accutane without insurance
accutane without insurance
crownlimos.ca accutane without insurance reddit
PHÁN XÉT LOÀI NGƯỜI – TIẾNG KÈN THỨ NĂM
Gánh nặng của tôi trong bài này có liên quan đến đại nạn. Khải Thị 8: 13 chép: “Tôi lại thấy và nghe một chim ưng bay giữa trời, kêu lớn tiếng rằng: khốn thay, khốn thay, khốn thay cho những kẻ ở trên đất, vì cớ tiếng kèn mà ba thiên sứ khác còn phải thổi nữa!” Ba khốn khổ của ba tiếng kèn sau cùng ( 9: 12; 11: 14) sẽ là những khốn khổ từ đại nạn (Mat. 24: 21). Như chúng ta sẽ thấy, các khốn khổ ấy sẽ xảy ra vào nửa sau của tuần thứ 70 (Đa. 9: 27), khoảng thời gian kéo dài 3 năm rưỡi (Đa. 7: 25; 12: 7; Khải. 12: 14), tức khoảng 42 tháng (Khải. 11: 2; 13: 5) hay 1.260 ngày (Khải. 11: 3; 12: 6).
I. BẮT ĐẦU ĐẠI NẠN
Nhiều Cơ Đốc nhân nghĩ rằng đại nạn sẽ kéo dài 7 năm. Một số người tin điều đó vì họ hiểu Kinh Thánh một cách bất cẩn theo truyền thống. Nhưng lời trong Kinh Thánh rất chính xác và chúng ta phải hiểu Kinh Thánh theo cách được soi sáng. Không lời nào trong Kinh Thánh là thừa, mọi lời đều đầy ý nghĩa và chính xác.
Bây giờ, chúng ta hãy suy xét Đa-ni-ên 9: 24 – 27. Câu 24 chép: “Có 70 tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn ngừa sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác và đem sự công chính đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri và xức dầu cho Đấng rất thánh.” Dân được đề cập ở đây là dân của Đa-ni-ên và thành thánh chỉ về Giê-ru-sa-lem. Theo Kinh Thánh một tuần lễ ở đây không có nghĩa là 7 ngày mà là 7 năm. Nếu nói rằng 70 tuần chỉ về 70 giai đoạn của 7 ngày thì anh em sẽ không bao giờ giải nghĩa đúng phân đoạn này.
Câu 25 chép: “Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi ra lệnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là Vua thì được 7 tuần lễ và 62 tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào trong kì khó khăn.” Ở đây chúng thấy “7 tuần lễ” rồi “62 tuần lễ.” Câu 26 chép tiếp: “Sau 62 tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng, nó sẽ như bị nước lụt ngập, có sự tranh chiến cho đến cuối cùng; những sự hoang vu đã định.” Đấng chịu xức dầu bị “trừ đi” chỉ về Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá. Sự hủy phá thành và nơi thánh chỉ về sự hủy phá đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem dưới thời Titus vào năm 70 S.C.
Câu 27 kết luận: “Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến sinh tế và của lễ dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cảnh gớm ghiếc và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kì sau rốt, là kì đã định.” Ở đây, chúng ta thấy rằng vị vua này sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người suốt 1 tuần lễ và đến giữa tuần lễ, tức là sau 3 năm rưỡi, ông ta sẽ khiến sinh tế và của lễ dứt đi. Điều này có nghĩa là ông ta sẽ chấm dứt việc thờ phượng Đức Chúa Trời.
Bảy mươi tuần lễ ấy tạo nên 490 năm bắt đầu từ năm thứ 20 đời vua A-ta-xet-xe, tức người đã ban hành sắc lệnh tái thiết tường thành Giê-ru-sa-lem (Nê. 1: 1; 2: 1). Bảy tuần lễ đầu tiên, tức 49 năm, là thời gian hoàn tất việc tái thiết đường sá và tường của Giê-ru-sa-lem. Từ thời điểm ấy cho đến khi Đấng Christ bị “trừ đi” là 62 tuần lễ, tức 434 năm. Từ khi chấm dứt 69 tuần lễ có một thời kì gián đoạn dài. Cuối cùng, thời kì của tuần lễ sau cùng, tức 7 năm sau cùng, sẽ đến. Đây là nguồn của ý tưởng cho rằng cho rằng đại nạn sẽ kéo dài 7 năm.
