ta đã thấy, tất cả các quân đội trên thế giới sẽ tập hợp tại đó để chiếm lấy tài nguyên tại khu vực này. Nhiều quốc gia tại vùng này trở nên giàu có là nhờ có nhiều tài nguyên dầu. Nhưng đó là sự sắp đặt thần thượng của Đức Chúa Trời và sẽ là cách Ngài đem nho vào bàn ép rượu nho (14: 17 – 20; 19: 15). Như Khải Thị 19: 15 nói, Đấng Christ sẽ đạp “lò ép rượu thạnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn năng.” Trong chương 14 trước hết chúng ta có trái đầu mùa (cc. 1, 4), thứ hai mùa gặt (cc. 15, 16) và thứ ba có bàn đạp ép (cc. 18, 19). Câu 20 chép: “Lò rượu ấy đạp ở ngoài thành, có huyết từ trong lò ra, lên đến khớp ngựa, dài chừng 1.600 sta-đi-om.” (1 sta-đi-om tương đương 180 mét). Việc tập hợp các quân đội của thế giới tại nơi gọi là Hạt-ma-ghê-đôn được ví như việc gom nho vào bàn ép rượu. Tất cả các trái nho sẽ được gom vào bàn ép rượu lớn của cơn thịnh nộ Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ trở lại trái đất, Ngài sẽ tiêu diệt những chiến binh gian ác ấy, đập bàn ép rượu của cơn thạnh nộ Ngài. Kết quả sẽ là một dòng sông máu lên đến khớp ngựa và dài khoảng 200 dặm.

Chúng ta đã thấy rằng 13 tháng, 1 ngày và 1 giờ có lẽ sẽ là thời gian 200 triệu kị binh di chuyển từ hướng “mặt trời mọc” đến vùng Trung Đông. Khi hành quân họ sẽ giết hại phần thứ ba của loài người. Sự tàn sát ấy sẽ rất khủng khiếp. Khi đoàn kị binh ấy đến sông Ơ-phơ-rát, ngay trước trận chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn, bát thứ sáu sẽ trút xuống. Phần kí thuật này là nghiêm trọng nhất. Đây là sự kiện lịch sử được viết trước khi nó xảy ra. Những tác giả của thế giới này vốn thiển cận, nông cạn và thiếu hiểu biết. Chính Chúa đã ghi lại sự kiện lịch sử này của con người. Tôi không nói điều này cách khinh suất.

Trong những ngày này, tầm nhìn, ánh sáng và khải tượng rất sáng tỏ. Chúng ta biết những gì sẽ xảy ra vào ấn thứ năm, ấn thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu. Chúng ta biết rằng tiếng kèn thứ năm như khốn khổ thứ nhất sẽ đánh dấu khởi đầu của đại nạn và tiếng kèn thứ sáu như khốn khổ thứ hai sẽ là sự tiếp nối đại nạn. Chúng ta đã thấy rằng tiếng kèn thứ sáu liên hệ đến bát thứ sáu. Tóm lại, chúng ta được ban cho một cái nhìn rõ ràng về tương lai. Sau thời điểm của ấn thứ sáu, sẽ không còn gì tốt lành cho chúng ta ở trên đất. Hãy chuẩn bị! Trái đất sẽ bị rúng động, biển sẽ bị làm cho hư hại, các sông sẽ trở nên đắng và các cơ binh trên trời sẽ trở nên tối tăm. Sau cùng, Sa-tan và Anti-christ sẽ hợp tác với nhau hành hạ con người suốt 5 tháng. Sau đó, khi tiếng kèn thứ sáu được thổi lên thì 200 triệu kị binh bắt đầu cưỡi ngựa ngang qua một phần lớn trái đất, giết hại phần thứ ba của nhân loại trên đường tiến quân. Cuối cùng, toàn thể quân đội của thế giới sẽ tụ tập tại một nơi gọi là Hạt-ma-ghê-đôn. Sau đó, nho là các quân đội của thế giới sẽ bị Đấng Christ đạp trong bàn ép rượu của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

                           III. SỰ TIẾP NỐI CỦA ĐẠI NẠN

Chúng tôi đã nêu rõ rằng khốn khổ thứ hai của tiếng kèn thứ sáu là sự tiếp nối của đại nạn (11: 14). Câu 20 chép: “Phần người còn lại, chưa bị các tai họa đó giết đi, vẫn không ăn năn công việc tay chúng nó làm, cứ thờ lạy các quỷ, hình tượng bằng vàng, bạc, đồng, đá và gỗ, là những vật không thể thấy, không thể nghe, không thể đi được. chúng nó cũng không ăn năn những tội tàn sát, tà thuật, gian dâm, trộm cướp của mình nữa.” (Xin lưu ý rằng câu 20 không chép các hình tượng này không thể nói, như trong Thi Thiên 115: 5 và 135: 16, vì theo Khải Thị 13: 15, hình tượng của Anti-chris sẽ nói). Các câu này cho thấy rằng ý định của Đức Chúa Trời trong sự phán xét của Ngài là muốn loài người ăn năn. Dù Đức Chúa Trời có ý định là loài người sẽ ăn năn qua sự phán xét của Ngài nhưng các câu này cho thấy họ sẽ không ăn năn.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2