abortion pill ph
abortion pill
online philippines
QUANG CẢNH TRÊN TRỜI SAU KHI MỞ ẤN THỨ BẢY VÀ SỰ PHÁN XÉT
TRÊN ĐẤT, BIỂN, CÁC SÔNG, MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO –
BỐN TIẾNG KÈN ĐẦU.
Trong bài này, chúng ta đến với 8: 1 – 12. Trong chương này, chúng ta có việc mở ấn thứ bảy (cc. 1 – 2), quang cảnh trên trời sau khi mở ấn thứ bảy (cc. 3 – 5) và việc thổi bốn tiếng kèn đầu (cc. 6 – 12).
I. ẤN THỨ BẢY
Ấn thứ bảy sẽ bắt đầu trước đại nạn bao gồm bảy tiếng kèn vì bảy tiếng kèn là nội dung của ấn thứ bảy. Nếu muốn hiểu lời tiên tri trong sách này, chúng ta phải nhận thấy rằng bí mật của gia tể Đức Chúa Trời được niêm bằng bảy ấn. Như chúng tôi đã chỉ ra, cuộn sách trong chương 5 là giao ước mới được Đấng Christ ban hành bằng huyết báu của Ngài. Giao ước mới này là cuộn sách về gia tể Đức Chúa Trời được niêm bằng bảy ấn là nội dung của cuộn sách. Chúng ta thấy rằng bốn ấn đầu không nối tiếp nhau liên tục mà được mở cùng một lúc, ấn thứ năm và ấn thứ sáu thì nối tiếp nhau. Ấn thứ bảy bao gồm mọi sự từ sau ấn thứ sáu đến tương lai đời đời. Cho nên ấn thứ bảy gồm có bảy kèn, mang tính bao hàm tất cả. Như chúng ta sẽ thấy, bảy bát là một phần của kèn thứ bảy. Ấn thứ bảy gồm có bảy kèn và kèn thứ bảy gồm có bảy bát. Cả ấn thứ bảy lẫn bảy kèn đều kéo dài đến đời đời. Tiếng kèn thứ bảy sẽ chấm dứt thời đại này và dẫn vào vương quốc, trời mới và đất mới.
Một số người có quan niệm là bảy kèn theo sau bảy ấn và bảy bát nối tiếp bảy kèn. Quan niệm ấy mang tính thiên nhiên. Muốn hiểu lời chúng ta không nên tin vào những quan niệm của mình. Trái lại, chúng ta phải từ bỏ chúng mà đến với Chúa, thưa rằng: “Chúa ơi, xin chỉ đường lối của Ngài cho con.” Từ năm 1933, tôi đã được giúp đỡ bởi việc nghiên cứu sách Khải Thị của anh Watchman Nee. Do quan niệm thiên nhiên ăn sâu trong tâm trí nên tôi đã tin rằng bảy kèn nối tiếp bảy ấn và bảy bát theo sau bảy kèn. Quan niệm này liên tục làm tôi bối rối. Tôi miệt mài nghiên cứu cho đến một ngày kia ánh sáng xuất hiện và tôi nhận thấy ấn thứ bảy chứa dựng bảy kèn. Bảy kèn tương đương với ấn thứ bảy. Bảy kèn thật ra là ấn thứ bảy. Nội dung của bốn ấn đầu là bốn con ngựa, nội dung của ấn thứ năm là tiếng kêu la của các thánh đồ tử đạo, nội dung của ấn thứ sáu là sự đáp lời của Đức Chúa Trời đối với lời kêu la của các thánh đồ tử đạo và lời cảnh báo cho cư dân trên đất và nội dung của ấn thứ bảy là bảy kèn.