Như chúng ta sẽ thấy ngay bây giờ, quan niệm ấy không chính xác. Bảy năm cuối, tức tuần lễ sau cùng, sẽ là thời kì Anti-christ lập một hiệp ước với dân Do-thái. Trong suốt mùa đầu của 7 năm ấy, Anti-christ sẽ thân thiện với dân Do-thái. Nhưng sau 3 năm rưỡi, hắn sẽ đổi ý. Dù trước kia hắn chấp thuận cho người Do-thái thờ phượng Đức Chúa Trời trong đền thờ bằng cách dâng các sinh tế nhưng hắn sẽ đổi ý, tự lập mình lên làm Đức Chúa Trời, dựng lên hình tượng của chính hắn trong đền thờ và ép buộc người ta thờ hắn và hình tượng của hắn. Khi ấy, hắn bắt đầu ngược đãi dân Do-thái. Cho nên, nửa đầu của bảy năm không phải là thời kì hoạn nạn, vì trong thời kì ấy Anti-christ sẽ thân thiện với dân Do-thái. Theo Đa-ni-ên 9: 27 “đến giữa tuần ấy,” Anti-christ “sẽ khiến sinh tế và của lễ dứt đi,” truyền cho người Do-thái phải chấm dứt thờ phượng Đức Chúa Trời và dâng các sinh tế cho Ngài. Anti-christ cũng sẽ dựng lên cảnh ghê tởm của sự hoang vu trong nơi thánh. Theo sách Khải Thị, cảnh ghê tởm của sự hoang vu sẽ là hình tượng Anti-christ được dựng nên trong đền thờ.
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang Ma-thi-ơ chương 24, là chương đề cập đến vấn đề đại nạn. Trong câu 15, Chúa Jesus phán: “Vậy, khi các anh thấy sự ghê tởm gây nên hoang tàn đứng trong nơi thánh, mà tiên tri Đa-ni-ên đã nói đến.” Khi nào sẽ có cảnh ấy? Không phải đầu 7 năm mà ở giữa 7 năm, là khi Anti-christ chấm dứt việc thờ phượng Đức Chúa Trời, tự lập hắn lên làm Đức Chúa Trời và đặt hình tượng hắn trong đền thờ, mà theo cách nhìn của Đức Chúa Trời là sự ghê tởm. Sau đó, trong câu 21, Chúa báo trước rằng: “Vì lúc ấy sẽ có đại nạn mà từ khi khởi đầu thế giới cho đến nay chưa từng xảy ra như thế và chắc chắn chẳng bao giờ xảy ra nữa.” Qua đó, chúng ta thấy rằng đại nạn bắt đầu vào giữa 7 năm cuối, sẽ chỉ kéo dài 3 năm rưỡi mà thôi. Sự dạy dỗ truyền thống cho biết đại nạn kéo dài 7 năm là không chính xác và chúng ta không nên nghe theo sự dạy dỗ như vậy. Sự dạy dỗ ấy không cung cấp những chi tiết đúng đắn để nghiên cứu lời tiên tri. Những ngưởi nắm giữ sự dạy dỗ truyền thống nói về 7 năm nhưng lãng quên sự kiện là giữa bảy năm ấy Anti-christ sẽ đổi ý và điều đó sẽ đem đến đại nạn kéo dài 3 năm rưỡi, tức nửa sau của tuần lễ cuối.
Chúng ta cũng cần xem xét vài câu từ Khải Thị chương 12. Câu 5 và 6 chép: “Nàng sinh một con trai, con trai ấy sẽ dùng gậy sắt mà chăn nuôi muôn dân; con trẻ ấy bèn được tiếp lên cùng Đức Chúa Trời và đến nơi Ngài. Còn người nữ thì trốn vào hoang mạc, tại đó nàng có một chỗ mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho, để họ nuôi nàng trong 1.260 ngày.” 1.260 ngày tương đương với 3 năm rưỡi. Sau khi người con trai được cất lên thì sẽ có một giai đoạn kéo dài 3 năm rưỡi, tức nửa sau của tuần lễ thứ 70, là khi hình tượng Anti-christ sẽ được dựng lên trong đền thờ. Sau đó, các câu từ 7 đến 13 cho thấy sẽ có chiến trận trên trời, con rồng và các thiên sứ của hắn sẽ bị ném từ trời xuống đất và con rồng sẽ bắt bớ người nữ đã sinh ra người con trai. Câu 14 chép: “Nhưng nàng được ban cho một cặp cánh chim ưng lớn để bay vào hoang mạc đến chổ của mình, ở đó nàng được nuôi một thì, các thì và nửa thì, lánh mặt con rắn.” “Một thì, các thì và nửa thì” ở đây chỉ về ba năm rưỡi cuối cùng. Trong phần Kinh Thánh này, chúng ta thấy Sa-tan sẽ bị ném từ trời xuống đất vào lúc bắt đầu nửa phần sau của 7 năm. Nói cách chính xác, điểm này cũng chứng minh rằng đại nạn sẽ kéo dài 3 năm rưỡi chứ không phải 7 năm.