Giống như bốn ấn đầu, bốn tiếng kèn đầu, mà chưa phải là sự phán xét trực tiếp trên loài người, tạo thành một nhóm. Tiếng kèn thứ nhất gồm có sự phán xét trái đất với cây cối và mọi thứ cỏ như đã xảy ra ở Ai Cập (Xuất. 9: 18 – 25), tiếng kèn thứ hai là sự phán xét biển với các sinh vật cùng với các tàu bè; tiếng kèn thứ ba là sự phán xét các sông và suối nước, như đã xảy ra tại Ai Cập (Xuất. 7: 17 – 21); tiếng kèn thứ tư là sự phán xét mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao để làm các vì sang ấy trở nên tối tăm như đã xảy ra tại Ai Cập (Xuất.10: 21 – 23). Bởi sự phán xét từ bốn tiếng kèn này, phần thứ ba của trái đất, biển, các sông và các cơ binh trên trời bị hư hại, khiến chúng không còn có ích cho đời sống con người nữa. Trước bảy kèn đã có sự phán xét trái đất và vô số cơ binh trên trời trong ấn thứ sáu rồi (6: 12 – 14). Mức độ thiệt hại từ sự phán xét ấy sẽ không rõ ràng bằng sự thiệt hại do bốn tiếng kèn đầu gây ra. Đến tiếng kèn thứ năm, Sa-tan và Anti-christ sẽ cộng tác với nhau gây khổ sở cho loài người; đến tiếng kèn thứ sáu, loài người sẽ bị phán xét thêm nữa khi 200 triệu kị binh giết chết phần thứ ba của nhân loại; và đến tiếng kèn thứ bảy thì sẽ có nhiều điều như: vương quốc đời đời của Đấng Christ, nỗi khốn khổ thứ ba bao gồm bảy bát, sự phán xét kẻ chết, việc trao phần thưởng cho các tiên tri, cho các thánh đồ và những người kính sợ Đức Chúa Trời và tiêu diệt kẻ phá hủy trái đất. Đến tiếng kèn thứ bảy, trái đất, biển, các sông và mặt trời sẽ bị phán xét thêm nữa qua bảy bát (16: 1 – 21). Đó là sự phán xét khốc liệt nhất của Đức Chúa Trời trên trời và đất.
Chúng ta phải từ bỏ quan niệm là bảy ấn, bảy kèn và bảy bát tiếp nối nhau. Không, tôi xin lặp lại rằng bảy kèn là nội dung của ấn thứ bảy và bảy bát là một phần của tiếng kèn thứ bảy. Đây là bí quyết để hiểu lời tiên tri trong sách này. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể viết sách Khải Thị vì chỉ Ngài mới có sự khôn ngoan mà soạn ra sách này một cách tuyệt diệu như vậy. Ai có sự khôn ngoan để viết được một cuốn sách gồm có những dấu hiệu và biểu tượng như bốn con ngựa bao trùm lịch sử của 20 thế kỉ qua? Sự kiện bảy ấn, bảy kèn và bảy bát không nối tiếp nhau cho thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong việc viết sách này. Nếu không có ánh sáng để thấy sự sắp đặt này thì dù có đọc đi đọc lại sách Khải Thị, chúng ta vẫn bị bối rối.
II. QUANG CẢNH TRÊN TRỜI SAU KHI MỞ ẤN THỨ BẢY
Trong 8: 1 – 2, chúng ta thấy xuất hiện bảy kèn để đáp lại lời cầu nguyện của các thánh đồ trong ấn thứ năm. Các ấn được mở ra cách bí mật, trong khi các kèn được thổi lên cách công khai.
A. Trên trời yên lặng chừng nửa giờ
Khi Chiên con “mở ấn thứ bảy, trên trời yên lặng chừng nửa giờ” (c. 1). Sự yên lặng ấy cho thấy tính long trọng. Khi mở ấn thứ bảy, cả trời trở nên yên lặng vì thời đại sắp được đổi thay. Giai đoạn trước khi mở ấn thứ bảy là thời kì Đức Chúa Trời dung chịu. Vì mục đích của Ngài là rao giảng phúc âm để sản sinh các Hội thánh hầu thực hiện kế hoạch đời đời của Ngài nên Ngài đã dung chịu tình trạng tội lỗi ở trên đất. Khi mở ấn thứ bảy thì thời đại dung chịu chấm dứt và thời đại khác được đem đến. Đó là thời đại thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Bấy giờ, Đức Chúa Trời sẽ đến để xử lí tình trạng phản loạn và tội lỗi ở trên đất. Vì đó là một việc rất trọng thể nên cả trời yên lặng, một dấu chỉ cho thấy điều gì đó nghiêm trọng đang xảy ra.