Một bằng chứng nữa về vấn đề này là trong Khải Thị 11: 2: “Còn sân ngoài đền thờ thì hãy loại ra, đừng đo làm chi; vì chỗ đó ban cho các dân ngoại, họ sẽ giày đạp thành thánh 42 tháng.” Trong câu này, chúng ta được cho biết rằng thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp suốt 42 tháng. Dân ngoại giày đạp thành thánh sẽ là Anti-christ và quân đội của hắn. Điểm này tương ứng với lời tiên tri trong Đa-ni-ên chương 9, là chương cho biết Anti-christ hủy bỏ giao ước, lập chính hắn lên làm Đức Chúa Trời và truyền cho người ta phải thờ hắn. Đó cũng là thời điểm hắn giày đạp thành thánh. Điều này sẽ xảy ra trong đại nạn. Vì vậy, đại nạn sẽ bắt đầu vào thời điểm bắt đầu 3 năm rưỡi sau cùng, tức là khi Sa-tan bị ném từ trời xuống đất. Như chúng ta đã thấy, điều này được đề cập rõ trong chương 12.
II. SA-TAN TỪ TRỜI SA XUỐNG ĐẤT
Với bối cảnh đó, bây giờ chúng ta đến với tiếng kèn thứ năm. Khải Thị 9: 1 chép: “Thiên sứ thứ năm thổi lên, tôi bèn thấy một ngôi sao lớn đã từ trời sa xuống, được ban cho chìa khóa của hầm vực sâu.” Ngôi sao ở đây chỉ về Sa-tan là kẻ bị ném từ trời xuống đất. Thiên sứ được ví như các ngôi sao (Gióp 38: 7, Khải. 12: 4). Là thiên sứ trưởng, Sa-tan vốn là ngôi sao mai (Ês. 14: 12). Trong Lu-ca 10: 18, chúng ta thấy hắn bị phán xét. Ở đây và trong 12: 9 – 10, chúng ta thấy việc thi hành sự phán xét ấy. Vực sâu là nơi ở của các quỷ (Lu. 8: 31).
Khi nào Sa-tan sẽ từ trời sa xuống đất? Câu trả lời ở trong chương 12. Chương ấy cho rằng sau khi người con trai được cất lên trời, người con trai sẽ chiến đấu chống lại Sa-tan và dường như nói với hắn: “Hỡi Sa-tan, nay ở đây không còn chỗ cho ngươi nữa. Ngươi phải bị ném xuống.” Theo chương ấy, Sa-tan sẽ từ trời trời sa xuống vào thời điểm bắt đầu 3 năm rưỡi sau. Chúng tôi chỉ ra rằng đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy đại nạn sẽ không bắt đầu trước thời điểm này vì trước đó Sa-tan vẫn còn ở trên trời.
Khi Sa-tan từ trời sa xuống đất, hắn sẽ được giao cho chìa khóa của hầm vực sâu để mở vực sâu phóng thích những châu chấu bị quỷ ám hầu hành hạ loài người suốt 5 tháng.
III. CHÂU CHẤU
Vì đại nạn bắt đầu với khốn khổ thứ nhất lúc tiếng kèn thứ năm được thổi nên nó không bao gồm ấn thứ sáu cũng không bao gồm tiếng kèn đầu. Ấn thứ sáu sẽ là tai họa siêu nhiên và bốn tiếng kèn đầu sẽ là sự phán xét trái đất, biển các sông và các cơ binh trên trời. Nhưng những sự phán xét này không phải là một phần của đại nạn. Bốn tiếng kèn đầu rất khắc nghiệt, nhưng trực tiếp làm hại đến loài người. Sau bốn tiếng kèn ấy sẽ là đại nạn, tức điều trực tiếp gây khổ sở cho loài người. Trước tiếng kèn thứ năm, loài người sẽ không bị đụng đến cách trực tiếp; chỉ trái đất, biển, các sông và các cơ binh trên trời mới trực tiếp bị tổn hại. Điều này có thể được xem là phần mở đầu cho đại nạn sắp đến. Sự phán xét của Đức Chúa Trời trên trái đất, biển, nước và các tầng trời là sự cảnh báo cho loài người. Vào thời điểm thổi tiếng kèn thứ năm, chính loài người sẽ trực tiếp chịu khổ sở.
Các câu từ 3 đến năm chép: “Từ luồng khói ấy có những châu chấu bay ra trên mặt đất, chúng được ban cho năng lực như năng lực bò cạp trên đất. Có lời truyền cho chúng chớ thiệt hại loài cỏ của đất, hoặc cây xanh, hoặc cây cối nào cũng đừng, chỉ làm thiệt hại những người không có ấn Đức Chúa Trời ở trên trán mà thôi. Chúng không được phép giết họ, chỉ được phép làm thống khổ họ trong 5 tháng, và sự thống khổ ấy như sự thống khổ của bò cạp cắn người ta.” Châu chấu ở đây không phải là châu chấu trong Xuất Ai Cập Kí 10: 12 – 15, vì chúng có đuôi như bò cạp và có nọc và chúng làm hại con người (c. 10). Chúng chắc hẳn bị quỷ ám, vì chúng từ luồn khói bốc lên từ những nơi ở của các quỷ (c. 2). Tai họa từ bốn tiếng kèn đầu đầu tiên không trực tiếp giáng trên con người, trong khi các khốn khổ từ ba tiếng kèn sau cùng trực tiếp nhắm vào loài người. Những người không bị châu chấu quỷ ám làm hại chính là những người Israel có ấn của Đức Chúa Trời trên trán (7: 3 – 8).
Trong các câu từ 7 đến 10, chúng ta thấy các đặc điểm của những châu chấu ấy. Câu 7 và 9 rất giống với Giô-ên 2: 4 – 5, 25 và 1: 6. Là lời đề cập đến Israel. Điều này cùng với sự kiện người Israel cần được Đức Chúa Trời đóng ấn để khỏi bị châu chấu làm hại có thể thấy rằng khốn khổ từ tiếng kèn thứ năm đặc biệt giáng trên người Israel. Câu 7 chép: “Hình trạng của châu chấu đó giống như ngựa sẵn sàng ra trận; đầu nó hình như đội vương miện tựa hồ bằng vàng, mặt như mặt người.” Những châu chấu ấy giống như một đội quân, tương tự như những châu chấu được đề cập trong sách Giô-ên là chỗ chúng ta được biết rằng Đức Chúa Trời sẽ sai đến một đội quân châu chấu. Tuy những châu chấu trong Khải Thị chương 9 không giống những châu chấu trong Giô-ên nhưng chúng có liên hệ với nhau. Hình trạng châu chấu giống như ngựa sẵn sàng ra trận và chúng đội vương miện giống như vàng trên đầu. Tóc của chúng như tóc phụ nữ và răng như răng sư tử (c. 8). Chúng có giáp che ngực như giáp che ngực bằng sắt và “tiếng của cánh nó như tiếng các xe của nhiều ngựa xông ra trận.”