F. Đấng Christ đang thực hiện chức vụ ở trên trời với tư các là Thầy tế
lễ Thượng Phẩm
1. Là “một thiên sứ khác”
Giữa quang cảnh long trọng ấy, một Thiên sứ khác xuất hiện (c. 3). Vị Thiên sứ này là Đấng Christ. Khi được Khải Thị là Đấng Christ đang bước đi giữa các Hội thánh, Christ được Khải Thị là Con Loài Người; và khi phán với các Hội thánh, Ngài tuyên bố tất cả những phậm chất của Ngài. Nhưng trong vấn đề quản trị sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất, Đấng Christ là Thiên sứ đứng trên vị trí là Đấng được Đức Chúa Trời sai đến. Theo một ý nghĩa rất tích cực, Đấng Christ là mọi sự; Ngài là bất cứ điều gì gia tể Đức Chúa Trời cần. Sách Khải Thị đặc biệt mô tả Đấng Christ là “một Thiên sứ khác,” cho thấy Ngài không phải là một thiên sứ bình thường hay tầm thường mà là một Thiên sứ đặc biệt. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài 21, trong Cựu Ước Đấng Christ được gọi là “Thiên sứ của Chúa,” tức là chính Đức Chúa Trời (Sáng 22: 11 – 12; Xuất. 3: 2 – 26; Quan. 6: 11 – 24; Xa. 1: 11 – 12; 2: 8 – 11; 3: 1 – 7). Trong Sáng Thế Kí chương 22, Thiên sứ của Chúa nói chuyện với Áp-ra-ham và trong Xuất Ai Cập Kí chương 3, Thiên sứ của Chúa hiện ra với Môi-se. Đấng Christ là một Thiên sứ khác; Ngài là Thiên sứ đặc biệt, duy nhất.
2. Dâng lời cầu nguyện của các thánh đồ lên Đức Chúa Trời
Câu 3 chép: “Có một Thiên sứ khác đến, đứng bên bàn thờ, cầm lư vàng và được ban cho nhiều hương để pha vào lời cầu nguyện của các thánh đồ trên bàn thờ bằng vàng ở trước ngai.” Bàn thờ thứ nhất trong câu này chỉ về bàn thờ của lễ thiêu (đc. Xuất. 27: 1 – 8) và bàn thờ bằng vàng ở trước ngai chỉ về bàn thờ xông hương (đc. Xuất 30: 1 – 9). Lư hương bằng vàng tượng trưng cho lời cầu nguyện của các thánh đồ được Đấng Christ là Thiên sứ khác đem đến cho Đức Chúa Trời. Hương tượng trưng cho Đấng Christ cùng với mọi phẩm chất của Ngài được thêm vào lời cầu nguyện của các thánh đồ để lời cầu nguyện ấy có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận nơi bàn thờ bằng vàng. Khi mở ấn thứ bảy thì ở trên đất vẫn còn “các thánh đồ” đang cầu nguyện.
Trong quang cảnh trên trời sau khi mở ấn thứ bảy, Đấng Christ là một Thiên sứ khác xuất hiện để thi hành sự quản trị của Đức Chúa Trời trên trái đất với tư cách là Thầy tế lễ Thượng phẩm phụng thờ Đức Chúa Trời bằng những lời cầu nguyện của các thánh đồ. Khi dâng lời cầu nguyện của các thánh đồ lên cho Đức Chúa Trời, Ngài pha hương vào lời cầu nguyện ấy. Câu 4 chép: “Khói hương với lời cầu nguyện của các thánh đồ từ tay Thiên sứ bay lên trước mặt Đức Chúa Trời.” “Khói hương” cho thấy rằng hương được đốt cho Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện của các thánh đồ. Điều này hàm ý rằng nhờ thêm hương vào lời cầu nguyện mà lời cầu nguyện của các thánh đồ trở nên có công hiệu và được Đức Chúa Trời chấp nhận.