Câu 10 chép: “nó có đuôi giống như bò cạp và có nọc.” Trong Kinh Thánh, bò cạp chỉ về các quỷ, tức các ác linh đi theo Sa-tan. Trong Lu-ca 10 : 19, Chúa phán: “Này, Ta đã ban cho các anh uy quyền để giày đạp trên rắn, bò cạp và uy quyền trên mọi quyền năng của kẻ thù.” Chúng ta là những tín đồ trong Christ đã đắc thắng bò cạp, tức tôi tớ quỷ quái của Sa-tan. Câu 10 cũng chép: “năng lực nó ở đuôi làm thiệt hại người ta trong 5 tháng.” Dù sự khổ sở gây ra do khốn khổ thứ nhất sẽ trực tiếp làm hại con người nhưng thời gian vẫn được Đức Chúa Trời giới hạn trong 5 tháng. Sự khổ sở ấy sẽ gây đau đớn đến nỗi: “trong những ngày đó người ta sẽ cầu chết mà không sao chết được, họ sẽ muốn chết mà sự chết trốn xa” (c. 6) Trong 5 tháng ấy, những người bị những châu chấu quỷ ám khủng khiếp ấy hành hạ muốn chết đi hơn là sống. Trái đất rúng động và mặt trời trở nên tối tăm chắc hẳn không thấm gì so với tai họa này. Đây là khốn khổ thứ nhất trong ba khốn khổ mà chim ưng bay giữa trời đã loan báo trong 8: 13.
IV. ANTI-CHRIST
Về những châu chấu này, câu 11 chép: “Vua của chúng nó là sứ giả của vực sâu, theo tiếng Hê-bơ-rơ tên nó là A-ba-đôn, còn theo tiếng Hi Lạp thì tên nó là A-bô-ly-ôn.” Thiên sứ của của vực sâu là con thú, tức Anti-christ, sẽ ra từ hố của vực sâu này (11: 7; 17: 8). Trong tiếng Hê-bơ-rơ thiên sứ của vực sâu có tên là A-ba-đôn, có nghĩa là sự hủy diệt, như trong Gióp 26: 6, 28: 22; và Châm Ngôn 15: 11. Trong tiếng Hi Lạp hắn có tên là A-bô-ly-ôn, có nghĩa kẻ hủy diệt. Anti-christ sẽ hủy diệt rất nhiều (Đa. 8: 23 – 25).
Anti-christ là một người rất đặc biệt, là sự kết hợp của hai người: linh của Sê-sa Nê-rô và thân thể của một Sê-sa khác thuộc đế quốc La Mã. Nê-rô bắt bớ Cơ Đốc nhân vào thế kỉ thứ nhất và linh của hắn bị giữ trong vực sâu cho đến ngày được phóng thích để vào thân thể một Sê-sa khác. Sê-sa mà linh ấy nhập vào sẽ bị giết chết và sẽ được sống lại với linh của Sê-sa Nê-rô. Đó sẽ là Anti-christ. Khi ấy Sa-tan sẽ phóng thích những châu chấu mà sẽ được tổ chức thành quân đội dưới sự lãnh đạo của con thú, tức Anti-christ, là kẻ sẽ làm vua của chúng. Trong vòng 5 tháng, châu chấu sẽ đi ra hành hạ những người không có ấn của Đức Chúa Trời trên trán.
Theo Kinh Thánh, vũ trụ gồm có ba phần: các tầng trời, trái đất và khu vực bên dưới đất (Phil. 2: 10). Vào đầu đại nạn tức là sau khi trải qua nửa đầu của 7 năm cuối, Sa-tan sẽ bị ném từ trời xuống đất và đồng thời Anti-christ là vua của những châu chấu độc ác bị quỷ ám sẽ được phóng thích khỏi vực sâu đi lên gặp Sa-tan. Vì thế, một linh thuộc quỷ sẽ gặp gỡ một con người thuộc quỷ. Tuy chúng đến từ hai hướng khác nhau, Sa-tan từ bên trên và Anti-christ từ bên dưới nhưng chúng có cùng một mục tiêu là hành hạ nhân loại vốn được Đức Chúa Trời tạo dựng. Hai nhân vật này sẽ đến với nhau và cộng tác với nhau để hành hạ nhân loại hết mức có thể. Chúng ta sẽ xem xét Anti-christ chi tiết hơn khi đến với chương 13 và chương 17.
Như chúng ta thấy, đại nạn sẽ kéo dài 3 năm rưỡi. Trước thời kì ấy sẽ có những tai họa siêu nhiên từ ấn thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu. Nhưng theo Ma-thi-ơ 24: 22, đại nạn sẽ được giới hạn trong một thời gian ngắn, chỉ bắt đầu sau khi Anti-christ dựng nên cảnh gớm ghiếc của sự phá hoang tại Nơi Thánh.
Anh em sẽ ở đâu khi đại nạn xảy ra? Đừng nói rằng: “Hễ ở giữa dân thuộc trời thì tôi không sao.” Là dân thuộc trời của Đức Chúa Trời, chúng ta không có dấu ấn như dân sót Israel được chọn. Dân thuộc trời không nên ở lại đó vì Đức Chúa Trời không có ý định bỏ chúng ta lại trên đất cùng với dân sót Israel. Ý định của Đức Chúa Trời là cất chúng ta lên các tầng trời. Tuy nhiên, nếu muốn được cất lên trời thì chúng ta phải đáp ứng một điều kiện là trưởng thành. Cách Đức Chúa Trời đối xử với dân Israel khác cách Ngài đối xử với tín đồ. Nếu là một Israel thì tôi có thể kêu la với Đức Chúa Trời và Ngài có thể thương xót tôi và đánh dấu trên trán tôi. Khi ấy tôi sẽ được bảo toàn suốt đại nạn. Nhưng Đức Chúa Trời không đóng ấn trên tín đồ; thay vào đó, Ngài cất họ lên trời. Nhưng muốn được như vậy, họ phải trưởng thành.
Gánh nặng của tôi trong bài này là chỉ ra đại nạn bắt đầu khi nào và sẽ đem đến điều gì. Như chúng ta đã thấy Sa-tan sẽ bị ném từ trời xuống đất và có chìa khóa để mở vực sâu phóng thích châu chấu quỷ ám. Đồng thời, con thú là Anti-christ, tức vua của những châu chấu ấy sẽ được phóng thích khỏi vực sâu. Khi ấy, đội quân châu chấu sẽ hành hạ người ta suốt 5 tháng. Sự hành hạ ấy sẽ rất đau đớn đến nỗi người ta muốn chết đi nhưng sự chết sẽ lánh xa họ. Ngày nay, người ta tìm cách tránh sự chết nhưng sự chết cứ theo đuổi họ. Vào thời điểm ấy, họ sẽ ao ước được chết nhưng sự chết sẽ tránh xa. Tình trạng như vậy sẽ đau khổ biết bao! Quả là đại nạn! Tuy nhiên, đây chỉ là khốn khổ thứ nhất, khởi đầu của đại nạn. Còn hai khốn khổ khác chưa đến.
Ba khốn khổ từ ba tiếng kèn sau cùng tạo thành đại nạn. Khốn khổ thứ nhất sẽ là tiếng kèn thứ năm, khốn khổ thứ hai sẽ là tiếng kèn thứ sáu và khốn khổ sau cùng sẽ là bảy bát của tiếng kèn thứ bảy. Ba khốn khổ được giới thiệu một cách rất trịnh trọng. Như chúng ta đã thấy, Khải thị 8: 13 chép: “Khốn thay, khốn thay, khốn thay cho những kẻ ở trên đất, vì cớ tiếng kèn mà ba thiên sứ khác còn phải thổi nữa!” Khải thị 9: 12 chép: “Khốn khổ thứ nhất đã qua rồi, kìa, còn hai khốn khổ đến sau đây nữa.” Cuối cùng để giới thiệu khốn khổ chót, 11: 14 chép: “Khốn khổ thứ nhì đã qua rồi; kìa, khốn khổ thứ ba đến mau chóng.” Ấn thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu chỉ là mở đầu cho cơn khốn khổ của đại nạn.
Có lẽ đại nạn cùng với những tai họa siêu nhiên từ ấn thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu chính là “giờ thử thách, là giờ sắp đến trong khắp thiên hạ, để thử những người ở trên đất” (3: 10). Chúa hứa với Hội thánh tại Phi-la-đen-phi rằng Ngài sẽ giữ họ khỏi giờ này. Nếu muốn được giữ khởi giờ thử thách, anh em phải sẵn sàng được cất khỏi trái đất. Chúng ta không nên nói cách khinh suất về sự đến của Chúa hay sự cất lên của các thánh đồ. Theo Lời thuần khiết, nếu muốn được cất lên trước đại nạn, chúng ta phải trưởng thành và chuẩn bị sẵn sàng để Ngài đem chúng ta khỏi trái đất này. Nếu chúng ta trưởng thành và sẵn sàng thì bất cứ điều gì xảy ra trên đất cũng không ảnh hưởng đến chúng ta. Ngợi khen Chúa, chúng ta có phương cách để thoát khỏi.