3. Ném lửa xuống đất để thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất.
Câu 5 chép: “Thiên sứ lấy lư hương bỏ đầy lửa của bàn thờ, rồi đổ xuống đất, liền có sấm sét, tiếng lớn, chớp nhoáng và động đất.” Câu này hàm ý lời cầu nguyện của các thánh đồ được đáp ứng, đặc biệt là lời cầu nguyện trong ấn thứ năm được đề cập trong 6: 9 – 11 và lời cầu nguyện được đề cập trong Lu-ca 18: 7 – 8. Lời cầu nguyện của các thánh đồ trong chương này ắt hẳn là cho sự phán xét trái đất chống lại gia tể Đức Chúa Trời. Sự đáp lời cầu nguyện của các thánh đồ là việc thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất qua bảy kèn tiếp theo. Ném lửa xuống đất là thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất. Vì vậy, sấm sét, tiếng lớn, chớp nhoáng và động đất đến như những dấu hiệu về sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất là sự đáp lời cầu nguyện của các thánh đồ với Đấng Christ là hương. Tuy ấn thứ sáu đã được mở và bảy kèn đã sẵn sàng được thổi nhưng không gì xảy ra cho đến khi Đấng Christ đến dâng lời cầu nguyện của các thánh đồ lên Đức Chúa Trời với chính Ngài là hương. Bấy giờ sẽ có sấm sét, tiếng lớn, chớp nhoáng và động đất. Điều này cho thấy rằng trong khi Đức Chúa Trời có ý định thi hành sự phán xét của Ngài trên đất thì các thánh đồ vẫn cần cộng tác với Ngài bằng sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời cần các thánh đồ cầu nguyện để Ngài có thể thi hành sự phán xét của Ngài. Nếu đọc Lu-ca chương 18, anh em sẽ thấy Chúa Jesus nói rằng đến một thời điểm nào đó, các thánh đồ trên đất sẽ kêu nài Đức Chúa Trời đến giải quyết tình trạng và bênh vực cho chính Ngài. Đến cuối thời đại này người ta sẽ phản loạn chống lại Đức Chúa Trời đến nỗi họ còn tuyên bố với cả vũ trụ rằng họ là Đức Chúa Trời. Trong khi Đức Chúa Trời dung chịu điều đó thì một số thánh đồ trung tín không còn chịu đựng nổi nữa mà cầu nguyện rằng: “Hỡi Đấng Chủ Tể, Ngài còn chịu đựng tình trạng này đến bao lâu nữa? Ngài sẽ chịu đựng tình trạng phản loạn này mãi sao? Còn bao lâu nữa Ngài mới bênh vực cho chính Ngài và báo thù cho chúng tôi? Còn bao lâu nữa cả trái đất mới biết Ngài là Chúa?” Cuối cùng, cần phải có loại cầu nguyện này. Tôi tin sẽ có ngày tất cả chúng ta đều bị thúc ép cầu nguyện như vậy. Ngày nay, tôi không thể truyền bảo anh em phải cầu nguyện theo cách ấy vì anh em chưa ở dưới loại áp lực như vậy. Nhưng đến một ngày, áp lực này sẽ đến trên chúng ta và chúng ta sẽ có gánh nặng cầu nguyện như thế. Điều đó cho thấy rằng thời kì cuối cùng gần đến thì linh chúng ta sẽ không còn chịu nổi tình trạng ấy nữa. Khi ấy, chúng ta sẽ cầu xin Chúa bênh vực cho chính Ngài và cho tất cả những kẻ phản loạn biết Ngài là Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện như vậy, vị Thiên sứ được Đức Chúa Trời sai đến sẽ phụng thờ Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện của chúng ta, thêm chính Ngài là hương vào trong lời cầu nguyện ấy. Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ đáp lời cầu nguyện ấy và sẽ có sấm sét, tiếng lớn, chớp nhoáng và động đất. Đó mới là khởi đầu sự phán xét của Đức Chúa Trời rên trái đất phản loạn này. Điều này sẽ xảy ra vào lúc mở ấn thứ bảy khi Đấng Christ là Thiên sứ khác, sẽ phụng thờ với tư cách là Thầy tế lễ Thượng phẩm để đem lời cầu nguyện của chúng ta mà đã hòa quyện với hương của Ngài, lên cho Đức Chúa Trời và sẽ là Đấng được sai đến thi hành sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất.
Câu 6 chép: “Bảy thiên sứ cầm bảy cây kèn đương sửa soạn thổi.” Bảy cây kèn được giao cho bảy thiên sứ (c. 2). Nhưng sau khi lời cầu nguyện của các thánh đồ trong các câu từ 3 đến 5 được đáp ứng thì bảy thiên sứ mới sẵn sàng thổi kèn. Ý muốn của Đức Chúa Trời trên trời cần đến lời cầu nguyện của các thánh đồ để được thực hiện trên đất. Sự kiện Đấng Christ dâng lời cầu nguyện của các thánh đồ lên cho Đức Chúa Trời đem đến bảy kèn.
III. TIẾNG KÈN ĐẦU TIÊN – PHÁN XÉT TRÁI ĐẤT
Câu 7 chép: “Vị thứ nhất thổi lên, liền có mưa đá và lửa pha với huyết tung xuống đất; phần thứ ba đất bị cháy, phần thứ ba cây cối bị cháy và mọi thứ cỏ xanh cũng bị cháy.” Khi các thiên sứ bắt đầu thổi kèn thì mọi sự trong vũ trụ sẽ bắt đầu bị rối loạn. Tiếng kèn đầu tiên sẽ hủy hoại “phần thứ ba của đất.” Xin lưu ý rằng câu này không nói “một phần ba,” mà nói “phần thứ ba.” Điều này có nghĩa là một phần nào đó của trái đất, tức “phần thứ ba” này sẽ bị hủy hoại. Trong khi toàn thể trái đất đều tội lỗi thì có một vài phần nào đó trên đất đặc biệt giống như địa ngục, độc ác, mang tính chất Sa-tan, thuộc về ma quỷ và gian ác. Tôi không tin phần thứ ba đó của trái đất sẽ bao gồm nước Mĩ. Đành rằng nước Mĩ tội lỗi nhưng nước Mĩ không như các vùng khác trên trái đất, không tội lỗi cách quỷ quái. Những vùng tội lỗi thái quá đó của trái đất sẽ là “phần thứ ba” này. Nhiều người cần nghe lời này và được lời này cảnh báo để không quá gian ác chống lại Đức Chúa Trời đến nỗi vùng của họ trở nên “phần thứ ba” này của trái đất, tức là vùng sẽ bị sự phán xét của Đức Chúa Trời hủy hoại hoàn toàn. Theo Khải Thị chương 9, sự phán xét của Đức Chúa Trời trên “phần thứ ba” này vẫn sẽ được dùng để cảnh báo thế giới phản loạn phải ăn năn.
IV. TIẾNG KÈN THỨ HAI – PHÁN XÉT BIỂN
Trong câu 8 và 9, chúng ta hấy tiếng kèn thứ hai: “Thiên sứ thứ nhì thổi lên, bèn có hình như một núi lớn lửa cháy bị sém xuống biển; phần thứ ba của biển biến ra huyết, phần thứ ba của sinh vật trong biển đều chết và phần thứ ba tàu bè cũng bị hủy hoại.” ở đây chúng ta thấy rằng tiếng kèn thứ hai sẽ hủy hoại “phần thứ ba của biển.” Một quốc gia hùng mạnh đang phát triển hải quân để mở rộng hải phận. Mục tiêu của họ khi làm như vậy là phạm những việc xấu xa nghịch lại Đức Chúa Trời. Theo cùng một nguyên tắc phán xét trái đất vào tiếng kèn thứ nhất, Đức Chúa Trời sẽ phán xét phần thứ ba của biển. Câu 9 đặc biệt đề cập đến việc hủy hoại phần thứ ba của tàu bè. Phần biển mà đã bị ô uế do sự gian ác chống lại Đức Chúa Trời sẽ bị hủy hoại bởi sự phán xét của Đức Chúa Trời.
V. TIẾNG KÈN THỨ BA – PHÁN XÉT CÁC SÔNG VÀ SUỐI NƯỚC
Câu 10 và 11 mô tả tiếng kèn thứ ba: “Thiên sứ thứ ba thổi lên, bèn có một ngôi sao lớn, cháy như đuốc, từ trời sa xuống rơi nhằm phần thứ ba các sông và các suối nước. Tên ngôi sao là ngải cứu. Phần thứ ba nước biển biến ra ngải cứu, nhiều người chết vì nước đó, bởi nó hóa đắng.” Chúng ta lại thấy rằng phần thứ ba của các sông và suối nước sẽ bị hủy hoại. Nước rất quan trọng cho sự sống con người. Những người chống đối Đức Chúa Trời và những người làm ác chống lại Ngài vẫn hưởng thụ từ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Tuy tiếp nhận nước từ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời nhưng họ tiếp tục chống đối Đức Chúa Trời. Một ngày kia dường như Đức Chúa Trời sẽ phán: “Bây giờ, Ta sẽ khiến ngải cứu từ trời sa xuống nước của các ngươi và nước sẽ trở nên đắng.” Sự phán xét của Đức Chúa Trời ở đây vẫn còn giới hạn, vì sự phán xét này giới hạn trong phần thứ ba của các sông và suối.
IV. TIẾNG KÈN THỨ TƯ – PHÁN XÉT CÁC CƠ BINH TRÊN TRỜI
Trong câu 12, chúng ta đọc về tiếng kèn thứ tư, là sự phán xét các cơ binh trên trời: “Thiên sứ thứ tư thổi lên, thì phần thứ ba mặt trời, phần thứ ba mặt trăng và phần thứ ba các ngôi sao đều bị đập, hầu cho phần thứ ba các vì sáng ấy đều tối tăm, phần thứ ba của ban ngày không sáng và ban đêm cũng vậy.” Sau khi phán xét trái đất, biển và các sông, sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ đập phần thứ ba của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Phần của mặt trời bị hủy hoại sẽ là phần chiếu sáng trên các quốc gia gian ác. Đức Chúa Trời biết phần này và nó sẽ trở nên tối tăm.